11/05/2010
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Một số giải pháp hoàn thiện công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của các công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty đại chúng luôn là tài liệu vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư (NĐT). Thông tin trên BCTC là căn cứ quan trọng, có độ tin cậy cao và gần như là duy nhất để đánh giá "sức khỏe" của một doanh nghiệp. Từ đó, NĐT sẽ phân tích, xem xét và ra quyết định đầu tư phù hợp. Để BCTC của các công ty đại chúng cung cấp đầy đủ hơn các thông tin hữu ích cho nhà đầu tư cho việc ra quyết định, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 38/2007/TT-BTC, ngày 18 tháng 4 năm 2007, về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó có đưa ra mẫu của 4 BCTC mà các công ty đại chúng phải lập và nộp theo quy định. Sau hơn hai năm thực hiện quy định này, nhìn chung các công ty đại chúng, đặc biệt là các công ty đại chúng niêm yết đã thực hiện lập và công khai BCTC đúng thời hạn và mẫu biểu quy định, góp phần tích cực nhằm bảo đảm cho thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam hoạt động công bằng, lành mạnh và có hiệu quả. Tuy nhiên thời gian vừa qua, việc công bố thông tin về BCTC của các công ty đại chúng niêm yết còn rất nhiều bất cập như việc báo cáo lỗ thành lãi, có sự sai lệch trọng yếu của một số chỉ tiêu trên BCTC trước và sau kiểm toán, chậm công bố thông tin BCTC so với thời gian quy định,… Việc thông tin thiếu minh bạch như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các NĐT, giảm niềm tin của cổ đông với doanh nghiệp, có tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Để góp phần hoàn thiện việc công bố thông tin trên BCTC của các công ty đại chúng niêm yết, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, nên thực hiện soát xét BCTC giữa niên độ trước khi công bố thông tin định kỳ
Theo quy định tại khoản 1.2, mục IV của Thông tư 38/2007/TT-BTC, BCTC quý của các tổ chức niêm yết phải được công bố trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày hoàn thành báo cáo tài chính quý. Thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính quý trước ngày thứ hai mươi (20) của tháng đầu quý tiếp theo. BCTC quý không phải thực hiện kiểm toán hoặc soát xét (mà chỉ phải thực hiện kiểm toán BCTC năm). Tuy nhiên, thời gian qua, do BCTC quý không được kiểm toán hoặc soát xét bởi tổ chức kiểm toán độc lập đã ảnh hưởng rất lớn tới tính trung thực của các chỉ tiêu trên BCTC. Một số công ty niêm yết tính đến cuối quý 3 năm 2008 vẫn công bố lãi và hoàn thành kế hoạch kinh doanh, nhưng khi BCTC quý 4 được công bố thì lại thua lỗ rất nặng. Công ty CP chứng khoán Kim Long (KLS) trong 9 tháng đầu năm 2008 vẫn có lãi 3,77 tỷ đồng, nhưng “bất ngờ” thua lỗ đến 351,2 tỷ đồng trong quý 4/2008 làm cho lợi nhuận cả năm 2008 bị lỗ 347 tỷ. Tribeco – một thương hiệu có tiếng trong ngành kinh doanh đồ uống có ga của Công ty CP nước giải khát Sài Gòn (TRI) cũng đã thua lỗ tới 145 tỷ trong quý 4 của năm 2008 trong khi 3 quý đầu năm TRI vẫn hoạt động kinh doanh có lãi (gần 100 triệu đồng). Bất ngờ hơn, với việc thua lỗ kỷ lục trong 3 tháng cuối năm dẫn đến số lỗ của năm 2008 vượt quá cả vốn chủ sở hữu của TRI là 135 tỷ đồng. Nguyên nhân ở đây được cho là vì BCTC quý do doanh nghiệp tự lập không được soát xét, chưa qua kiểm toán nên không ít DN đã thực hiện dồn lỗ vào quý cuối cùng của năm tài chính (quý 4), trong đó đáng chú ý nhất là các khoản trích khấu hao tài sản cố định, trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính và giảm giá hàng tồn kho,... Với cách làm này, trong khi các quý đầu năm vẫn công bố lãi, chỉ riêng số lỗ quý cuối năm đã xóa sạch những thành quả kinh doanh trước đó, làm cho không ít NĐT “bàng hoàng”. Loại trừ những tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, nếu việc "dồn lỗ" có tính toán của DN niêm yết là có thực, thì NĐT đã bị thiệt hại rất lớn bởi nhận định sai lệch về triển vọng kinh doanh của công ty trong một thời gian dài. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi NĐT, cần quy định các DN niêm yết phải thực hiện soát xét BCTC quý. Soát xét BCTC ở mức độ thấp hơn kiểm toán BCTC. Mục tiêu của việc soát xét BCTC là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán dựa trên cơ sở các thủ tục soát xét để đưa ra ý kiến kết luận là không (hoặc có) phát hiện ra sự kiện trọng yếu nào đó làm cho kiểm toán viên cho rằng BCTC đã không được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam, xét trên mọi khía cạnh mang tính trọng yếu. Nếu qua công việc soát xét BCTC của DN, kiểm toán viên kết luận BCTC không chứa đựng những sai sót trọng yếu thì NĐT có thể tin tưởng và yên tâm hơn với những số liệu kinh doanh hàng quý mà DN công bố, và tình trạng “lỗ đột biến” vào cuối năm là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho DN, quy định bắt buộc soát xét BCTC giữa niên độ (6 tháng) sẽ hợp lý và khả thi hơn việc yêu cầu DN phải soát xét BCTC hàng quý. Bởi vì đa số các công ty niêm yết hiện nay có quy mô tương đối lớn, có nhiều công ty con hoặc công ty liên kết làm cho việc tập hợp số liệu để lập báo cáo hợp nhất mất khá nhiều thời gian. Nếu cộng cả thời gian soát xét BCTC quý thì DN sẽ “mất không” vài tháng phục vụ công tác soát xét BCTC quý và kiểm toán BCTC năm, ảnh hưởng đến sự chuyên tâm vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính pháp lý, cơ quan quản lý của Nhà nước về thị trường chứng khoán phải đưa yêu cầu bắt buộc soát xét BCTC giữa niên độ vào văn bản pháp quy về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Bởi hiện tại, Thông tư 38/2007/TT-BTC, ban hành 18/04/2007 về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán chưa đề cập đến vấn đề này.
