26/08/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên: Kiểm toán ngân sách địa phương và quản lý, sử dụng đất: Ứng phó ra sao với hành vi tiêu cực?Để nâng cao kỹ năng ứng phó với các hành vi tiêu cực trong việc thu, chi ngân sách địa phương và công tác quản lý, sử dụng đất đai gắn với phát triển đô thị, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp nói chung, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiểm toán viên (KTV) cần có kiến thức chuyên sâu, am hiểu về lĩnh vực này.Ngân sách địa phương và công tác quản lý, sử dụng đất đai là những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ về lãng phí, tham nhũng. Để có thể phát hiện ra các sai phạm, kiến nghị tăng thu, giảm chi, xử lý tài chính khác, theo KTNN khu vực IV, KTV cần thường xuyên không ngừng học tập nâng cao trình độ, kỹ năng xử lý công việc, đặc biệt là nâng cao các kỹ năng xử lý đối phó với hành vi tiêu cực.
Theo đó, trước hết, KTV cần được đào tạo chuyên sâu theo lĩnh vực được giao kiểm toán. KTV phải có sự am tường về các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán; về quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của địa phương cũng như trong công tác quản lý, sử dụng đất đai gắn với phát triển nhà và đô thị. KTV phải đảm bảo có đủ kiến thức, kinh nghiệm để phát hiện các hành vi sai phạm, tiêu cực trong công tác quản lý, điều hành ngân sách địa phương và trong quản lý, sử dụng đất.
Thứ hai, KTV cần thực hiện đúng vai trò, chức trách, nhiệm vụ được KTNN giao, có thái độ và tác phong làm việc quyết liệt, có tinh thần trách nhiệm cao. Nếu phát hiện dấu hiệu sai phạm tại đơn vị được kiểm toán, KTV phải thu thập đầy đủ, kịp thời các bằng chứng kiểm toán liên quan đến nội dung có thể xảy ra hành vi tiêu cực, kịp thời trao đổi với các thành viên trong tổ, báo cáo tổ trưởng, trưởng đoàn, kiểm toán trưởng để có sự chỉ đạo kịp thời; không chấp nhận sự thỏa hiệp nào từ đối tượng được kiểm toán và các đối tượng có lợi ích liên quan.
Thứ ba, đối với lĩnh vực quản lý thu ngân sách, KTV cần nghiên cứu sâu công tác phân tích rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan thuế, hải quan. Phân tích các nguyên nhân, tiêu chí được cơ quan thuế lựa chọn để kiểm tra, thanh tra thuế, kiểm tra sau thông quan, phân luồng mở tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa… Từ đó, KTV so sánh kết quả xử lý truy thu, truy hoàn các sắc thuế thông qua công tác kiểm tra, thanh tra giữa các thời kỳ với nhau, cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
Căn cứ bằng chứng kiểm toán thu thập được, KTV xét đoán chuyên môn các nội dung có thể xảy ra sai sót, hành vi tiêu cực, có sự thỏa hiệp giữa cán bộ thuế và người nộp thuế. Khi phát hiện hành vi tiêu cực, nếu hành vi tiêu cực có mức độ sai phạm không lớn, KTV báo cáo lãnh đạo đoàn, kiểm toán trưởng, cùng với tổ kiểm toán làm việc với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán, tìm hiểu nguyên nhân để xảy ra hành vi tiêu cực nhằm đưa ra phương án xử lý hài hòa để tập thể, cá nhân có liên quan tuân thủ quy định tốt hơn. Đối với các sai phạm có tính chất hệ thống, thời gian sai phạm kéo dài, giá trị lớn, có mức độ nghiêm trọng, KTV cần phải kiên quyết tham mưu đề xuất phương án xử lý sai phạm theo quy định pháp luật.
