Cơ sở pháp lý để xây dựng Kiểm toán nhà nước trở thành công cụ mạnh về kiểm tra tài chính nhà nước

09/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Luật KTNN được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 7 thụng qua ngày 14/6/2005 cú hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 đánh dấu một bước phát triển mới của KTNN trong điều kiện nước ta phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, hội nhập khu vực và quốc tế; đồng thời phù hợp với đường lối và chủ trương của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Luật kiểm toán nhà nước ra đời thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước lập lại trật tự, kỷ cương trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

 Luật KTNN đó khẳng định rõ địa vị pháp lý của KTNN: “Là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đây là quy định cú ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm xác định rõ vị trí, vai trò của cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước ta, cũng như mối quan hệ giữa KTNN với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước.

Với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất, Kiểm toán Nhà thực hiện chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền và tài sản của Nhà nước. Đây là những chức năng vốn có của KTNN hiện đại ở các nước trên thế giới và cũng là điều đặc thù của KTNN so với cơ quan Thanh tra, Kiểm tra khác của Nhà nước. Trong đó: Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện; Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN

Để thực hiện các chức năng nêu trên, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn đã có, Luật KTNN quy định bổ sung nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mới, đó là:

- Kiểm toán Nhà nước tự Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện. Quy định như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của nước ta nhằm không để công việc này nằm trong phạm vi tác động của các cơ quan nhà nước khác, bảo đảm tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước.

- Trình ý kiến của Kiểm toán Nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán NSNN. Kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước, các dự án, công trình quan trọng quốc gia là một nhiệm vụ mới của Kiểm toán Nhà nước so với quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành về kiểm toán nhà nước. Đây chính là hình thức kiểm toán trước của Kiểm toán Nhà nước, nhằm bảo đảm các nguồn lực được động viên và phân bổ vào những mục tiêu phát triển của đất nước cũng như tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước; tránh được những sai sót, gian lận ngay từ khi lập và phân bổ dự toán, dự án. Mặt khác, việc đầu tư các công trình quan trọng của quốc gia không chỉ tiêu tốn lượng lớn tiền của mà còn liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi không chỉ được xem xét về mặt kỹ thuật mà còn phải xem xét các khía cạnh về kinh tế, xã hội; do vậy, nếu không có một cơ quan độc lập với cơ quan lập dự án, có đủ năng lực chuyên môn, tuân theo các chuẩn mực nghề nghiệp xem xét, đánh giá trước khi Quốc hội thảo luận và quyết định có thể gây ra những rủi ro lớn.

- Tham gia với các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh. Đây chính là hoạt động tư vấn của Kiểm toán Nhà nước. Từ thực tiễn hoạt động kiểm toán và những chuẩn mực nghề nghiệp khách quan, Kiểm toán Nhà nước phát hiện những sơ hở, bất cập trong các văn bản pháp luật hiện hành và yêu cầu điều chỉnh pháp luật các quan hệ kinh tế phát sinh trong kinh tế thị trường, Kiểm toán Nhà nước đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật, góp phần bảo đảm tính đầy đủ, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật.

- Xem xét quyết định việc kiểm toán khi Thường trực HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có yêu cầu; tham gia với Uỷ ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội, các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương; tham gia với Uỷ ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội trong hoạt động giám sát về lĩnh vực tài chính ngân sách; báo cáo kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ tài chính, Hội đồng nhân dân nơi kiểm toán và cơ quan khác theo quy định của pháp luật; công bố công khai kết quả kiểm toán; chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Báo cáo kiểm toán là một nội dung quan trọng của Luật kiểm toán nhà nước, thể hiện vị thế, vai trò và trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước - cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước có đủ năng lực chuyên môn, tuân theo các chuẩn mực nghề nghiệp tiến hành một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nên có tính khoa học, chính xác cao, do vậy, là một trong những căn cứ quan trọng để Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp và các cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong qúa trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sau khi trình Quốc hội được công bố công khai theo quy định của pháp luật. Tổng Kiểm toán Nhà nước công bố công khai báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo các hình thức: họp báo; công bố trên Công báo và các phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của Kiểm toán Nhà nước (Điều 58). Báo cáo kiểm toán của từng cuộc kiểm toán sau khi phát hành công bố công khai cùng với báo cáo tài chính theo quy định của Luật NSNN và Luật Kế toán (Điều 59). Việc công bố công khai báo cáo kiểm toán thông qua họp báo, đăng trên công báo và các phương tiện thông tin đại chúng sẽ tạo ra áp lực mạnh mẽ của công luận xã hội đối với trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và cá nhân liên quan trong việc tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, trung thực và khách quan

Để bảo đảm nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan của hoạt động kiểm toán nhà nước, Luật Kiểm toán nhà nước quy định một cơ chế đặc thù cho việc bổ nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, vì cơ chế bổ nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước có tác động rất lớn đến những quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước, bởi vì Tổng Kiểm toán Nhà nước phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trước pháp luật, trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ; do đó, tính độc lập được thể hiện thông qua thẩm quyền và quy trình bổ nhiệm do pháp luật quy định. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật kiểm toán nhà nước "Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sau khi trao đổi thống nhất với Thủ tướng Chính phủ". Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước là 07 năm, có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ (khoản 3, Điều 17) để đảm bảo tính liên tục, tính chuyên sâu, tính chuyên nghiệp cao, tính kế thừa giữa các nhiệm kỳ Quốc hội và phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời bảo đảm được tính được tính liên tục, gối đầu trong xem xét, xác nhận quyết toán NSNN. Tổng Kiểm toán Nhà nước tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội, các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ về vấn đề có liên quan; trình bày báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước trước Quốc hội, trình bày báo cáo kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước trước Quốc hội khi Quốc hội yêu cầu. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Kiểm toán Nhà nước.

