29/11/2012
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Thực hiện thành công mục tiêu kiềm chế lạm phát của năm 2012, ổn định kinh tế vĩ mô.(Kiemtoannn.gov.vn) - Ngày 29/11/2012, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 11/2012, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Tại phiên họp, vấn đề nổi bật mà các thành viên Chính phủ và đại biểu quan tâm là phải thực hiện thành công mục tiêu kiềm chế lạm phát của năm 2012, ổn định kinh tế vĩ mô, làm động lực phát triển cho năm 2013. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Hoàng Quân đã tham dự phiên họp. Tại phiên họp này, Chính phủ cũng xem xét, thảo luận về Đề án Cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô giai đoạn 2012 – 2020; Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú.Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm 2012 có những chuyển biến tích cựcDưới sự điều hành của Chính phủ, 11 tháng đầu năm 2012, các giải pháp ổn định giá cả thị trường, kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy và đạt kết quả. Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức cao, xuất nhập khẩu cơ bản được cân bằng, góp phần cải thiện cán cân thương mại và cán cân tổng thể, tăng dự trữ ngoại tệ nhà nước. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, đạt kết quả tốt. Sản xuất công nghiệp tiếp tục được phục hồi với chỉ số sản xuất công nghiệp tháng sau tăng cao hơn tháng trước. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh từng bước được tháo gỡ. Chỉ số tồn kho giảm dần. Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển. Công tác quản lý thu – chi NSNN được tăng cường và chặt chẽ. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; rủi ro hệ thống ngân hàng từng bước được kiểm soát. Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông được quan tâm triển khai, tai nạn giao thông giảm mạnh. An sinh phúc lợi xã hội được bảo đảm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định…Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2012 đã có những chuyển biến tích cực, Theo đó, về giá cả và lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,47% so với tháng trước. Tốc độ tăng CPI tiếp tục giảm mạnh từ mức 2,2% trong tháng 9 (cao nhất kể từ đầu năm) xuống còn 0,85% trong tháng 10 và 0,47% trong tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 6,52% so với tháng 12/2011 và tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của các năm trước. Bình quân 11 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,43% so với cùng kỳ năm 2011. Dự báo cả năm 2012, CPI tăng khoảng 7,5%. Tính đến ngày 15/11/2012, tổng thu NSNN ước đạt 593,42 nghìn tỷ đồng, bằng 80,1% dự toán (cùng kỳ năm 2011 đạt 98,5%). Trong đó: thu nội địa ước đạt 76,9% dự toán (cùng kỳ năm 2011 đạt 94%), thu từ dầu thô đạt 114,3% dự toán; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 69,9% dự toán (cùng kỳ năm 2011 đạt 95,2%). Tổng chi NSNN tính ước đạt trên 747,2 nghìn tỷ đồng, bằng 82,7% dự toán (cùng kỳ năm 2011 đạt 88,1%).Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11/2012 ước đạt 10,2 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng 10/2012; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,25 tỷ USD, tăng 0,8%; nhập siêu 50 triệu USD. 11 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 104 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2011; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 103,98 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2011. Xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức khá cao, 11 tháng đầu năm đã cân bằng xuất nhập khẩu.Vốn đầu tư từ NSNN giải ngân lũy kế từ đầu năm 2011 đến ngày 15/11/2011 ước đạt trên 144,2 nghìn tỷ đồng, bằng 80,1% kế hoạch năm. Lũy kế 11 tháng đầu năm, vốn tín dụng trong nước cho vay đầu tư của nhà nươc ước đạt 18,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch năm; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, bằng 99,5% so với cùng kỳ năm 2011; vốn ODA giải ngân ước đạt 3.560 triệu USD, bằng 117% kế hoạch.Lãi suất cho vay phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 10 -13%/năm; lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm. Tỷ giá giao dịch VND/USD trên thị trường cơ bản ổn định. Tổng phương tiện thanh toán (M2) đến 20/11/2012 ước tăng 15,33% so với tháng 12/2011. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 15,98%. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác) ước tăng 4,15% so với cuối năm 2011.Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, lũy kế 11 tháng đầu năm tăng 4,6%, trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,4%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,1%.Mặc dù chịu nhiều thiệt hại do bão số 8, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt khá. Tính đến ngày 15/11/2012, cả nước đã thu hoạch 1.411,2 nghìn ha, bằng 99,7% so với cùng kỳ; riêng các tỉnh miền Bắc đã thu hoạch 1.110,6 nghìn ha, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa mùa vùng Đồng bằng sông Hồng ước tăng khoảng 0,9 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh miền Nam đã gieo sạ được 218,1 nghìn ha, bằng 90,3% so với cùng kỳ năm 2011. Khó khăn trong chăn nuôi đang từng bước được khắc phục; tình hình nhập lậu gia cầm đã cơ bản được kiểm soát. Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng đầu năm ước đạt gần 2.118 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2011; khách quốc tế vào Việt Nam ước đạt trên 6 triệu lượt người, tăng 11,4%.Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/2012, cả nước có gần 5,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký trên 25,5 nghìn tỷ đồng. Có khoảng 5,87 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể, tăng 6,6% so với tháng trước.An sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm. Trong 11 tháng đầu năm 2012, cả nước ước tạo việc làm trên 1,39 triệu lao động, đạt 86,9% kế hoạch năm. Trong đó xuất khẩu lao động khoảng 72,5 nghìn người, đạt 85% kế hoạch năm.Tai nạn giao thông giảm khá mạnh. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 19,8%, số người chết giảm 15,5% và số người bị thương giảm 24,4%.Quốc phòng, an ninh được tăng cường; công tác đối ngoại thu được nhiều kết quả quan trọng.Kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thứcBên cạnh những kết quả khả quan nêu trên, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc, còn tiềm ẩn khả năng lạm phát tăng cao trở lại. Tín dụng tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chậm được xử lý; việc triển khai cơ cấu lại một số ngân hàng yếu kém còn chậm. Thu - chi NSNN đạt thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực FDI; nhập khẩu trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất giảm. Sản xuất, kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giảm quy mô, ngừng hoạt động, giải thể còn lớn. Sản xuất công nghiệp phục hồi chậm; tồn kho còn ở mức cao; sức mua của thị trường trong nước thấp. Sản xuất nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn gặp nhiều khó khăn. Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong tháng 12 và cả năm 2012, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì được mức tăng trưởng hợp lý tạo đà cho năm bản lề 2013, trong đó tập trung vào một số giải pháp:Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô; xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại. Tăng cường dự trữ ngoại tệ, đáp ứng kịp thời nhu về ngoại tệ phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong dịp cuối năm.Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng yếu kém, khắc phục tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống; thực hiện các giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu nhằm góp phần ổn định, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và người dân, tăng tổng cầu nền kinh tế.Rà soát các khoản thu, tăng cường công tác thu NSNN; quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm cân đối NSNN. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hạn chế bổ sung nhiệm vụ chi ngoài kế hoạch. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra bảo đảm hiệu quả trong đầu tư công.Rà soát, kiểm tra các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; đối thoại với doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, đồng thời, rà soát lại tình hình tồn kho, đề xuất giải pháp, cơ chế, phù hợp để hỗ trợ tiêu thụ, xử lý hàng tồn kho.Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà ở nhằm vừa bảo đảm cuộc sống của người dân vừa tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và đẩy mạnh việc tiêu thụ nhóm hàng vật liệu xây dựng tồn đọng.Phối hợp chặt chẽ trong quản lý, điều hành thị trường, giá cả; bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát chất lượng; chống gian lận hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm và công khai các hành vi đầu cơ trục lợi, găm hàng, đẩy giá. Kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán.Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; thúc đẩy xuất khẩu, duy trì đà tăng trưởng cao của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo về thị trường thế giới.Triển khai các chương trình khuyến mại, kích thích tiêu dùng trong dịp Tết và đầu năm mới. Chú trọng thông tin tuyên truyền thực hiện chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; quan tâm, động viên thăm hỏi cả vật chất và tinh thần tới các gia đình chính sách, người có công, người nghèo, lao động mất việc làm, người dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo,... hỗ trợ kịp thời, không để xảy ra tình trạng người dân thiếu đói, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.Triển khai các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán./.
