Bàn về thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập hiện nay

09/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Khi phân tích báo cáo tài chính, các kiểm toán viên phải phân tích các nội dung khác nhau nhằm xem xét, đánh giá các mặt khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tuy vậy, thực tế hiện nay, nội dung phân tích báo cáo tài chính mà các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam sử dụng trong hoạt động kiểm toán vẫn còn nhiều bất cập, chưa phản ánh được tình hình tài chính và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như chưa thể coi là căn cứ tin cậy, có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.

1. Thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Theo Quyết định số 219/2000/QĐ - BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (đợt 2), quy trình phân tích qui định rõ kiểm toán viên phải tiến hành so sánh các thông tin tài chính tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước; giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị; giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên; giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành; giữa các thông tin tài chính với nhau hoặc giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính. Quyết định trên cũng chỉ rõ: Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên được phép sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến và kiểm toán viên có quyền lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tuỳ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của mình.

Với qui định trên, khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, việc phân tích báo cáo tài chính mặc dầu được đặt ra trong kế hoạch kiểm toán nhưng hầu như chỉ là phân tích chiếu lệ. Các kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập vẫn chưa xây dựng được cho mình một nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp một cách khoa học cùng với hệ thống chỉ tiêu phân tích hợp lý, phản ánh đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp. Chính vì thế, kết quả phân tích báo cáo tài chính của các kiểm toán viên không thể sử dụng để phục vụ cho việc giảm bớt rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính chứ chưa nói đến đánh giá thực trạng tài chính và an ninh tài chính doanh nghiệp. Kết quả này lại càng không thể thỏa mãn khách hàng một khi phân tích báo cáo tài chính trở thành một dịch vụ chính thức trong hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập.

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy rằng, nội dung phân tích báo cáo tài chính trong hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập còn khá đơn giản, chủ yếu phân tích trên một số chỉ tiêu tài chính phản ánh trên báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đã lập. Đây là những chỉ tiêu tài chính cơ bản trước đây phản ánh trên Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 - DN) còn hiện nay các chỉ tiêu này được phản ánh trên Báo cáo của Ban Giám đốc hoặc phản ánh trên Báo cáo thường niên hay Bản cáo bạch của công ty. Theo đó, các chỉ tiêu tài chính cơ bản thường được sử dụng để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi và nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động. Cụ thể:

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản:

Nhóm chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá tính hợp lý về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng như xu hướng biến động của cơ cấu tài sản. Thuộc nhóm chỉ tiêu này bao gồm chỉ tiêu "Tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản" và chỉ tiêu "Tỷ trọng tài sản dài hạn so với tổng tài sản".

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn:

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn gồm có chỉ tiêu "Tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn" và chỉ tiêu "Tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn". Thông qua nhóm chỉ tiêu này, các nhà quản lý sẽ đánh giá được mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp cũng như chính sách huy động vốn của doanh nghiệp.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:

Thuộc nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp thường bao gồm chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán nhanh" và chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán hiện hành". Thông qua nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán này, các nhà quản lý có thể đánh giá được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi hoặc khả năng hoạt động:

Trừ một số ít doanh nghiệp xác định các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, còn lại hầu hết các doanh nghiệp thường phản ánh các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính. Thông thường, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp sử dụng bao gồm chỉ tiêu "Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản", chỉ tiêu "Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần" và chỉ tiêu "Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu". Đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, doanh nghiệp thường sử dụng chỉ tiêu "Vòng quay hàng tồn kho" và chỉ tiêu "Doanh thu thuần trên tổng tài sản". Dựa vào trị số và sự biến động về trị số của chỉ tiêu này, các doanh nghiệp sẽ đánh giá khả năng sinh lợi hay khả năng hoạt động của mình.

