Hướng dẫn hạch toán kế toán nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ cấp nhà nước theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

09/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trước đây chủ yếu được thực hiện ở các đơn vị sự nghiệp khoa học như các viện nghiên cứu, các trường đại học và một số doanh nghiệp nhà nước. Từ khi Luật KH &CN (năm 2000) được ban hành có hiệu lực, các nhiệm vụ KH &CN được thực hiện ở mọi đối tượng thông qua tuyển chọn, các đơn vị tổ chức (các viện, trường, các doanh nghiệp, cá nhân ...) có đủ năng lực đều có thể tham  gia. Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu thuộc lĩnh vực ưu tiên trọng điểm của nhà nước được xét tài trợ một phần kinh phí nghiên cứu. Do đó, trong chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đề cập đến kế toán các nhiệm vụ KH &CN.

 Trong khuôn khổ bài viết này xin nêu tóm tắt thực trạng chế độ tài chính và kế toán đối với các nhiệm vụ KH &CN, từ đó đưa ra một số giải pháp hướng dẫn hạch toán kế toán nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển KH &CN.

1. Thực trạng chế độ tài chính và kế toán đối với các nhiệm vụ KH &CN

Các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển KH &CN chủ yếu được thực hiện dưới dạng đề tài nghiên cứu (đề tài) và dự án sản xuất thử nghiệm (dự án). Các đề tài được nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí, còn các dự án chỉ được nhà nước hỗ trợ tối đa 30 kinh phí và sau khi dự án kết thúc, đơn vị phải nộp trả ngân sách Nhà nước từ 50 đến 100 phần kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ tuỳ theo lĩnh vực và dự án cụ thể.

Về kế toán đã được quy định rõV: Tại Điều 7-Khoản 6- Luật kế toán: “Co quan nhà nu?c, don v? s? nghi?p, t? ch?c cú s? d?ng kinh phớ ngõn sỏch nhà nu?c ngồi vi?c th?c hi?n quy d?nh t?i cỏc kho?n 1, 2, 3, 4 và 5 éi?u này cũn ph?i th?c hi?n k? toỏn theo m?c l?c ngõn sỏch nhà nu?c”.

Tuy nhiên, trong chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện hành lại chưa quy định và hướng dẫn kế toán đối với nguồn kinh phí sự nghiệp nói chung cũng như nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học nói riêng. Sự bất cập đối với các đơn vị này là chưa có các tài khoản về nguồn kinh phí sự nghiệp, chi sự nghiệp và hướng dẫn về hạch toán thu, chi cũng như lập báo cáo tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí đối với nguồn kinh phí sự nghiệp.

Từ những bất cập của chế độ kế toán hiện hành như trên, đã làm cho cán bộ kế toán ở các đơn vị có đề tài, dự án không biết cách hạch toán cũng như lập báo cáo quyết toán. Qua công tác kiểm tra xét duyệt quyết toán các đơn vị có nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước cho thấy:

+ Mở sổ kế toán và hạch toán: Có nhiều đơn vị mở thêm một hệ thống sổ kế toán riêng (Chứng từ thu, chi, sổ kế toán và báo cáo tài chính), điều này là không thích hợp. ở các đơn vị này nếu có phần kinh phí đối ứng sẽ không biết hạch toán phần kinh phí này vào đâu. Đặc biệt đối với phần kinh phí sự nghiệp khoa học được để lại cho đơn vị của các dự án, các đơn vị thường không biết hạch toán, đối với một số doanh nghiệp nhà nước thì có đơn vị hạch toán tăng vốn NSNN cấp cho đơn vị.

+ Báo cáo tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí: Phần kinh phí cấp cho đề tài và dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (kinh phí sự nghiệp khoa học) được lập báo cáo quyết toán theo các văn bản hướng dẫn luật ngân sách nhà nước và chế độ kế toán nhà nước. Đối với đơn vị là doanh nghiệp phần lớn cán bộ kế toán không nắm được chế độ kế toán nhà nước, do đó còn lúng túng trong việc lập báo cáo quyết toán phần kinh phí này.

2. Giải pháp

Để giúp đỡ các đơn vị có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển KH &CN cấp nhà nước trong công tác kế toán, Bộ Tài chính sớm sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể là bổ sung các Tài khoản 461 nguồn kinh phí sự nghiệp, Tài khoản 161 chi sự nghiệp, Tài khoản 466 nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định và được hướng dẫn hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính đối với phần kinh phí này.

Trong khi chờ đợi Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành, tác giả xin được đưa ra quan điểm hướng dẫn tạm thời việc hoạch toán kế toán các nhiệm vụ KH &CN cấp nhà nước, như sau:

Bản chất các nguồn kinh phí chi cho đề tài /dự án

Kinh phí sự nghiệp khoa học của nhà nước cấp hoặc hỗ trợ cho đề tài (theo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp được xem là khoản kinh phí đài thọ) không được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp, được hạch toán như một khoản kinh phí phải thu, phải trả và quyết toán theo Luật ngân sách nhà nước.

Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hỗ trợ cho dự án, sau khi dự án kết thúc đơn vị phải nộp trả nhà nước từ 50 đến 100 phần kinh phí được hỗ trợ (được xem như đây là khoản kinh phí vay nợ) được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp và phải quyết toán theo Luật Ngân sách nhà nước.

Xuất phát từ tính chất đặc thù về kết quả nghiên cứu của các đề tài và dự án được hỗ trợ kinh phí đều là những sản phẩm cụ thể và bán được trên thị trường và luôn được hoàn thiện sau mỗi chu kỳ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, nên hạch toán phần kinh phí đối ứng của đơn vị chi cho đề tài, dự án được tập hợp và quản lý như một hoạt động sản xuất sản phẩm kinh doanh của đơn vị.

