Ông I Gede Kastawa
KTNN Indonesia
Bối cảnh
Kiểm toán việc tuân thủ thuế tại các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thuộc sở hữu chính quyền địa phương là phương pháp thay thế phương pháp kiểm toán theo hạn ngạch được quy định tại Điều 34 của Luật số 28, năm 2007 liên quan đến các Quy định và Quy trình Đánh thuế Phổ biến. Điều này quy định rằng các viên chức không được phép thông báo cho bên khác về mọi thứ mình biết hoặc được thông tin bởi người nộp thuế trong phạm vi chức vụ của mình hoặc công việc để thực hiện các quy định trong luật thuế. Do đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã không cho Ủy ban kiểm toán (BPK) tiếp cận dữ liệu của người nộp thuế. Vì vậy, BPK đã tìm kiếm phương pháp khác để kiểm tra việc tuân thủ thuế bằng cách kiểm tra người nộp thuế một cách trực tiếp. Dựa trên chức năng và nhiệm vụ đã nhắc đến ở trên, BPK có nhiệm vụ kiểm toán tài chính nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc sở hữu chính quyền địa phương; những doanh nghiệp này cũng là người nộp thuế.
Để xác định đối tượng nộp thuế, BPK xem xét một số yếu tố như:
- Khoản thu về thuế tại phòng thu thuế doanh nghiệp nhà nước. Vào năm 2009, khoản thu về thuế từ phòng thu thuế này đã đóng góp 12,65 trong tổng thu nhập thuế của cả nước. Do đó, khoản thu về thuế từ các doanh nghiệp nhà nước có một vai trò quan trọng trong thu nhập thuế quốc gia so với các phòng thu thuế khác. Ngoài ra, phòng thu thuế doanh nghiệp nhà nước đã thu được khoản tiền thuế phải thu bằng 14,53 trong tổng số tiền thuế phải thu của cả nước.
- Nhóm ngân hàng chiếm 44 trong tổng số tài của doanh nghiệp nhà nước. Ngân hàng có tài sản lớn nhất là Ngân hàng Mandiri và Ngân hàng BRI.
- Nhóm ngân hàng thuộc các doanh nghiệp nhà nước có khoản đóng góp lớn nhất vào tiền thu thuế, tới 82 trong tổng số tiền thu thuế.
- Mọi chính quyền địa phương đều có ngân hàng chính quyền địa phương có tên là Bank Pembangunan Daerah.
Do đó, BPK lấy nhóm ngân hàng làm ví dụ kiểm toán không chỉ tại các doanh nghiệp nhà nước mà còn tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu chính quyền địa phương.
Phương pháp kiểm toán
Việc kiểm toán này được thực hiện theo hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là kiểm toán sơ bộ được tiến hành trong khoảng thời gian 20 ngày làm việc từ ngày 05/07/2010 đến 30/07/2010. Trong khi đó, giai đoạn thứ hai là kiểm toán chi tiết được tiến hành trong khoảng thời gian 30 ngày từ ngày 18/10/2010 đến ngày 29/11/2010.
Các kỹ thuật kiểm toán mà BPK áp dụng cho việc kiểm toán với mục đích đặc biệt này bao gồm:
- Kiểm tra việc tuân thủ thuế tại cơ sở của các đối tượng kiểm toán: Kỹ thuật này được áp dụng để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ giới hạn ở việc tuân thủ thuế.
- Xác nhận: BPK xác nhận các khoản thuế (sẽ được nêu tên sau trong phạm vi kiểm toán) đã được nộp và báo cáo bởi các đối tượng kiểm toán với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế.
- Tính toán lại: BPK tính toán lại các khoản thuế đã được nộp và báo cáo nhằm tuân thủ các quy định về thuế được áp dụng.
Đồng thời, các phương pháp kiểm toán được BPK áp dụng là:
- Phương pháo lấy mẫu: BPK sẽ chọn các văn phòng chi nhánh tiến hành việc kiểm tra, lượng giao dịch mẫu và cách xác định mẫu đại diện.
- Trọng yếu: Khi tiến hành kiểm toán, BPK cũng áp dụng phương pháp trọng yếu để có mẫu đại diện.
Mục đích kiểm toán
Dựa trên Luật Số 15, năm 2006 liên quan đến Ủy ban Kiểm toán của Nước Cộng hòa Indonesia (BPK-RI) và Luật số 15, năm 2004 liên quan đến Kiểm toán Quản lý và Trách nhiệm giải trình tài chính Nhà nước, BPK-RI đã tiến hành kiểm toán theo mục đích đặc biệt đối với việc tuân thủ thuế trong tài khóa bằng cách áp dụng các Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước (SPKN) năm 2007.
Kiểm toán theo mục đích đặc biệt đối với việc thủ thuế nhằm:
Thứ nhất, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ giới hạn ở việc tuân thủ thuế, tài khóa 2009 tại 2 ngân hàng nhà nước và 8 ngân hàng thuộc sở hữu chính quyền địa phương.
Thứ hai, đánh giá việc tuân thủ thuế, tài khóa 2009 tại 2 ngân hàng nhà nước và 8 ngân hàng thuộc sở hữu chính quyền địa phương.