Thứ hai, doanh nghiệp niêm yết nên công bố đầy đủ hơn một số chỉ tiêu “nhạy cảm” trên thuyết minh BCTC
Thuyết minh BCTC là một trong 4 BCTC mà DN niêm yết phải thực hiện công bố. Đây thực chất là một bản “giải trình” của DN, gồm những thông tin bổ sung với mục đích làm rõ và chi tiết hơn các thông tin và dữ liệu kế toán đã bị "bỏ qua" trong các BCTC như Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Thông qua thuyết minh BCTC, nhiều NĐT đã bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các khoản ĐTTC (ngắn hạn và dài hạn), các khoản vay nợ dài hạn… của các DN niêm yết. Bởi nếu chỉ nhìn vào bảng cân đối kế toán, có thể chúng ta hoàn toàn không biết hoặc hiểu sai lệch về các thông tin này.
* Đối với Chỉ tiêu V.02 và V.13 về các khoản đầu tư tài chính (ĐTTC) ngắn hạn và ĐTTC dài hạn trên thuyết minh BCTC
Việc công bố các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp trong thuyết minh BCTC để nhà đầu tư có thể tự xác định và đánh giá mức thiệt hại của các khoản ĐTTC là rất cần thiết trong bối cảnh tính minh bạch của thông tin đang rất được quan tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp có khoản đầu tư tài chính rất lớn nhưng lại trình bày thông tin quá ngắn ngọn, sơ sài. Hiện tại, khoản đầu tư này có thể chưa ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ báo cáo của DN nhưng trong tương lai gần, nó lại có thể làm giảm khá nhiều lợi nhuận, nếu doanh nghiệp tất toán hoặc lập dự phòng các khoản đầu tư này. Và chính việc trích lập dự phòng giảm giá ĐTTC đã làm cho không ít doanh nghiệp phải “giải trình” do có sự chênh lệch khá lớn giữa BCTC trước và sau kiểm toán. Việc trích lập dự phòng giảm giá ĐTTC của các DN niêm yết đã có ảnh hưởng không tốt đến thói quen của nhà đầu tư, tạo tâm lý nghi ngờ và thận trọng với chính những con số mà DN công bố trong mỗi kỳ báo cáo. Để khắc phục được tình trạng này, lấy lại niềm tin của các cổ đông đối với doanh nghiệp, cũng như nâng cao tính minh bạch thông tin về kết quả kinh doanh, nên chăng, mục V.02 và V.13 trong thuyết minh BCTC về các khoản ĐTTC ngắn hạn và dài hạn nên được bổ sung thêm các thông tin về giá trị của các khoản đầu tư, các khoản dự phòng giảm giá ĐTTC như sau:
STT
Loại Chứng khoán
Đầu năm
Cuối năm
SDĐK dự phòng giảm giá đầu tư CK
Số trích lập DF tại thời điểm cuối năm
Số hoàn nhập dự phòng hoặc trích lập thêm
SL
Giá trị
SL
Giá trị
1
ABC
16,300
348,750,000
16,300
318,670,000
0
30,080,000
30,080,000
2
KMN
21,100
298,860,000
22,500
195,250,000
21,090,000
102,500,000
81,410,000
3
XYZ
25,100
325,000,000
30,000
416,780,000
18,750,000
0
(18,750,000)
…..
Cộng
(….): hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Bên cạnh việc công khai trích lập các khoản dự phòng này, DN cũng nên có giải thích về cách thức trích lập dự phòng, lý do không trích lập dự phòng để cổ đông có cơ sở đánh giá. Điều này cũng rất có ý nghĩa đối với nhà đầu tư khi xem xét và tự định giá tổn thất với từng khoản ĐTTC của DN thông qua các BCTC, đồng thời thể hiện mức độ trung thực và minh bạch của công ty trong hoạt động quản trị tài chính nói riêng và quản trị công ty nói chung.
* Đối với chỉ tiêu Vay và nợ dài hạn - Mục V.20 trên thuyết minh BCTC
Trong chỉ tiêu này, doanh nghiệp sẽ trình bày các khoản vay dài hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ thuê tài chính. Trong khoản mục Vay dài hạn, có một khoản vay mà nhà đầu tư rất quan tâm, đó là Vay do phát hành trái phiếu.
Khi huy động vốn qua thị trường chứng khoán, ngoài việc phát hành cổ phiếu, các doanh nghiệp niêm yết có thể phát hành trái phiếu. Gần đây, các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam đã phát hành một loại trái phiếu "lưỡng tính", đó là trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ nợ cho phép trái chủ thực hiện quyền (mà không có nghĩa vụ) chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ nhất định tại một thời điểm hoặc khoảng thời điểm nhất định trong tương lai. Trước khi trái phiếu chuyển đổi được chuyển đổi thành cổ phiếu, trái chủ vẫn được thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đối với một trái phiếu bình thường như nhận lãi suất và hoàn trả gốc khi đến hạn. Bên cạnh đó, trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất huy động khá thấp (vì có sức hấp dẫn nhà đầu tư hơn trái phiếu thường), có thời gian đáo hạn ngắn (thường chỉ 1 đến 2 năm) so với trái phiếu thường (từ 3 đến 10 năm). Khi trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, doanh nghiệp niêm yết có thể hạch toán chuyển nợ sang vốn cổ phần khi trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, làm giảm gánh nặng trả nợ và tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Một vấn đề nữa của trái phiếu chuyển đổi mà nhà đầu tư quan tâm, đó chính là hiệu ứng pha loãng của trái phiếu chuyển đổi đối với thu nhập trên cổ phiếu (EPS) vì làm cho số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên, khi trái phiếu đó được nhà đầu tư chuyển đổi thành cổ phiếu.
