Một số đánh giá về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán trong giai đoạn 2003-2005

09/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn 2003 - 2005 Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính năm 2002, 2003, 2004 của 337 doanh nghiệp.

Bao gồm 303 doanh nghiệp thành viên của 20 tổng công ty nhà nước và 34 nhà máy, công ty đường, cụ thể:

- Năm 2003: kiểm toán báo cáo tài chính năm 2002 của 6 tổng công ty (trong đó kiểm toán 109 doanh nghiệp thành viên).

- Năm 2004: kiểm toán báo cáo tài chính năm 2003 của 4 tổng công ty (trong đó kiểm toán 68 doanh nghiệp thành viên) và kiểm toán 34 nhà máy, công ty đường.

- Năm 2005: kiểm toán báo cáo tài chính năm 2004 của 10 tổng công ty (trong đó kiểm toán 126 doanh nghiệp thành viên).

Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước còn kiểm toán báo cáo tài chính của một số tổng công ty và doanh nghiệp độc lập thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan Đảng và địa phương, kiểm toán báo cáo tài chính của một số tổ chức tài chính ngân hàng nhà nước.

Qua kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cho thấy về cơ bản các đơn vị đã chấp hành quy chế quản lý tài chính, kế toán, từng bước đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh, thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chỉ một số ít tổng công ty và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, phát triển được vốn, còn lại nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thấp hoặc thua lỗ, tình hình tài chính còn nhiều hạn chế, thể hiện trên một số mặt như sau:

1/ Về tình hình nợ vay của các doanh nghiệp (bao gồm vay ngân hàng và vay các đối tượng khác)

Trong tổng số 337 doanh nghiệp (gồm: 303 doanh nghiệp thành viên của 20 tổng công ty và 34 nhà máy, công ty đường) thì chỉ có 5 đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị không phải đi vay (đây là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đô thị, tư vấn và doanh nghiệp xây lắp ứng trước được vốn từ khách hàng mua nhà), còn lại 332 doanh nghiệp, chiếm 98,5 tổng số doanh nghiệp được kiểm toán đều có nợ vay (gồm: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, vay dài hạn). Tổng số dư nợ vay tại thời điểm 31/12 của các niên độ tài chính trong giai đoạn 2002-2004 của các doanh nghiệp được kiểm toán là 50.165, 1 tỷ đồng, bình quân chiếm 46,9 tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp, cụ thể từng năm như sau:

+ Tại thời điểm 31/12/2002 tổng số dư nợ vay là 10.453, 4 tỷ đồng, chiếm 34 tổng nguồn vốn, trong đó:

- Vay ngắn hạn là 4.238 tỷ đồng, chiếm 40,5 tổng số dư nợ vay.

- Nợ dài hạn đến hạn trả là 426, 3 tỷ đồng, chiếm 4 tổng số dư nợ vay.

+ Tại thời điểm 31/12/2003 tổng số dư nợ vay là 17.089, 7 tỷ đồng, chiếm 63 tổng nguồn vốn, trong đó:

- Vay ngắn hạn là 3.347, 5 tỷ đồng, chiếm 19,5 tổng số dư nợ vay.

- Nợ dài hạn đến hạn trả: 1.335, 1 tỷ đồng, chiếm 7,8 tổng số dư nợ vay.

+ Tại thời điểm 31/12/2004 tổng số dư nợ vay là 22.621, 9 tỷ đồng, chiếm 46,1 tổng nguồn vốn, trong đó:

- Vay ngắn hạn là 12.038, 1 tỷ đồng, chiếm 53,2 tổng số dư nợ vay.

- Nợ dài hạn đến hạn trả là 780 tỷ đồng, chiếm 3,4 tổng số dư nợ vay.

2/ Về tình hình về vốn chủ sở hữu, nợ vay và các khoản phải thu của các doanh nghiệp

- Kết quả kiểm toán cho thấy năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn rất hạn chế, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn thấp, chủ yếu hoạt động bằng vốn vay và vốn chiếm dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp (một số Tổng công ty vốn chủ sở hữu chỉ có từ 3-7), thậm chí nhiều doanh nghiệp không bảo toàn được vốn kinh doanh dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu bị âm (chủ yếu do thua lỗ lớn và kéo dài). Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của 20 tổng công ty được kiểm toán trong giai đoạn 2002-2004 là 25.072, 7 tỷ đồng, chỉ chiếm 24,6 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nếu tính cả các nhà máy và công ty đường được kiểm toán thì số vốn chủ sở hữu chỉ là 22.558, 5 tỷ đồng, chiếm 21,1 tổng nguồn vốn. Trong tổng số 337 doanh nghiệp thành viên của các tổng công ty và nhà máy công ty đường được kiểm toán thì có 48/337 doanh nghiệp (chiếm 14,2) đã bị âm vốn chủ sở hữu, với số vốn bị âm lên tới 3.762, 2 tỷ đồng trong khi tổng nguồn vốn của 48 doanh nghiệp này chỉ là 9.976, 2 tỷ đồng, riêng 31/34 nhà máy công ty đường bị âm vốn chủ sở hữu với tổng số 2.673, 4 tỷ đồng.

- Hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu lớn về vốn sản xuất kinh doanh và vốn đầu tư để mở rộng quy mô và tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, trong điều kiện tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp không bảo toàn được vốn thì nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng trong thanh toán (nợ phải trả) là nguồn vốn chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Qua số liệu kiểm toán cho thấy tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp được kiểm toán từ 2002- 2004 là 83.273, 9 tỷ đồng chiếm tới 77,8 tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp, trong đó nợ vay ngân hàng và vay khác là 50.165, 1 tỷ đồng, chiếm 46,9 tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nợ phải trả và nợ vay trên tổng nguồn vốn đặc biệt cao ở các nhà máy công ty đường (do phải bù đắp vốn chủ sở hữu bị âm) và các doanh nghiệp xây lắp, như là: Công ty Mía đường Trị An: tỷ lệ nợ phải trả 248, tỷ lệ nợ vay 220,9; Công ty Mía đường Kiên Giang: tỷ lệ nợ phải trả 239,3, tỷ lệ nợ vay 169,4; các tổng công ty xây lắp tỷ lệ nợ phải trả từ 70 - 90, tỷ lệ nợ vay từ 40 - 55.

Tuy vậy, hiệu quả sử dụng vốn vay (vay vốn đầu tư, vay vốn ngắn hạn) ở nhiều doanh nghiệp còn thấp. Việc đầu tư chiều sâu (đầu tư tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư góp vốn liên doanh…) của một số doanh nghiệp tính toán thiếu thận trọng, sử dụng nguồn vốn đầu tư không hợp lý, tiến độ thực hiện chậm, hiệu quả đầu tư thấp, chi phí lãi vay lớn gây khó khăn lớn về tài chính. Nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xây lắp, một mặt do vốn bị chiếm dụng lớn (trong đó có nợ của NSNN), mặt khác công tác quản lý, sử dụng vốn kinh doanh chưa tốt dẫn đến phải vay vốn lưu động lớn (nợ vay chiếm từ 40- 50 tổng nguồn vốn), chi phí lãi vay cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp (TCT Xây dựng Thăng Long lãi vay phải trả trong năm 2003 là 82 tỷ đồng, chiếm 5 so với doanh thu trong năm; TCT Xây dựng Công trình giao thông 8 lãi vay phải trả trong năm 2003 là 86, 8 tỷ đồng, chiếm 6 doanh thu trong năm…).

- Mặc dù vốn kinh doanh thiếu phải đi vay lớn nhưng công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu của nhiều tổng công ty và doanh nghiệp không tốt, để các đối tượng khác chiếm dụng vốn trong thanh toán, phát sinh nợ phải thu khó đòi lớn. Tổng số các khoản phải thu của các tổng công ty và các nhà máy đường từ 2002-2004 là 31.314 tỷ đồng bằng 29,3 tổng số tài sản của doanh nghiệp. Một số tổng công ty có tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản cao từ 50-70. Điều này cho thấy các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm dụng, đồng thời các doanh nghiệp cũng bị chiếm dụng vốn khá lớn.

3/ Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp được kiểm toán

- Trong tổng số 303 doanh nghiệp thành viên của 20 tổng công ty được kiểm toán, có 52 doanh nghiệp (chiếm 17,1 tổng số doanh nghiệp) và 30/34 nhà máy công ty đường kinh doanh thua lỗ trong năm tài chính được kiểm toán. Trên giác độ tổng công ty có 3/20 tổng công ty (chiếm 15) kinh doanh thua lỗ. Tổng số lỗ trong niên độ tài chính 2002 - 2004 của các doanh nghiệp được kiểm toán là 1.804, 7 tỷ đồng, cụ thể từng năm như sau:

+ Năm 2002 có 11/109 doanh nghiệp (chiếm 10,1) kinh doanh thua lỗ, với tổng số lỗ là 33, 9 tỷ đồng.

+ Năm 2003 có 45/102 doanh nghiệp (chiếm 44,1) kinh doanh thua lỗ, với tổng số lỗ là 1.599, 1 tỷ đồng (trong đó 30 nhà máy công ty đường thua lỗ 1.295, 2 tỷ đồng).

+ Năm 2004 có 26/126 doanh nghiệp (chiếm 26,6) kinh doanh thua lỗ, với tổng số lỗ là 171, 6 tỷ đồng.

- Tổng số doanh nghiệp có lỗ luỹ kế đến năm tài chính được kiểm toán (chủ yếu do kinh doanh thua lỗ từ các năm trước) là 90/337 (chiếm 26,7). Có 12/20 tổng công ty (chiếm 60) có lỗ luỹ kế. Tổng số lỗ luỹ kế từ 2002- 2004 là 4.521, 5 tỷ đồng, cụ thể:

+ Năm 2002 có 9/109 doanh nghiệp (8,3), 1/6 tổng công ty (chiếm 16,7) có lỗ luỹ kế, với tổng số là 109, 1 tỷ đồng.

