23/05/2011
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Trao đổi ý kiến về kiểm toán trách nhiệm xã hội TS. Giang Thị Xuyến
Học viện Tài chính Nền kinh tế thị trường phát triển và hội nhập đã tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán ngày càng phát triển, góp phần đáng kể vào sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành kiểm toán ở nước ta hiện nay chưa được phát triển toàn diện, một số loại hình kiểm toán vẫn còn xa lạ với số đông công chúng. Bài viết này đề cập đến một loại hình kiểm toán chỉ mới manh nha ở Việt Nam, cần được quan tâm đúng mức - Đó là kiểm toán trách nhiệm xã hội, gọi tắt là kiểm toán xã hội (social compliance auditing, hay social auditing). Kiểm toán trách nhiệm xã hội là gì?Kiểm toán trách nhiệm xã hội là loại hình kiểm toán rất phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn khá mới mẻ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Khái niệm Kiểm toán trách nhiệm xã hội ra đời đầu tiên ở Mỹ- từ năm 1993, khi người ta phát hiện một nhà máy tại California bắt công nhân làm việc như tù nhân trong điều kiện lao động tồi tệ… Sự cố Vedan, Miwon và hàng chục cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, những cuộc đình công của người lao động ở hàng chục công ty... ở nước ta gần đây đã rung hồi chuông báo động cần phải chú ý hơn đến trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, tổ chức… (gọi chung là đơn vị) trong nền kinh tế. Một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy các đơn vị quan tâm và thực hiện tốt hơn trách nhiệm đối với xã hội chính là việc chú trọng đến hoạt động kiểm toán trách nhiệm xã hội.Có nhiều khái niệm khác nhau về kiểm toán trách nhiệm xã hội, trên giác độ chung nhất có thể hiểu như sau: Kiểm toán trách nhiệm xã hội là hoạt động kiểm tra, khảo sát, đánh giá về việc thực thi trách nhiệm xã hội ( trách nhiệm bảo vệ môi trường, đóng góp cho cộng đồng xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp, bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng, quan hệ tốt với người lao động, đảm bảo lợi ích cho cổ đông…) trong quá trình hoạt động của đơn vị.Trách nhiệm xã hội của đơn vị không chỉ ở phương diện đạo đức mà còn ở phương diện pháp lý. Có thể nói việc tuân thủ trách nhiệm xã hội của các đơn vị là yếu tố quan trọng, có tính chất “ sống còn” đối với bản thân từng đơn vị và toàn xã hội. Trách nhiệm xã hội của đơn vị gắn trách nhiệm của đơn vị với cộng đồng, gắn hoạt động của đơn vị với các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, hỗ trợ cộng đồng trên nhiều phương diện. Theo đó, các đơn vị cần đạt được các tiêu chí về trách nhiệm xã hội như sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, giảm được khí thải carbon và các chất khí hủy hoại tầng ozone, gây biến đổi khí hậu trái đất, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, nộp phí bảo vệ môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đạo đức kinh doanh, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo quyền lợi và sức khoẻ của người lao động… Đơn vị muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, công chúng và các bên liên quan rất quan tâm đến việc doanh nghiệp có thực hiện tốt trách nhiệm xã hội hay không? Cùng với hệ thống báo cáo phản ánh tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, luồng tiền, báo cáo thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tài liệu không thể thiếu được khi doanh nghiệp báo cáo với cổ đông. Đối với những doanh nghiệp niêm yết thì yêu cầu này càng trở nên khắt khe hơn. Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc doanh nghiệp có hoàn thành trách nhiệm xã hội hay không? Nếu doanh nghiệp không đảm bảo trách nhiệm xã hội không chỉ là nguy cơ tiềm ẩn về sự thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa doanh nghiệp do bị phạt, bị người tiêu dùng từ chối sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp này mà còn khiến cổ đông hay người lao động trong doanh nghiệp không thoải mái khi nhận “ đồng tiền bẩn” mà doanh nghiệp có được do né tránh việc xử lý nước thải làm hủy hoại môi trường, môi sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt cộng đồng, đối xử thô bạo với người lao động hay cưỡng bức lao động, do trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường…Ở Việt Nam, sau sự cố Vedan, Miwon được phát giác, một làn sóng tẩy chay đã nổi lên, mở đầu với những lời kêu gọi trên mạng Internet. Tại Hà Nội, hầu hết các siêu thị lớn như Intimex, Fivimart, Big C không còn bán bột ngọt Vedan. Các siêu thị tại TP.HCM, như Big C, Saigon Co.op, Maxi Mart... cũng ngừng phân phối sản phẩm này. Qua đó có thể thấy, cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam đang bắt đầu ý thức hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường, đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hành động tẩy chay sản phẩm của cộng đồng sẽ giúp ngăn chặn những thảm họa do việc thiếu ý thức trách nhiệm xã hội của những doanh nghiệp hám lợi gây ra.Như vậy, mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân, đặc biệt các doanh nghiệp cần phải thực hiện trách nhiệm xã hội. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đã đạt được những lợi ích đáng kể, như giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới, mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, cho môi trường và cho xã hội, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín do nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và xã hội. Một ví dụ điển hình ở nước ta mấy năm gần đây, do yêu cầu của đối tác mua hàng nước ngoài, một số doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94 lên 97. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp này còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh tốt đẹp với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao…Để thúc đẩy các đơn vị thực hiện trách nhiệm xã hội, không chỉ cần có sự tổ chức, quản lý quá trình hoạt động của từng doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh mà còn rất cần có những đơn vị, tổ chức chuyên trách quản lý, giám sát ở phạm vi rộng lớn hơn ở qui mô từng địa phương, quốc gia, khu vực, quốc tế. Mặt khác, trách nhiệm xã hội của đơn vị được biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh: kinh tế; văn hoá; xã hội…, nên các tiêu chí đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị thường rất đa dạng và phong phú. Theo đó, kiểm toán trách nhiệm xã hội không chỉ là kiểm toán tuân thủ đơn thuần mà còn mang màu sắc kiểm toán hoạt động và kiểm toán báo cáo tài chính hoặc kết hợp cả 3 loại kiểm toán trong một cuộc kiểm toán. Đồng thời, đơn vị được kiểm toán không chỉ là một tổ chức, cá nhân kinh doanh mà có thể bao gồm cả đơn vị, tổ chức quản lý hành chính, tuỳ theo mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán. Và, một cuộc kiểm toán trách nhiệm xã hội có thể là kiểm toán chuyên đề hoặc kiểm toán toàn diện. Thông thường, nếu cuộc kiểm toán ở phạm vi rộng lớn thì thường là kiểm toán chuyên đề, thực hiện kiểm toán theo các khía cạnh trách nhiệm xã hội của đơn vị như: Kiểm toán trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo lưu lượng và nồng độ chất thải nguy hại; Kiểm toán tình hình đảm bảo điều kiện làm việc của người lao động của các doanh nghiệp; Kiểm toán việc xử lý chất thải của bệnh viện; Kiểm toán việc tuân thủ qui định của đơn vị đối với việc nộp phí bảo vệ môi trường, nộp thuế cho Nhà nước; Kiểm toán việc đảm bảo các cam kết về đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp; Kiểm toán trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin trung thực cho cổ đông và các đối tác... Nếu cuộc kiểm toán ở phạm vi hẹp một đơn vị thì có thể là cuộc kiểm toán chuyên đề hay kiểm toán toàn diện về việc thực thi trách nhiệm xã hội của đơn vị đó.Tại sao cần kiểm toán trách nhiệm xã hội?Có nhiều lý do cần phải kiểm toán trách nhiệm xã hội, trong đó phải kể đến 2 lý do cơ bản sau đây: Một là, góp phần tăng cường nhận thức và năng lực quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các đơn vị Việt Nam là một trong những quốc gia đang bị xếp hạng thấp về môi trường đầu tư và ý thức về trách nhiệm xã hội. Một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, do nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Sở dĩ có thực trạng đó có thể do sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, các quy định pháp lý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa rõ ràng và thiếu đồng bộ, thậm chí còn mâu thuẫn giữa các quy định.. Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là hạn chế về lợi ích về thị trường tiềm năng. Do vậy, để thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và đồng bộ hơn, đồng thời phải có những biện pháp kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định đó trong quá trình hoạt động của đơn vị.Qua kiểm toán trách nhiệm xã hội, kiểm toán viên sẽ chỉ ra mức độ tuân thủ các chế độ, chính sách hiện hành về trách nhiệm xã hội của đơn vị được kiểm toán, phát hiện được những tồn tại trong việc thực hiện các qui định, đồng thời cũng thấy rõ những hạn chế, bất cập của các văn bản pháp luật liên quan đến trách nhiệm xã hội của đơn vị. Trên cơ sở những tồn tại, bất cập đã phát hiện được, kiểm toán viên sẽ đưa ra kiến nghị cụ thể đối với các đơn vị được kiểm toán; Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan như các Bộ, ngành, địa phương, Chính phủ và Quốc hội. Hai là, giúp tăng cường nhận thức và hành động về trách nhiệm xã hội của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị, thúc đẩy