Chính vì tầm quan trọng của thông tin của trái phiếu chuyển đổi đối với doanh nghiệp niêm yết và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp, chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp niêm yết trình bày thêm thông tin về trái phiếu chuyển đổi trong mục V.20a. Thông tin bổ sung về trái phiếu chuyển đổi bao gồm tên của trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá, số lượng phát hành, lãi suất, tỷ lệ chuyển đổi thành cổ phiếu và tổng giá trị của trái phiếu chuyển đổi. Các thông tin này có thể được trình bày trong như sau:
Tên trái phiếu
Ngày phát hành
Mệnh giá
(VNĐ)
Số lượng phát hành
Tỷ lệ chuyển đổi
Kỳ hạn (tháng)
Lãi suất (/năm)
Tổng giá trị (trđ)
BD0109
06/01/09
100.000
2.000.000
1:10 (*)
12 tháng
10
200.000
BD0209
10/02/09
100.000
2.500.000
1:10
18 tháng
10,5
250.000
……
(*) Tỷ lệ chuyển đổi 1:10, tức là tại ngày đáo hạn, 1 trái phiếu BD0109 được chuyển đổi thành 10 cổ phiếu của doanh nghiệp, với mệnh giá 1 cổ phiếu là 10.000 đồng
Qua đó thông tin bổ sung về trái phiếu này, doanh nghiệp niêm yết sẽ đáp ứng đầy đủ hơn tính minh bạch về thông tin trên báo cáo tài chính, giúp nhà đầu tư có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc đưa ra các quyết định của mình.
Thứ ba, có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những vi phạm chậm công bố thông tin trên BCTC quý hoặc BCTC năm đã kiểm toán
Theo quy định tại Thông tư 38/207/TT-BTC, ngày 25 của tháng 4, tháng 7 và tháng 10 là thời hạn cuối cùng để DN công bố BCTC quý 1, quý 2 và quý 3. Tuy nhiên, có nhiều DN niêm yết không nộp BTCT quý đúng thời hạn này. Tính đến ngày 1/8/2009, trên 2 sàn niêm yết có 301 DN trong tổng cộng 382 DN niêm yết công bố BCTC quý II. Như vậy, còn tới 81 DN chưa công bố BCTC quý II. Ngược dòng thời gian trở lại tháng 4/2009, tính đến ngày 28/4, có 141/177 DN niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh nộp BCTC quý I/2009, 12 DN xin gia hạn thời gian nộp BTCT (có những DN xin gia hạn đến tận cuối tháng 5/2009 như Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh vật tư; Công ty CP Full Power, Công ty CP Vĩnh Hoàn,…) và 24 công ty chưa nộp BCTC nhưng không giải trình lý do. Nguyên nhân phổ biến các DN đưa ra là do DN phải tổng hợp số liệu từ nhiều công ty con, công ty liên kết hoặc do địa bàn hoạt động của công ty quá rộng nên việc hợp nhất BCTC gặp nhiều khó khăn. Có nhiều công ty đại chúng thường xuyên chậm công bố thông tin BCTC hàng quý vì những lý do kể trên. Việc chậm trễ trong công bố thông tin diễn ra khá thường xuyên, “đều đặn” cho thấy vẫn chưa có chế tài thật sự nghiêm khắc để xử lý vi phạm này. Trong khi đó, thông tin trên BCTC là cơ sở vô cùng quan trọng để NĐT ra quyết định, nên việc công bố thông tin không đúng thời gian quy định đã cho NĐT thiếu thông tin, gây ra không ít khó khăn khi quyết định “mua, bán hay nắm giữ”. Mặt khác, việc công ty niêm yết không tuân thủ quy định về thời hạn công bố thông tin chính là yếu tố làm mất đi tính công bằng trên TTCK giữa các DN niêm yết với nhau và giữa NĐT có thể tiếp cận thông tin nội bộ và không thể tiếp cận được, làm giảm tính minh bạch cũng như niềm tin của NĐT.
Để khắc phục tình trạng trên, đối với các công ty niêm yết thường xuyên chậm nộp BCTC, Ủy ban chứng khoán (UBCK) nên đề nghị với 2 Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiến hành rà soát và có công văn nhắc nhở các công ty này phải có kế hoạch chấn chỉnh công tác kế toán và thông tin nội bộ để khắc phục sự chậm trễ trong việc công bố thông tin. Trong trường hợp các công ty vẫn tiếp tục vi phạm trong các quý tới, đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán chuyển hồ sơ tới thanh tra Ủy ban Chứng khoán để xử lý theo quy định. Chế tài xử phạt vi phạm cần phải nặng tay hơn, vừa mang tính cảnh báo, vừa mang tính răn đe và nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc công bố các thông tin trên BCTC. Tùy theo mức độ vi phạm trong việc chậm công bố thông tin, UBCK có thể phạt tiền hành chính từ 100 triệu đến 300 triệu (thay vì mức phạt tối đa 50 triệu như hiện nay), đồng thời đưa ra tín hiệu cảnh báo cho NĐT liên quan đến sự thiếu minh bạch trong quy trình công bố thông tin. Khi đó, NĐT sẽ có sự cân nhắc cần thiết khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu của công ty này. Trong một số trường hợp, vì những lý do khách quan, các công ty niêm yết có thể xin lùi thời hạn công bố thông tin trên BCTC quý hoặc BCTC năm nhưng nên quy định thời hạn tối đa không quá 15 ngày để đảm bảo sự khách quan và công bằng giữa các DN đã nỗ lực công bố thông tin đúng thời hạn và các DN không thực hiện được. Làm được như vậy, tính minh bạch và lành mạnh trong công bố thông tin sẽ nâng cao, bảo vệ quyền lợi chính đáng của NĐT.
