28/06/2011
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch, lành mạnh hoá các quan hệ tài chính doanh nghiệp, hướng tới hiệu quả cao trong sử dụng nguồn lực tài chínhThs. NGUYỄN THỊ HUỆ MINH Không phải tất cả các doanh nghiệp và các lãnh đạo công ty đều hiểu những lợi ích mà kiểm toán nội bộ (KTNB) có thể mang lại cho công ty của họ, đó là, nó có thể cải thiện đáng kể tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sự có mặt của bộ phận này đem lại ưu thế rõ rệt cho công ty. Sử dụng KTNB nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch, lành mạnh hóa các quan hệ tài chính doanh nghiệp, hướng tới hiệu quả cao trong sử dụng nguồn lực tài chính.Trong điều kiện hiện nay, việc mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh đã gây ra sức ép lớn đối với việc tổ chức sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu, tài chính, nhân sự, thông tin cũng như duy trì kiểm soát các quá trình kinh doanh và kiểm tra kết quả đạt được so với kế hoạch đặt ra. Để đối phó với những khó khăn như vậy, bên cạnh những giải pháp truyền thống, nhiều công ty đang áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ. Không nên hình thành một cơ cấu kiểm soát quá phức tạp và cồng kềnh, cơ cấu này hoàn toàn có thể giúp cho hoạt động của công ty tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn. Nhưng đây là một dự án khá đắt đỏ và tốn công, và để áp dụng nó thì cần phải đánh giá cẩn thận khả năng của công ty và các chi phí dự kiến thực hiện. Ngược lại, công ty có nguy cơ mất đi nhiều hơn việc chi phí để sở hữu một hệ thống kiểm soát nội bộ. Dù cho thiết lập tốt hệ thống kiểm soát nội bộ, nó vẫn phải được kiểm tra về hiệu lực. Trong trường hợp này, các tiêu chuẩn chính để kiểm tra hiệu lực của nó sẽ là sự ổn định kết quả hoạt động của công ty và mức độ hiệu quả ngày càng tăng lên. Việc kiểm tra cụ thể được thực hiện bởi kiểm toán viên nội bộ. Kiểm toán viên nội bộ tiến hành đánh giá độc lập không chỉ những công việc của cơ cấu quản trị, mà còn tất cả các khía cạnh hoạt động của công ty, và dựa trên dữ liệu thu được cho phép kết luận về hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện tại và hiệu quả hoạt động của công ty nói chung. Mục đích của KTNB là hỗ trợ cho các đơn vị quản lý bằng cách đưa ra những thông tin đã được kiểm chứng và kiến nghị có tính chất tư vấn nhằm hoàn thiện các biện pháp quản trị doanh nghiệp. Quy trình cơ bản của KTNB bao gồm các bước chính sau: Thực hiện kiểm toán; Thảo ra các kiến nghị khả thi và hiệu quả để giải quyết các sai lệch được xác định; Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán.Các khả năng của KTNB hiện đại là rất đa dạng, nó có thể đánh giá hoạt động của công ty theo tất cả các tham số. Về mặt hệ thống kiểm soát, các kiểm toán viên đánh giá độ tin cậy của thông tin, việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất, hiệu quả và tính hợp lý của công việc, tuân thủ pháp luật và các quy định khác. Họ cũng tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện và phân tích các loại hình hoạt động, đánh giá các dự án kinh doanh và đưa ra kiến nghị để cải thiện chúng. Đối với hệ thống quản lý rủi ro KTNB phân tích và đánh giá hiệu quả của nó, và xây dựng các phương pháp để giảm thiểu rủi ro. Và cuối cùng, về mặt hệ thống quản trị doanh nghiệp là đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp trong quá trình tối ưu hóa mọi biện pháp quản trị cụ thể. Điều quan trọng cần lưu ý là hoạt động của kiểm toán viên phải được độc lập, và kết quả kiểm toán của họ phải khách quan. Tuân thủ các nguyên tắc này phụ thuộc hoàn toàn vào ban lãnh đạo của công ty và bản thân bộ phận KTNB. Để đạt được tính độc lập thì bộ phận KTNB phải trực thuộc ban lãnh đạo hoặc hội đồng quản trị chứ không phải là một phần của bộ phận tài chính hoặc kế toán. Với nguyên tắc khách quan thì khó hơn. Một mặt, các hoạt động kiểm toán bao gồm đưa ra các kiến nghị