đơn vị phát triển bền vững và tác động một cách tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.Qua kiểm toán trách nhiệm xã hội, đơn vị được kiểm toán sẽ hiểu rõ hơn về mức độ tuân thủ các chế độ, chính sách hiện hành về trách nhiệm xã hội của bản thân đơn vị trong quá trình hoạt động, xác định được những tồn tại cụ thể trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị mình (đặc biệt đối với đơn vị hoạt động theo các cam kết với khách hàng, với nhà cung cấp, với người lao động, triển khai quản lý theo hệ thống ISO…). Kết quả kiểm toán trách nhiệm xã hội sẽ đưa ra kết luận và những con số cụ thể về hạn chế hoặc sai phạm trong quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị, chỉ ra những bất cập như không đảm bảo chế độ tuyển dụng, đào tạo, thanh toán... cho người lao động, không đảm bảo vệ sinh môi trường do rò rỉ khí đốt, rò rỉ điện, xử lý chất thải công nghiệp chưa được đúng yêu cầu, không đảm bảo chất lượng sản phẩm do sử dụng nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, không đúng tỷ lệ thành phần như đăng ký chất lượng sản phẩm... Những tồn tại đó có thể dẫn đến những tổn hại cho đơn vị như: tăng chi phí, giảm lợi nhuận, ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ được sản phẩm do không đảm bảo chất lượng hay bị tẩy chay...và có thể đơn vị phải chịu thêm khoản tiền phạt lớn hay ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của đơn vị, ảnh hưởng xấu đến uy tín và hình ảnh đơn vị trong công chúng...Những kết luận và kiến nghị của Kiểm toán viên sẽ giúp cho đơn vị nhận thức rõ hơn về tác dụng của việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, chỉ rõ những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đơn vị nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội. Theo đề xuất của Kiểm toán viên, Ban quản lý và mọi thành viên trong đơn vị được kiểm toán sẽ quan tâm hơn đến việc tìm kiếm và thực hiện những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm đảm bảo trách nhiệm xã hội, từ đó tạo ra nếp văn hoá đẹp “ vì lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng” trong đơn vị. Đây cũng là giải pháp thiết thực để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn đơn vị, tăng uy tín của đơn vị trên thương trường, giúp cho đơn vị phát triển bền vững, đảm bảo cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững của từng quốc gia, khu vực và toàn thế giới.Ai kiểm toán trách nhiệm xã hội? Hiện nay ở nước ta kiểm toán trách nhiệm xã hội chủ yếu do các tổ chức xã hội thực hiện, và thường phải thuê chuyên gia nước ngoài. Theo ý kiến tác giả, kiểm toán trách nhiệm xã hội cần được các tổ chức kiểm toán trong nước quan tâm thực hiện, cụ thể là:+ Kiểm toán nội bộ cần tăng cường thực hiện kiểm toán trách nhiệm xã hộiVới chức năng tư vấn cho nhà quản trị đơn vị, Kiểm toán nội bộ trong các đơn vị cần quan tâm đến công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị trên tất cả các góc độ: Kinh tế, pháp luật và văn hoá. Kiểm toán nội bộ cần xem xét, đánh giá việc thiết kế và vận hành Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị có đủ khả năng ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa kịp thời những vi phạm trách nhiệm xã hội hay không? Cần đưa nội dung kiểm toán trách nhiệm xã hội vào nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ. Thực tế, Kiểm toán nội bộ đơn vị có tác dụng kiểm tra đánh giá mọi hoạt động của đơn vị, phát hiện và uốn nắn các sai phạm trong đơn vị. Nếu đơn vị thực hiện tốt các trách nhiệm đối với Nhà nước, đối với người lao động và các bên liên quan cũng là thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều đơn vị quá chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận nên không thực hiện tốt các trách nhiệm khác đối với xã hội, thậm chí vi phạm các quy định pháp lý và chuẩn mực đạo đức, đối xử thô bạo hay bóc lột quá mức đối với người lao động… Trong một số trường hợp, sự vi phạm đó đã được sự cho phép của người lãnh đạo đơn vị, nhưng cũng không ít trường hợp, sự vi phạm đó vượt qua tầm kiểm soát của Nhà quản trị đơn vị. Do vậy, trong báo cáo của Kiểm toán nội bộ cần phải chỉ rõ những vi phạm trách nhiệm xã hội của từng bộ phận, cá nhân cũng như toàn đơn vị cho người lãnh đạo đơn vị thấy rõ, cũng chỉ ra nguyên nhân và khuyến nghị giải pháp xử lý các sai phạm đã phát hiện. Qua đó góp phần thúc đẩy đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.+ Kiểm toán Nhà nước cần quan tâm đến kiểm toán trách nhiệm xã hội:Với tư cách là công cụ quản lý quan trọng, Kiểm toán Nhà nước phải là lực lượng nòng cốt đảm nhiệm kiểm toán trách nhiệm xã hội để thấy được bức tranh tổng thể về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của từng đơn vị, của các tổ chức, các Bộ, ngành... Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước sẽ đưa ra các kết luận, đánh giá và kiến nghị cụ thể về việc xây dựng và thực hiện các chính sách, quy định về trách nhiệm xã hội của đơn vị. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý chức năng đưa ra những quyết định quản lý vĩ mô.Tuy nhiên, khái niệm về trách nhiệm xã hội ở nước ta còn được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ pháp luật của các đơn vị còn nhiều hạn chế, việc tuân thủ Luật Lao động, các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài nên có những ông chủ nước ngoài đã lạm dụng chính sách, quá chú trọng đến lợi nhuận dẫn đến vi phạm trách nhiệm xã hội khá nghiêm trọng. Do vậy, bên cạnh việc chỉ ra những đơn vị vi phạm trách nhiệm xã hội cần lên án và xử lý, Kiểm toán Nhà nước cũng cần chỉ ra những đơn vị, địa phương thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, như các doanh nghiệp đạt trình độ về trách nhiệm xã hội đã được các nhà nhập khẩu chấp nhận, đã thực hiện đầy đủ nghiêm túc các tiêu chuẩn SA 8000, ISPO 14000, bảo đảm trình độ vệ sinh và an toàn thực phẩm tốt, hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong đơn vị và các bên hữu quan… Do kết quả Kiểm toán Nhà nước được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nên việc nêu gương điển hình về việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng có tác dụng rất lớn đối với việc thúc đẩy các đơn vị thực hiện trách nhiệm xã hội. Hiện nay Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện thí điểm kiểm toán môi trường. Đó cũng là một nội dung mang màu sắc kiểm toán trách nhiệm xã hội, bởi vì bảo vệ môi trường là một trong những trách nhiệm xã hội quan trọng mà các đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Hay các cuộc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Kiểm toán Nhà nước thực hiện cũng đã kiểm tra, xem xét trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng đồng vốn Nhà nước tại các đơn vị, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật tại các đơn vị …cũng đã phần nào đưa ra kết luận về việc thực hiện trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm kinh tế của các đơn vị… Việc Kiểm toán Nhà nước đưa ra kiến nghị cụ thể đối với các Bộ, các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng tăng cường quản lý đối với những đơn vị được kiểm toán , chính là thúc đẩy các đơn vị này thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, trong kết luận của Kiểm toán Nhà nước cần nhấn mạnh rõ hơn về khía cạnh thực hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị được kiểm toán để các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan quản lý chức năng, và đặc biệt là công chúng thấy rõ hơn ưu điểm và tồn tại của các đơn vị này đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội.+ Kiểm toán độc lập cũng có thể tham gia kiểm toán trách nhiệm xã hộiLà một phân hệ quan trọng trong hệ thống kiểm toán, với chức năng xác nhận và tư vấn, Kiểm toán độc lập đã chỉ rõ mức độ thực thi trách nhiệm xã hội của đơn vị được kiểm toán ở các giác độ cung cấp thông tin, tuân thủ các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và các bên liên quan... Tuy nhiên, trong báo cáo của Kiểm toán độc lập cũng chưa chú ý đến việc thực thi trách nhiệm xã hội của đơn vị. Trong tương lai gần, các tổ chức kiểm toán độc lập cũng có thể cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn các giải pháp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Ngay trong kiểm toán báo cáo tài chính cũng cần mở rộng xem xét việc thực thi trách nhiệm xã hội của các đơn vị và sự ảnh hưởng đến báo cáo tài chính ( khả năng không tiêu thụ sản phẩm do bị tẩy chay, khả năng bị phạt vi phạm Luật Lao động, Luật Thuế…). Và, để đảm bảo quyền lợi của cổ đông và các bên liên quan, cũng nên thu thập bản cam đoan của Ban giám đốc về việc đảm bảo các trách nhiệm xã hộị chứ không chỉ cam đoan về lập báo cáo tài chính theo đúng qui định…
Tài liệu tham khảo:http://thongtinphapluatdansu.wordpress.comhttp://vssr.org.vnhttp://m.tamnhin.net/news-9740.htmlhttp://www.facebook.comhttp://maxbrands.nethttp://xahoihoc.info http://tusach.thuvienkhoahoc.com
Theo Tạp chí Kiểm toán số 5/201
TS. Giang Thị Xuyến
Học viện Tài chính
Nền kinh tế thị trường phát triển và hội nhập đã tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán ngày càng phát triển, góp phần đáng kể vào sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành kiểm toán ở nước ta hiện nay chưa được phát triển toàn diện, một số loại hình kiểm toán vẫn còn xa lạ với số đông công chúng. Bài viết này đề cập đến một loại hình kiểm toán chỉ mới manh nha ở Việt Nam, cần được quan tâm đúng mức - Đó là kiểm toán trách nhiệm xã hội, gọi tắt là kiểm toán xã hội (social compliance auditing, hay social auditing).
