Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so sánh với các nước trong khu vực - lý luận và thực tiễn

09/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô đặc biệt quan trọng và nó thường được đo bằng sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời thời kỳ đổi mới luôn đạt mức tăng trưởng cao đứng thứ 2 Châu Á và trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc), được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy vậy về tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng còn nhiều điều phải làm sáng tỏ nếu như chúng ta so sánh tốc độ và chất lượng tăng trưởng của Việt Nam với các nước trong khu vực. Vấn đề đặt ra là với tốc độ và chất lượng tăng trưởng như vậy đã tương xứng với tiềm năng của Việt Nam hay chưa? So với các nước trong khu vực hiện nay chúng ta đang ở đâu ? Làm thế nào để tăng trưởng bền vững và nâng cao chất lượng tăng trưởng để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. Với bài viết này tác giả hy vọng sẽ góp phần lý giải các vấn đề nêu trên.

1. Lý luận về tăng trưởng kinh tế và so sánh quốc tế

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô đặc biệt quan trọng và nó thường được đo bằng sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Có rất nhiều yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cả về chất và lượng. Có thể liệt kê các yếu tố quan trọng sau đây ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng như : Khối lượng và chất lượng lao động đã thực hiện; Số lượng và chất lượng lao động có thể sử dụng; Khối lượng và chất lượng công cụ lao động; Sự phối hợp của các nhân tố sản xuất trong một không gian cụ thể; Phương thức sản xuất, khoa học - công nghệ; Tổ chức; Tài nguyên tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Môi trường tự nhiên và môi trường sống v.v... Các yếu tố này tạo thành năng lực sản xuất kinh tế quốc dân hay tiềm năng sản xuất kinh tế quốc dân của một quốc gia.

Tăng trưởng kinh tế được tính bằng:

- Sự tăng trưởng của đại lượng tuyệt đối tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc

- Sự tăng lên của GNP hoặc GDP bình quân đầu người.

Về lý luận cần làm rõ và phân biệt khái niệm tăng trưởng về chất (hay chiều sâu) và tăng trưởng về lượng (hay về chiều rộng).

Nếu GNP bình quân đầu người luôn tăng thì quá trình tăng trưởng được xem là tăng trưởng về chất. Trường hợp giá trị tuyệt đối GNP tăng lên nhưng giá trị GNP bình quân đầu người không tăng, thậm chí giảm được xem là quá trình tăng trưởng về lượng.

Trong phân tích và so sánh kinh tế vĩ mô với các nước, tăng trưởng kinh tế được đo bằng GNP (GDP) bình quân đầu người là một chỉ số rất quan trọng và chịu ảnh hưởng của sự gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng GDP bình quân đầu người sẽ bằng tốc độ tăng trưởng GDP trừ đi tốc độ gia tăng dân số.

Có một thực tế, mặc dù kinh tế tăng trưởng thậm chí là sự tăng trưởng về chất như một tín hiệu tích cực của sự phát triển nhưng không có nghĩa là mức sống của người dân đã được nâng lên một cách tương ứng. Bởi vì mức sống của người dân tăng lên ngoài sự tăng trưởng kinh tế về chất còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như:

- Sự phân phối GDP giữa các nhóm kinh tế xã hội và các hộ gia đình, giữa các vùng và địa phương, giữa tiêu dùng cá nhân, tiêu dùng cộng đồng, đầu tư và sự tăng trưởng của ngoại thương.

- Chính sách thuế, tiền tệ, lạm phát.

Từ những điều trên cho thấy, khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế không thể tách rời mà cần phải đặt nó trong mối liên hệ và chế ước lẫn nhau với những đại lượng kinh tế khác nhau như:

- Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế, khối lượng tiền trong lưu thông, hệ thống thuế và các cân bằng về kinh tế biểu hiện qua các thị trường: Thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường tiêu dùng, thị trường hàng hoá đầu tư, thị trường dịch vụ, thị trường tiền tệ.

- Tăng trưởng kinh tế với cán cân thanh toán và phân phối.