(Kiemtoannn.gov.vn) - Ngày 29/11/2012, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 11/2012, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Tại phiên họp, vấn đề nổi bật mà các thành viên Chính phủ và đại biểu quan tâm là phải thực hiện thành công mục tiêu kiềm chế lạm phát của năm 2012, ổn định kinh tế vĩ mô, làm động lực phát triển cho năm 2013. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Hoàng Quân đã tham dự phiên họp.
Tại phiên họp này, Chính phủ cũng xem xét, thảo luận về Đề án Cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô giai đoạn 2012 – 2020; Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú.
Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm 2012 có những chuyển biến tích cực
Dưới sự điều hành của Chính phủ, 11 tháng đầu năm 2012, các giải pháp ổn định giá cả thị trường, kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy và đạt kết quả. Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức cao, xuất nhập khẩu cơ bản được cân bằng, góp phần cải thiện cán cân thương mại và cán cân tổng thể, tăng dự trữ ngoại tệ nhà nước. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, đạt kết quả tốt. Sản xuất công nghiệp tiếp tục được phục hồi với chỉ số sản xuất công nghiệp tháng sau tăng cao hơn tháng trước. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh từng bước được tháo gỡ. Chỉ số tồn kho giảm dần. Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển. Công tác quản lý thu – chi NSNN được tăng cường và chặt chẽ. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; rủi ro hệ thống ngân hàng từng bước được kiểm soát. Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông được quan tâm triển khai, tai nạn giao thông giảm mạnh. An sinh phúc lợi xã hội được bảo đảm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định…
Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2012 đã có những chuyển biến tích cực, Theo đó, về giá cả và lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,47% so với tháng trước. Tốc độ tăng CPI tiếp tục giảm mạnh từ mức 2,2% trong tháng 9 (cao nhất kể từ đầu năm) xuống còn 0,85% trong tháng 10 và 0,47% trong tháng 11. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 6,52% so với tháng 12/2011 và tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của các năm trước. Bình quân 11 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,43% so với cùng kỳ năm 2011. Dự báo cả năm 2012, CPI tăng khoảng 7,5%.
Tính đến ngày 15/11/2012, tổng thu NSNN ước đạt 593,42 nghìn tỷ đồng, bằng 80,1% dự toán (cùng kỳ năm 2011 đạt 98,5%). Trong đó: thu nội địa ước đạt 76,9% dự toán (cùng kỳ năm 2011 đạt 94%), thu từ dầu thô đạt 114,3% dự toán; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 69,9% dự toán (cùng kỳ năm 2011 đạt 95,2%). Tổng chi NSNN tính ước đạt trên 747,2 nghìn tỷ đồng, bằng 82,7% dự toán (cùng kỳ năm 2011 đạt 88,1%).
Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11/2012 ước đạt 10,2 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng 10/2012; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,25 tỷ USD, tăng 0,8%; nhập siêu 50 triệu USD. 11 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 104 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2011; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt trên 103,98 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2011. Xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức khá cao, 11 tháng đầu năm đã cân bằng xuất nhập khẩu.
Vốn đầu tư từ NSNN giải ngân lũy kế từ đầu năm 2011 đến ngày 15/11/2011 ước đạt trên 144,2 nghìn tỷ đồng, bằng 80,1% kế hoạch năm. Lũy kế 11 tháng đầu năm, vốn tín dụng trong nước cho vay đầu tư của nhà nươc ước đạt 18,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch năm; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, bằng 99,5% so với cùng kỳ năm 2011; vốn ODA giải ngân ước đạt 3.560 triệu USD, bằng 117% kế hoạch.
Lãi suất cho vay phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 10 -13%/năm; lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm. Tỷ giá giao dịch VND/USD trên thị trường cơ bản ổn định.
Tổng phương tiện thanh toán (M2) đến 20/11/2012 ước tăng 15,33% so với tháng 12/2011. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 15,98%. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác) ước tăng 4,15% so với cuối năm 2011.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, lũy kế 11 tháng đầu năm tăng 4,6%, trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 12,4%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,1%.