2. Đánh giá nội dung phân tích báo cáo tài chính hiện hành

Với nội dung phân tích gắn với hệ thống các chỉ tiêu tài chính cơ bản sử dụng khi phân tích báo cáo tài chính như trên, có thể nói, hoạt động phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện nay trong các công ty kiểm toán độc lập chưa thể thỏa mãn được nhu cầu thông tin của các đối tượng khách hàng và càng chưa thể trở thành một dịch vụ đem lại doanh thu cao cho công ty được. Điều này, một mặt do hệ thống chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp được sử dụng để phân tích còn quá sơ sài, đơn giản; mặt khác, do những hướng dẫn liên quan đến cách thức tính toán từng chỉ tiêu không rõ ràng, thiếu cụ thể nên phần lớn trị số của các chỉ tiêu do công ty xác định (đã được kiểm toán) đều không chính xác. Có thể khái quát những tồn tại về nội dung phân tích báo cáo tài chính hiện hành trong các công ty kiểm toán độc lập trên các mặt chủ yếu sau:

- Sự thiếu đầy đủ của hệ thống thông tin phân tích báo cáo tài chính:

Có thể thấy, những chỉ tiêu tài chính cơ bản mà các công ty quen sử dụng để phản ánh tình hình tài chính về thực chất chỉ là những chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp chứ không thể phản ánh đầy đủ thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Bởi vì, với những chỉ tiêu tài chính cơ bản này, các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các nhà tín dụng, ... không thể biết được liệu doanh nghiệp đang được xem xét có lâm vào tình trạng phá sản hay không. Cũng với hệ thống chỉ tiêu tài chính cơ bản này, họ lại càng không thể xác định được những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu cũng như không thể dự báo được các chỉ tiêu tài chính trong tương lai, ... Thực tế cho thấy, có khá nhiều doanh nghiệp mặc dầu huy động vốn trong kỳ rất tốt, mức độ độc lập tài chính khá cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bảo đảm và khả năng sinh lợi của vốn cao nhưng cũng chính doanh nghiệp đó đang lâm vào tình trạng phá sản vì không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã có văn bản đòi nợ của chủ nợ.

- Sự thiếu thống nhất về nội dung phân tích báo cáo tài chính:

Hầu như nội dung phân tích báo cáo tài chính mà các kiểm toán viên vận dụng chủ yếu dựa vào nội dung cùng với các chỉ tiêu tài chính cơ bản do các doanh nghiệp phản ánh trên báo cáo tài chính. Những nội dung này hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức của các cán bộ kế toán tại các công ty và do vậy, hệ thống chỉ tiêu tài chính cơ bản được sử dụng cũng không giống nhau. Chẳng hạn, tại Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động còn có thêm các chỉ tiêu "Vòng quay tổng tài sản", "Vòng quay khoản phải thu", "Vòng quay khoản phải trả" hoặc nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi còn có thêm các chỉ tiêu "Hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần", "Hệ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản", "Hệ số lợi nhuận hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần", ... Còn tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định (BMC) lại không có nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Sự thiếu thống nhất về chỉ tiêu tài chính cơ bản sử dụng để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp khiến cho việc so sánh, đánh giá tình hình tài chính giữa các doanh nghiệp hết sức khó khăn.

- Sự thiếu chính xác của các chỉ tiêu phản ánh:

Có thể nói, đây là tồn tại khá phổ biến trên các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp (kể cả các báo cáo tài chính đã được các công ty kiểm toán có uy tín kiểm toán). Sự thiếu chính xác này bắt nguồn từ nhận thức không đúng về hệ thống chỉ tiêu tài chính; từ đó, dẫn đến việc thu thập dữ liệu để tính toán chỉ tiêu. Tuy vậy, việc xác minh tính chính xác của các chỉ tiêu này ít khi được kiểm toán viên thực hiện. Điều này thể hiện khá rõ trong việc bày tỏ ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán.

Điểm đặc trưng khi thu thập thông tin trên các báo cáo tài chính là chưa phân biệt được bản chất của các chỉ tiêu. Chính vì vậy, các chỉ tiêu trên đều được thu thập theo năm hoặc thu thập tại một thời điểm nhưng lại đại diện cho cả năm. Đáng lý ra, với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán là những chỉ tiêu mang tính thời điểm (phản ánh tình trạng hiện tại), tiêu đề của các cột phải là "Đầu năm" và "Cuối năm" thay vì "Năm trước" và "Năm nay" như trên. Đối với các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động và khả năng sinh lợi là những chỉ tiêu mang tính thời kỳ (phản ánh kết quả của cả kỳ kinh doanh), khi tính toán phải sử dụng số bình quân năm thì các doanh nghiệp lại sử dụng trị số của các yếu tố đầu vào (tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ) tại thời điểm cuối năm để đại diện cho cả năm. Điều này đã dẫn đến sự thiếu chính xác của hầu hết các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động hay khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, làm cho nhìn nhận của các nhà quản lý, các nhà đầu tư về doanh nghiệp thiếu chính xác.