để cải thiện những điểm yếu của công ty, mặt khác các chuyên gia của bộ phận này lại kiểm tra chính công việc của họ sau này. Để giải quyết mâu thuẫn, lãnh đạo công ty cần hiểu rõ: bộ phận KTNB - chỉ là một trợ lý, tư vấn chuyên nghiệp, không phải là một người xây dựng hệ thống kiểm soát hoặc quản lý rủi ro. Các chuyên gia của bộ phận này có thể đưa ra sự trợ giúp mang tính tư vấn quan trọng trong các vấn đề như vậy, nhưng sau đó họ không phải chịu trách nhiệm về hoạt động của các hệ thống này. Thành lập bộ phận KTNB của công ty - không phải là dễ dàng và không hề rẻ. Từ khi hình thành bộ phận KTNB đã làm thay đổi quan niệm kinh doanh của các công ty về mục tiêu, khả năng, lợi thế cạnh tranh, vị trí mong muốn trên thị trường. Vì vậy cần thiết phải có các điều chỉnh phù hợp trong các văn kiện - có lẽ ngay cả trong điều lệ. Nhưng nếu các nhà lãnh đạo của công ty đều nhất trí hoàn thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến cùng, thì họ phải tuân theo một trình tự các bước nhất định. Cách tổ chức một bộ phận KTNB trong công ty:Giai đoạn một Giai đoạn một thiết lập các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược tổng thể mà bộ phận KTNB góp phần thực hiện. Ở giai đoạn này, như thường lệ, phân tích những tài liệu cấu thành của công ty, ở đó những mục tiêu chiến lược, chiến thuật và hoạt động được xác định, trên cơ sở đó, xây dựng nên nhiệm vụ của bộ phận KTNB. Cần lưu ý rằng nhiệm vụ của bộ phận này phải tương xứng với quy mô của công ty, còn cơ cấu thì phải phản ánh được các loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi xây dựng các mục tiêu và nhiệm vụ của bộ phận KTNB, phải tính đến sự tồn tại của một số hình thức kiểm soát bên ngoài. Lợi ích về mặt kinh tế bắt buộc phải tính đến khi xây dựng bộ phận KTNB, bởi vì mục tiêu chính của nó - để giảm thiểu chi phí tài chính của công ty. Do đó, bộ phận này sẽ làm việc hiệu quả với hai điều kiện: tổn thất của công ty khi KTNB hoạt động sẽ nhỏ hơn so với sự vắng mặt của nó; khi kết quả hoạt động của bộ phận này đưa lại sẽ lớn hơn chi phí thực hiện và duy trì nó. Giai đoạn hai Ở giai đoạn này các nhiệm vụ chính là: soạn thảo cấu trúc của bộ phận KTNB, phát hiện ra "điểm yếu" của công ty và kéo theo nó là điều chỉnh các mục tiêu và nhiệm vụ của bộ phận KTNB trong tương lai cùng với xác định các hướng hoạt động ưu tiên. Như vậy, giai đoạn này bắt đầu với một cuộc nghiên cứu và khảo sát, đánh giá đầy đủ các cơ cấu tổ chức của công ty, hoạt động của nó, các hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý hiện có và hệ thống kế toán. Theo kết quả phân tích xác định "điểm yếu" trong công ty và các biện pháp khắc phục chúng, từ đó có thể tiến hành tổ chức bộ phận KTNB với việc đảm bảo về mặt quy phạm, phương pháp và kỹ thuật hướng vào việc khắc phục các "điểm yếu" đã được nhận diện. Ở giai đoạn này cần phải tính đến bộ phận KTNB thực tế là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, bởi vậy để tránh trùng lặp các thủ tục nhất định phải phân bố lại rõ ràng chức năng của từng bộ phận cấu thành hệ thống mới. Giai đoạn ba Giai đoạn thứ ba là quan trọng vì nó quyết định phần lớn chất lượng làm việc của bộ phận KTNB. Nó liên quan tới việc xác định vị trí của bộ phận KTNB trong công ty và mức độ liên kết với bộ phận khác. Xác định được vị trí của KTNB, ban lãnh đạo công ty có cơ hội đảm bảo cho sự độc lập của nó. Trưởng phòng KTNB phải có trách nhiệm báo cáo với người có thể đảm bảo tính độc lập của các thủ tục kiểm toán - là người cho phép các kiểm toán viên truy cập bất cứ thông tin cần thiết nào và thông qua các biện pháp cần thiết để thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Bộ phận này càng độc lập thì việc đánh giá tình trạng các tham số bất kỳ của công ty càng khách quan và càng đáng tin cậy, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các quyết định quản lý tiếp theo. Nên lưu ý tầm quan trọng của việc