Thứ tư, hoàn thiện thủ tục và quy trình công bố thông tin BCTC của hai Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hiện tại, quy trình chuyển tải thông tin từ DN niêm yết đến hai Sở Giao dịch chứng khoán để công bố theo quy định vẫn mang hình thức thủ công. Khi công ty niêm yết chuyển BCTC đến Sở Giao dịch thì bộ phận tiếp cận đầu tiên là Phòng thông tin của Sở. Họ sẽ kiểm tra xem xét việc chấp hành các mẫu biểu theo quy định, các chỉ tiêu có đầy đủ hay không, nếu có gì chưa rõ sẽ yêu cầu làm rõ từ phía DN. Sau đó tin được chuyển sang Phòng thị trường của Sở để công bố ngay trên website chính thức của Sở Giao dịch. Như vậy quy trình trên có thể làm cho việc công bố thông tin BCTC bị chậm một vài tiếng, thậm chí cả ngày. Điều đó ảnh hưởng đến tính bảo mật của thông tin, đồng thời có thể gây ra sự rò rỉ thông tin trên BCTC trước khi công bố.
Để đảm bảo thông tin được chuyển tải đến NĐT là thông tin chính xác, đầy đủ, rõ ràng và giảm thiểu đáng kể rủi ro cho NĐT khi sử dụng các thông tin đó trong việc đưa các quyết định đầu tư, Sở Giao dịch cần phải có quy trình tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin nhanh chóng và kịp thời. Trong đó, việc đưa hệ thống công bố thông tin điện tử vào áp dụng tại hai Sở Giao dịch chứng khoán là một giải pháp hữu hiệu. Theo đó, mỗi doanh nghiệp niêm yết sẽ được cấp một mã số để gửi thông tin BCTC cần công bố theo quy định đến Sở Giao dịch qua Internet. Khi đó, Sở giao dịch sẽ kiểm tra về mặt hình thức của BCTC (về mẫu biểu, về các chỉ tiêu trên BCTC,…) rồi gửi cho các Công ty chứng khoán thành viên và đưa lên website của Sở. Việc áp dụng hệ thống thông tin điện tử sẽ vừa đảm bảo tính bảo mật, tính pháp lý của thông tin được công bố, đồng thời rút ngắn thời gian công bố thông tin từ DN niêm yết đến hai Sở Giao dịch, khắc phục được tình trạng gửi thông tin bằng văn bản và kèm theo tài liệu bản mềm gửi qua email như hiện nay.
Bên cạnh đó, về phía các công ty niêm yết, nên coi trọng việc công bố thông tin minh bạch, chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời không chỉ là trách nhiệm đối với NĐT mà là trách nhiệm đối với chính sự phát triển ổn định, bền vững của chính DN mình.
Thứ năm, yêu cầu công bố thông tin của BCTC
* Công bố thông tin BCTC năm phải kèm theo báo cáo kiểm toán.
Các công ty niêm yết khi công bố BCTC năm, phải công bố nguyên văn toàn bộ BCTC đã kiểm toán cùng với ý kiến nhận xét của kiểm toán viên. Theo đó, tệp BCTC côngkhai gồm: Báo cáo kiểm toán, các BCTC với các trang của báo cáo có chữ ký của KTV và các trang có đóng dấu giáp lai của công ty kiểm toán (bản gốc). Đó là một căn cứ quan trọng để NĐT xem xét tính trung thực và hợp lý của BCTC. Nếu kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp thuận toàn phần thì NĐT có thể tương đối yên tâm bởi sẽ không có những sai sót trọng yếu nào đối với các khoản mục trên BCTC. Nếu đưa ra ý kiến từ chối hoặc không chấp nhận thì đồng nghĩa với việc kiểm toán viên không khẳng định tính chính xác của thông tin và BCTC có thể sẽ phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh mang tính trọng yếu. Khi đó, NĐT phải hết sức lưu tâm khi đánh giá về sức mạnh, tiềm năng của DN niêm yết cúng như đưa ra quyết định đầu tư.
* Công bố BCTC bằng tiếng Anh (song ngữ)
Nhà đầu tư nước ngoài là một trong những lực lượng quan trọng và nhạy cảm đối với sự phát triển của một thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam. Là nhà đầu tư, hơn ai hết, họ cũng cần thông tin về hoạt động doanh nghiệp qua các BCTC hoặc báo cáo thường niên định kỳ. Tuy nhiên có rất ít DN niêm yết công bố các BCTC bằng tiếng Anh (hoặc bằng tiếng nước ngoài khác), trong khi đó nhu cầu BCTC song ngữ của các tổ chức nước ngoài với doanh nghiệp là rất lớn. Nên chăng, các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam thể hiện hơn nữa trách nhiệm công bố thông tin của mình đối với các nhà đầu tư nước ngoài thông việc công bố BCTC nói riêng và các thông tin khác nói chung bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Cùng với việc tiếp cận gần hơn nữa với các chuẩn mực kế toán quốc tế, BCTC bằng tiếng Anh sẽ góp phần thực hiện “niềm mong ước” niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thế giới của các DN niêm yết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với kinh tế quốc tế.
Tài liệu tham khảo
1, Nghị định số 36/2007/NĐ-CP, ngày 08 tháng 3 năm 2007, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
2, Thông tư số 38/2007/TT-BTC, ngày 18 tháng 4 năm 2007, hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
3, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 910 (VSA 910) - Công tác soát xét BCTC
4, Anh Việt, Soát xét báo cáo quý: Không bắt buộc, Báo Đầu tư chứng khoán, số 32, ngày 16/03/2009
5, Thanh Đoàn, Thêm nghĩa vụ cho công ty kiểm toán, Báo Đầu tư chứng khoán, số 34, ngày 20/03/2009
6, Trần Phú Sơn, Công bố thông tin: Yêu cầu tăng tính minh bạch và chủ động, http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CEAEBD/cong-bo-thong-tin:-yeu-cau-tang-tinh-minh-bach-va-chu-dong.html, truy cập 06/08/2009
7, Thông tin trên một số website www.ssc.gov.vn, www.hsx.org.vn, www.hse.org.vn,..
