21/01/2013
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Giải pháp phát triển Kinh tế - xã hội 2013: 9 nhóm giải pháp nhằm đạt mục tiêu “lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn”Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng... Từ các mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01 NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 gồm 9 nhóm giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế mà Quốc hội đề ra.Tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản suất nhằm đạt các mục tiêu kinh tế
Năm 2012, nền kinh tế nước ta đã có chuyển biến tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; các cân đối về tiền tệ, tín dụng, tài chính được kiểm soát; thị trường ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ ổn định; dự trữ ngoại hối tăng... Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá, áp lực lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn; thị trường tiền tệ chưa thực sự ổn định, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, nợ xấu có xu hướng gia tăng; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tiếp cận vốn tín dụng, hàng tồn kho cao... Trong khi đó, các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2013 được xác định: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%; bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 6% - 6,5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%...
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội năm 2013, trong nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, giảm hàng tồn kho, tăng sức cầu và phá băng thị trường bất động sản... Chính phủ giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ điều hành thận trọng, hiệu quả, có các biện pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ phải trên quan điểm đồng bộ với chính sách tài khóa nhằm kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý. Đồng thời với việc điều hành thị trường tiền tệ, NHNN khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và Đề án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam.
Để hỗ trợ chính sách tiền tệ hiệu quả, Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi để tạo nguồn xử lý các nhiệm vụ chi cấp thiết.
Nhiệm vụ cũng được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương, DNNN thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 27/CT-TTg về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương. Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT còn phải nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích, dự báo tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là những, biến động về tình hình kinh tế, tài chính thế giới để phục vụ công tác điều hành, ban hành chủ trương, chính sách phù hợp, hiệu quả với tình hình thực tiễn.
Đối với Bộ Công Thương, cơ quan này có nhiệm vụ tăng cường phát triển thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bảo đảm gắn với thực tiễn, hoạt động thực chất, hiệu quả.
Tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội
Bên cạnh ưu tiên mục tiêu tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất, Chính phủ cũng đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội như tạo việc làm, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có giải pháp tăng cường tạo việc làm, bảo đảm thu nhập cho người lao động; thực hiện cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm an toàn lao động; thực hiện tốt các chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách...
Một nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ ưu tiên và triển khai đồng thời là đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2011-2015.
Tái cơ cấu nền kinh tế
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế: Đầu tư công - Doanh nghiệp nhà nước - Tổ chức tín dụng; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước. Trong đó, Bộ KH&ĐT cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách phân cấp, quản lý đầu tư công. Tăng cường chấp hành pháp luật, cơ chế chính sách, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư công; xây dựng khung pháp lý, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn 2013 - 2015, trong đó chú trọng tập trung vốn ngân sách cho các dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia; bảo đảm chủ động trong việc cân đối nguồn lực, bố trí quy hoạch, kế hoạch đầu tư của các ngành, các cấp. Bộ Xây dựng thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời bảo đảm chất lượng, hiệu quả công trình.
Đối với nhiệm vụ tái cơ cấu tổ chức tín dụng, NHNN tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai Đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”. Tăng cường năng lực tài chính; nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu; đổi mới hệ thống quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế tiên tiến; tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính, từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phi tài chính hoặc lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro.
Đối với nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, đẩy mạnh cổ phần hóa và tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước theo Đề án được duyệt. Trong đó chú trọng thực hiện tái cơ cấu toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường, sản phẩm; tổ chức lại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cho phù hợp với thực trạng và yêu cầu, nhiệm vụ.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm điểm, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm tiếp theo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ KH&ĐT trước ngày 25 tháng 11 năm 2013.
9 nhóm giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013:
Thứ nhất là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát;
Thứ hai là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh;
Thứ ba là đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng;
Thứ tư là bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân;
Thứ năm là phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân;
Thứ sáu là tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
Thứ bảy là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa;
Thứ tám là đảm bảo quốc phòng an ninh và ổn định chính trị, xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại;
Thứ chín là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.