xác định quan hệ với những bộ phận khác, bởi vì thông qua các nhà quản lý những dòng thông tin lớn đi từ những khu vực nội bộ khác nhau, nó hàm chứa thông tin có thể sai lạc dễ dẫn đến những đánh giá sai lầm. Kết luận của KTNB thực tế có xu hướng thích ứng với những người quan tâm là những người không chuyên trong lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác, vì vậy mà tác động tích cực vào công việc tiếp theo của họ. Giai đoạn bốnTrong giai đoạn thứ tư, mà thường là dài nhất - bộ phận KTNB nhận được khung pháp lý của nó. Hoạt động của bộ phận này trong tương lai cần phải được điều chỉnh bởi các văn bản nội bộ, mà trong đó phản ánh cụ thể tất cả các phương pháp cần thiết để tiến hành KTNB. Mô tả sơ đồ của công việc nên chi tiết, nhờ đó kiểm toán viên được rõ ràng về nhiệm vụ của mình và sẽ luôn luôn hành động theo trình tự phù hợp. Ngoài ra, cần xây dựng quy chế về KTNB, ở trong đó xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ của bộ phận KTNB, các quyền và trách nhiệm của các kiểm toán viên, quyền hạn, trình tự báo cáo v.v. Văn bản này còn quy định về hoạt động của bộ phận KTNB, trong đó hình thành phương châm hoạt động của bộ phận này phù hợp với các đặc thù hoạt động của công ty. Phải tuân thủ các chuẩn mực KTNB, thường được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực của ngoại kiểm nhưng có tính đến sự khác biệt và đặc thù của KTNB. Ngoài các qui chế, qui tắc cần có các hướng dẫn về nghiệp vụ cho các kiểm toán viên nội bộ về qui trình, phương pháp kiểm toán. Giai đoạn năm Ở giai đoạn này, hình thành thành phần nhân sự của bộ phận KTNB. Kiểm toán viên nội bộ có thể được tuyển chọn trong đội ngũ nhân viên của công ty. Ngoài ra, có thể tuyển dụng nhân viên mới, hoặc có thể kết hợp các phương pháp này. Trình độ chuyên môn của các chuyên gia là một chuẩn mực mang tính nguyên tắc. Cho đến nay, đây là một điểm yếu của hầu hết các công ty có bộ phận KTNB. Một nhân viên giỏi phải có phẩm chất đạo đức, có bằng kinh tế, tài chính, kiểm toán hoặc luật, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của công tác quản lý, thường là có kinh nghiệm chuyên môn ít nhất là 5 năm, luôn có ý thức học hỏi tìm hiểu những điều mới và thường xuyên cập nhật tích lũy kiến thức. Kiểm toán viên chuyên nghiệp nên có những phẩm chất cá nhân có liên quan: trung thực, có khả năng tổ chức, vô cùng thận trọng trong đánh giá của mình, khả năng ứng xử với các quan hệ kiểm toán và biết bảo vệ quan điểm chính kiến của mình. Thực hành toàn vẹn những công việc ở năm giai đoạn đó, trên thực tế là đã hoàn thành việc thành lập và đưa bộ phận KTNB vào hoạt động theo đúng mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của nó. Công việc này sẽ đưa lại sự quan tâm thường nhật, bền vững cho việc quản lý, sử dụng có hiệu quả những nguồn lực vốn rất hữu hạn trong các doanh nghiệp./. Tài liệu tham khảo1. N. Đ. Hựu, Kiểm toán căn bản, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, (2004).2. V. Đ. Huệ, Giáo trình kiểm toán, Nhà xuất bản tài chính, (2002).3.Tr.T. H. Mai, Đánh giá rủi ro trong KTNB giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu hoạt động,( www.kiemtoannn.gov.vn.)4. Н.Т. Х. Минь, Аудит учета продажи продукции в организации, Дипломная работа, (2009).5. International Standards for the Professional Pratice of Internal Auditing, IIA,2004.6. http://www.consultant.ru. Theo Tạp chí Kiểm toán số 6/2011
Ths. NGUYỄN THỊ HUỆ MINH
Không phải tất cả các doanh nghiệp và các lãnh đạo công ty đều hiểu những lợi ích mà kiểm toán nội bộ (KTNB) có thể mang lại cho công ty của họ, đó là, nó có thể cải thiện đáng kể tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sự có mặt của bộ phận này đem lại ưu thế rõ rệt cho công ty. Sử dụng KTNB nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch, lành mạnh hóa các quan hệ tài chính doanh nghiệp, hướng tới hiệu quả cao trong sử dụng nguồn lực tài chính.