Mặt khác, khi nghiên cứu tăng trưởng, phải quan tâm tới chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo tính bền vững trong sự tương tác với các yếu tố xã hội và môi trường. Tăng trưởng kinh tế phải tạo ra nhiều việc làm, không tạo ra sự chênh lệch giầu nghèo bất hợp lý, không huỷ hoại hay làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, phải xem xét sự tác động hay sự đóng góp của 3 yếu tố đầu vào là vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp TFP (Total Farotor Productivity)vào sự tăng trưởng; nếu đóng góp của TFP vào sự tăng trưởng càng cao thì chất lượng tăng trưởng càng tốt và ngược lại.

Chất lượng tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển người ta còn xem xét ở chất lượng tăng trưởng bậc cao. Tại một cuộc hội thảo của Hội đồng kinh tế xã hội của Liên hợp quốc TGĐ IMF Micheal Camdessus năm 1990 đã nêu định nghĩa chất lượng tăng trưởng kinh tế bậc cao như sau: "Tăng trưởng kinh tế chất lượng bậc cao là sự tăng trưởng động bền vững có sức đề kháng trước các cơn sốc kinh tế từ bên ngoài".

Như vậy, sự tăng trưởng phải đồng hành với sự ổn định về tài chính, tạo ra điều kiện bền vững cho sự phát triển của nền KTQD là sự đảm bảo tăng trưởng đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào nguồn nhân lực, đảm bảo các khía cạnh kinh tế - xã hội, môi trường của sự phát triển.

Việc so sánh trình độ phát triển kinh tế của nước này với nước khác là việc không phải dễ vì khó có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể biểu diễn tổng quát trình độ phát triển của một nước. Tuy nhiên khảo sát một nhóm các chỉ tiêu cơ bản thì tiêu chí thường được đem ra so sánh là GNP (GDP) bình quân đầu người được xem là quan trọng nhất. Tất nhiên để chính xác hơn phải tính GNP (GDP) bình quân đầu người theo tỉ giá so sánh ngang bằng sức mua PPP (Purchasing Power Parity).

Tuy nhiên ở đây còn có 2 vấn đề cần phải đề cập: Thứ nhất là vấn đề phân phối. Nếu việc phân phối thu nhập quá bất bình đẳng thì ý nghĩa của việc tăng GNP (GDP) bình quân đầu người sẽ giảm đi. Thứ 2 là liên quan đến môi sinh, môi trường, điều kiện làm việc.

Cho nên hiện nay ngoài thu nhập người ta còn tính đến chỉ số phát triển nguồn nhân lực HDI (Human Development Index).

So với Thái Lan năm 2002 GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 21,4 nhưng đến năm 2003 con số đó đã tụt xuống 20,99. Nếu so với cả khối Asean thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2002 bằng 38,0 nhưng đến năm 2003 đã tụt xuống 37,96. Như vậy, mặc dù kinh tế Việt Nam có tăng trưởng nhưng so với các nước trong khu vực đã có tín hiệu tụt hậu.

Theo Tác giả Đào Ngọc Lâm (TCTK Báo Thanh niên 29/3/2006): Với tính toán sơ bộ GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng như hiện nay để GDP bình quân đầu người của Việt Nam bằng mức bây giờ của các nước sau đây thì Việt Nam cần một số năm như sau: Indonesia: 5 năm; Philippine: 8 năm; Thái Lan: 20 năm; Malaysia: 24 năm; Brunei: 38 năm; Singapore: 40 năm. Tất nhiên tác giả giả thiết là các nước này đứng yên( nghĩa là Gy =Gn), song thực tế sau khủng hoảng 1997-1998 các nước này cũng có mức tăng khá.

2. Những vấn đề thực tiễn về so sánh kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực đầu thế kỷ XXI

Trên Báo Thanh niên số 86 ngày 27/3/2006 nhà sử học Dương Trung Quốc có bài "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ" và sau đó được Báo Thanh Niên làm đầu đề diễn đàn để bạn đọc tham gia phân tích, tranh luận nhằm nhận chân giá trị của dân tộc và kiến nghị các giải pháp chấn hưng dân khí, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển của đất nước. Qua diễn đàn có thể thấy nhiều ý kiến đa dạng và trái chiều nhau, một số thì lạc quan, một số thì quá bi quan về tiến trình phát triển của đất nước. Dưới góc độ khoa học hãy phân tích một cách khách quan đầy đủ và chính xác để nhận dạng thực trạng kinh tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam hiện đang nằm ở đâu? Muốn vậy hãy so sánh Việt Nam với Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ.

