Sự gián đoạn chuỗi cung ứng là một trong những rủi ro ảnh hưởng đến mọi DN và người tiêu dùng. Vì vậy, chuỗi cung ứng luôn thuộc nhóm 10 rủi ro hàng đầu trong tầm ngắm của kiểm toán viên (KTV), báo cáo Điểm nóng về kế hoạch kiểm toán năm 2022 của Hãng tư vấn và công nghệ Gartner nhấn mạnh.
  Hiện nay, các cơ quan tài chính tại địa phương đang triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng phần mềm TABMIS vào công tác điều hành, quản lý ngân sách. Điều này đỏi hỏi các đoàn kiểm toán phải thay đổi cách tiếp cận và xử lý dữ liệu, đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn và công nghệ để khai thác dữ liệu tổng hợp phục vụ cho kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương (NSĐP).  
Đổi mới công tác lập kế hoạch kiểm toán năm (KHKT) có vai trò đặc biệt quan trọng với KTNN trong giai đoạn hiện nay. Đây không chỉ là giải pháp giúp hoàn thiện quy trình, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng kết luận, đánh giá của KTNN mà còn góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận, thúc đẩy việc vận dụng Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán theo thông lệ quốc tế vào thực tiễn hoạt động kiểm toán.
Phát triển hoạt động kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu là xu thế hiện đại, tất yếu của các cơ quan kiểm toán tối cao. Việc đi sâu hướng dẫn cụ thể phương pháp đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu sẽ góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, đồng thời là cẩm nang giúp kiểm toán viên (KTV) nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn theo từng lĩnh vực kiểm toán, trong đó có kiểm toán đơn vị sự nghiệp công lập.  
Thực tế cho thấy, hoạt động đầu tư xây dựng các dự án đường dây tải điện có những yếu tố đặc trưng nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình kiểm toán. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán là rất cần thiết nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hạn chế rủi ro khi tiến hành kiểm toán.
Hiện nay, KTNN chưa có hướng dẫn cụ thể đối với lĩnh vực kiểm toán chất thải y tế. Do vậy, tùy theo phạm vi, mục tiêu, nội dung của cuộc kiểm toán, các đoàn kiểm toán có thể xem xét, áp dụng các cẩm nang, hướng dẫn kiểm toán chất thải của các tổ chức kiểm toán khu vực, quốc tế và học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) để áp dụng một cách phù hợp.
  Để tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu và bảo đảm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu giữa các đơn vị trực thuộc KTNN và giữa KTNN với các Bộ, ngành khác, việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn quy định về cấu trúc mã định danh và tiêu chuẩn kết nối là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi KTNN phải nhanh chóng triển khai.
Lĩnh vực tài chính có đặc thù hoạt động là cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, với quy mô lớn, có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số sớm, mạnh mẽ. Do vậy, việc ứng dụng dữ liệu lớn (DLL) trong hoạt động kiểm toán các tổ chức tài chính là xu thế tất yếu và mang lại nhiều lợi ích, làm tăng hiệu quả kiểm toán.