Luật Kiểm toán nhà nước cũng đã dành một chương riêng (Chương V) quy định về đơn vị được kiểm toán, quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán. Đơn vị được kiểm toán là tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức quản lý, sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước. Luật kiểm toán nhà nước đã xác định rõ các đơn vị được kiểm toán bắt buộc thuộc thẩm quyền kiểm tra tài chính của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu còn kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN được thực hiện theo nguyên tắc chọn mẫu theo yêu cầu quản lý của Nhà nước, yêu cầu giám sát của Quốc hội, HĐND và phù hợp với năng lực (biên chế, kinh phí) của KTNN trong từng thời kỳ. Đơn vị được kiểm toán có quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán; Thảo luận, giải trình bằng văn bản về dự thảo báo cáo kiểm toán; khiếu nại với KTNN về những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm toán; Yêu cầu KTNN, kiểm toán viên nhà nước bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (Điều 64). Việc các đơn vị được kiểm toán nhận thức được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình là một trong những điều kiện giúp cho hoạt động kiểm toán nhà nước đạt được hiệu quả cao; đồng thời, tác động tích cực đối với hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.

Để hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước thực hiện đúng các quy định của Luật kiểm toán nhà nước và các quy định có liên quan của pháp luật, Điều 72 của Luật quy định: Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm giám sát hoạt động và việc sử dụng kinh phí của Kiểm toán Nhà nước. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra về kết quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc bởi vì Kiểm toán Nhà nước là cơ quan có vị thế cao, quyền hạn lớn, thì cùng với những quy định nâng cao trách nhiệm của KTNN, cần phải có cơ chế giám sát rõ ràng, chặt chẽ đối với hoạt động của KTNN theo đúng pháp luật.

Các quy định về tổ chức và hoạt động của KTNN trong Luật KTNN đã có sự phự hợp cao với thông lệ quốc tế, các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về KTNN và tình hình thực tiễn ở nước ta.

Đưa luật KTNN vào cuộc sống

Để biến các quy định của Luật thành hiện thực, đưa luật đi vào thực tiễn cuộc sống thì việc triển khai thực hiện Luật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Quá trình triển khai thực hiện Luật phải quán triệt mục đích của hoạt động KTNN được quy định tại éiều 3 Luật KTNN: “Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; gúp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước”, và tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán được quy định tại Điều 7 Luật KTNN “Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trung thực, khách quan”. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, tình trạng tham nhũng, lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân đang trở thành quốc nạn thì việc triển khai thực hiện Luật KTNN, xây dựng KTNN trở thành cụng cụ mạnh của nhà nước để cùng với các cơ quan kiểm tra, giám sát khác giúp phần quan trọng vào mặt trận chống tham nhũng, tiêu cực là điều cú ý nghĩa quan trọng.

Để nhanh chóng đưa Luật kiểm toán nhà nước vào cuộc sống, Kiểm toán Nhà nước đang tập trung thực hiện đồng bộ các công việc sau đây:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng Luật kiểm toán nhà nước đến các cơ quan nhà nước và các đơn vị từ trung ương đến địa phương có sử dụng tiền và tài sản nhà nước để các cơ quan, đơn vị đó thực hiện đúng luật; đồng thời phổ biến đến toàn xã hội để nhân dân có thể giám sát và phối hợp tạo điều kiện giúp KTNN hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền Luật kiểm toán nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật trên các phương tiện thông tin đại chúng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Luật kiểm toán nhà nước của cán bộ, công chức và quần chúng nhân dân.

Ba là, Kiểm toán Nhà nước đã trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán nhà nước để bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật. Đến nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 5 nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết số 916/NQ-UBTVQH 11 ngày 15/9/ 2005 về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước; Nghị quyết số 917/NQ-UBTVQH 11 ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định Quy trình xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

Đồng thời, căn cứ quy định của Luật kiểm toán nhà nước và các nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, Kiểm toán Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước; ban hành quyết định, chỉ thị, chế độ công tác; quy chế, quy trình và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán áp dụng trong tổ chức và hoạt động kiểm toán nhà nước; quy định chi tiết, cụ thể về quy trình kiểm toán và hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán…tạo cơ sở thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo quy định của Luật, đồng thời, là cơ sở kiểm tra chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước bảo đảm đủ sức hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ tốt nhất sự trợ giúp của các tổ chức và cơ quan Kiểm toán Nhà nước trên thế giới, nhất là về kinh nghiệm kiểm toán hoạt động, đào tạo cán bộ để triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật kiểm toán nhà nước, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và hội nhập quốc tế.

Năm là, tiếp tục kiện toàn đội ngũ kiểm toán viên nhà nước bảo đảm đủ về số lượng, có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán trong tình hình mới. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng kiểm toán, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của Luật kiểm toán nhà nước.

Sáu là, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán nhà nước và Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/3/2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội./.

(Theo Báo Nhân dân)

Xem thêm »