Kiểm toán trách nhiệm xã hội là gì?
Kiểm toán trách nhiệm xã hội là loại hình kiểm toán rất phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn khá mới mẻ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Khái niệm Kiểm toán trách nhiệm xã hội ra đời đầu tiên ở Mỹ- từ năm 1993, khi người ta phát hiện một nhà máy tại California bắt công nhân làm việc như tù nhân trong điều kiện lao động tồi tệ… Sự cố Vedan, Miwon và hàng chục cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, những cuộc đình công của người lao động ở hàng chục công ty... ở nước ta gần đây đã rung hồi chuông báo động cần phải chú ý hơn đến trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, tổ chức… (gọi chung là đơn vị) trong nền kinh tế. Một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy các đơn vị quan tâm và thực hiện tốt hơn trách nhiệm đối với xã hội chính là việc chú trọng đến hoạt động kiểm toán trách nhiệm xã hội.
Có nhiều khái niệm khác nhau về kiểm toán trách nhiệm xã hội, trên giác độ chung nhất có thể hiểu như sau:
Kiểm toán trách nhiệm xã hội là hoạt động kiểm tra, khảo sát, đánh giá về việc thực thi trách nhiệm xã hội ( trách nhiệm bảo vệ môi trường, đóng góp cho cộng đồng xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp, bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng, quan hệ tốt với người lao động, đảm bảo lợi ích cho cổ đông…) trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Trách nhiệm xã hội của đơn vị không chỉ ở phương diện đạo đức mà còn ở phương diện pháp lý. Có thể nói việc tuân thủ trách nhiệm xã hội của các đơn vị là yếu tố quan trọng, có tính chất “ sống còn” đối với bản thân từng đơn vị và toàn xã hội. Trách nhiệm xã hội của đơn vị gắn trách nhiệm của đơn vị với cộng đồng, gắn hoạt động của đơn vị với các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, hỗ trợ cộng đồng trên nhiều phương diện. Theo đó, các đơn vị cần đạt được các tiêu chí về trách nhiệm xã hội như sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, giảm được khí thải carbon và các chất khí hủy hoại tầng ozone, gây biến đổi khí hậu trái đất, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, nộp phí bảo vệ môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đạo đức kinh doanh, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo quyền lợi và sức khoẻ của người lao động… Đơn vị muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, công chúng và các bên liên quan rất quan tâm đến việc doanh nghiệp có thực hiện tốt trách nhiệm xã hội hay không? Cùng với hệ thống báo cáo phản ánh tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, luồng tiền, báo cáo thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tài liệu không thể thiếu được khi doanh nghiệp báo cáo với cổ đông. Đối với những doanh nghiệp niêm yết thì yêu cầu này càng trở nên khắt khe hơn. Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc doanh nghiệp có hoàn thành trách nhiệm xã hội hay không? Nếu doanh nghiệp không đảm bảo trách nhiệm xã hội không chỉ là nguy cơ tiềm ẩn về sự thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa doanh nghiệp do bị phạt, bị người tiêu dùng từ chối sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp này mà còn khiến cổ đông hay người lao động trong doanh nghiệp không thoải mái khi nhận “ đồng tiền bẩn” mà doanh nghiệp có được do né tránh việc xử lý nước thải làm hủy hoại môi trường, môi sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt cộng đồng, đối xử thô bạo với người lao động hay cưỡng bức lao động, do trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường…Ở Việt Nam, sau sự cố Vedan, Miwon được phát giác, một làn sóng tẩy chay đã nổi lên, mở đầu với những lời kêu gọi trên mạng Internet. Tại Hà Nội, hầu hết các siêu thị lớn như Intimex, Fivimart, Big C không còn bán bột ngọt Vedan. Các siêu thị tại TP.HCM, như Big C, Saigon Co.op, Maxi Mart... cũng ngừng phân phối sản phẩm này. Qua đó có thể thấy, cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam đang bắt đầu ý thức hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường, đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hành động tẩy chay sản phẩm của cộng đồng sẽ giúp ngăn chặn những thảm họa do việc thiếu ý thức trách nhiệm xã hội của những doanh nghiệp hám lợi gây ra.