Trong điều kiện hiện nay, việc mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh đã gây ra sức ép lớn đối với việc tổ chức sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu, tài chính, nhân sự, thông tin cũng như duy trì kiểm soát các quá trình kinh doanh và kiểm tra kết quả đạt được so với kế hoạch đặt ra. Để đối phó với những khó khăn như vậy, bên cạnh những giải pháp truyền thống, nhiều công ty đang áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Không nên hình thành một cơ cấu kiểm soát quá phức tạp và cồng kềnh, cơ cấu này hoàn toàn có thể giúp cho hoạt động của công ty tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn. Nhưng đây là một dự án khá đắt đỏ và tốn công, và để áp dụng nó thì cần phải đánh giá cẩn thận khả năng của công ty và các chi phí dự kiến thực hiện. Ngược lại, công ty có nguy cơ mất đi nhiều hơn việc chi phí để sở hữu một hệ thống kiểm soát nội bộ.
Dù cho thiết lập tốt hệ thống kiểm soát nội bộ, nó vẫn phải được kiểm tra về hiệu lực. Trong trường hợp này, các tiêu chuẩn chính để kiểm tra hiệu lực của nó sẽ là sự ổn định kết quả hoạt động của công ty và mức độ hiệu quả ngày càng tăng lên. Việc kiểm tra cụ thể được thực hiện bởi kiểm toán viên nội bộ. Kiểm toán viên nội bộ tiến hành đánh giá độc lập không chỉ những công việc của cơ cấu quản trị, mà còn tất cả các khía cạnh hoạt động của công ty, và dựa trên dữ liệu thu được cho phép kết luận về hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện tại và hiệu quả hoạt động của công ty nói chung. Mục đích của KTNB là hỗ trợ cho các đơn vị quản lý bằng cách đưa ra những thông tin đã được kiểm chứng và kiến nghị có tính chất tư vấn nhằm hoàn thiện các biện pháp quản trị doanh nghiệp.
Quy trình cơ bản của KTNB bao gồm các bước chính sau: Thực hiện kiểm toán; Thảo ra các kiến nghị khả thi và hiệu quả để giải quyết các sai lệch được xác định; Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán.
Các khả năng của KTNB hiện đại là rất đa dạng, nó có thể đánh giá hoạt động của công ty theo tất cả các tham số. Về mặt hệ thống kiểm soát, các kiểm toán viên đánh giá độ tin cậy của thông tin, việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất, hiệu quả và tính hợp lý của công việc, tuân thủ pháp luật và các quy định khác. Họ cũng tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện và phân tích các loại hình hoạt động, đánh giá các dự án kinh doanh và đưa ra kiến nghị để cải thiện chúng. Đối với hệ thống quản lý rủi ro KTNB phân tích và đánh giá hiệu quả của nó, và xây dựng các phương pháp để giảm thiểu rủi ro. Và cuối cùng, về mặt hệ thống quản trị doanh nghiệp là đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp trong quá trình tối ưu hóa mọi biện pháp quản trị cụ thể.
Điều quan trọng cần lưu ý là hoạt động của kiểm toán viên phải được độc lập, và kết quả kiểm toán của họ phải khách quan. Tuân thủ các nguyên tắc này phụ thuộc hoàn toàn vào ban lãnh đạo của công ty và bản thân bộ phận KTNB. Để đạt được tính độc lập thì bộ phận KTNB phải trực thuộc ban lãnh đạo hoặc hội đồng quản trị chứ không phải là một phần của bộ phận tài chính hoặc kế toán. Với nguyên tắc khách quan thì khó hơn. Một mặt, các hoạt động kiểm toán bao gồm đưa ra các kiến nghị để cải thiện những điểm yếu của công ty, mặt khác các chuyên gia của bộ phận này lại kiểm tra chính công việc của họ sau này. Để giải quyết mâu thuẫn, lãnh đạo công ty cần hiểu rõ: bộ phận KTNB - chỉ là một trợ lý, tư vấn chuyên nghiệp, không phải là một người xây dựng hệ thống kiểm soát hoặc quản lý rủi ro. Các chuyên gia của bộ phận này có thể đưa ra sự trợ giúp mang tính tư vấn quan trọng trong các vấn đề như vậy, nhưng sau đó họ không phải chịu trách nhiệm về hoạt động của các hệ thống này.