Phạm vi kiểm toán
Phạm vi của việc kiểm toán theo mục đích đặc biệt này bao gồm:
- Việc tuân thủ thuế theo Điều 25/29 của Luật Thuế thu nhập liên quan đến việc trả góp tiền thuế;
- Việc tuân thủ thuế theo Điều 23/26 của Luật Thuế thu nhập liên quan đến thuế khấu lưu;
- Việc tuân thủ thuế theo Điều 4, đoạn (2) của Luật Thuế thu nhập liên quan đến thuế cuối cùng;
- Việc tuân thủ thuế theo Điều 22 của Luật Thuế thu nhập liên quan đến việc thu thuế có liên quan tới việc thanh toán giao hàng;
- Việc tuân thủ thuế giá trị gia tăng;
- Việc tuân thủ của ngân hàng với tư cách là người thu thuế.
Cơ sở pháp lý của việc kiểm toán
- Luật số 28 năm 2007 liên quan đến các quy định và quy trình đánh thuế phổ biến;
- Luật số 36 năm 2008 liên quan đến thuế thu nhập;
- Luật số 18 năm 2000 liên quan đến thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ và thuế bán hàng đối với hàng xa xỉ;
- Các quy định và chính sách liên quan đến các luật thuế như các quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các quy định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế và các quy định liên quan khác.
Đối tượng kiểm toán
BPK đã tiến thành việc kiểm toán theo mục đích đặc biệt nhằm đạt được mục đích kiểm toán.
Việc kiểm toán này đã được tiến hành tại 2 ngân hàng nhà nước và 8 ngân hàng thuộc sở hữu chính quyền địa phương có ngành nghề kinh doanh là ngân hàng.
Kết quả của việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Kết quả của việc việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ giới hạn ở việc tuân thủ thuế đã chỉ ra rằng:
- Không có đơn vị nào quản lý việc tuân thủ thuế trừ Ngân hàng Mandiri;
- Không có Quy trình Hoạt động Chuẩn (SOP) cụ thể nào liên quan đến quản lý việc tuân thủ thuế trừ Ngân hàng Mandiri và Ngân hàng DKI;
- Năng lực của nhân viên liên quan đến thuế chưa đáp ứng được yêu cầu;
- Đơn vị hoặc người chịu trách nhiệm về việc tuân thủ thuế chưa được giám sát đúng mức.
Kết quả kiểm toán về tuân thủ thuế
Các kết quả kiểm toán liên quan đến Điều 25/29 của Luật Thuế thu nhập đã chỉ ra rằng các ngân hàng đòi trả các chi phí không được trừ để xác định khoản thu nhập chịu thuế. Những chi phí này bao gồm chi phí phải trả hoặc phải sử dụng cho các lợi ích cá nhân của cổ đông, đối tác hoặc thành viên; việc lập hoặc thu tiền cho các quỹ dữ trữ nhất định và thuế thu nhập.
Kết luận kiểm toán
Kết quả kiểm toán theo các quy định thuế được áp dụng chỉ ra rằng có 2 ngân hàng đã tuân thủ các quy định thuế được áp dụng đó là Ngân hàng Mandiri và Ngân hàng Sumsel Babel. Trong khi đó, các ngân hàng khác chưa tuân thủ đúng mức các quy định thuế được áp dụng.
Khuyến nghị
Các khuyến nghị được đề xuất bởi BPK-RI nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế bao gồm:
(1) Các ngân hàng nên chữa lại tờ khai thuế đã nộp có nội dung không đúng hoặc không đầy đủ miễn là Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế chưa tiến hành bất kỳ việc kiểm toán nào.
(2) Các ngân hàng nên thành lập một đơn vị đặc biệt để quản lý việc tuân thủ thuế ngay lập tức
(3) Các ngân hàng nên quy định ngay Quy trình hoạt động chuẩn (SOP) liên quan đến việc tuân thủ thuế và xây dựng một hệ thống thuế hợp nhất giữa văn phòng trụ sở và văn phòng chi nhánh;
(4) Các ngân hàng nên cải thiện mức độ tuân thủ thuế của mình bằng cách nâng cao năng lực nhân viên liên quan đến thuế và bố trí người có năng lực để quản lý việc tuân thủ thuế
(5) Các ngân hàng nên tuân thủ các quy định thuế được áp dụng;
(6) Các ngân hàng không nên thu thuế thu nhập theo Điều 22 vì họ không còn là người thu thuế đối với khoản thuế này theo Điều 22;
(7) Các ngân hàng nên nâng cao năng lực kiểm soát và giám sát việc tuân thủ thuế thông qua quản lý thuế giá trị gia tăng bằng văn bản một cách có trật tự;
(8) Các ngân hàng nên thực hiện chế tài hành chính theo hình thức thu tiền lãi khi phòng thu thuế đã xuất thư thông báo thu thuế;
(9) Các ngân hàng nên tìm lý do cho việc chậm chuyển khoản thu về thuế vào tài khoản của Nhà nước;
(10) Các ngân hàng nên hợp tác với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế và Kho bạc liên quan đến việc chuyển khoản thu về thuế./.
Theo Tạp chí Kiểm toán số 8/2011