Chúng ta so sánh với Thái Lan vì ở trong cùng một khối Asean, có dân số gần tương đương nhau và nhất là vào thập niên 50 hai nước có cùng trình độ phát triển. Theo tài liệu của ECAFE tiền thân của ESCAP thuộc UN, vào năm 1954 GNP bình quân đầu người của Việt Nam là 117 USD trong khi đó Thái Lan vào năm 1952 là 108 USD (Indonexia là 88USD; Hàn Quốc là 55 USD vào năm 1955.)

Chọn Trung Quốc và Ấn Độ làm đối tượng so sánh với Việt Nam bởi vì tuy là 2 nước khổng lồ nhưng có thể chế chính trị, kinh tế, văn hoá tương đồng với Việt Nam và cũng đều đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu mặc dù không phân tích cụ thể như Thái Lan. Đặc biệt Trung Quốc lại cũng chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường như Việt Nam.

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN.

Năm

Việt Nam

Thái Lan

ASEAN

Trung Quốc

Ấn Độ

1998

5,83

-10,51

-8,93

7,8

5,8

2000

6,76

4,76

5,50

8,0

5,4

2002

7,04

5,41

4,26

8,3

5,0

2004

7,69

6,1

-

9,25

6,4

2005

8,40

-

-

9,8

6,7

Nguồn: IMF (9/2204) Statistical Appendix, World Economic outlook.

Và kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế 2004 - 2005 NXB Chính trị QG

Bảng 2: GDP bình quân đầu người của một số nước (USD) 1996 2005

Nước năm

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Singapore

25127

2514

20892

20611

22757

20553

20823

22070

25193

25600

Thái Lan

3134

2056

1900

2046

2029

1887

2050

2291

2490

-

Việt Nam

337

361

361

374

403

415

439

481

540

637

ASEAN

1505

1429

947

1079

1128

1058

1155

1267

-

-

Trung Quốc

856

924

992

1100

1272

-

Ấn Độ

450

466

482

555

631

-

Nguồn: ASEAN Finance & Macroeconomic Surveillance.Unit (FMSU) Database và tác giả tự tính toán.

Không một ai có thể phủ nhận được những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội trong 20 năm đổi mới tại Việt Nam. Đó là có thời gian tăng trưởng liên tục, qui mô GDP đã tăng gấp 3,7 lần năm 1985, tốc độ tăng trưởng bình quân trong đổi mới đạt bình quân 6,8 cao gần gấp hai lần trước đổi mới 1977-1985 (3,8). Từ năm 1991 sản xuất không những đảm bảo tiêu dùng ngày càng cao mà còn có tích luỹ. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế đã được nâng lên một tầm cao mới. Tuy vậy qua so sánh tăng trưởng kinh tế và sự phát triển kinh tế với một số nước trong khu vực chúng ta rút ra được một số nhận xét sau đây:

a. Xuất phát điểm của kinh tế Việt Nam thấp

Tăng trưởng GDP trong thời gian qua rất đáng tự hào kể cả về thời gian tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Thời gian tăng trưởng cho đến nay đã đạt 25 năm liên tục vượt kỷ lục của Hàn Quốc 23 năm tính đến năm 1997 (1997/1998 xảy ra khủng hoảng toàn châu Á và kinh tế Hàn Quốc bị sụt giảm) và chỉ thua kỷ lục của Trung Quốc đang nắm giữ là 27 năm.

Theo số liệu của TCTK: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 20 năm đổi mới như sau:

Thời kỳ :1986-1990 : Đạt xấp xỉ : 4,5 ; 1991-1995 : Đạt 8,2;

1996- 2000: Đạt :7,0 ; 2001- 2005: Đạt :7,5

Như vậy tốc độ tăng bình quân của 20 năm đổi mới đạt 6,8 và thời kỳ 1991 - 2005 đạt 7,5.