Như vậy, mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân, đặc biệt các doanh nghiệp cần phải thực hiện trách nhiệm xã hội. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đã đạt được những lợi ích đáng kể, như giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới, mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, cho môi trường và cho xã hội, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín do nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và xã hội. Một ví dụ điển hình ở nước ta mấy năm gần đây, do yêu cầu của đối tác mua hàng nước ngoài, một số doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94 lên 97. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp này còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh tốt đẹp với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao…
Để thúc đẩy các đơn vị thực hiện trách nhiệm xã hội, không chỉ cần có sự tổ chức, quản lý quá trình hoạt động của từng doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh mà còn rất cần có những đơn vị, tổ chức chuyên trách quản lý, giám sát ở phạm vi rộng lớn hơn ở qui mô từng địa phương, quốc gia, khu vực, quốc tế. Mặt khác, trách nhiệm xã hội của đơn vị được biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh: kinh tế; văn hoá; xã hội…, nên các tiêu chí đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị thường rất đa dạng và phong phú. Theo đó, kiểm toán trách nhiệm xã hội không chỉ là kiểm toán tuân thủ đơn thuần mà còn mang màu sắc kiểm toán hoạt động và kiểm toán báo cáo tài chính hoặc kết hợp cả 3 loại kiểm toán trong một cuộc kiểm toán. Đồng thời, đơn vị được kiểm toán không chỉ là một tổ chức, cá nhân kinh doanh mà có thể bao gồm cả đơn vị, tổ chức quản lý hành chính, tuỳ theo mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán. Và, một cuộc kiểm toán trách nhiệm xã hội có thể là kiểm toán chuyên đề hoặc kiểm toán toàn diện. Thông thường, nếu cuộc kiểm toán ở phạm vi rộng lớn thì thường là kiểm toán chuyên đề, thực hiện kiểm toán theo các khía cạnh trách nhiệm xã hội của đơn vị như: Kiểm toán trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo lưu lượng và nồng độ chất thải nguy hại; Kiểm toán tình hình đảm bảo điều kiện làm việc của người lao động của các doanh nghiệp; Kiểm toán việc xử lý chất thải của bệnh viện; Kiểm toán việc tuân thủ qui định của đơn vị đối với việc nộp phí bảo vệ môi trường, nộp thuế cho Nhà nước; Kiểm toán việc đảm bảo các cam kết về đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp; Kiểm toán trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin trung thực cho cổ đông và các đối tác... Nếu cuộc kiểm toán ở phạm vi hẹp một đơn vị thì có thể là cuộc kiểm toán chuyên đề hay kiểm toán toàn diện về việc thực thi trách nhiệm xã hội của đơn vị đó.
Tại sao cần kiểm toán trách nhiệm xã hội?
Có nhiều lý do cần phải kiểm toán trách nhiệm xã hội, trong đó phải kể đến 2 lý do cơ bản sau đây:
Một là, góp phần tăng cường nhận thức và năng lực quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các đơn vị
Việt Nam là một trong những quốc gia đang bị xếp hạng thấp về môi trường đầu tư và ý thức về trách nhiệm xã hội. Một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, do nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình.
Sở dĩ có thực trạng đó có thể do sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, các quy định pháp lý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa rõ ràng và thiếu đồng bộ, thậm chí còn mâu thuẫn giữa các quy định.. Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là hạn chế về lợi ích về thị trường tiềm năng. Do vậy, để thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và đồng bộ hơn, đồng thời phải có những biện pháp kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định đó trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Qua kiểm toán trách nhiệm xã hội, kiểm toán viên sẽ chỉ ra mức độ tuân thủ các chế độ, chính sách hiện hành về trách nhiệm xã hội của đơn vị được kiểm toán, phát hiện được những tồn tại trong việc thực hiện các qui định, đồng thời cũng thấy rõ những hạn chế, bất cập của các văn bản pháp luật liên quan đến trách nhiệm xã hội của đơn vị. Trên cơ sở những tồn tại, bất cập đã phát hiện được, kiểm toán viên sẽ đưa ra kiến nghị cụ thể đối với các đơn vị được kiểm toán; Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan như các Bộ, ngành, địa phương, Chính phủ và Quốc hội.