Nguyễn Thành Hưng
Trường Đại học Thương Mại
Báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty đại chúng luôn là tài liệu vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư (NĐT). Thông tin trên BCTC là căn cứ quan trọng, có độ tin cậy cao và gần như là duy nhất để đánh giá "sức khỏe" của một doanh nghiệp. Từ đó, NĐT sẽ phân tích, xem xét và ra quyết định đầu tư phù hợp. Để BCTC của các công ty đại chúng cung cấp đầy đủ hơn các thông tin hữu ích cho nhà đầu tư cho việc ra quyết định, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 38/2007/TT-BTC, ngày 18 tháng 4 năm 2007, về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó có đưa ra mẫu của 4 BCTC mà các công ty đại chúng phải lập và nộp theo quy định.
Sau hơn hai năm thực hiện quy định này, nhìn chung các công ty đại chúng, đặc biệt là các công ty đại chúng niêm yết đã thực hiện lập và công khai BCTC đúng thời hạn và mẫu biểu quy định, góp phần tích cực nhằm bảo đảm cho thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam hoạt động công bằng, lành mạnh và có hiệu quả. Tuy nhiên thời gian vừa qua, việc công bố thông tin về BCTC của các công ty đại chúng niêm yết còn rất nhiều bất cập như việc báo cáo lỗ thành lãi, có sự sai lệch trọng yếu của một số chỉ tiêu trên BCTC trước và sau kiểm toán, chậm công bố thông tin BCTC so với thời gian quy định,… Việc thông tin thiếu minh bạch như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các NĐT, giảm niềm tin của cổ đông với doanh nghiệp, có tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Để góp phần hoàn thiện việc công bố thông tin trên BCTC của các công ty đại chúng niêm yết, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, nên thực hiện soát xét BCTC giữa niên độ trước khi công bố thông tin định kỳ
Theo quy định tại khoản 1.2, mục IV của Thông tư 38/2007/TT-BTC, BCTC quý của các tổ chức niêm yết phải được công bố trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày hoàn thành báo cáo tài chính quý. Thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính quý trước ngày thứ hai mươi (20) của tháng đầu quý tiếp theo. BCTC quý không phải thực hiện kiểm toán hoặc soát xét (mà chỉ phải thực hiện kiểm toán BCTC năm). Tuy nhiên, thời gian qua, do BCTC quý không được kiểm toán hoặc soát xét bởi tổ chức kiểm toán độc lập đã ảnh hưởng rất lớn tới tính trung thực của các chỉ tiêu trên BCTC. Một số công ty niêm yết tính đến cuối quý 3 năm 2008 vẫn công bố lãi và hoàn thành kế hoạch kinh doanh, nhưng khi BCTC quý 4 được công bố thì lại thua lỗ rất nặng. Công ty CP chứng khoán Kim Long (KLS) trong 9 tháng đầu năm 2008 vẫn có lãi 3,77 tỷ đồng, nhưng “bất ngờ” thua lỗ đến 351,2 tỷ đồng trong quý 4/2008 làm cho lợi nhuận cả năm 2008 bị lỗ 347 tỷ. Tribeco – một thương hiệu có tiếng trong ngành kinh doanh đồ uống có ga của Công ty CP nước giải khát Sài Gòn (TRI) cũng đã thua lỗ tới 145 tỷ trong quý 4 của năm 2008 trong khi 3 quý đầu năm TRI vẫn hoạt động kinh doanh có lãi (gần 100 triệu đồng). Bất ngờ hơn, với việc thua lỗ kỷ lục trong 3 tháng cuối năm dẫn đến số lỗ của năm 2008 vượt quá cả vốn chủ sở hữu của TRI là 135 tỷ đồng. Nguyên nhân ở đây được cho là vì BCTC quý do doanh nghiệp tự lập không được soát xét, chưa qua kiểm toán nên không ít DN đã thực hiện dồn lỗ vào quý cuối cùng của năm tài chính (quý 4), trong đó đáng chú ý nhất là các khoản trích khấu hao tài sản cố định, trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính và giảm giá hàng tồn kho,... Với cách làm này, trong khi các quý đầu năm vẫn công bố lãi, chỉ riêng số lỗ quý cuối năm đã xóa sạch những thành quả kinh doanh trước đó, làm cho không ít NĐT “bàng hoàng”. Loại trừ những tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, nếu việc "dồn lỗ" có tính toán của DN niêm yết là có thực, thì NĐT đã bị thiệt hại rất lớn bởi nhận định sai lệch về triển vọng kinh doanh của công ty trong một thời gian dài. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi NĐT, cần quy định các DN niêm yết phải thực hiện soát xét BCTC quý. Soát xét BCTC ở mức độ thấp hơn kiểm toán BCTC. Mục tiêu của việc soát xét BCTC là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán dựa trên cơ sở các thủ tục soát xét để đưa ra ý kiến kết luận là không (hoặc có) phát hiện ra sự kiện trọng yếu nào đó làm cho kiểm toán viên cho rằng BCTC đã không được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam, xét trên mọi khía cạnh mang tính trọng yếu. Nếu qua công việc soát xét BCTC của DN, kiểm toán viên kết luận BCTC không chứa đựng những sai sót trọng yếu thì NĐT có thể tin tưởng và yên tâm hơn với những số liệu kinh doanh hàng quý mà DN công bố, và tình trạng “lỗ đột biến” vào cuối năm là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho DN, quy định bắt buộc soát xét BCTC giữa niên độ (6 tháng) sẽ hợp lý và khả thi hơn việc yêu cầu DN phải soát xét BCTC hàng quý. Bởi vì đa số các công ty niêm yết hiện nay có quy mô tương đối lớn, có nhiều công ty con hoặc công ty liên kết làm cho việc tập hợp số liệu để lập báo cáo hợp nhất mất khá nhiều thời gian. Nếu cộng cả thời gian soát xét BCTC quý thì DN sẽ “mất không” vài tháng phục vụ công tác soát xét BCTC quý và kiểm toán BCTC năm, ảnh hưởng đến sự chuyên tâm vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính pháp lý, cơ quan quản lý của Nhà nước về thị trường chứng khoán phải đưa yêu cầu bắt buộc soát xét BCTC giữa niên độ vào văn bản pháp quy về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Bởi hiện tại, Thông tư 38/2007/TT-BTC, ban hành 18/04/2007 về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán chưa đề cập đến vấn đề này.
