Nợ công – Thực trạng và những vấn đề cần quan tâm

23/05/2013
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

(kiemtoannn.gov.vn) - Theo Luật Quản lý Nợ công số 29/2009/QH12, Nợ công được quy định trong Luật này bao gồm Nợ chính phủ, Nợ được Chính phủ bảo lãnh và Nợ chính quyền địa phương. Trong đó,

− Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

− Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

− Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.

Nợ công rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào vì nó nguồn tài chính quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng sẽ xem xét đến nợ công khi quyết định đầu tư vốn.

Tình hình nợ công ở Việt Nam và trên thế giới
Theo số liệu do “The Economist” cập nhật tính đến đầu tháng 3/2013, những khu vực và quốc gia có tổng mức nợ công tuyệt đối cao nhất hiện nay là Bắc Mỹ, Brazil, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.

Trong đó, Nhật Bản là nước có số nợ công khổng lồ nhất, lên tới hơn 12,5 nghìn tỷ USD (tương đương 226,1 GDP), tiếp theo là Mỹ nợ hơn 11,8 nghìn tỷ USD (tương đương 75,2 GDP). Nhiều quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu cũng đang có mức nợ công hàng nghìn tỷ USD như Đức nợ gần 2,7 nghìn tỷ USD (tương đương 83 GDP), Italy nợ trên 2,4 nghìn tỷ USD (tương đương 120,8 GDP), Pháp nợ hơn 2,3 nghìn tỷ USD (tương đương 90,5 GDP), Anh nợ hơn 2,2 nghìn tỷ USD (tương đương 91,4 GDP), … Hy Lạp, “tâm bão” nợ công của châu Âu hiện nợ gần 395 tỷ USD (tương đương 157,5 GDP).

Trung Quốc cũng đang là nước có mức nợ công cao trên thế giới. Tổng mức nợ công của Trung Quốc tính tới cuối năm 2010 là gần 1,03 tỷ nghìn tỷ USD, nhưng nợ công cũng chỉ chiếm có 17 GDP của Trung Quốc. 

Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Tổng mức nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 71,6 tỷ USD, tương đương 49,4 GDP, tăng 12,7 so với năm trước. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam đang là 798,92 USD.

Việt Nam cũng xếp vào nhóm những nước có nợ công ở mức trung bình, khá thấp so với các nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia (231 tỷ USD), Thái Lan (185 tỷ USD), hay Malaysia (175 tỷ USD). Tuy nhiên, nợ công Việt Nam lại chiếm tới 49,4 GDP, xếp hàng cao nhất trong châu Á.

Kinh nghiệm quản lý nợ công từ các nước trên thế giới
Lựa chọn tối ưu nhất đối với nợ công là làm thế nào để quản lý nó một cách hiệu quả. Theo định nghĩa, nợ công không xấu nếu một quốc gia có khả năng thanh toán nó. Tuy nhiên, nhiều nước đã thất bại. Trên thực tế, các nước này không thất bại về mặt nguyên tắc, mà lý do thất bại là do không có phương pháp thích hợp. Cả thế giới đã thất bại vì các nước không thông hiểu lẫn nhau. Nói chung, vấn đề để các quốc gia thõa hiệp cùng một chính sách tương tự là rất khó khăn. Mỗi quốc gia có xu hướng phát hành trái phiếu và cố gắng để có lấy được nguồn vốn trên thị trường quốc tế mà họ không có khả năng trả được (Gonzales, 2008).

Theo nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, một trong những ví dụ điển hình cho bài học về nợ công là trường hợp của Trung Quốc trong thế kỷ 20. Trong thời gian này, Trung Quốc phát triển nhanh chóng bằng cách mở rộng các chính sách tài chính. Lúc đầu, lãi suất ở Trung Quốc thấp và nhiều nhà đầu tư đã chọn đầu tư vào nước này. Các nhà đầu tư đã nhận được lợi nhuận khổng lồ trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc có xu hướng bảo thủ hơn và lãi suất sẽ cao hơn để ngăn chặn lạm phát. Bất động sản và đầu tư tài chính khác ở Trung Quốc trở nên dễ bị tổn thương hơn vì Trung Quốc đang nắm giữ hầu hết trái phiếu Mỹ. Trung Quốc có lẽ không có cách nào khác ngoài việc tiếp tục cho Mỹ vay nợ vì Trung Quốc sợ rằng Mỹ sẽ phá sản một ngày nào đó. Đó cũng sẽ là một dấu chấm hết đối với Trung Quốc. Vì vậy, nợ công là một tay mạnh mẽ để huy động vốn cho bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, sử dụng nợ công bằng quy trình quản lý yếu kém sẽ dẫn đến sự mất kiểm soát. General Motor là một minh chứng thích hợp cho trường hợp này (theo Bloomberg).