Thu Hương
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng... Từ các mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01 NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 gồm 9 nhóm giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế mà Quốc hội đề ra.
Tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản suất nhằm đạt các mục tiêu kinh tế
Năm 2012, nền kinh tế nước ta đã có chuyển biến tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; các cân đối về tiền tệ, tín dụng, tài chính được kiểm soát; thị trường ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ ổn định; dự trữ ngoại hối tăng... Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá, áp lực lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn; thị trường tiền tệ chưa thực sự ổn định, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, nợ xấu có xu hướng gia tăng; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tiếp cận vốn tín dụng, hàng tồn kho cao... Trong khi đó, các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2013 được xác định: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%; bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 6% - 6,5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%...
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội năm 2013, trong nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, giảm hàng tồn kho, tăng sức cầu và phá băng thị trường bất động sản... Chính phủ giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ điều hành thận trọng, hiệu quả, có các biện pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ phải trên quan điểm đồng bộ với chính sách tài khóa nhằm kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý. Đồng thời với việc điều hành thị trường tiền tệ, NHNN khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và Đề án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam.
Để hỗ trợ chính sách tiền tệ hiệu quả, Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi để tạo nguồn xử lý các nhiệm vụ chi cấp thiết.
Nhiệm vụ cũng được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương, DNNN thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 27/CT-TTg về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương. Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT còn phải nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích, dự báo tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là những, biến động về tình hình kinh tế, tài chính thế giới để phục vụ công tác điều hành, ban hành chủ trương, chính sách phù hợp, hiệu quả với tình hình thực tiễn.
Đối với Bộ Công Thương, cơ quan này có nhiệm vụ tăng cường phát triển thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bảo đảm gắn với thực tiễn, hoạt động thực chất, hiệu quả.
Tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội
Bên cạnh ưu tiên mục tiêu tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất, Chính phủ cũng đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội như tạo việc làm, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có giải pháp tăng cường tạo việc làm, bảo đảm thu nhập cho người lao động; thực hiện cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm an toàn lao động; thực hiện tốt các chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách...
Một nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ ưu tiên và triển khai đồng thời là đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2011-2015.
Tái cơ cấu nền kinh tế
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế: Đầu tư công - Doanh nghiệp nhà nước - Tổ chức tín dụng; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước. Trong đó, Bộ KH&ĐT cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách phân cấp, quản lý đầu tư công. Tăng cường chấp hành pháp luật, cơ chế chính sách, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư công; xây dựng khung pháp lý, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn 2013 - 2015, trong đó chú trọng tập trung vốn ngân sách cho các dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia; bảo đảm chủ động trong việc cân đối nguồn lực, bố trí quy hoạch, kế hoạch đầu tư của các ngành, các cấp. Bộ Xây dựng thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời bảo đảm chất lượng, hiệu quả công trình.
Đối với nhiệm vụ tái cơ cấu tổ chức tín dụng, NHNN tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai Đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”. Tăng cường năng lực tài chính; nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu; đổi mới hệ thống quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế tiên tiến; tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính, từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phi tài chính hoặc lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro.
Đối với nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, đẩy mạnh cổ phần hóa và tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước theo Đề án được duyệt. Trong đó chú trọng thực hiện tái cơ cấu toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường, sản phẩm; tổ chức lại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cho phù hợp với thực trạng và yêu cầu, nhiệm vụ.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm điểm, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm tiếp theo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ KH&ĐT trước ngày 25 tháng 11 năm 2013.
9 nhóm giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013:
Thứ nhất là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát;
Thứ hai là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh;
Thứ ba là đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng;
Thứ tư là bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân;
Thứ năm là phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân;
Thứ sáu là tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
Thứ bảy là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa;
Thứ tám là đảm bảo quốc phòng an ninh và ổn định chính trị, xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại;
Thứ chín là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội. |
Thu Hương