Thứ hai, doanh nghiệp niêm yết nên công bố đầy đủ hơn một số chỉ tiêu “nhạy cảm” trên thuyết minh BCTC
Thuyết minh BCTC là một trong 4 BCTC mà DN niêm yết phải thực hiện công bố. Đây thực chất là một bản “giải trình” của DN, gồm những thông tin bổ sung với mục đích làm rõ và chi tiết hơn các thông tin và dữ liệu kế toán đã bị "bỏ qua" trong các BCTC như Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Thông qua thuyết minh BCTC, nhiều NĐT đã bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các khoản ĐTTC (ngắn hạn và dài hạn), các khoản vay nợ dài hạn… của các DN niêm yết. Bởi nếu chỉ nhìn vào bảng cân đối kế toán, có thể chúng ta hoàn toàn không biết hoặc hiểu sai lệch về các thông tin này.
* Đối với Chỉ tiêu V.02 và V.13 về các khoản đầu tư tài chính (ĐTTC) ngắn hạn và ĐTTC dài hạn trên thuyết minh BCTC
Việc công bố các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp trong thuyết minh BCTC để nhà đầu tư có thể tự xác định và đánh giá mức thiệt hại của các khoản ĐTTC là rất cần thiết trong bối cảnh tính minh bạch của thông tin đang rất được quan tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp có khoản đầu tư tài chính rất lớn nhưng lại trình bày thông tin quá ngắn ngọn, sơ sài. Hiện tại, khoản đầu tư này có thể chưa ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ báo cáo của DN nhưng trong tương lai gần, nó lại có thể làm giảm khá nhiều lợi nhuận, nếu doanh nghiệp tất toán hoặc lập dự phòng các khoản đầu tư này. Và chính việc trích lập dự phòng giảm giá ĐTTC đã làm cho không ít doanh nghiệp phải “giải trình” do có sự chênh lệch khá lớn giữa BCTC trước và sau kiểm toán. Việc trích lập dự phòng giảm giá ĐTTC của các DN niêm yết đã có ảnh hưởng không tốt đến thói quen của nhà đầu tư, tạo tâm lý nghi ngờ và thận trọng với chính những con số mà DN công bố trong mỗi kỳ báo cáo. Để khắc phục được tình trạng này, lấy lại niềm tin của các cổ đông đối với doanh nghiệp, cũng như nâng cao tính minh bạch thông tin về kết quả kinh doanh, nên chăng, mục V.02 và V.13 trong thuyết minh BCTC về các khoản ĐTTC ngắn hạn và dài hạn nên được bổ sung thêm các thông tin về giá trị của các khoản đầu tư, các khoản dự phòng giảm giá ĐTTC như sau:
STT |
Loại Chứng khoán |
Đầu năm |
Cuối năm |
SDĐK dự phòng giảm giá đầu tư CK |
Số trích lập DF tại thời điểm cuối năm |
Số hoàn nhập dự phòng hoặc trích lập thêm |
SL |
Giá trị |
SL |
Giá trị |
1 |
ABC |
16,300 |
348,750,000 |
16,300 |
318,670,000 |
0 |
30,080,000 |
30,080,000 |
2 |
KMN |
21,100 |
298,860,000 |
22,500 |
195,250,000 |
21,090,000 |
102,500,000 |
81,410,000 |
3 |
XYZ |
25,100 |
325,000,000 |
30,000 |
416,780,000 |
18,750,000 |
0 |
(18,750,000) |
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(….): hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán |
Bên cạnh việc công khai trích lập các khoản dự phòng này, DN cũng nên có giải thích về cách thức trích lập dự phòng, lý do không trích lập dự phòng để cổ đông có cơ sở đánh giá. Điều này cũng rất có ý nghĩa đối với nhà đầu tư khi xem xét và tự định giá tổn thất với từng khoản ĐTTC của DN thông qua các BCTC, đồng thời thể hiện mức độ trung thực và minh bạch của công ty trong hoạt động quản trị tài chính nói riêng và quản trị công ty nói chung.
* Đối với chỉ tiêu Vay và nợ dài hạn - Mục V.20 trên thuyết minh BCTC
Trong chỉ tiêu này, doanh nghiệp sẽ trình bày các khoản vay dài hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ thuê tài chính. Trong khoản mục Vay dài hạn, có một khoản vay mà nhà đầu tư rất quan tâm, đó là Vay do phát hành trái phiếu.
Khi huy động vốn qua thị trường chứng khoán, ngoài việc phát hành cổ phiếu, các doanh nghiệp niêm yết có thể phát hành trái phiếu. Gần đây, các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam đã phát hành một loại trái phiếu "lưỡng tính", đó là trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ nợ cho phép trái chủ thực hiện quyền (mà không có nghĩa vụ) chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ nhất định tại một thời điểm hoặc khoảng thời điểm nhất định trong tương lai. Trước khi trái phiếu chuyển đổi được chuyển đổi thành cổ phiếu, trái chủ vẫn được thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đối với một trái phiếu bình thường như nhận lãi suất và hoàn trả gốc khi đến hạn. Bên cạnh đó, trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất huy động khá thấp (vì có sức hấp dẫn nhà đầu tư hơn trái phiếu thường), có thời gian đáo hạn ngắn (thường chỉ 1 đến 2 năm) so với trái phiếu thường (từ 3 đến 10 năm). Khi trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, doanh nghiệp niêm yết có thể hạch toán chuyển nợ sang vốn cổ phần khi trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, làm giảm gánh nặng trả nợ và tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Một vấn đề nữa của trái phiếu chuyển đổi mà nhà đầu tư quan tâm, đó chính là hiệu ứng pha loãng của trái phiếu chuyển đổi đối với thu nhập trên cổ phiếu (EPS) vì làm cho số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên, khi trái phiếu đó được nhà đầu tư chuyển đổi thành cổ phiếu.
