Cần thống nhất quy định về các khoản dự phòng

09/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Dự phòng là khoản nợ không chắc chắn về giá trị và thời gian: như vậy, một khoản dự phòng là một khoản nợ nhưng mới là nghĩa vụ nợ tiềm tàng vì chưa chắc chắn về mặt giá trị khoản nợ, giá trị giảm sút lợi ích kinh tế và thời gian sẽ phát sinh. Khoản dự phòng sẽ được ghi nhận trên Báo cáo tài chính và thường xuyên được xem xét lại giá trị ước tính vào cuối mỗi niên độ kế toán.

Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ này chỉ được xác nhận bởi khả năng thường xảy ra hay không của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được. Là nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì chưa chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ, giá trị khoản nợ chưa được xác định một cách đáng tin cậy. Nợ tiềm tàng chưa được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán cho đến khi có chứng cứ chắc chắn về các sự kiện sẽ xảy ra

Dưới góc độ kế toán quy định các khoản dự phòng sau: dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; dự phòng nợ phải thu khó đòi (theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC); dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng cho những hợp đồng có rủi ro lớn, dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa, dự phòng về chi phí bảo hành công trình xây lắp (theo chuẩn mực kế toán số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng ).

Dưới góc độ tài chính theo Thông tư số 13/2006/TT-BTC, thì có các khoản dự phòng: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây lắp.

Thực tế hiện nay giữa quy định của kế toán và quy định của tài chính về các khoản dự phòng là chưa thống nhất dẫn đến khó khăn cho những người làm công tác kế toán cũng như những đối tượng liên quan, do đó cần phải được xử lý như sau:

Thứ nhất, thống nhất cách hiểu về bản chất các khoản dự phòng

Về Tài khoản phản ánh các khoản dự phòng và tương tự dự phòng gồm có:

+ TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.

TK 159 – Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho, TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

+ TK 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, TK 352 – Dự phòng phải trả, TK 335 – Chi phí phải trả.

+ TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính.

Như vậy ta thấy rằng dự phòng theo quy định hiện nay là việc ghi nhận trước vào chi phí những khoản tổn thất dự kiến có thể xảy ra trong tương lai “là khoản nợ phải trả nhưng chưa chắc chắn được về giá trị và thời gian”. Trong thực tế các Tài khoản này được mở để phản ánh các nội dung đã nêu. Nhưng câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao các khoản dự phòng này có cùng mục đích nhưng cách mã hóa tài khoản lại khác nhau? Cho nên cần thiết phải đưa ra một nguyên tắc mã hóa để dễ nhận biết các khoản dự phòng này hơn. Nguyên tắc đưa ra có thể là các tài khoản phản ánh dự phòng đều có đuôi cuối cùng là 9, và lúc đó sẽ có : TK129, TK 229, TK 159, TK 139, TK 3X9, TK4Y9 cho thống nhất. Bên cạnh đó cũng cần xem xét, nếu với cách mã hóa tài khoản phản ánh các khoản dự phòng như hiện tại thì nhóm TK 129, 229, 139, 159 có phải mang tính chất dự phòng phải trả không? Và bản chất nhóm này có khác bản chất nhóm TK 351, 352, 335 không?

Thứ hai, thống nhất xử lý các khoản dự phòng giữa quy định của chuẩn mực số 18, Quyết định 15/2006 và Thông tư số 13/2006.

Tiêu thức

Theo QĐ 15/2006 và Chuẩn mực số 18

Theo Thông tư 13/2006

Trích lập lần đầu hoặc trích lập bổ sung thêm

Khi hoàn nhập

Trích lập lần đầu hoặc trích lập bổ sung thêm

Khi hoàn nhập

1. Dự phòng Đầu tư tài chính

Nợ TK 635

Có TK 129, 229

Nợ TK 129, 229

Có TK 635

Nợ TK 635

Có TK 129, 229

Nợ TK 129, 229

Có TK 515

2. Dự phòng phải thu khó đòi

Nợ TK 642(6)

Có TK 139

Nợ TK 139

Có TK 642(6)

Nợ TK 642(6)

Có TK 139

Nợ TK 139

Có TK 711

3. Dự phòng Giảm giá HTK

Nợ TK 632

Có tK 159

Nợ TK 159

Có TK 632

Nợ TK 632

Có TK 159

Nợ TK 159

Có TK 711

4. Dự phòng Bảo hành SP, HH

Nợ TK 641

Có TK 352

Nợ TK 352

Có TK 641

Nợ TK 641

Có TK 352

Nợ TK 352

Có TK 711

5. Dự phòng bảo hành Công trình XL

Nợ TK 641

Có TK 352

Nợ TK 352

Có TK 711

Nợ TK 641

Có TK 352

Nợ TK 352

Có TK 711

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm

Nợ TK 642

Có TK 351

Nợ TK 351

Có TK 642

7. Dự phòng các khoản CP tài cơ cấu DN

Nợ TK 642

Có TK 352

Nợ TK 352

Có TK 642

8. Dự phòng các Hợp đồng có rủi ro lớn

Nợ TK 642

Có TK 352

Nợ TK 352

Có TK 642

9. Quỹ dự phòng tài chính

Nợ TK 421

Có TK 415

Nhìn vào quy định được phân tích trên, ta thấy Chuẩn mực số 18 và Quyết định số 15/2006 khi trích lập hoặc trích lập thêm các khoản dự phòng tính vào chi phí, còn khi hoàn nhập thì ghi giảm chi phí đã trích, trừ trường hợp trích lập dự phòng cho hoạt động tài chính thì khi hoàn nhập tính vào chi phí hoạt động tài chính lập . Tuy nhiên theo như quy định của Thông tư số 13/2006 khi trích lập hoặc trích lập thêm thì tính vào chi phí, còn khi hoàn nhập thì tính vào nhập khác trừ trường hợp dự phòng các khoản đầu tư tài chính thì khi hoàn nhập tính vào Doanh thu hoạt động tài chính. Với quy định cách xử lý khác nhau này dẫn đến những người làm công tác kế toán không biết nên áp dụng như thế nào. Về việc trích lập lần đầu, trích lập bổ sung thêm đều tính vào chi phí thì cơ bản đã thống nhất giữa hai bên, nhưng về việc hoàn nhập thì khác biệt hoàn toàn. Đi sâu về bản chất, ta thấy dù theo phương pháp xử lý hoàn nhập nào (ghi giảm chi phí hay tăng thu nhập) đều làm cho kết quả trong kỳ tăng lên. Nhưng thực tế vẫn cần phải có sự thống nhất giữa hai quy định này.

Thứ ba, số lượng các khoản dự phòng

Theo Chuẩn mực số 18 và Quyết định 15 bao gồm có 9 khoản dự phòng và mang tính chất dự phòng, nhưng theo Thông tư số 13 chỉ có 05 khoản dự phòng. Như vậy, vấn đề đặt ra là liệu ngoài các khoản dự phòng thống nhất trong quy định giữa hai bên thì các khoản dự phòng còn lại khi trích lập có được xem là chi phí hợp lý không? Và sẽ thực hiện theo cơ chế tài chính nào? Trong các khoản dự phòng đã trích lập nêu trên, Quỹ dự phòng tài chính được trích lập vào lợi nhuận sau thuế, như vậy có mâu thuẫn với nguyên tắc trích lập dự phòng là tính vào chi phí trước thuế không?

Xem thêm »