Bảng 3: Chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng năm 2004

Các chỉ số xếp hạng

Việt Nam

77/104

Thái Lan

34/104

Trung Quốc

46/104

Chỉ số xếp hạng môi trường kinh tế vĩ mô

58

23

24

Chỉ số về mức độ chi tiết lãng phí của Chính phủ

68

16

30

Chỉ số về tham nhũng

97

52

60

Chỉ số về xếp hạng công nghệ

92

43

62

Chỉ số về CNTT

86

55

62

Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 21/10/2004 và ngày 28/10/2004

Như vậy kể cả về tốc độ và thời gian kinh tế Việt Nam tăng trưởng chỉ sau Trung Quốc và qua Bảng 1 chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cao hơn so với Ấn Độ. Chính vì thế trong thời gian qua có nhiều đánh giá quá lạc quan là Việt Nam sắp "hoá rồng, hóa hổ". Nhưng theo Bảng 2 xét về quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam là quá thấp chỉ nhỉnh hơn 1/3 bình quân chung của cả khối ASEAN và gần bằng 1/5 của Thái Lan; nếu so với Singapore thì họ gấp chúng ta 44 lần và vì vậy ở trên Báo Thanh niên ngày30/3/2006 có người đánh giá quá bi quan rằng phải sau 197 năm nữa Việt Nam mới bằng Singapore như bây giờ . Năm 2005 GDP bình quân đầu người Việt Nam đạt 637 USD nếu theo chuẩn nghèo mới của Liên hợp quốc (2USD/ngày) thì mới đạt 87 chuẩn nghèo quốc tế và đứng thứ 8/11 nước trong khu vực, nghĩa là chỉ hơn Lào, Campuchia và Mianma và thứ 39/52 nước châu Á và thứ 142/200 nước trên thế giới. Nếu tính theo PPP cũng mới đạt 2739USD và đạt các vị trí tương ứng là 7/11; 36/52 và 130/200 và mới đạt 60 mức bình quân khu vực.

Bảng 4 : Tỉ trọng đóng góp của 3 yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng kinh tế của một số nước châu Á 1960 - 1994 ( năm)

Tên nước

Tăng trưởng GDP

Vốn

Lao động

TFP

Trung Quốc

7,5

41,3

36,0

22,7

Thái Lan

7,5

49,3

26,6

24,1

Việt Nam (1992- 1997)

68,78

16,94

14,28

Việt Nam(1998-2004 )

60,20

25,37

14,43

Hàn Quốc

8,3

51,8

30,1

29,6

Nhật Bản ( 1950 - 1973)

9,2

33,7

27,1

39,2

Nguồn: Crafts - 1999 dựa trên kết quả của nhiều nghiên cứu.

Bảng 5: Tỷ trọng đóng góp của 3 yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam () 1992 - 2004

Các yếu tố

1992 - 1997

1998 - 2004

Tăng trưởng

100

100

Vốn

68,78

60,20

Lao động

16,94

25,37

TFP

14,28

14,43

Nguồn: Tổng Cục thống kê (TCTK)

(còn nữa)

Tài liệu tham khảo

1. Lê Bộ Lĩnh : Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế 2004 - 2005. NXB Chính trị Quốc gia . Hà Nội 2005.

2. Nguyen Dinh Hoa: Model ekonomického rozvoja azíských drakov. MIKACONZULT Bratislava - SLOVAKIA 2001

3. Mokrý . V Tuharska E : Komparácia makroekonomických systémov Vybrané problémy EKONOM Bratislava. Slovakia 1998.

4. Thời báo Kinh tế Việt Nam : Kinh tế 2003 2004;2004-2005 . Việt nam & Thế giới

5. Economic and Social Survey 0f Asia and PACIFIC 2005 SSCAD UN New York 2005

6. World Development Indicators .The WB 2005

7. w w w. World Bank 2005

8. Finance and Development March 1989

9. Báo Tuổi trẻ ngày 21/10 và 28/10/2004.

10. Báo Thanh niên 28/3 -> 30/3/2006.

11. ADB (2004) ASIA Development outlook 2004

12 . Quality of grow WB 2005

13. Số liệu của Tổng cục Thống kê.

Xem thêm »