Trên đây là một số ý kiến bàn về nội dung phân tích báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp và các kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán độc lập sử dụng khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Sự nhìn nhận này có thể là do chủ quan của chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, chưa khảo sát đầy đủ thực trạng phân tích báo cáo tài chính trong hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, với những gì mà chúng tôi có được, có thể khẳng định rằng: cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp sớm trở thành một dịch vụ đem lại doanh thu đáng kể cho các công ty kiểm toán độc lập, thỏa mãn được nhu cầu thông tin của các đối tượng khách hàng hoặc ít nhất trước mắt, các kiểm toán viên có thể sử dụng kết quả phân tích báo cáo tài chính như một căn cứ quan trọng, tin cậy để giảm thiểu rủi ro trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp./.

Phụ lục 1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)

Các chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn

1,63

1,61

Hệ số thanh toán nhanh

1,00

1,10

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số nợ/Tổng tài sản

40,41

38,51

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu

67,95

62,70

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Vòng quay tổng tài sản (Doanh thu thuần/tổng TS)

0,70

0,46

Vòng quay các khoản phải thu (DT thuần/Các khoản phải thu)

3,84

3,80

Vòng quay các khoản phải trả (DT thuần/Các khoản phải trả)

3,55

1,79

Vòng quay hàng tồn kho (Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho)

3,02

1,89

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần()

15,47

17,52

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu ()

18,16

13,25

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn cổ phần ()

25,01

24,05

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản ()

10,80

8,14

Hệ số lợi nhuận HĐKD/doanh thu thuần()

17,64

22,36

5. Chỉ tiêu liên quan đến cổ phần (MG:10.000đ/CP)

Thu nhập trên mỗi cổ phần (đồng/cổ phiếu)

2.501

2.405

Giá trị sổ sách của cổ phần (đồng/cổ phiếu)

13.725

18.154

(Nguồn: Bản cáo bạch của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh)

Phụ lục 2: Caùc chæ tieâu taøi chính cô baûn của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định năm 2006

STT

CHÆ TIEÂU

ÑVT

Naêm nay

Naêm tröôùc

1

Cô caáu taøi saûn

- Taøi saûn daøi haïn/Toång taøi saûn

30,87

32,76

- Taøi saûn ngaén haïn/Toång taøi saûn

69,13

67,24

2

Cô caáu nguoàn voán

- Nôï phaûi traû/Toång nguoàn voán

17,71

15,53

- Nguoàn voán chuû sôû höõu/Toång nguoàn voán

82,29

84,47

3

Khaû naêng thanh toaùn

Laàn

- Khaû naêng thanh toaùn nhanh

2,96

2,01

- Khaû naêng thanh toaùn hieän haønh

5,65

6,44

4

Tyû suaát lôïi nhuaän

- Tyû suaát lôïi nhuaän tröôùc thueá/Toång taøi saûn

36,15

29,43

- Tyû suaát lôïi nhuaän sau thueá/Doanh thu thuaàn

36,33

31,27

- Tyû suaát lôïi nhuaän sau thueá/Nguoàn voán chuû sôû höõu

41,56

33,09

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2006 của Công ty BMC)

Phụ lục 3: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long

STT

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

Năm 2006

Năm 2005

1

Cơ cấu tài sản:

- Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản

- Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản

23,74

76,26

24,98

75,02

2

Cơ cấu nguồn vốn:

- Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn

-Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn

39,13

60,87

40,03

59,97

3

Khả năng thanh toán:

- Khả năng thanh toán nhanh

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

lần

0,4

2,83

0,55

2,66

4

Tỷ suất lợi nhuận

-Tỷ suất lợi nhận trước thuế/ Tổng tài sản

-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn điều lệ

12,03

4,08

23,80

11,93

3,84

20,99

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2006 của Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long)

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Tài chính (2000), Quyết định số 219/2000/QĐ - BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (đợt 2).

2. Hệ thống báo cáo tài chính năm 2006 của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh.

3. Hệ thống báo cáo tài chính năm 2006 của Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long.

4. Hệ thống báo cáo tài chính năm 2006 của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

5. TS. Nguyễn Quang Hùng (2005), Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập ở nước ta hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

6. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh - TS. Ngô Trí Tuệ (2006), Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. http: //www.hastc.org.vn.

8. http://www.vse.org.vn/  v.v.v…

Xem thêm »