Sau những cuộc khủng hoảng toàn cầu, các DN đang định hình lại chiến lược để duy trì tăng trưởng kinh doanh bền vững theo những cách mới, đồng thời tiếp tục tìm kiếm cơ hội tạo ra giá trị cho DN. Kiểm toán hoạt động (KTHĐ) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trên hành trình này.
Vấn đề lựa chọn chủ đề kiểm toán hoạt động (KTHĐ) đã được KTNN quy định tại Hệ thống Chuẩn mực KTNN (CMKTNN), cụ thể là CMKTNN số 300 - Các nguyên tắc cơ bản của KTHĐ và CMKTNN số 3000 và 3100 - Hướng dẫn KTHĐ. Theo đó, chủ đề KTHĐ phải được lựa chọn thông qua quá trình lập kế hoạch chiến lược (KHCL) KTHĐ. Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.
  Kiểm toán hoạt động (KTHĐ) là loại hình kiểm toán mang lại giá trị gia tăng cho tổ chức thông qua các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và quản trị DN. Để mang lại các sản phẩm có giá trị cao, kiểm toán viên (KTV) cần sử dụng phương pháp linh hoạt, phù hợp và phương pháp tiếp cận định hướng kết quả trong KTHĐ là một trong số đó.
  Theo KTNN Vương quốc Anh (NAO), không có nguồn lực riêng và khung thời gian chuẩn cho quy trình kiểm toán hoạt động (KTHĐ) do mỗi cuộc KTHĐ có đặc thù riêng. Tuy nhiên, để hỗ trợ việc đánh giá chất lượng, NAO đã xây dựng 5 Ngưỡng chất lượng của các cuộc KTHĐ cùng các câu hỏi trong từng Ngưỡng để xử lý nhanh những nội dung chưa rõ xung quanh cuộc kiểm toán và hạn chế việc lặp lại những điều đoàn kiểm toán đã thực hiện.
Bộ Chuẩn mực của Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) về các hướng dẫn nghiệp vụ (IFPP - Framework of Professional Pronouncement) chính thức được ban hành thay thế Nhóm các chuẩn mực của INTOSAI (ISSAI) từ năm 2019. So với các ISSAI trước đây, nội dung của IFPP không có sự khác biệt lớn, tuy nhiên, cấu trúc từng chuẩn mực cũng như một số nội dung đã được điều chỉnh, bổ sung. Trong đó, IFPP về kiểm toán hoạt động (KTHĐ) có một số điểm mới so với các ISSAI về KTHĐ đã ban hành năm 2010 (chỉnh sửa năm 2016).
Khi đại dịch bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020, chu kỳ kiểm toán năm 2020 đã không còn giống với bất kỳ chu kỳ nào khác trước đó, nhất là khi một loạt các vấn đề về kế toán và báo cáo được đưa lên hàng đầu do chuyển sang làm việc từ xa, các DN đóng cửa, bế tắc trong kinh doanh. Đến nay, mặc dù đại dịch đang dần được kiểm soát nhưng một số ngành vẫn phục hồi chậm, nhiều DN gặp khó khăn, phải hoạt động từ xa khiến một loạt thách thức tiếp tục gây áp lực cho chu kỳ kiểm toán năm 2021.
“Mô hình kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững” (gọi tắt là ISAM) do Cơ quan Sáng kiến phát triển Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (IDI) xây dựng gồm 5 nguyên tắc, với mục tiêu hỗ trợ các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) tiến hành hiệu quả cuộc kiểm toán việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).   
Với vai trò là cơ quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, KTNN Việt Nam đã luôn bám sát và đồng hành với Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Qua đó, KTNN đã gián tiếp đóng góp vào việc cải thiện nhiều mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Để đáp ứng yêu cầu và góp phần thực hiện thành công SDGs, KTNN sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động theo sứ mệnh của mình.
    Những năm qua, Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) Philippines đã kiểm toán một số chương trình của Chính phủ có liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Cơ quan Sáng kiến phát triển thuộc Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (IDI), SAI Philippines đã thực hành kiểm toán với những phương pháp mới để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện những chương trình hướng tới SDGs.
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành kế toán, kiểm toán không chỉ nhằm phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế mà còn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, dịch chuyển lao động trong khu vực và quốc tế, khi nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này, đào tạo kế toán, kiểm toán phải được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, trong đó cần đặc biệt coi trọng yếu tố công nghệ trong đào tạo.