Xuất phát từ bản chất các nguồn kinh phí chi cho đề tài và dự án khác nhau nên hạch toán kế toán đối với đề tài và dự án được hướng dẫn riêng. Cụ thể như sau:

Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1. Hạch toán kế toán đối với đề tài nghiên cứu

Trong chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qui định tài khoản nguồn kinh phí sự nghiệp và tài khoản chi sự nghiệp. Do đó, để hạch toán nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học sử dụng Tài khoản 3388 (phải trả, phải nộp khác); hạch toán chi sự nghiệp khoa học sử dụng Tài khoản 138 (phải thu khác).

a, Kinh phí NSNN cấp

- Rút kinh phí: Nợ TK 111/Có TK 3388 hoặc Nợ TK 331/Có TK 3388 (chi tiết cho từng đề tài).

- Chi trực tiếp cho đề tài:

Nợ TK 1388

Có TK 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Có TK 334, 338: Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

Có TK 111, 112, 331... : Dịch vụ mua ngoài, hội thảo và chi phí khác.

- Mua tài sản cố định bằng kinh phí sự nghiệp khoa học:

Nợ TK 211, 213

Có TK 111, 112...

Đồng thời: Nợ TK 1388/Có TK 214: Tài sản này không được tính khấu hao vào chi phí sản xuất, nên để quyết toán với ngân sách nhà nước tài sản được tính hao mòn một lần (vì không có TK 466 nên tạm sử dụng bút toán này).

- Thông báo kinh phí quyết toán được duyệt:

Nợ TK 3388

Có TK 1388

Phần kinh phí không được phê duyệt quyết toán:

Nợ TK 3388: Để tất toán nguồn kinh phí đã chi bị xuất toán.

Có TK 3338: Kinh phí bị xuất toán phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước.

Khi tổ chức, cá nhân chi sai nộp lại kinh phí:

Nợ TK 111, 112

Có TK 1388

Khi nộp ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3338/Có TK 111, 112

- Nếu kinh phí không chi hết, khi nộp ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

b, Kinh phí đối ứng của đơn vị

Kinh phí đối ứng của đơn vị chi cho đề tài được theo dõi chi tiết cho từng đề tài và được hạch toán như hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm kinh doanh của đơn vị. Cụ thể là:

- Chi phí trực tiếp cho đề tài:

Nợ TK 154

Có TK 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Có TK 334, 338: Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

Có TK 214: Khấu hao tài sản cố định (phân bổ cho đề tài)

Có TK 111, 112...: Dịch vụ mua ngoài, hội thảo và chi phí khác.

2. Hạch toán kế toán đối với dự án được NSNN hỗ trợ một phần kinh phí

a, Kinh phí NSNN cấp:

Hạch toán phần kinh phí sự nghiệp khoa học cấp cho dự án ngoài việc hạch toán và quyết toán với ngân sách nhà nước, còn phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị để thu hồi một phần kinh phí nộp lại ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:

- Rút kinh phí: Nợ TK 111/Có TK 3388 hoặc Nợ TK 331/Có TK 3388 (chi tiết cho từng dự án).

- Chi trực tiếp cho dự án:

Nợ TK 154

Có TK 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Có TK 334, 338: Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

Có TK 111, 112, 331... : Dịch vụ mua ngoài, hội thảo và chi phí khác.

Đồng thời:

Nợ TK 1388

Có TK 3338: kinh phí thu hồi phải nộp NSNN

Có TK 421: kinh phí được để lại đơn vị.

- Mua tài sản cố định bằng kinh phí sự nghiệp khoa học:

Nợ TK 211, 213

Có TK 111, 112...

Đồng thời:

Nợ TK 1388

Có TK 3338: kinh phí thu hồi phải nộp NSNN

Có TK 421: kinh phí được để lại đơn vị.

(Bút toán đồng thời Nợ TK 1388/Có TK 3388, 421 có thể hạch toán theo số liệu tổng hợp vào cuối kỳ kế toán).

- Thông báo kinh phí quyết toán được duyệt:

Nợ TK 3388

Có TK 1388

Phần kinh phí không được phê duyệt quyết toán:

Nợ TK 3388: Để tất toán nguồn kinh phí đã chi bị xuất toán.

Có TK 3338: Kinh phí bị xuất toán phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước.

Đồng thời:

Nợ TK 3338: phải nộp NS của phần xuất toán

Nợ TK 421: kinh phí được để lại đơn vị phần xuất toán.

Có TK 1388: Số kinh phí bị xuất toán

- Khi nộp ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3338/Có TK 111, 112

- Nếu kinh phí không chi hết, khi nộp ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

b, Kinh phí đối ứng của đơn vị

Đối với dự án ngoài phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 30, phần còn lại 70 tổng chi phí cho dự án là phần kinh phí đối ứng của đơn vị. Phần kinh phí đối ứng của đơn vị được hạch toán như hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và được theo dõi thi tiết cho từng dự án. Cụ thể như sau:

- Chi phí trực tiếp cho dự án:

Nợ TK 154

Có TK 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Có TK 334, 338: Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

Có TK 214: Khấu hao tài sản cố định (phân bổ cho đề tài)

Có TK 111, 112...: Dịch vụ mua ngoài, hội thảo và chi phÝ kh¸c.


Bộ Khoa học và Công nghệ

Xem thêm »