09/03/2009
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và vai trò của Kiểm toán Nhà nước Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua một số Dự án Luật, trong đó có Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Đây là đạo luật đã và đang thu hút sự quan tâm sâu rộng của mọi tầng lớp nhân dân.Lê Huy Trọng- Trần Soạn Thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI, bằng nhiều hình thức và phương pháp tiếp cận khác nhau, các phương tiện thông tin đại chúng đã thực sự là công cụ tuyên truyền hữu hiệu trong việc giới thiệu Đề cương gợi ý thảo luận, lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với 5 nội dung chủ yếu, đó là: Về tên gọi của Luật, về phạm vi điều chỉnh của Luật, về nội dung của dự thảo Luật, về chế tài xử lý vi phạm và về giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phạm trù thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xét về nội hàm đã bao trùm cả lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên; đồng thời không loại trừ phạm vi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Song, trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến những quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước và vai trò của cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong quá trình thực hiện Luật này.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - một nhu cầu cấp thiết của xu hướng hội nhập và phát triển Kể từ khi Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu lực thi hành cho đến nay, mặc dù chúng ta chưa tiến hành tổng kết, đánh giá và đúc rút những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhưng thực tiễn của cuộc sống đã và đang đặt ra những vấn đề nổi cộm mang tính phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống thường nhật, môi trường đầu tư phát triển và đặc biệt là nguy cơ và thách thức to lớn đối với những thành tựu kinh tế - xã hội của gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới. Nếu như Đại hội VIII của Đảng nhận định: “Nạn tham nhũng là một nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống còn của hệ thống chính trị” thì Đại hội Đảng IX cũng đánh giá: “Tình trạng quan liêu tham nhũng, lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng và khá phổ biến... và đó là những điều xã hội bức xúc nhất và hạn chế những thắng lợi của chúng ta...”. Chúng ta không thể phủ nhận sự tăng trưởng GDP hàng năm ở mức cao, năng lực sản xuất không ngừng được nâng cao, cơ sở hạ tầng ngày càng được mở rộng, quy mô kinh tế có chiều hướng phát triển cùng với sự ổn định của tiềm lực tài chính quốc gia... Song, ngay trong những thành tựu to lớn đó đã và đang tiềm ẩn những nguy cơ gian lận, tham nhũng và lãng phí. Theo Dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tại Điều 3 khẳng định: “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần tạo nếp sống lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân”. Đồng thời, tại Điều 4 nêu rõ: “ Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định; đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả; đối với các lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định”. Như vậy, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí khá rộng, không chỉ các tổ chức thuộc bộ máy nhà nước, tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức phi Chính phủ mà còn các cá nhân với tư cách là công dân. Song, các hành vi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí lại không được quy định cụ thể trong các đạo luật khác vì chưa cấu thành tội phạm. Bởi vì, từ trước đến nay, dư luận công chúng chỉ coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một hiện tượng xã hội thuần túy, không ảnh hưởng đến sự sống còn của quốc gia, của dân tộc. Chính vì lẽ đó, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa trở thành nếp sống có văn hóa, chưa trở thành những giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Vai trò của cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong quá trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Báo cáo tổng kết đánh giá của Chính phủ về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29/4/2005 cho thấy chúng ta chưa thực hành tiết kiệm được bao nhiêu nhưng lãng phí thì xẩy ra ở mọi lúc, mọi nơi và ở hầu hết các lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý sử dụng trang thiết bị, trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức…Quá trình xử lý còn chậm trong khi công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện một cách thường xuyên nên tình trạng này đang diễn ra phức tập, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Những số kiệu về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qua kiểm tra tại 1187 đơn vị thuộc 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 174 đơn vị thuộc 29 bộ, ngành ở Trung ương thể hiện rõ những đánh giá nêu trên. Gần đây nhất, chỉ riêng ngành giao thông vận tải "được đầu tư tới 44.353 tỷ đồng. Đến cuối năm 2004, tổng số lũy kế của các doanh nghiệp trong ngành lên đến 1.000 tỷ đồng. Tổng số khoản nợ phải thu chưa được thanh toán trên 4.156 tỷ đồng. Nếu tính thêm phần khối lượng xây dựng đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu thì tổng số nợ đọng lên đến 6.223 tỷ đồng; trong đó, nợ đọng vốn ngân sách trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý là 3.073 tỷ đồng"(1). Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI, các đại biểu thuộc các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã nêu rõ: “ Những xã thuộc Chương trình 135 hiện nay bình quân có 25- 26 hộ nghèo. Nhưng đấy mới chỉ là bình quân, còn những xã, thôn, bản có tỷ lệ nghèo còn cao hơn nhiều, 50- 60. Còn một xã có tỷ lệ đói nghèo cao nhất (90) là xã CSoLiên ở Lâm Đồng. Hưởng chương trình này chủ yếu ở trung tâm xã, cụm xã. Ngược lại, ở thôn, buôn, đồng bào dân tộc chưa được hưởng chương trình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đề nghị Chính phủ đã quan tâm rồi thì quan tâm thêm nữa các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam. Miền Trung điều kiện khắc nghiệt, còn nhiều khó khăn. Có xã hộ nghèo chiếm 40- 50, đời sống lạc hậu. Hàng trăm xã chưa có đường ôtô, nhiều vùng chưa có điện. Đề nghị Chính phủ kéo dài Chương trình 135 thêm thời gian một vài năm nữa!''... "Kết quả kiểm toán của cơ quan chức năng cho thấy, sở dĩ nhiều doanh nghiệp trong ngành thua lỗ là do đã bỏ trúng thầu chỉ bằng 50 - 70, thậm chí chỉ bằng 40 - 50 giá dự toán" (2)... Rõ ràng, bên cạnh sự thiếu thực hành tiết kiệm và lãng phí ở khu vực Nhà nước thì sự "khát kinh phí" ở các địa bàn dân cư là hoàn toàn có thật! Như vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã trở thành vấn đề bức xúc đối với Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước và trước ngưỡng cửa của sự hội nhập và phát triển với các nước trong khu vực và thế giới. Vậy, Kiểm toán Nhà nước và họat động kiểm toán nhà nước có vai trò như thế nào trong tiến trình thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí? Căn cứ vào Luật Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã xác định: "Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" (Điều 13). "Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước" (Điều 14). "Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước" (Điều 3). Và, "Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước" (Khoản 1, Điều 4). Đồng thời, tại Điều 15 quy định rõ nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước là: "Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có yêu cầu. Trình ý kiến của Kiểm toán Nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội khi có yêu cầu trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính. Tham gia với các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh. Báo cáo kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán theo quy định tại Điều 58, Điều 59 của Luật này và các quy định khác của pháp luật…. Ngay trong Dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng quy định trách nhiệm: "Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện chức năng kiểm toán nhà nước nếu phát hiện hành vi gây lãng phí phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện công khai kết quả kiểm toán đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí." (Khoản 2, Điều 77). Với những điều kiện cần và đủ nêu trên, trên cơ sở những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và phương pháp nghiệp vụ của mình, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát các lĩnh vực: Quản lý và sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước (NSNN) bao gồm: việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí NSNN; mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc; quản lý, sử dụng NSNN cho hoạt động của cơ quan, tổ chức; Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia, kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng NSNN, tiền, tài sản nhà nước bao gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục các dự án đầu tư; Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình của dự án đầu tư; Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình; Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình; Cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư; Bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư; Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng. Trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí NSNN và các công trình phúc lợi công cộng, bao gồm: Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc; Quản lý, sử dụng nhà công vụ; Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng;... Kinh nghiệm thực tiễn ở các quốc gia trên thế giới và thực tiễn hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong hơn mười năm qua đã khẳng định rằng, sự hiện diện và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đã thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quyền lực Nhà nước.