Thành lập bộ phận KTNB của công ty - không phải là dễ dàng và không hề rẻ. Từ khi hình thành bộ phận KTNB đã làm thay đổi quan niệm kinh doanh của các công ty về mục tiêu, khả năng, lợi thế cạnh tranh, vị trí mong muốn trên thị trường. Vì vậy cần thiết phải có các điều chỉnh phù hợp trong các văn kiện - có lẽ ngay cả trong điều lệ. Nhưng nếu các nhà lãnh đạo của công ty đều nhất trí hoàn thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến cùng, thì họ phải tuân theo một trình tự các bước nhất định. Cách tổ chức một bộ phận KTNB trong công ty:
Giai đoạn một
Giai đoạn một thiết lập các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược tổng thể mà bộ phận KTNB góp phần thực hiện. Ở giai đoạn này, như thường lệ, phân tích những tài liệu cấu thành của công ty, ở đó những mục tiêu chiến lược, chiến thuật và hoạt động được xác định, trên cơ sở đó, xây dựng nên nhiệm vụ của bộ phận KTNB. Cần lưu ý rằng nhiệm vụ của bộ phận này phải tương xứng với quy mô của công ty, còn cơ cấu thì phải phản ánh được các loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi xây dựng các mục tiêu và nhiệm vụ của bộ phận KTNB, phải tính đến sự tồn tại của một số hình thức kiểm soát bên ngoài.
Lợi ích về mặt kinh tế bắt buộc phải tính đến khi xây dựng bộ phận KTNB, bởi vì mục tiêu chính của nó - để giảm thiểu chi phí tài chính của công ty. Do đó, bộ phận này sẽ làm việc hiệu quả với hai điều kiện: tổn thất của công ty khi KTNB hoạt động sẽ nhỏ hơn so với sự vắng mặt của nó; khi kết quả hoạt động của bộ phận này đưa lại sẽ lớn hơn chi phí thực hiện và duy trì nó.
Giai đoạn hai
Ở giai đoạn này các nhiệm vụ chính là: soạn thảo cấu trúc của bộ phận KTNB, phát hiện ra "điểm yếu" của công ty và kéo theo nó là điều chỉnh các mục tiêu và nhiệm vụ của bộ phận KTNB trong tương lai cùng với xác định các hướng hoạt động ưu tiên.
Như vậy, giai đoạn này bắt đầu với một cuộc nghiên cứu và khảo sát, đánh giá đầy đủ các cơ cấu tổ chức của công ty, hoạt động của nó, các hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý hiện có và hệ thống kế toán. Theo kết quả phân tích xác định "điểm yếu" trong công ty và các biện pháp khắc phục chúng, từ đó có thể tiến hành tổ chức bộ phận KTNB với việc đảm bảo về mặt quy phạm, phương pháp và kỹ thuật hướng vào việc khắc phục các "điểm yếu" đã được nhận diện.
Ở giai đoạn này cần phải tính đến bộ phận KTNB thực tế là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, bởi vậy để tránh trùng lặp các thủ tục nhất định phải phân bố lại rõ ràng chức năng của từng bộ phận cấu thành hệ thống mới.
Giai đoạn ba
Giai đoạn thứ ba là quan trọng vì nó quyết định phần lớn chất lượng làm việc của bộ phận KTNB. Nó liên quan tới việc xác định vị trí của bộ phận KTNB trong công ty và mức độ liên kết với bộ phận khác. Xác định được vị trí của KTNB, ban lãnh đạo công ty có cơ hội đảm bảo cho sự độc lập của nó. Trưởng phòng KTNB phải có trách nhiệm báo cáo với người có thể đảm bảo tính độc lập của các thủ tục kiểm toán - là người cho phép các kiểm toán viên truy cập bất cứ thông tin cần thiết nào và thông qua các biện pháp cần thiết để thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Bộ phận này càng độc lập thì việc đánh giá tình trạng các tham số bất kỳ của công ty càng khách quan và càng đáng tin cậy, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các quyết định quản lý tiếp theo.
