26/05/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Đổi mới mô hình, phương pháp kiểm toán để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũngThời gian qua, KTNN đã thực hiện tốt hơn vai trò là một trong những công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí. Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán, thực hiện tốt hơn vai trò này, KTNN cần nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức và phương pháp kiểm toán.Đa dạng hóa mô hình tổ chức cuộc kiểm toán
Thực tiễn cho thấy có rất nhiều mô hình tổ chức các cuộc kiểm toán, được phân loại theo hình thức kiểm toán, nội dung kinh tế, giai đoạn, lĩnh vực hoạt động của KTNN… Mỗi mô hình có những ưu điểm riêng và để mở rộng khả năng PCTN, lãng phí, KTNN cần hoàn thiện 4 mô hình tổ chức kiểm toán sau:
Mô hình cuộc kiểm toán điều tra: Kiểm toán điều tra là hoạt động kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, đánh giá một vụ việc hay một số vụ việc vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến sai phạm nhằm xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân theo quy định của pháp luật để cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng cho các cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Thực hiện nhiệm vụ này, KTNN phải xây dựng mô hình kiểm toán điều tra phù hợp với mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung và quy trình kiểm toán. Kiểm toán điều tra thường được thực hiện khi có biểu hiện vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật.
Mô hình cuộc kiểm toán tiền kiểm: Những mục tiêu phổ biến của cuộc kiểm toán tiền kiểm là, kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của chương trình, dự án, dự toán và tính khả thi của nó; kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng các chương trình, dự án, dự toán ngân sách. Kiểm toán tiền kiểm mang đầy đủ bản chất, đặc điểm của kiểm toán hoạt động; có chức năng xác nhận quá trình thực hiện kế hoạch của đơn vị và chức năng tư vấn để chủ thể có căn cứ xây dựng, phê chuẩn kế hoạch tài chính và thực thi kế hoạch tài chính đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, chống thất thoát, lãng phí.
Mô hình cuộc kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công của KTNN hướng tới các mục tiêu: Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực, tính tuân thủ pháp luật của đơn vị được kiểm toán trong quá trình huy động, sử dụng các nguồn lực; đánh giá hiệu năng của bộ máy quản lý, đánh giá năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong quản lý, sử dụng nguồn lực công; hướng tới tư vấn cách thức cải thiện tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực làm gia tăng giá trị của những quyết định trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
Mô hình cuộc kiểm toán hỗn hợp bao gồm 2 mô hình. Về mô hình kiểm toán hỗn hợp đối với cuộc kiểm toán báo cáo tổng quyết toán NSNN, (theo suốt chu trình NSNN) theo từng giai đoạn, KTNN tổ chức tiền kiểm dự toán NSNN và ngân sách địa phương; tổ chức kiểm toán ngân sách Bộ, ngành trung ương và kiểm toán ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo kế hoạch hằng năm; tổ chức kiểm toán báo cáo tổng quyết toán NSNN do Vụ Tổng hợp chủ trì. Với mô hình kiểm toán hỗn hợp dành cho cuộc kiểm toán các chương trình mục tiêu, dự án, KTNN lựa chọn một số chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, nếu các chương trình này kéo dài qua nhiều giai đoạn, KTNN nên tổ chức cuộc kiểm toán hỗn hợp cả 3 giai đoạn: Tiền kiểm dự toán; kiểm toán từng giai đoạn của chương trình, dự án; kiểm toán quyết toán chương trình, dự án.
Phát triển các phương pháp kiểm toán
Cùng với việc lựa chọn các mô hình kiểm toán phù hợp, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả PCTN, lãng phí, KTNN cần phát triển các phương pháp kiểm toán sau:
Phương pháp kiểm toán tiền kiểm và đánh giá khả năng sai phạm, lãng phí nguồn lực tài chính công, tài sản công: Với hoạt động tiền kiểm, kiểm toán viên áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán của kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán hoạt động, trong đó chủ yếu áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng của kiểm toán hoạt động.