+ Năm 2003 có 55/102 doanh nghiệp (chiếm 53,9), 4/5 tổng công ty (chiếm 80) có lỗ luỹ kế, với tổng số là 4.018, 6 tỷ đồng, trong đó 32/34 nhà máy công ty đường lỗ lũy kế là 3.062, 9 tỷ đồng (chiếm 76,2 tổng số lỗ luỹ kế).

+ Năm 2004 có 26/126 doanh nghiệp 20,6), 7/10 tổng công ty (chiếm 70) có lỗ luỹ kế, với tổng số lỗ là 393, 8 tỷ đồng.

Ngoài một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thấp hoặc thua lỗ. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu của các tổng công ty thấp (Tổng lợi nhuận trước thuế của 20 tổng công ty từ 2002-2004 là 2.739, 4 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân là 2,7, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu là 10,9, trong đó một số tổng công ty chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản chỉ từ 0,2- 0,8).

Đối với các doanh nghiệp xây lắp, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thấp là chi phí lãi vay phải trả lớn do vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay, doanh nghiệp thiếu vốn do bị khách hàng chiếm dụng lớn, trong đó nợ của các công trình có nguồn vốn NSNN chiếm tỷ trọng cao (TCT Xây dựng Thăng Long nợ phải thu của các công trình có vốn NSNN tại 31/12/2003 là 477 tỷ đồng chiếm 75 tổng số nợ phải thu khách hàng, chi phí lãi vay phải trả trong năm là 82 tỷ đồng; TCT Xây dựng Nông nghiệp và PTNT nợ phải thu của các công trình có vốn NSNN là 458 tỷ đồng chiếm 64 tổng số nợ phải thu khách hàng, chi phí lãi vay phải trả trong năm là 19 tỷ đồng). Hơn nữa, một số doanh nghiệp xây lắp để có hợp đồng đã chấp nhận bỏ thầu với giá thấp dẫn đến không bù đắp được chi phí, gây thua lỗ.

Kiểm toán 34 nhà máy, công ty đường có tới 32/34 đơn vị có lỗ luỹ kế đến năm được kiểm toán, 30/34 đơn vị kinh doanh thua lỗ trong năm được kiểm toán (2003). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thua lỗ lớn là do các nhà máy, công ty đường được đầu tư chủ yếu từ nguồn vay nên chi phí lãi vay, phí bảo lãnh, phí tái bảo lãnh, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ lớn dẫn đến giá thành đường cao hơn giá bán; các nhà máy đường hoạt động trong điều kiện thiếu vốn lưu động trầm trọng, buộc phải vay các ngân hàng thương mại, thiếu vốn để ứng vốn mua nguyên liệu của nông dân, phải mua nguyên liệu qua trung gian hoặc buộc phải bán đường cho các cơ sở trung gian nên bị ép giá, các nhà máy đường càng thêm khó khăn về tài chính; nhiều nhà máy công tác quản lý đầu tư, nhập thiết bị cũ, thiếu đồng bộ, công nghệ lạc hậu làm cho thời gian đầu tư kéo dài, phát sinh nhiều chi phí sửa chữa, tiêu hao nhiều nguyên liệu đẩy giá thành sản xuất lên cao; hơn nữa công tác quản lý đầu tư, tài chính còn nhiều yếu kém.

Kết quả kiểm toán các DNNN trong giai đoạn 2002-2004 cho thấy năng lực tài chính của doanh nghiệp nhà nước còn rất hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp. Để lành mạnh hoá tình hình tài chính, tăng cường năng lực tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh và việc quản lý sử dụng các nguồn vốn vay của doanh nghiệp thì Nhà nước, các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, Đẩy mạnh tiến trình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; xem xét, đánh giá tác động và các giải pháp của Tổng công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng đối với quá trình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước.

Hai là, Thực hiện nghiêm túc Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Chính phủ; kiên quyết xử lý các giám đốc doanh nghiệp nhà nước để thua lỗ kéo dài theo quy định, đãi ngộ thích đáng cho các chủ doanh nghiệp có thành tích trong sản xuất kinh doanh.

Ba là, Các tổ chức tài chính ngân hàng có các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tín dụng, đặc biệt là công tác cho vay và quản lý vốn vay đối với các doanh nghiệp nhà nước; tăng cường công tác thẩm định và giám sát năng lực tài chính, phương án vay và sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp nhà nước.

Bốn là, Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thực trạng tài chính, thực trạng đầu tư và hiệu quả đầu tư của các DNNN bằng vốn vay, tín dụng ưu đãi và các nguồn vốn khác của doanh nghiệp.

Năm là, Xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xây lắp, khắc phục tình trạng ngân sách nợ doanh nghiệp với số lượng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Sáu là, Thực hiện tốt Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ; có chính sách hỗ trợ đặc biệt sau khi xử lý theo Quyết định 28 để duy trì các công ty mía đường tại khu vực miền núi và vùng cao theo chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế dưới hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới phù hợp và hiệu quả, cân nhắc việc duy trì hình thức doanh nghiệp nhà nước như hiện nay./.

Xem thêm »