Hai là, giúp tăng cường nhận thức và hành động về trách nhiệm xã hội của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị, thúc đẩy đơn vị phát triển bền vững và tác động một cách tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
Qua kiểm toán trách nhiệm xã hội, đơn vị được kiểm toán sẽ hiểu rõ hơn về mức độ tuân thủ các chế độ, chính sách hiện hành về trách nhiệm xã hội của bản thân đơn vị trong quá trình hoạt động, xác định được những tồn tại cụ thể trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị mình (đặc biệt đối với đơn vị hoạt động theo các cam kết với khách hàng, với nhà cung cấp, với người lao động, triển khai quản lý theo hệ thống ISO…). Kết quả kiểm toán trách nhiệm xã hội sẽ đưa ra kết luận và những con số cụ thể về hạn chế hoặc sai phạm trong quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị, chỉ ra những bất cập như không đảm bảo chế độ tuyển dụng, đào tạo, thanh toán... cho người lao động, không đảm bảo vệ sinh môi trường do rò rỉ khí đốt, rò rỉ điện, xử lý chất thải công nghiệp chưa được đúng yêu cầu, không đảm bảo chất lượng sản phẩm do sử dụng nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, không đúng tỷ lệ thành phần như đăng ký chất lượng sản phẩm... Những tồn tại đó có thể dẫn đến những tổn hại cho đơn vị như: tăng chi phí, giảm lợi nhuận, ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ được sản phẩm do không đảm bảo chất lượng hay bị tẩy chay...và có thể đơn vị phải chịu thêm khoản tiền phạt lớn hay ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của đơn vị, ảnh hưởng xấu đến uy tín và hình ảnh đơn vị trong công chúng...Những kết luận và kiến nghị của Kiểm toán viên sẽ giúp cho đơn vị nhận thức rõ hơn về tác dụng của việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, chỉ rõ những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đơn vị nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội. Theo đề xuất của Kiểm toán viên, Ban quản lý và mọi thành viên trong đơn vị được kiểm toán sẽ quan tâm hơn đến việc tìm kiếm và thực hiện những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm đảm bảo trách nhiệm xã hội, từ đó tạo ra nếp văn hoá đẹp “ vì lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng” trong đơn vị. Đây cũng là giải pháp thiết thực để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn đơn vị, tăng uy tín của đơn vị trên thương trường, giúp cho đơn vị phát triển bền vững, đảm bảo cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững của từng quốc gia, khu vực và toàn thế giới.
Ai kiểm toán trách nhiệm xã hội?
Hiện nay ở nước ta kiểm toán trách nhiệm xã hội chủ yếu do các tổ chức xã hội thực hiện, và thường phải thuê chuyên gia nước ngoài. Theo ý kiến tác giả, kiểm toán trách nhiệm xã hội cần được các tổ chức kiểm toán trong nước quan tâm thực hiện, cụ thể là:
+ Kiểm toán nội bộ cần tăng cường thực hiện kiểm toán trách nhiệm xã hội
Với chức năng tư vấn cho nhà quản trị đơn vị, Kiểm toán nội bộ trong các đơn vị cần quan tâm đến công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị trên tất cả các góc độ: Kinh tế, pháp luật và văn hoá. Kiểm toán nội bộ cần xem xét, đánh giá việc thiết kế và vận hành Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị có đủ khả năng ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa kịp thời những vi phạm trách nhiệm xã hội hay không? Cần đưa nội dung kiểm toán trách nhiệm xã hội vào nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ. Thực tế, Kiểm toán nội bộ đơn vị có tác dụng kiểm tra đánh giá mọi hoạt động của đơn vị, phát hiện và uốn nắn các sai phạm trong đơn vị. Nếu đơn vị thực hiện tốt các trách nhiệm đối với Nhà nước, đối với người lao động và các bên liên quan cũng là thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều đơn vị quá chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận nên không thực hiện tốt các trách nhiệm khác đối với xã hội, thậm chí vi phạm các quy định pháp lý và chuẩn mực đạo đức, đối xử thô bạo hay bóc lột quá mức đối với người lao động… Trong một số trường hợp, sự vi phạm đó đã được sự cho phép của người lãnh đạo đơn vị, nhưng cũng không ít trường hợp, sự vi phạm đó vượt qua tầm kiểm soát của Nhà quản trị đơn vị. Do vậy, trong báo cáo của Kiểm toán nội bộ cần phải chỉ rõ những vi phạm trách nhiệm xã hội của từng bộ phận, cá nhân cũng như toàn đơn vị cho người lãnh đạo đơn vị thấy rõ, cũng chỉ ra nguyên nhân và khuyến nghị giải pháp xử lý các sai phạm đã phát hiện. Qua đó góp phần thúc đẩy đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
+ Kiểm toán Nhà nước cần quan tâm đến kiểm toán trách nhiệm xã hội:
Với tư cách là công cụ quản lý quan trọng, Kiểm toán Nhà nước phải là lực lượng nòng cốt đảm nhiệm kiểm toán trách nhiệm xã hội để thấy được bức tranh tổng thể về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của từng đơn vị, của các tổ chức, các Bộ, ngành... Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước sẽ đưa ra các kết luận, đánh giá và kiến nghị cụ thể về việc xây dựng và thực hiện các chính sách, quy định về trách nhiệm xã hội của đơn vị. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý chức năng đưa ra những quyết định quản lý vĩ mô.