Chính vì tầm quan trọng của thông tin của trái phiếu chuyển đổi đối với doanh nghiệp niêm yết và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp, chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp niêm yết trình bày thêm thông tin về trái phiếu chuyển đổi trong mục V.20a. Thông tin bổ sung về trái phiếu chuyển đổi bao gồm tên của trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá, số lượng phát hành, lãi suất, tỷ lệ chuyển đổi thành cổ phiếu và tổng giá trị của trái phiếu chuyển đổi. Các thông tin này có thể được trình bày trong như sau:
Tên trái phiếu |
Ngày phát hành |
Mệnh giá
(VNĐ) |
Số lượng phát hành |
Tỷ lệ chuyển đổi |
Kỳ hạn (tháng) |
Lãi suất (/năm) |
Tổng giá trị (trđ) |
BD0109 |
06/01/09 |
100.000 |
2.000.000 |
1:10 (*) |
12 tháng |
10 |
200.000 |
BD0209 |
10/02/09 |
100.000 |
2.500.000 |
1:10 |
18 tháng |
10,5 |
250.000 |
…… |
|
|
|
|
|
|
|
(*) Tỷ lệ chuyển đổi 1:10, tức là tại ngày đáo hạn, 1 trái phiếu BD0109 được chuyển đổi thành 10 cổ phiếu của doanh nghiệp, với mệnh giá 1 cổ phiếu là 10.000 đồng
Qua đó thông tin bổ sung về trái phiếu này, doanh nghiệp niêm yết sẽ đáp ứng đầy đủ hơn tính minh bạch về thông tin trên báo cáo tài chính, giúp nhà đầu tư có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc đưa ra các quyết định của mình.
Thứ ba, có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những vi phạm chậm công bố thông tin trên BCTC quý hoặc BCTC năm đã kiểm toán
Theo quy định tại Thông tư 38/207/TT-BTC, ngày 25 của tháng 4, tháng 7 và tháng 10 là thời hạn cuối cùng để DN công bố BCTC quý 1, quý 2 và quý 3. Tuy nhiên, có nhiều DN niêm yết không nộp BTCT quý đúng thời hạn này. Tính đến ngày 1/8/2009, trên 2 sàn niêm yết có 301 DN trong tổng cộng 382 DN niêm yết công bố BCTC quý II. Như vậy, còn tới 81 DN chưa công bố BCTC quý II. Ngược dòng thời gian trở lại tháng 4/2009, tính đến ngày 28/4, có 141/177 DN niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh nộp BCTC quý I/2009, 12 DN xin gia hạn thời gian nộp BTCT (có những DN xin gia hạn đến tận cuối tháng 5/2009 như Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh vật tư; Công ty CP Full Power, Công ty CP Vĩnh Hoàn,…) và 24 công ty chưa nộp BCTC nhưng không giải trình lý do. Nguyên nhân phổ biến các DN đưa ra là do DN phải tổng hợp số liệu từ nhiều công ty con, công ty liên kết hoặc do địa bàn hoạt động của công ty quá rộng nên việc hợp nhất BCTC gặp nhiều khó khăn. Có nhiều công ty đại chúng thường xuyên chậm công bố thông tin BCTC hàng quý vì những lý do kể trên. Việc chậm trễ trong công bố thông tin diễn ra khá thường xuyên, “đều đặn” cho thấy vẫn chưa có chế tài thật sự nghiêm khắc để xử lý vi phạm này. Trong khi đó, thông tin trên BCTC là cơ sở vô cùng quan trọng để NĐT ra quyết định, nên việc công bố thông tin không đúng thời gian quy định đã cho NĐT thiếu thông tin, gây ra không ít khó khăn khi quyết định “mua, bán hay nắm giữ”. Mặt khác, việc công ty niêm yết không tuân thủ quy định về thời hạn công bố thông tin chính là yếu tố làm mất đi tính công bằng trên TTCK giữa các DN niêm yết với nhau và giữa NĐT có thể tiếp cận thông tin nội bộ và không thể tiếp cận được, làm giảm tính minh bạch cũng như niềm tin của NĐT.
Để khắc phục tình trạng trên, đối với các công ty niêm yết thường xuyên chậm nộp BCTC, Ủy ban chứng khoán (UBCK) nên đề nghị với 2 Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiến hành rà soát và có công văn nhắc nhở các công ty này phải có kế hoạch chấn chỉnh công tác kế toán và thông tin nội bộ để khắc phục sự chậm trễ trong việc công bố thông tin. Trong trường hợp các công ty vẫn tiếp tục vi phạm trong các quý tới, đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán chuyển hồ sơ tới thanh tra Ủy ban Chứng khoán để xử lý theo quy định. Chế tài xử phạt vi phạm cần phải nặng tay hơn, vừa mang tính cảnh báo, vừa mang tính răn đe và nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc công bố các thông tin trên BCTC. Tùy theo mức độ vi phạm trong việc chậm công bố thông tin, UBCK có thể phạt tiền hành chính từ 100 triệu đến 300 triệu (thay vì mức phạt tối đa 50 triệu như hiện nay), đồng thời đưa ra tín hiệu cảnh báo cho NĐT liên quan đến sự thiếu minh bạch trong quy trình công bố thông tin. Khi đó, NĐT sẽ có sự cân nhắc cần thiết khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu của công ty này. Trong một số trường hợp, vì những lý do khách quan, các công ty niêm yết có thể xin lùi thời hạn công bố thông tin trên BCTC quý hoặc BCTC năm nhưng nên quy định thời hạn tối đa không quá 15 ngày để đảm bảo sự khách quan và công bằng giữa các DN đã nỗ lực công bố thông tin đúng thời hạn và các DN không thực hiện được. Làm được như vậy, tính minh bạch và lành mạnh trong công bố thông tin sẽ nâng cao, bảo vệ quyền lợi chính đáng của NĐT.