Tài liệu tham khảo: Luật Kiểm toán Nhà nước, Dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (1), (2): Nguồn http://www.tienphongonline.com ngày 03/10/2005
Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua một số Dự án Luật, trong đó có Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Đây là đạo luật đã và đang thu hút sự quan tâm sâu rộng của mọi tầng lớp nhân dân.
Lê Huy Trọng- Trần Soạn
Thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI, bằng nhiều hình thức và phương pháp tiếp cận khác nhau, các phương tiện thông tin đại chúng đã thực sự là công cụ tuyên truyền hữu hiệu trong việc giới thiệu Đề cương gợi ý thảo luận, lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với 5 nội dung chủ yếu, đó là: Về tên gọi của Luật, về phạm vi điều chỉnh của Luật, về nội dung của dự thảo Luật, về chế tài xử lý vi phạm và về giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phạm trù thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xét về nội hàm đã bao trùm cả lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên; đồng thời không loại trừ phạm vi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Song, trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến những quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước và vai trò của cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong quá trình thực hiện Luật này.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - một nhu cầu cấp thiết của xu hướng hội nhập và phát triển
Kể từ khi Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu lực thi hành cho đến nay, mặc dù chúng ta chưa tiến hành tổng kết, đánh giá và đúc rút những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhưng thực tiễn của cuộc sống đã và đang đặt ra những vấn đề nổi cộm mang tính phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống thường nhật, môi trường đầu tư phát triển và đặc biệt là nguy cơ và thách thức to lớn đối với những thành tựu kinh tế - xã hội của gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới. Nếu như Đại hội VIII của Đảng nhận định: “Nạn tham nhũng là một nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống còn của hệ thống chính trị” thì Đại hội Đảng IX cũng đánh giá: “Tình trạng quan liêu tham nhũng, lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng và khá phổ biến... và đó là những điều xã hội bức xúc nhất và hạn chế những thắng lợi của chúng ta...”. Chúng ta không thể phủ nhận sự tăng trưởng GDP hàng năm ở mức cao, năng lực sản xuất không ngừng được nâng cao, cơ sở hạ tầng ngày càng được mở rộng, quy mô kinh tế có chiều hướng phát triển cùng với sự ổn định của tiềm lực tài chính quốc gia... Song, ngay trong những thành tựu to lớn đó đã và đang tiềm ẩn những nguy cơ gian lận, tham nhũng và lãng phí.
Theo Dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tại Điều 3 khẳng định: “
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần tạo nếp sống lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân”. Đồng thời, tại Điều 4 nêu rõ: “
Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định; đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả; đối với các lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định”.
Như vậy, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí khá rộng, không chỉ các tổ chức thuộc bộ máy nhà nước, tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức phi Chính phủ mà còn các cá nhân với tư cách là công dân. Song, các hành vi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí lại không được quy định cụ thể trong các đạo luật khác vì chưa cấu thành tội phạm. Bởi vì, từ trước đến nay, dư luận công chúng chỉ coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một hiện tượng xã hội thuần túy, không ảnh hưởng đến sự sống còn của quốc gia, của dân tộc. Chính vì lẽ đó, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa trở thành nếp sống có văn hóa, chưa trở thành những giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Vai trò của cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong quá trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Báo cáo tổng kết đánh giá của Chính phủ về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29/4/2005 cho thấy chúng ta chưa thực hành tiết kiệm được bao nhiêu nhưng lãng phí thì xẩy ra ở mọi lúc, mọi nơi và ở hầu hết các lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý sử dụng trang thiết bị, trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức…Quá trình xử lý còn chậm trong khi công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện một cách thường xuyên nên tình trạng này đang diễn ra phức tập, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Những số kiệu về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qua kiểm tra tại 1187 đơn vị thuộc 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 174 đơn vị thuộc 29 bộ, ngành ở Trung ương thể hiện rõ những đánh giá nêu trên.
