(kiemtoannn.gov.vn) - Theo số liệu công bố của Vietnam Report ngày 22/10/2013, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của 1.000 DN nộp thuế thu nhập cao nhất Việt Nam (V1000) năm 2012 là 77 nghìn tỷ đồng. Con số này cho thấy tình hình kinh doanh đã có những khởi sắc đáng kể, đồng thời ý thức về nghĩa vụ nộp thuế của các DN đã ít nhiều được cải thiện.
Thống trị Top 10 trong Bảng xếp hạng V1000 năm 2013 vẫn là các DN thuộc lĩnh vực khai khoáng, viễn thông, ngân hàng, nhưng có một DN được đánh giá như hiện tượng mới nổi lên trong năm 2013, đó là Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk). Riêng tổng số thuế thu nhập DN thực nộp trong năm 2012 của Top 10 DN dẫn đầu là 37,5 nghìn tỷ đồng. Xét theo lợi nhuận thì Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chiếm vị trí thứ nhất và thứ 2. Tiếp theo là Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Vinamilk... Tuy nhiên, DN có tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (chỉ số ROA) cao nhất lại là PV GAS và DN có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (chỉ số ROE) dẫn đầu lại là Vinamilk.
Phân tích từ số liệu trong Bảng xếp hạng cho thấy, phần lớn nguồn thu NSNN vẫn phụ thuộc vào nhóm 100 DN dẫn đầu (Top 100) với sự đóng góp tích cực của nhóm DNNN. Nhận định này hoàn toàn tương xứng với số liệu do Bộ Tài chính công bố trước đây về cơ cấu doanh thu khối DN theo loại hình hoạt động tính đến hết năm 2012, trong đó nhóm DNNN chiếm tỷ lệ 45 tổng doanh thu toàn khối DN, cao hơn con số 25,9 của nhóm DN nước ngoài và 29,1 của nhóm tư nhân trong nước.
Song song với tiến trình tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty lớn, số liệu thống kê từ bảng xếp hạng V1000 năm 2013 cho thấy, các DNNN vẫn đang thể hiện tốt vai trò “tiên phong gương mẫu” của nền kinh tế trong việc đóng góp thuế thu nhập DN vào ngân sách quốc gia, chiếm tới 52,6 tổng số thuế của bảng xếp hạng V1000. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận kinh doanh của nhóm DNNN ở mức cao và hiệu quả hoạt động của các bộ máy “cồng kềnh” đang được cải thiện rõ rệt, phần lớn nhờ vào việc tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi và cắt giảm chi phí một cách hợp lý.
Khối DN nước ngoài đóng góp thuế thu nhập tới 24 tổng số thuế của bảng xếp hạng V1000 năm nay. Trong tổng số thuế mà 1.000 DN đã nộp, số thuế của nhóm DN tư nhân đạt được chỉ chiếm 23,4, thấp hơn so với nhóm DN nước ngoài. Nếu chỉ xét riêng Top 100 của Bảng xếp hạng, con số đóng góp thuế thu nhập DN của khối DN tư nhân 18,8 thực sự là mức đáng buồn khi đặt cạnh mức 64,5 của nhóm DNNN. Rõ ràng, những DN tư nhân dường như đang mất dần thế mạnh của mình, khi mà các “anh cả” đã trở lại sân chơi với chiến lược kinh doanh hợp lý hơn.
Trong Bảng xếp hạng V1000 năm 2013 có hơn 130 DN đã niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HNX và HSX. Tuy vậy, số thuế của các DN này đóng góp tính trên tổng số thuế của 1.000 DN chỉ ở mức khiêm tốn 22, mà phần đông vẫn là các DN thuộc ngành tài chính, ngân hàng và khoáng sản, xăng dầu. Số liệu trên cho thấy, các DN niêm yết đã và đang trên đà đi xuống, và việc “sinh lời” trong kinh doanh thực sự là bài toán khó, đặc biệt trong bối cảnh M&A đang diễn ra khá rầm rộ và sự gia tăng sức ảnh hưởng của các DN nước ngoài như hiện nay.
Xét theo địa phương, số lượng các DN lọt vào bảng xếp hạng V1000 năm 2013 của hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu với hơn 61 trong tổng số 1.000 DN. Tỷ lệ nộp thuế của các DN thuộc hai địa bàn này lần lượt chiếm tới 43,7 và 33,2. Đây vẫn là các điểm đầu cầu hội tụ các DN lớn và trách nhiệm nhất trong cả nước. Bên cạnh đó, sự “nối gót” của Đồng Nai và Bình Dương với tỷ lệ DN lọt vào Bảng xếp hạng V1000 năm nay đều chiếm trên mức 5 phần nào giải thích sự nổi trội của khối DN nước ngoài hoạt động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp tại 2 tỉnh này.
Xét theo ngành, lĩnh vực thì công nghiệp tiếp tục là ngành chiếm tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào ngân sách, chiếm 61,8 trong tổng số thuế của 1.000 DN, cao hơn con số 61,62 của năm 2012. Tiếp theo đó là lĩnh vực dịch vụ (26,8), đa phần nhờ vào các DN thuộc ngành ngân hàng.
Theo thứ tự của Bảng xếp hạng năm nay, số thuế mà Top 100 DN nộp thuế thu nhập lớn nhất đã nộp tới 64,3 tổng số thuế của 1.000 DN trong bảng, giảm 2 điểm phần trăm so với năm 2012. Trong số 100 DN điển hình năm nay có tới 42 là DNNN, đóng góp 64,5 tổng số thuế của Top 100. Kết quả này cho thấy những nỗ lực thay đổi để vượt qua khó khăn của các DNNN.
Theo Báo Kiểm toán số 44/2013