Thứ tư, hoàn thiện thủ tục và quy trình công bố thông tin BCTC của hai Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hiện tại, quy trình chuyển tải thông tin từ DN niêm yết đến hai Sở Giao dịch chứng khoán để công bố theo quy định vẫn mang hình thức thủ công. Khi công ty niêm yết chuyển BCTC đến Sở Giao dịch thì bộ phận tiếp cận đầu tiên là Phòng thông tin của Sở. Họ sẽ kiểm tra xem xét việc chấp hành các mẫu biểu theo quy định, các chỉ tiêu có đầy đủ hay không, nếu có gì chưa rõ sẽ yêu cầu làm rõ từ phía DN. Sau đó tin được chuyển sang Phòng thị trường của Sở để công bố ngay trên website chính thức của Sở Giao dịch. Như vậy quy trình trên có thể làm cho việc công bố thông tin BCTC bị chậm một vài tiếng, thậm chí cả ngày. Điều đó ảnh hưởng đến tính bảo mật của thông tin, đồng thời có thể gây ra sự rò rỉ thông tin trên BCTC trước khi công bố.
Để đảm bảo thông tin được chuyển tải đến NĐT là thông tin chính xác, đầy đủ, rõ ràng và giảm thiểu đáng kể rủi ro cho NĐT khi sử dụng các thông tin đó trong việc đưa các quyết định đầu tư, Sở Giao dịch cần phải có quy trình tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin nhanh chóng và kịp thời. Trong đó, việc đưa hệ thống công bố thông tin điện tử vào áp dụng tại hai Sở Giao dịch chứng khoán là một giải pháp hữu hiệu. Theo đó, mỗi doanh nghiệp niêm yết sẽ được cấp một mã số để gửi thông tin BCTC cần công bố theo quy định đến Sở Giao dịch qua Internet. Khi đó, Sở giao dịch sẽ kiểm tra về mặt hình thức của BCTC (về mẫu biểu, về các chỉ tiêu trên BCTC,…) rồi gửi cho các Công ty chứng khoán thành viên và đưa lên website của Sở. Việc áp dụng hệ thống thông tin điện tử sẽ vừa đảm bảo tính bảo mật, tính pháp lý của thông tin được công bố, đồng thời rút ngắn thời gian công bố thông tin từ DN niêm yết đến hai Sở Giao dịch, khắc phục được tình trạng gửi thông tin bằng văn bản và kèm theo tài liệu bản mềm gửi qua email như hiện nay.
Bên cạnh đó, về phía các công ty niêm yết, nên coi trọng việc công bố thông tin minh bạch, chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời không chỉ là trách nhiệm đối với NĐT mà là trách nhiệm đối với chính sự phát triển ổn định, bền vững của chính DN mình.
Thứ năm, yêu cầu công bố thông tin của BCTC
* Công bố thông tin BCTC năm phải kèm theo báo cáo kiểm toán.
Các công ty niêm yết khi công bố BCTC năm, phải công bố nguyên văn toàn bộ BCTC đã kiểm toán cùng với ý kiến nhận xét của kiểm toán viên. Theo đó, tệp BCTC côngkhai gồm: Báo cáo kiểm toán, các BCTC với các trang của báo cáo có chữ ký của KTV và các trang có đóng dấu giáp lai của công ty kiểm toán (bản gốc). Đó là một căn cứ quan trọng để NĐT xem xét tính trung thực và hợp lý của BCTC. Nếu kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp thuận toàn phần thì NĐT có thể tương đối yên tâm bởi sẽ không có những sai sót trọng yếu nào đối với các khoản mục trên BCTC. Nếu đưa ra ý kiến từ chối hoặc không chấp nhận thì đồng nghĩa với việc kiểm toán viên không khẳng định tính chính xác của thông tin và BCTC có thể sẽ phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh mang tính trọng yếu. Khi đó, NĐT phải hết sức lưu tâm khi đánh giá về sức mạnh, tiềm năng của DN niêm yết cúng như đưa ra quyết định đầu tư.
* Công bố BCTC bằng tiếng Anh (song ngữ)
Nhà đầu tư nước ngoài là một trong những lực lượng quan trọng và nhạy cảm đối với sự phát triển của một thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam. Là nhà đầu tư, hơn ai hết, họ cũng cần thông tin về hoạt động doanh nghiệp qua các BCTC hoặc báo cáo thường niên định kỳ. Tuy nhiên có rất ít DN niêm yết công bố các BCTC bằng tiếng Anh (hoặc bằng tiếng nước ngoài khác), trong khi đó nhu cầu BCTC song ngữ của các tổ chức nước ngoài với doanh nghiệp là rất lớn. Nên chăng, các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam thể hiện hơn nữa trách nhiệm công bố thông tin của mình đối với các nhà đầu tư nước ngoài thông việc công bố BCTC nói riêng và các thông tin khác nói chung bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Cùng với việc tiếp cận gần hơn nữa với các chuẩn mực kế toán quốc tế, BCTC bằng tiếng Anh sẽ góp phần thực hiện “niềm mong ước” niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thế giới của các DN niêm yết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với kinh tế quốc tế.
Tài liệu tham khảo
1, Nghị định số 36/2007/NĐ-CP, ngày 08 tháng 3 năm 2007, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
2, Thông tư số 38/2007/TT-BTC, ngày 18 tháng 4 năm 2007, hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
3, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 910 (VSA 910) - Công tác soát xét BCTC
4, Anh Việt, Soát xét báo cáo quý: Không bắt buộc, Báo Đầu tư chứng khoán, số 32, ngày 16/03/2009
5, Thanh Đoàn, Thêm nghĩa vụ cho công ty kiểm toán, Báo Đầu tư chứng khoán, số 34, ngày 20/03/2009
6, Trần Phú Sơn, Công bố thông tin: Yêu cầu tăng tính minh bạch và chủ động, http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CEAEBD/cong-bo-thong-tin:-yeu-cau-tang-tinh-minh-bach-va-chu-dong.html, truy cập 06/08/2009
7, Thông tin trên một số website www.ssc.gov.vn, www.hsx.org.vn, www.hse.org.vn,..
Nguyễn Thành Hưng
Trường Đại học Thương Mại