Gần đây nhất, chỉ riêng ngành giao thông vận tải "
được đầu tư tới 44.353 tỷ đồng. Đến cuối năm 2004, tổng số lũy kế của các doanh nghiệp trong ngành lên đến 1.000 tỷ đồng. Tổng số khoản nợ phải thu chưa được thanh toán trên 4.156 tỷ đồng. Nếu tính thêm phần khối lượng xây dựng đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu thì tổng số nợ đọng lên đến 6.223 tỷ đồng; trong đó, nợ đọng vốn ngân sách trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý là 3.073 tỷ đồng"
(1). Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI, các đại biểu thuộc các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã nêu rõ:
“ Những xã thuộc Chương trình 135 hiện nay bình quân có 25- 26 hộ nghèo. Nhưng đấy mới chỉ là bình quân, còn những xã, thôn, bản có tỷ lệ nghèo còn cao hơn nhiều, 50- 60. Còn một xã có tỷ lệ đói nghèo cao nhất (90) là xã CSoLiên ở Lâm Đồng. Hưởng chương trình này chủ yếu ở trung tâm xã, cụm xã. Ngược lại, ở thôn, buôn, đồng bào dân tộc chưa được hưởng chương trình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đề nghị Chính phủ đã quan tâm rồi thì quan tâm thêm nữa các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam. Miền Trung điều kiện khắc nghiệt, còn nhiều khó khăn. Có xã hộ nghèo chiếm 40- 50, đời sống lạc hậu. Hàng trăm xã chưa có đường ôtô, nhiều vùng chưa có điện. Đề nghị Chính phủ kéo dài Chương trình 135 thêm thời gian một vài năm nữa!''... "
Kết quả kiểm toán của cơ quan chức năng cho thấy, sở dĩ nhiều doanh nghiệp trong ngành thua lỗ là do đã bỏ trúng thầu chỉ bằng 50 - 70, thậm chí chỉ bằng 40 - 50 giá dự toán"
(2)... Rõ ràng, bên cạnh sự thiếu thực hành tiết kiệm và lãng phí ở khu vực Nhà nước thì sự "khát kinh phí" ở các địa bàn dân cư là hoàn toàn có thật! Như vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã trở thành vấn đề bức xúc đối với Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước và trước ngưỡng cửa của sự hội nhập và phát triển với các nước trong khu vực và thế giới.
Vậy, Kiểm toán Nhà nước và họat động kiểm toán nhà nước có vai trò như thế nào trong tiến trình thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Căn cứ vào Luật Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã xác định: "
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" (Điều 13). "
Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước" (Điều 14).
"
Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước" (Điều 3). Và, "
Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước" (Khoản 1, Điều 4). Đồng thời, tại Điều 15 quy định rõ nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước là: "
Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có yêu cầu. Trình ý kiến của Kiểm toán Nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội khi có yêu cầu trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính. Tham gia với các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh. Báo cáo kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán theo quy định tại Điều 58, Điều 59 của Luật này và các quy định khác của pháp luật….
Ngay trong Dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng quy định trách nhiệm: "
Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện chức năng kiểm toán nhà nước nếu phát hiện hành vi gây lãng phí phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện công khai kết quả kiểm toán đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí." (Khoản 2, Điều 77).
Với những điều kiện cần và đủ nêu trên, trên cơ sở những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và phương pháp nghiệp vụ của mình, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát các lĩnh vực: Quản lý và sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước (NSNN) bao gồm: việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí NSNN; mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc; quản lý, sử dụng NSNN cho hoạt động của cơ quan, tổ chức; Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia, kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng NSNN, tiền, tài sản nhà nước bao gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục các dự án đầu tư; Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình của dự án đầu tư; Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình; Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình; Cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư; Bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư; Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng. Trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí NSNN và các công trình phúc lợi công cộng, bao gồm: Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc; Quản lý, sử dụng nhà công vụ; Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng;...
Kinh nghiệm thực tiễn ở các quốc gia trên thế giới và thực tiễn hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong hơn mười năm qua đã khẳng định rằng, sự hiện diện và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đã thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quyền lực Nhà nước.
Tài liệu tham khảo: Luật Kiểm toán Nhà nước,
Dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
(1), (2): Nguồn
http://www.tienphongonline.com ngày 03/10/2005