Mặc dù chịu nhiều thiệt hại do bão số 8, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt khá. Tính đến ngày 15/11/2012, cả nước đã thu hoạch 1.411,2 nghìn ha, bằng 99,7% so với cùng kỳ; riêng các tỉnh miền Bắc đã thu hoạch 1.110,6 nghìn ha, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa mùa vùng Đồng bằng sông Hồng ước tăng khoảng 0,9 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh miền Nam đã gieo sạ được 218,1 nghìn ha, bằng 90,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Khó khăn trong chăn nuôi đang từng bước được khắc phục; tình hình nhập lậu gia cầm đã cơ bản được kiểm soát.
Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng đầu năm ước đạt gần 2.118 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2011; khách quốc tế vào Việt Nam ước đạt trên 6 triệu lượt người, tăng 11,4%.
Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/2012, cả nước có gần 5,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký trên 25,5 nghìn tỷ đồng. Có khoảng 5,87 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể, tăng 6,6% so với tháng trước.
An sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm. Trong 11 tháng đầu năm 2012, cả nước ước tạo việc làm trên 1,39 triệu lao động, đạt 86,9% kế hoạch năm. Trong đó xuất khẩu lao động khoảng 72,5 nghìn người, đạt 85% kế hoạch năm.
Tai nạn giao thông giảm khá mạnh. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 19,8%, số người chết giảm 15,5% và số người bị thương giảm 24,4%.
Quốc phòng, an ninh được tăng cường; công tác đối ngoại thu được nhiều kết quả quan trọng.
Kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức
Bên cạnh những kết quả khả quan nêu trên, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc, còn tiềm ẩn khả năng lạm phát tăng cao trở lại. Tín dụng tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chậm được xử lý; việc triển khai cơ cấu lại một số ngân hàng yếu kém còn chậm. Thu - chi NSNN đạt thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực FDI; nhập khẩu trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất giảm. Sản xuất, kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giảm quy mô, ngừng hoạt động, giải thể còn lớn. Sản xuất công nghiệp phục hồi chậm; tồn kho còn ở mức cao; sức mua của thị trường trong nước thấp. Sản xuất nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn gặp nhiều khó khăn.
Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong tháng 12 và cả năm 2012, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì được mức tăng trưởng hợp lý tạo đà cho năm bản lề 2013, trong đó tập trung vào một số giải pháp:
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô; xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại. Tăng cường dự trữ ngoại tệ, đáp ứng kịp thời nhu về ngoại tệ phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong dịp cuối năm.
Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng yếu kém, khắc phục tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống; thực hiện các giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu nhằm góp phần ổn định, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và người dân, tăng tổng cầu nền kinh tế.
Rà soát các khoản thu, tăng cường công tác thu NSNN; quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm cân đối NSNN. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hạn chế bổ sung nhiệm vụ chi ngoài kế hoạch. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra bảo đảm hiệu quả trong đầu tư công.
Rà soát, kiểm tra các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; đối thoại với doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, đồng thời, rà soát lại tình hình tồn kho, đề xuất giải pháp, cơ chế, phù hợp để hỗ trợ tiêu thụ, xử lý hàng tồn kho.
Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà ở nhằm vừa bảo đảm cuộc sống của người dân vừa tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và đẩy mạnh việc tiêu thụ nhóm hàng vật liệu xây dựng tồn đọng.
Phối hợp chặt chẽ trong quản lý, điều hành thị trường, giá cả; bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát chất lượng; chống gian lận hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm và công khai các hành vi đầu cơ trục lợi, găm hàng, đẩy giá. Kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; thúc đẩy xuất khẩu, duy trì đà tăng trưởng cao của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo về thị trường thế giới.
Triển khai các chương trình khuyến mại, kích thích tiêu dùng trong dịp Tết và đầu năm mới. Chú trọng thông tin tuyên truyền thực hiện chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; quan tâm, động viên thăm hỏi cả vật chất và tinh thần tới các gia đình chính sách, người có công, người nghèo, lao động mất việc làm, người dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo,... hỗ trợ kịp thời, không để xảy ra tình trạng người dân thiếu đói, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
Triển khai các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán./.