Phương pháp kiểm toán hoạt động và xác nhận về lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công: Hệ thống phương pháp kiểm toán hoạt động rất đa dạng; là sự tổng hợp các phương pháp của nhiều môn khoa học được cụ thể hóa thành các phương pháp kiểm toán hoạt động. Phương pháp kiểm toán hoạt động phải được vận dụng hợp lý, khách quan, tối ưu và hiệu quả cho từng cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của chương trình, dự án.
Phương pháp kiểm toán điều tra đánh giá sai phạm, tham nhũng tài chính công, tài sản công: Trong kiểm toán điều tra, cần áp dụng một số phương pháp đặc thù, như: Quan sát, kiểm tra hồ sơ tài liệu, chọn mẫu kiểm toán, phân tích thứ cấp và sưu tầm tài liệu, xác minh, thực nghiệm điều tra, trưng cầu tư vấn, giám định, đối chất… phù hợp với từng nội dung kiểm toán.
Hoàn thiện các phương pháp tiếp cận kiểm toán: Các tổ chức kiểm toán thường áp dụng một trong các phương pháp tiếp cận sau: Phương pháp tiếp cận dựa trên các thủ tục cơ bản (phương pháp tiếp cận xác minh hoặc phương pháp xác minh trực tiếp); phương pháp tiếp cận dựa trên bảng cân đối kế toán, các khoản mục thu, chi ngân sách; phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống; phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro.
Trong đó, phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro hướng tới những khu vực, những tài khoản, khoản mục của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, các khoản mục thu, chi ngân sách có thể sai sót trọng yếu (do sai sót hoặc gian lận) gây nên. KTNN đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc vận dụng phương pháp này trong kiểm toán báo cáo tài chính DNNN, ngân hàng thương mại, báo cáo quyết toán ngân sách Bộ, ngành. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán nói chung và nâng cao hiệu quả, hiệu lực PCTN, lãng phí, việc hoàn thiện phương pháp tiếp cận đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu, vận dụng vào từng bước của quy trình kiểm toán giúp kiểm toán viên có thể tổ chức cuộc kiểm toán có tính chiến lược, tính hệ thống, tính hiệu quả và phù hợp với hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện đại.
Theo Báo Kiểm toán số 21/2022
Thời gian qua, KTNN đã thực hiện tốt hơn vai trò là một trong những công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí. Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán, thực hiện tốt hơn vai trò này, KTNN cần nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức và phương pháp kiểm toán.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức cuộc kiểm toán
Thực tiễn cho thấy có rất nhiều mô hình tổ chức các cuộc kiểm toán, được phân loại theo hình thức kiểm toán, nội dung kinh tế, giai đoạn, lĩnh vực hoạt động của KTNN… Mỗi mô hình có những ưu điểm riêng và để mở rộng khả năng PCTN, lãng phí, KTNN cần hoàn thiện 4 mô hình tổ chức kiểm toán sau:
Mô hình cuộc kiểm toán điều tra: Kiểm toán điều tra là hoạt động kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, đánh giá một vụ việc hay một số vụ việc vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến sai phạm nhằm xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân theo quy định của pháp luật để cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng cho các cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Thực hiện nhiệm vụ này, KTNN phải xây dựng mô hình kiểm toán điều tra phù hợp với mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung và quy trình kiểm toán. Kiểm toán điều tra thường được thực hiện khi có biểu hiện vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật.
Mô hình cuộc kiểm toán tiền kiểm: Những mục tiêu phổ biến của cuộc kiểm toán tiền kiểm là, kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của chương trình, dự án, dự toán và tính khả thi của nó; kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng các chương trình, dự án, dự toán ngân sách. Kiểm toán tiền kiểm mang đầy đủ bản chất, đặc điểm của kiểm toán hoạt động; có chức năng xác nhận quá trình thực hiện kế hoạch của đơn vị và chức năng tư vấn để chủ thể có căn cứ xây dựng, phê chuẩn kế hoạch tài chính và thực thi kế hoạch tài chính đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, chống thất thoát, lãng phí.