Nên lưu ý tầm quan trọng của việc xác định quan hệ với những bộ phận khác, bởi vì thông qua các nhà quản lý những dòng thông tin lớn đi từ những khu vực nội bộ khác nhau, nó hàm chứa thông tin có thể sai lạc dễ dẫn đến những đánh giá sai lầm. Kết luận của KTNB thực tế có xu hướng thích ứng với những người quan tâm là những người không chuyên trong lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác, vì vậy mà tác động tích cực vào công việc tiếp theo của họ.
Giai đoạn bốn
Trong giai đoạn thứ tư, mà thường là dài nhất - bộ phận KTNB nhận được khung pháp lý của nó. Hoạt động của bộ phận này trong tương lai cần phải được điều chỉnh bởi các văn bản nội bộ, mà trong đó phản ánh cụ thể tất cả các phương pháp cần thiết để tiến hành KTNB. Mô tả sơ đồ của công việc nên chi tiết, nhờ đó kiểm toán viên được rõ ràng về nhiệm vụ của mình và sẽ luôn luôn hành động theo trình tự phù hợp.
Ngoài ra, cần xây dựng quy chế về KTNB, ở trong đó xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ của bộ phận KTNB, các quyền và trách nhiệm của các kiểm toán viên, quyền hạn, trình tự báo cáo v.v. Văn bản này còn quy định về hoạt động của bộ phận KTNB, trong đó hình thành phương châm hoạt động của bộ phận này phù hợp với các đặc thù hoạt động của công ty. Phải tuân thủ các chuẩn mực KTNB, thường được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực của ngoại kiểm nhưng có tính đến sự khác biệt và đặc thù của KTNB. Ngoài các qui chế, qui tắc cần có các hướng dẫn về nghiệp vụ cho các kiểm toán viên nội bộ về qui trình, phương pháp kiểm toán.
Giai đoạn năm
Ở giai đoạn này, hình thành thành phần nhân sự của bộ phận KTNB. Kiểm toán viên nội bộ có thể được tuyển chọn trong đội ngũ nhân viên của công ty. Ngoài ra, có thể tuyển dụng nhân viên mới, hoặc có thể kết hợp các phương pháp này. Trình độ chuyên môn của các chuyên gia là một chuẩn mực mang tính nguyên tắc. Cho đến nay, đây là một điểm yếu của hầu hết các công ty có bộ phận KTNB. Một nhân viên giỏi phải có phẩm chất đạo đức, có bằng kinh tế, tài chính, kiểm toán hoặc luật, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của công tác quản lý, thường là có kinh nghiệm chuyên môn ít nhất là 5 năm, luôn có ý thức học hỏi tìm hiểu những điều mới và thường xuyên cập nhật tích lũy kiến thức. Kiểm toán viên chuyên nghiệp nên có những phẩm chất cá nhân có liên quan: trung thực, có khả năng tổ chức, vô cùng thận trọng trong đánh giá của mình, khả năng ứng xử với các quan hệ kiểm toán và biết bảo vệ quan điểm chính kiến của mình.
Thực hành toàn vẹn những công việc ở năm giai đoạn đó, trên thực tế là đã hoàn thành việc thành lập và đưa bộ phận KTNB vào hoạt động theo đúng mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của nó. Công việc này sẽ đưa lại sự quan tâm thường nhật, bền vững cho việc quản lý, sử dụng có hiệu quả những nguồn lực vốn rất hữu hạn trong các doanh nghiệp./.
Tài liệu tham khảo
1. N. Đ. Hựu, Kiểm toán căn bản, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, (2004).
2. V. Đ. Huệ, Giáo trình kiểm toán, Nhà xuất bản tài chính, (2002).
3.Tr.T. H. Mai, Đánh giá rủi ro trong KTNB giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu hoạt động,( www.kiemtoannn.gov.vn.)
4. Н.Т. Х. Минь, Аудит учета продажи продукции в организации, Дипломная работа, (2009).
5. International Standards for the Professional Pratice of Internal Auditing, IIA,2004.
6. http://www.consultant.ru.
Theo Tạp chí Kiểm toán số 6/2011