Tuy nhiên, khái niệm về trách nhiệm xã hội ở nước ta còn được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ pháp luật của các đơn vị còn nhiều hạn chế, việc tuân thủ Luật Lao động, các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài nên có những ông chủ nước ngoài đã lạm dụng chính sách, quá chú trọng đến lợi nhuận dẫn đến vi phạm trách nhiệm xã hội khá nghiêm trọng. Do vậy, bên cạnh việc chỉ ra những đơn vị vi phạm trách nhiệm xã hội cần lên án và xử lý, Kiểm toán Nhà nước cũng cần chỉ ra những đơn vị, địa phương thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, như các doanh nghiệp đạt trình độ về trách nhiệm xã hội đã được các nhà nhập khẩu chấp nhận, đã thực hiện đầy đủ nghiêm túc các tiêu chuẩn SA 8000, ISPO 14000, bảo đảm trình độ vệ sinh và an toàn thực phẩm tốt, hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong đơn vị và các bên hữu quan… Do kết quả Kiểm toán Nhà nước được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nên việc nêu gương điển hình về việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng có tác dụng rất lớn đối với việc thúc đẩy các đơn vị thực hiện trách nhiệm xã hội.
Hiện nay Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện thí điểm kiểm toán môi trường. Đó cũng là một nội dung mang màu sắc kiểm toán trách nhiệm xã hội, bởi vì bảo vệ môi trường là một trong những trách nhiệm xã hội quan trọng mà các đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Hay các cuộc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Kiểm toán Nhà nước thực hiện cũng đã kiểm tra, xem xét trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng đồng vốn Nhà nước tại các đơn vị, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật tại các đơn vị …cũng đã phần nào đưa ra kết luận về việc thực hiện trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm kinh tế của các đơn vị… Việc Kiểm toán Nhà nước đưa ra kiến nghị cụ thể đối với các Bộ, các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng tăng cường quản lý đối với những đơn vị được kiểm toán , chính là thúc đẩy các đơn vị này thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, trong kết luận của Kiểm toán Nhà nước cần nhấn mạnh rõ hơn về khía cạnh thực hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị được kiểm toán để các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan quản lý chức năng, và đặc biệt là công chúng thấy rõ hơn ưu điểm và tồn tại của các đơn vị này đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
+ Kiểm toán độc lập cũng có thể tham gia kiểm toán trách nhiệm xã hội
Là một phân hệ quan trọng trong hệ thống kiểm toán, với chức năng xác nhận và tư vấn, Kiểm toán độc lập đã chỉ rõ mức độ thực thi trách nhiệm xã hội của đơn vị được kiểm toán ở các giác độ cung cấp thông tin, tuân thủ các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và các bên liên quan... Tuy nhiên, trong báo cáo của Kiểm toán độc lập cũng chưa chú ý đến việc thực thi trách nhiệm xã hội của đơn vị. Trong tương lai gần, các tổ chức kiểm toán độc lập cũng có thể cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn các giải pháp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Ngay trong kiểm toán báo cáo tài chính cũng cần mở rộng xem xét việc thực thi trách nhiệm xã hội của các đơn vị và sự ảnh hưởng đến báo cáo tài chính ( khả năng không tiêu thụ sản phẩm do bị tẩy chay, khả năng bị phạt vi phạm Luật Lao động, Luật Thuế…). Và, để đảm bảo quyền lợi của cổ đông và các bên liên quan, cũng nên thu thập bản cam đoan của Ban giám đốc về việc đảm bảo các trách nhiệm xã hộị chứ không chỉ cam đoan về lập báo cáo tài chính theo đúng qui định…
Tài liệu tham khảo:
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com
http://vssr.org.vn
http://m.tamnhin.net/news-9740.html
http://www.facebook.com
http://maxbrands.net
http://xahoihoc.info
http://tusach.thuvienkhoahoc.com
Theo Tạp chí Kiểm toán số 5/201