Mô hình cuộc kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công của KTNN hướng tới các mục tiêu: Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực, tính tuân thủ pháp luật của đơn vị được kiểm toán trong quá trình huy động, sử dụng các nguồn lực; đánh giá hiệu năng của bộ máy quản lý, đánh giá năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong quản lý, sử dụng nguồn lực công; hướng tới tư vấn cách thức cải thiện tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực làm gia tăng giá trị của những quyết định trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
Mô hình cuộc kiểm toán hỗn hợp bao gồm 2 mô hình. Về mô hình kiểm toán hỗn hợp đối với cuộc kiểm toán báo cáo tổng quyết toán NSNN, (theo suốt chu trình NSNN) theo từng giai đoạn, KTNN tổ chức tiền kiểm dự toán NSNN và ngân sách địa phương; tổ chức kiểm toán ngân sách Bộ, ngành trung ương và kiểm toán ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo kế hoạch hằng năm; tổ chức kiểm toán báo cáo tổng quyết toán NSNN do Vụ Tổng hợp chủ trì. Với mô hình kiểm toán hỗn hợp dành cho cuộc kiểm toán các chương trình mục tiêu, dự án, KTNN lựa chọn một số chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, nếu các chương trình này kéo dài qua nhiều giai đoạn, KTNN nên tổ chức cuộc kiểm toán hỗn hợp cả 3 giai đoạn: Tiền kiểm dự toán; kiểm toán từng giai đoạn của chương trình, dự án; kiểm toán quyết toán chương trình, dự án.
Phát triển các phương pháp kiểm toán
Cùng với việc lựa chọn các mô hình kiểm toán phù hợp, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả PCTN, lãng phí, KTNN cần phát triển các phương pháp kiểm toán sau:
Phương pháp kiểm toán tiền kiểm và đánh giá khả năng sai phạm, lãng phí nguồn lực tài chính công, tài sản công: Với hoạt động tiền kiểm, kiểm toán viên áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán của kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán hoạt động, trong đó chủ yếu áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng của kiểm toán hoạt động.
Phương pháp kiểm toán hoạt động và xác nhận về lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công: Hệ thống phương pháp kiểm toán hoạt động rất đa dạng; là sự tổng hợp các phương pháp của nhiều môn khoa học được cụ thể hóa thành các phương pháp kiểm toán hoạt động. Phương pháp kiểm toán hoạt động phải được vận dụng hợp lý, khách quan, tối ưu và hiệu quả cho từng cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của chương trình, dự án.
Phương pháp kiểm toán điều tra đánh giá sai phạm, tham nhũng tài chính công, tài sản công: Trong kiểm toán điều tra, cần áp dụng một số phương pháp đặc thù, như: Quan sát, kiểm tra hồ sơ tài liệu, chọn mẫu kiểm toán, phân tích thứ cấp và sưu tầm tài liệu, xác minh, thực nghiệm điều tra, trưng cầu tư vấn, giám định, đối chất… phù hợp với từng nội dung kiểm toán.
Hoàn thiện các phương pháp tiếp cận kiểm toán: Các tổ chức kiểm toán thường áp dụng một trong các phương pháp tiếp cận sau: Phương pháp tiếp cận dựa trên các thủ tục cơ bản (phương pháp tiếp cận xác minh hoặc phương pháp xác minh trực tiếp); phương pháp tiếp cận dựa trên bảng cân đối kế toán, các khoản mục thu, chi ngân sách; phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống; phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro.
Trong đó, phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro hướng tới những khu vực, những tài khoản, khoản mục của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, các khoản mục thu, chi ngân sách có thể sai sót trọng yếu (do sai sót hoặc gian lận) gây nên. KTNN đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc vận dụng phương pháp này trong kiểm toán báo cáo tài chính DNNN, ngân hàng thương mại, báo cáo quyết toán ngân sách Bộ, ngành. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán nói chung và nâng cao hiệu quả, hiệu lực PCTN, lãng phí, việc hoàn thiện phương pháp tiếp cận đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu, vận dụng vào từng bước của quy trình kiểm toán giúp kiểm toán viên có thể tổ chức cuộc kiểm toán có tính chiến lược, tính hệ thống, tính hiệu quả và phù hợp với hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện đại.
Theo Báo Kiểm toán số 21/2022