Ngày nay, có rất nhiều quốc gia theo cùng một xu hướng phát triển. Hầu hết các nước trong số đó chỉ cần sao chép, nhưng nhận ra được chính sách cụ thể nào là phù hợp với quốc gia của họ nhất. Trường hợp của Hy Lạp và các nước châu Âu khác là bằng chứng mạnh mẽ nhất về cách họ tham gia vào thị trường thế giới và thất bại.

Trong các cuộc nghiên cứu tương tự về vấn đề nợ công, Jaimovich, D và Panizza, U (2010) đã chứng minh rằng các nước đang phát triển có xu hướng cam kết với nợ công nhiều hơn so với các nước phát triển. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bất kỳ quốc gia nào có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn sẽ có nợ công nhiều hơn. Tuy nhiên, kết quả này có thể không còn thích hợp với tình hình hiện nay vì hầu hết các nước phát triển có xu hướng muốn có nợ công càng nhiều càng tốt. Lý do dẫn đến sự nhần lẫn này là do tác giả sử dụng số liệu của các nước OECD cho mục đích nghiên cứu. Sức mạnh và tiềm năng của các nền kinh tế mới nổi đã bị được bỏ qua, và cuối cùng dẫn đến sai sót này.

Theo Don P. Clark (2011), sự gia tăng FDI sẽ ảnh hưởng đến nợ công. Trung Quốc và Mỹ là ví dụ thích hợp cho trường hợp này. Bằng chứng cho thấy rằng khi FDI đến bất kỳ quốc gia nào càng lớn thì nó sẽ càng là một kênh quan trọng làm thay đổi tỷ lệ lãi suất. FDI không chỉ có thể luân chuyển vòng quanh vốn, mà còn có thể vay nhiều hơn từ  bên trong quốc gia đó. Do khả năng luân chuyển vốn như vậy, hình ảnh xấu của FDI thường được gọi là cuộc chiến huy động vốn. Khi cuộc chiến huy động vốn xảy ra, thảm họa sẽ tấn công bất kỳ một nền kinh tế nào có liên quan kể vì chính phủ không thể kiểm soát cung tiền. Arnold (2008) khẳng định rằng cách duy nhất để thu hút vốn FDI trong thời gian dài là chính phủ phải quản lý quá trình này chặt chẽ hơn. Vào những năm 90, Mỹ có nhiều FDI hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Trung Quốc đã sẵn sàng để tham gia vào nền kinh tế thế giới, dòng FDI đã thay đổi rất lớn và chảy vào Trung Quốc. Ngày nay, Trung Quốc được biết đến là một quốc gia thu hút nhiều FDI nhất. Tuy nhiên, vấn đề lớn của Trung Quốc lạm phát cao do không thể kiểm soát được số lượng FDI.

Những vấn đề cần quan tâm về nợ công ở Việt Nam
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, Việt Nam không nằm trong các nhóm nước có gánh nặng về nợ cao. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để giải quyết vấn đề hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công, chính phủ cần có chiến lược kiểm soát đầu tư trong khu vực công, giảm thâm hụt ngân sách để có thế kiểm soát được nợ vay nước ngoài. Trong đó, việc quan trọng là phải nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý nợ công phải gắn chặt với quản lý kinh tế vĩ mô, dự đoán được các nhân tố tác động đến quy mô nợ như lãi suất và tỷ giá, để giảm thiểu rủi ro.

Hiện nay, rủi ro nợ công ở Việt Nam phụ thuộc vào những yếu tố chính như tốc độ tăng GDP, lạm phát, lãi suất, mức thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối của quốc gia. Do đó, những nhân tố này cần được kiểm soát tốt để giảm thiếu rủi ro về nợ công.

Cần lưu ý rằng việc quản lý nợ công không chỉ liên quan đến trách nhiệm của Bộ Tài Chính mà còn liên quan đến nhiều cơ quan khác. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan dưới sự điều hành chung của chính phủ để quản lý nợ công hiệu quả. 

Tài liệu tham khảo:
1. Don P. Clark, “FDI, Technology Spillovers, Growth, and Income Inequality: A Selective Survey”, Global Economy Journal, Volume 11, Issue, 2011.
2. Eiteman, D., K, Arthur I. Stonehill, and Micheal H. Multinational Business Finance. 12th . Boston, Massachusetts: Prentice Hall, 2010.
3. Gonzales. H, Brenda, “Investors’ Risk Appetite and Global Financial Market  Conditions,” IMF Working Paper 08/85 (Washington: International Monetary Fund), 2008.
4. Jaimovich. D and Panizza. U, “Public debt around the world: a new data set of central government debt”, Applied Economics Letters, 2010.
5. Madura, J. International Corporate Finance. 9th . Mason, Ohio: South-Western, a part of Cengage Learning, 2008.
6. Shapiro. C, “Multinational Financial Management”, Sixth Edition, Prentice Hall, 1999.

Theo Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán
 

Xem thêm »