Thứ tư, đối với lĩnh vực chi đầu tư, đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều sai phạm, hành vi tiêu cực từ giai đoạn lập dự toán, thi công và quyết toán công trình. Vì vậy, KTV phải có kiến thức chuyên sâu về chi đầu tư cũng như kinh nghiệm kiểm toán về lĩnh vực này, trong đó cần nghiên cứu các sai phạm của công trình tương tự làm căn cứ so sánh để có thể phát hiện các hành vi sai phạm làm thất thoát ngân sách nhà nước. Khi phát hiện bất cứ hành vi tiêu cực nào của đơn vị được kiểm toán, KTV cần báo cáo đầy đủ, kịp thời, cũng như tham mưu cho lãnh đạo tổ, đoàn, cơ quan đưa ra phương án xử lý phù hợp nhằm tạo được sự đồng thuận của đơn vị được kiểm toán và hoàn thành trách nhiệm KTV được giao.
Thứ năm, đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai gắn với phát triển nhà, đô thị, các quy định về công tác giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, thẩm định giá trị tiền sử dụng đất tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán cho thấy, hầu hết đất được giao, chuyển mục đích hoặc bán chỉ định không thông qua đấu giá. Đối với quy định về công tác quản lý sử dụng đất, ngoài quy định chung, mỗi địa phương có cơ chế đặc thù về phát triển kinh tế - xã hội, theo đó, rủi ro trong kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất luôn được xác định ở mức cao. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngoài việc phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đất đai, KTV còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt để có ứng xử linh hoạt, tuyệt đối tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt đề cao tính “liêm chính”.
Việc nâng cao đạo đức KTV và kỹ năng đối phó với hành vi tiêu cực thông qua công tác kiểm toán phải được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình hoạt động của KTNN nhằm nâng cao uy tín và vị thế của KTNN đối với nhân dân. Đây là nhân tố quyết định để KTNN hoàn thành xuất sắc vụ được Đảng và Nhà nước giao./.
Theo KTNN khu vực IV, để nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho KTV, KTNN và người đứng đầu các đơn vị phải thường xuyên quán triệt đến từng KTV về tính trung thực, công bằng, chính trực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Việc nhận thức đầy đủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp KTV giảm thiểu tình trạng “vi phạm nguyên tắc đạo đức mà không biết” hoặc “kết luận vấn đề không tuân thủ nguyên tắc thận trọng” làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan khi đưa ra kết luận, kiến nghị kiểm toán.
MINH ANH (ghi)
(Báo Kiểm toán số 34/2022)
Để nâng cao kỹ năng ứng phó với các hành vi tiêu cực trong việc thu, chi ngân sách địa phương và công tác quản lý, sử dụng đất đai gắn với phát triển đô thị, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp nói chung, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiểm toán viên (KTV) cần có kiến thức chuyên sâu, am hiểu về lĩnh vực này.
KTV cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đất đai và bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức đề nghề nghiệp tốt
Ngân sách địa phương và công tác quản lý, sử dụng đất đai là những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ về lãng phí, tham nhũng. Để có thể phát hiện ra các sai phạm, kiến nghị tăng thu, giảm chi, xử lý tài chính khác, theo KTNN khu vực IV, KTV cần thường xuyên không ngừng học tập nâng cao trình độ, kỹ năng xử lý công việc, đặc biệt là nâng cao các kỹ năng xử lý đối phó với hành vi tiêu cực.
Theo đó, trước hết, KTV cần được đào tạo chuyên sâu theo lĩnh vực được giao kiểm toán. KTV phải có sự am tường về các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán; về quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của địa phương cũng như trong công tác quản lý, sử dụng đất đai gắn với phát triển nhà và đô thị. KTV phải đảm bảo có đủ kiến thức, kinh nghiệm để phát hiện các hành vi sai phạm, tiêu cực trong công tác quản lý, điều hành ngân sách địa phương và trong quản lý, sử dụng đất.
Thứ hai, KTV cần thực hiện đúng vai trò, chức trách, nhiệm vụ được KTNN giao, có thái độ và tác phong làm việc quyết liệt, có tinh thần trách nhiệm cao. Nếu phát hiện dấu hiệu sai phạm tại đơn vị được kiểm toán, KTV phải thu thập đầy đủ, kịp thời các bằng chứng kiểm toán liên quan đến nội dung có thể xảy ra hành vi tiêu cực, kịp thời trao đổi với các thành viên trong tổ, báo cáo tổ trưởng, trưởng đoàn, kiểm toán trưởng để có sự chỉ đạo kịp thời; không chấp nhận sự thỏa hiệp nào từ đối tượng được kiểm toán và các đối tượng có lợi ích liên quan.
