04 định kiến có thể làm một cuộc kiểm toán hoạt động trở nên kém tin cậy

23/03/2023
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Qũy kiểm toán toàn diện Canada – CAAF mới đây đăng bài viết: “04 định kiến có thể làm một cuộc kiểm toán hoạt động trở nên kém tin cậy”.

Theo đó, Kiểm toán viên dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều định kiến ​​vì kiểm toán hoạt động liên quan đến việc thực hiện xét đoán chuyên môn và ra quyết định trong suốt quá trình kiểm toán (lập kế hoạch, thu thập bằng chứng, phân tích dữ liệu, quản lý các mối quan hệ, báo cáo, v.v.). Bài viết dẫn ra 04 loại định kiến mà Kiểm toán viên có thể mắc phải trong quá trình thực hiện kiểm toán có thể làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của cuộc kiểm toán, cụ thể gồm:

Định kiến đầu tiên là hiệu ứng mỏ neo, hay ảo giác tập trung, là một định kiến nhận thức mà trong đó mọi người có xu hướng sử dụng một mẩu thông tin ban đầu như một “mỏ neo” để đánh giá thông tin tiếp theo. Lý thuyết kiểm toán dựa trên đánh giá trung lập về bằng chứng kiểm toán. Nếu Kiểm toán viên “dính chặt” vào bằng chứng chứng thực của Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán, họ có thể xem nhẹ tầm quan trọng của luồng thông tin trái ngược khác. Trong trường hợp Đoàn kiểm toán đã kiểm toán đơn vị trước đó, Kiểm toán viên có thể “bám chặt” vào các kết luận kiểm toán trước đó. Định kiến mỏ neo sẽ có xu hướng làm giảm hiệu quả các hoài nghi nghề nghiệp.

Định kiến thứ hai - Định kiến gần nhất, là trường hợp mọi người nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của thông tin mới nhất. Định kiến này có thể làm giảm khả năng xác định xu hướng từ dữ liệu của Kiểm toán viên, vì nếu có định kiến này, Kiểm toán viên sẽ xem bằng chứng gần đây nhất phù hợp hơn so với bằng chứng từ các xu hướng diễn ra trong vài năm trước đó. Điều này có thể dẫn đến các quyết định không chính xác về những cơ sở dẫn liệu quản lý nào cần xác nhận lại. 

Định kiến thứ ba - Định kiến xác nhận, nghĩa là là xu hướng theo đó Kiểm toán viên tập trung nhiều hơn vào thông tin phù hợp với niềm tin hoặc ưu tiên ban đầu của mình. Khi thu thập thông tin (đặc biệt là sau khi đã đưa ra quan điểm sơ bộ), Kiểm toán viên có thể vô tình hướng sự tập trung nhiều hơn vào thông tin hoặc bằng chứng cho cho ưu tiên hoặc kỳ vọng ban đầu. Kết quả là, Kiểm toán viên có thể vô thức dựa vào bằng chứng thiên về phương án thay thế hoặc ưu tiên của mà họ mong đợi, thay vì đánh giá khách quan các sự kiện thực tế tồn tại. Kiểm toán viên có thể không xem xét đầy đủ các thông tin có khả năng gây mâu thuẫn có thể dẫn đến một giải pháp thay thế để có thể hợp thức hóa cho kết luận sơ bộ của họ. 

Định kiến thứ tư -Định kiến về sự có sẵn, đánh giá quá cao tầm quan trọng của thông tin có sẵn. Tính sẵn có là xu hướng tiềm năng để Kiểm toán viên coi thông tin có thể truy xuất dễ dàng (ví dụ: ký ức sống động hoặc gần đây) là có nhiều khả năng hơn, phù hợp hơn và quan trọng hơn đối với xét đoán chuyên môn kiểm toán. Nói cách khác, thông tin có sẵn trong trí nhớ của Kiểm toán viên có thể ảnh hưởng quá mức đến các ước tính, đánh giá xác suất và các xét đoán chuyên môn khác. Định kiến sẵn có có thể hỗ trợ tốt cho Kiểm toán viên, nhưng nó cũng có thể gây ra sự thiên vị.

Nhận thức được ảnh hưởng của các định kiến, ​​nhận thức đối với kiểm toán hoạt động có thể giúp tránh các kết quả không mong muốn và nâng cao chất lượng kiểm toán. Kiểm toán viên phải dành thời gian cần thiết để kiểm tra kỹ vấn đề kiểm toán, đặc biệt nếu đó là vấn đề lặp đi lặp lại (ví dụ: Lần trước Đoàn kiểm toán đã phát hiện ra vấn đề tương tự). Để giảm thiểu bất kỳ định kiến nhận thức nào, điều quan trọng là các đoàn kiểm toán phải liên tục tự đặt câu hỏi “Điều gì chứng minh Kiểm toán viên sai?”.

Theo Bản tin quốc tế của Vụ hợp tác Quốc tế Kiểm toán nhà nước tháng 3/2023

 

Xem thêm »