Thứ ba, đối với lĩnh vực quản lý thu ngân sách, KTV cần nghiên cứu sâu công tác phân tích rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan thuế, hải quan. Phân tích các nguyên nhân, tiêu chí được cơ quan thuế lựa chọn để kiểm tra, thanh tra thuế, kiểm tra sau thông quan, phân luồng mở tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa… Từ đó, KTV so sánh kết quả xử lý truy thu, truy hoàn các sắc thuế thông qua công tác kiểm tra, thanh tra giữa các thời kỳ với nhau, cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
Căn cứ bằng chứng kiểm toán thu thập được, KTV xét đoán chuyên môn các nội dung có thể xảy ra sai sót, hành vi tiêu cực, có sự thỏa hiệp giữa cán bộ thuế và người nộp thuế. Khi phát hiện hành vi tiêu cực, nếu hành vi tiêu cực có mức độ sai phạm không lớn, KTV báo cáo lãnh đạo đoàn, kiểm toán trưởng, cùng với tổ kiểm toán làm việc với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán, tìm hiểu nguyên nhân để xảy ra hành vi tiêu cực nhằm đưa ra phương án xử lý hài hòa để tập thể, cá nhân có liên quan tuân thủ quy định tốt hơn. Đối với các sai phạm có tính chất hệ thống, thời gian sai phạm kéo dài, giá trị lớn, có mức độ nghiêm trọng, KTV cần phải kiên quyết tham mưu đề xuất phương án xử lý sai phạm theo quy định pháp luật.
Thứ tư, đối với lĩnh vực chi đầu tư, đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều sai phạm, hành vi tiêu cực từ giai đoạn lập dự toán, thi công và quyết toán công trình. Vì vậy, KTV phải có kiến thức chuyên sâu về chi đầu tư cũng như kinh nghiệm kiểm toán về lĩnh vực này, trong đó cần nghiên cứu các sai phạm của công trình tương tự làm căn cứ so sánh để có thể phát hiện các hành vi sai phạm làm thất thoát ngân sách nhà nước. Khi phát hiện bất cứ hành vi tiêu cực nào của đơn vị được kiểm toán, KTV cần báo cáo đầy đủ, kịp thời, cũng như tham mưu cho lãnh đạo tổ, đoàn, cơ quan đưa ra phương án xử lý phù hợp nhằm tạo được sự đồng thuận của đơn vị được kiểm toán và hoàn thành trách nhiệm KTV được giao.
Thứ năm, đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai gắn với phát triển nhà, đô thị, các quy định về công tác giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, thẩm định giá trị tiền sử dụng đất tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán cho thấy, hầu hết đất được giao, chuyển mục đích hoặc bán chỉ định không thông qua đấu giá. Đối với quy định về công tác quản lý sử dụng đất, ngoài quy định chung, mỗi địa phương có cơ chế đặc thù về phát triển kinh tế - xã hội, theo đó, rủi ro trong kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất luôn được xác định ở mức cao. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngoài việc phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đất đai, KTV còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt để có ứng xử linh hoạt, tuyệt đối tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt đề cao tính “liêm chính”.
Việc nâng cao đạo đức KTV và kỹ năng đối phó với hành vi tiêu cực thông qua công tác kiểm toán phải được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình hoạt động của KTNN nhằm nâng cao uy tín và vị thế của KTNN đối với nhân dân. Đây là nhân tố quyết định để KTNN hoàn thành xuất sắc vụ được Đảng và Nhà nước giao./.
Theo KTNN khu vực IV, để nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho KTV, KTNN và người đứng đầu các đơn vị phải thường xuyên quán triệt đến từng KTV về tính trung thực, công bằng, chính trực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Việc nhận thức đầy đủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp KTV giảm thiểu tình trạng “vi phạm nguyên tắc đạo đức mà không biết” hoặc “kết luận vấn đề không tuân thủ nguyên tắc thận trọng” làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan khi đưa ra kết luận, kiến nghị kiểm toán. |
MINH ANH (ghi)
(Báo Kiểm toán số 34/2022)