20/09/2012
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)Dồn quá nhiều trách nhiệm quản lý đất đai cho Thủ tướng là không phù hợp với Hiến pháp Cho ý kiến bước đầu về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ trình QH tại Kỳ họp thứ Tư sắp tới, các Ủy viên UBTVQH cho rằng, dự luật đã đưa ra được nhiều quy định mới so với luật hiện hành. Song, từ thực tiễn thi hành pháp luật về đất đai thời gian qua cho thấy, còn khá nhiều nội dung cần phải giải quyết thấu đáo ngay trong luật sửa đổi lần này thì mới có thể tháo gỡ được những điểm vướng hiện nay xung quanh chủ đề đất đai. Liên quan tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý đất đai, việc dự thảo Luật dồn quá nhiều trách nhiệm cho Thủ tướng là không phù hợp với quy định của Hiến pháp hiện hành.Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Nên cho tích tụ ruộng đất và mở rộng mức hạn điềnDự án Luật Đất đai sửa đổi là dự án Luật rất quan trọng. Có nhiều vấn đề bức xúc, vướng mắc thực tiễn đang đặt ra mà chúng ta chưa giải quyết được. Chính vì vậy, nhân dân và cử tri rất kỳ vọng vào việc QH sửa đổi Luật Đất đai lần này.Về hạn điền tức là nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, thực tế hiện nay, sản xuất nông nghiệp của chúng ta vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, rải rác, bởi vì hạn điền hiện nay rất hạn chế, ta chưa cho chủ trương tích tụ đất đai để có ở mức độ quy mô sản xuất hàng hóa lớn. Vừa qua, chúng ta cũng đã áp dụng ở nhiều địa phương mô hìnhcánh đồng mẫu lớn, cơ chế hơi khác nhưng theo hướng để sản xuất lớn, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, áp dụng tự động hóa... đã cho thấy hiệu quả rất lớn trên cả 3 phương diện: năng suất, chất lượng và hiệu quả. Bởi vậy, tôi đồng ý chủ trương nên cho tích tụ ruộng đất và mở rộng mức hạn điền. Tất nhiên, bảo đảm quyền lợi cho người nông dân như thế nào cũng là một câu chuyện phải bàn và giải quyết trong lần sửa đổi này. Huyện Thạch Thất, Hà Nội có một mô hình: thành lập các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh hàng hóa lớn và hiệu quả rất cao nhưng vẫn bảo đảm quyền sử dụng cho người góp đất; hợp tác xã là người quản lý, có một diện tích rất lớn để sản xuất. Hoặc ở đây có một ý nói là cho thuê đất trở lại, tức là người hiện nay đã có quyền sử dụng đất nhưng không có khả năng sản xuất thì có thể cho thuê trở lại, người được thuê đất đó không hạn chế hạn điền và Nhà nước cũng không nên thu tiền thuế đối với đất đó. Tôi cho như vậy rất hợp lý.Về giải quyết tranh chấp đất đai thì đúng là vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng, bây giờ nên sửa đổi cả quy định trong Luật Tố tụng hành chính và Luật Khiếu nại thì tôi cho rằng, cũng phải cân nhắc cẩn trọng. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay đã thành lập được một tòa án chuyên biệt để giải quyết về vấn đề đất đai hay chưa? Các nước thì đúng là có tòa án chuyên trách giải quyết những khiếu kiện về đất đai, nhưng trong điều kiện hiện nay, chúng ta đã có tòa án hành chính để giải quyết những tranh chấp khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến tranh chấp đất đai... Vấn đề bây giờ là, phải tìm ra tại sao việc giải quyết tranh chấp về đất đai chưa được thì không chỉ ở cơ chế, trình tự, thủ tục mà còn một loạt vấn đề khác về giá đất, thu hồi đất... Tất cả những vấn đề này đã dẫn đến tình trạng khiếu kiện, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai gia tăng, chứ không phải chỉ do cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính.Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý: Cần làm rõ vai trò của cơ quan quản lý giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý đất đaiTôi đánh giá rất cao việc chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Đất đai. Việc sửa đổi Luật Đất đai đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiều lần nhưng vì nhiều lý do nên chưa thực hiện được. Lần này, QH và Chính phủ cương quyết đưa vào chương trình.Dự thảo Luật đã phân cấp rất rõ cho chính quyền địa phương. Nhưng nếu phân cấp cụ thể như dự thảo Luật thì lại mắc một vấn đề là tổ chức chính quyền địa phương của Hiến pháp sửa đổi sắp tới ra sao? Chúng ta phải giải quyết hài hòa vấn đề này trong Luật Đất đai sửa đổi, phù hợp với Hiến pháp hiện hành, cũng như dự kiến sửa đổi Hiến pháp sắp tới, nhất là về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý đất đai. Ở đây có vấn đề là thẩm quyền của Chính phủ và thẩm quyền của Thủ tướng, dự thảo Luật dồn quá nhiều trách nhiệm cho Thủ tướng là không phù hợp với quy định của Hiến pháp hiện hành. Quy định trong Hiến pháp hiện hành là Chính phủ thống nhất quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân, không phải quy định cho Thủ tướng, Thủ tướng chỉ là người lãnh đạo hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng có những trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn riêng trong Hiến pháp nhưng không có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, nhất là thẩm quyền liên quan đến quy hoạch đất đai. Cần phải xem xét lại các quy định này. Bên cạnh đó, cần phải làm rõ vai trò của cơ quan quản lý giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý đất đai là các bộ như thế nào cho phù hợp với Hiến pháp hiện hành và phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi) sắp tới.Về mức độ cụ thể của dự luật này, so với luật hiện hành thì Ban soạn thảo đã cố gắng rất nhiều trong việc quy định chi tiết, cụ thể các nội dung trong luật, nhưng tôi thấy, các quy định chung chung vẫn còn quá nhiều. Tôi đọc 190 điều của dự thảo Luật thì có khoảng 40 điều giao cho Chính phủ quy định chi tiết, có khoảng 10 điều, khoản giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Như vậy, số lượng những vấn đề còn phải chờ đợi các văn bản hướng dẫn sau khi có luật này là quá nhiều. Có những vấn đề rất quan trọng nhưng vẫn được quy định dạng chung, dạng nguyên tắc. Ví dụ, Khoản 3, Điều 51 quy định về thu hồi đất nhằm mục đích kinh tế, xã hội, dự thảo Luật quy định rất chung, sau đó lại có một Khoản 3 là các trường hợp khác do Chính phủ quy định. Vấn đề này theo tôi cần phải làm rõ. Trình tự, thủ tục trong dự thảo Luật cũng có quy định nhưng cũng quy định rất chung, rồi lại giao cho Chính phủ quy định cụ thể. Những vấn đề này đã tổng kết được rồi thì cần rà soát, nghiên cứu để quy định cụ thể trong luật. Tránh tình trạng như Luật Đất đai hiện hành, số điều khoản quy định nhiều, nhưng nếu đọc Nghị định 181 thì thấy có rất nhiều vấn đề quy định trong Nghị định là không hợp lý.Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển: Không quy hoạch đất cấp xã thì nguy cơ quy hoạch treo sẽ rất lớnTôi đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã xây dựng được một dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Có thể nói đây là một đạo luật hết sức khó khăn, đang có nhiều ý kiến khác nhau, đồng thời cũng đang có những vấn đề tạo ra bức xúc trong xã hội, nhất là trong quá trình thu hồi đất.Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ hơn 3 nội dung trong dự án Luật này.Thứ nhất là tại sao lại không quy hoạch đất cấp xã? Theo quan điểm của tôi, không nên bỏ quy hoạch cấp xã, vì tôi lo lắng rằng nếu chúng ta chỉ có quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện thì sẽ xảy ra một tình trạng thực tế có thể là sẽ có rất nhiều quy hoạch treo, bởi vì tầm của tỉnh, của huyện là ở tầm rất rộng. Tôi đồng tình là có thể có những quy hoạch cùng một khu công nghiệp nhưng sử dụng đất của vài ba xã. Nhưng rõ ràng nếu chúng ta nhất nhất chỉ có cấp huyện mà không có quy hoạch cấp xã thì tôi sợ rằng do bao quát quy hoạch tầm cấp huyện ở cấp rộng như vậy sẽ dẫn theo rất nhiều khả năng có quy hoạch treo mà quy hoạch treo cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển và gây ra việc sử dụng đất đai không hợp lý, không hiệu quả.Thứ hai, hiện nay các cuộc thu hồi đất không đạt được kết quả như mong muốn mà như phân tích trong các cuộc hội thảo của Ủy ban Kinh tế thì điểm nút cần tháo gỡ là vấn đề giá đất như thế nào cho hợp lý. Ở đây, luật hiện hành đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc: một là phải sát với giá thị trường, hai là trong điều kiện bình thường. Nhưng lần này chúng ta lại đưa ra nguyên tắc rộng hơn là phù hợp thì không biết thế nào là phù hợp? Vậy, chúng ta sẽ đưa ra nguyên tắc nào để phù hợp? Hiện nay, cái đang tranh cãi liên quan đến vấn đề thu hồi đất đai là sự không phù hợp, tính không hợp lý. Bây giờ dự thảo Luật đưa ra nguyên tắc phù hợp thì sợ rằng không những không giải quyết được câu chuyện đặt ra hiện nay mà có thể dẫn tới những tranh cãi nhiều hơn, vì anh đưa ra giá thế này, nhưng tôi bảo không phù hợp, không hợp lý thì sao? Tất nhiên trong dự thảo luật đã có một khoản quét nói rằng việc này sẽ do Chính phủ quy định. Nhưng cái gốc quan trọng nhất để giải quyết vấn đề lại là Chính phủ quy định, chứ không phải được quy định trong Luật. Chúng ta phải khẳng định nếu vấn đề đã đi vào cuộc sống thì đưa vào Luật, tại sao lại để Chính phủ quy định. Như vậy những vấn đề quốc dân đồng bào đang quan tâm thì chưa được giải quyết ngay trong luật này.Thứ ba, chúng ta phải có sự phân biệt cho rõ ràng, những đối tượng đã nộp tiền sử dụng đất và những đối tượng nộp tiền thuê đất lâu dài, khoảng 50 năm, thì có quyền khác hẳn so với những người nộp từng năm một và khác hẳn với những người không nộp gì. Liên quan đến quyền và nghĩa vụ, Điều 155 quy định: đối với những người nộp tiền sử dụng đất hàng năm, họ có quyền chỉ được thế chấp những tài sản trên đất gắn liền với đất. Quy định này rất dễ gây nhầm lẫn, cũng là một tài sản trên đất nhưng ở vị trí này tự nhiên làm cho giá trị tài sản lên rất nhiều lần. Ví dụ cũng là nhà ba tầng nhưng nếu ở vị trí mặt đường thuận lợi, độc địa, rõ ràng giá trị của nhà đó sẽ cao hơn rất nhiều. Cho nên nếu nói chỉ được thế chấp những tài sản gắn liền với đất, tự nhiên sẽ có cách hiểu khác đi. Dự thảo Luật phải thể hiện được rất rõ quan điểm: anh không có quyền gì về đất đai đó, chỉ được tính giá trị đối với căn nhà thôi. Hiện nay đang bắt đầu xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, đem tài sản thế chấp ngân hàng hoặc đem chuyển đổi thì giá trị thu về cao hơn rất nhiều lần những doanh nghiệp khác. Giá trị đó là của Nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp. Anh lại đem giá trị của Nhà nước thuộc sở hữu nhà nước để đem ra thế chấp, mua bán là không hợp lý.Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo giải quyết tích cực các nội dung nêu trên. Nếu giải quyết được 3 vấn đề mấu chốt nhất này thì dự luật Đất đai sửa đổi mới đi vào cuộc sống được.Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương: Mở rộng căn cứ thu hồi đất so với Luật hiện hành là vấn đề phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡngDự án Luật Đất đai sửa đổi trình UBTVQH lần này đã có rất nhiều điểm mới. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần phải giải quyết, cần phải đề cập một cách thấu đáo hơn như: theo quy định của dự thảo Luật này, chúng ta có giải quyết được vấn đề khiếu nại, tố cáo về đất đai hay không khi mà hiện nay có tới hơn 70% các đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực này; giải quyết các vấn đề tham nhũng qua cơ chế thu hồi đất bằng con đường hành chính như hiện nay để phục vụ các dự án phát triển kinh tế. Và đặc biệt là quy định về căn cứ thu hồi đất.Điều 50 của dự thảo Luật mở rộng căn cứ thu hồi đất so với Luật hiện hành. Đây là vấn đề cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Hiến pháp hiện hành quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Theo quy định của Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự hiện hành, quyền sử dụng đất của cá nhân và tổ chức là một loại tài sản. Về thực chất quyền sử dụng đất của cá nhân hiện nay thì đã tiệm cận với các quyền của chủ sở hữu. Theo luật hiện nay, người sử dụng đất có 9 quyền, có các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Điều 106 của Luật Đất đai. Quyền sử dụng đất với tư cách là một loại tài sản, theo Hiến pháp đã quy định tài sản hợp pháp của cá nhân và tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia thì Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường theo giá thị trường. Theo Luật Đất đai hiện hành, đất ở của cá nhân và đất của các nhà đầu tư ở các khu kinh tế, khu công nghiệp được pháp luật bảo vệ tương đối tốt. Riêng đối với đất nông nghiệp của nông dân thì theo nhiều chuyên gia pháp lý và thực tế cho thấy các căn cứ thu hồi đất hiện nay quá rộng. Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế, chúng ta cũng chưa có một cơ chế quy định về giá đất của các khu đất được thu hồi theo giá thị trường này như thế nào là giá thị trường; còn quy định có nhiều loại giá – giá do Nhà nước quy định, giá theo cơ chế thị trường, một số khu kinh tế ở những địa bàn nhất định thì được quy định là giá do chủ đầu tư cũng được thỏa thuận với nông dân, với nhân dân.Theo Điều 40 của Luật Đất đai, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ. Nghị định 181, các văn bản hướng dẫn khác đã diễn giải nội dung các dự án đầu tư lớn thành nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có những lĩnh vực còn tiềm ẩn nhiều khả năng tranh chấp, ví dụ dự án về đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ... Bản thân trường hợp thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế bằng con đường hành chính với giá do Nhà nước ấn định hiện nay đã không có trong quy định của Hiến pháp. Hiến pháp chỉ cho phép trưng mua và trưng dụng trong điều kiện sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia. Như vậy bên cạnh những trường hợp ta quy định hiện nay chưa bảo đảm được hài hòa giữa lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của nông dân, người có quyền sử dụng đất, người có tài sản là quyền sử dụng đất và kể cả lợi ích của Nhà nước. Cho nên trong nhiều trường hợp chúng ta thấy người thiệt thòi là nông dân, hiện nay đang có quyền sử dụng đất, nên dẫn đến nhân dân có nhiều bất bình trong việc giá thu hồi đất với giá đất do Nhà nước bồi thường và giá đất của nhà đầu tư sau khi thu hồi đất lại bán với giá rất cao mà chi phí bỏ ra của nhà đầu tư lại không lớn, chi phí của người dân mới là lớn, đất của nông dân sử dụng rất lâu năm, kể cả hàng trăm năm, bồi đắp, xây dựng, khai hoang, phục hóa ra đất để trồng lúa, để sử dụng đất thì được bồi thường với giá rất thấp. Chính vì vậy, tôi thấy đây là một vấn đề rất lớn, có thể là vấn đề hiện nay đang tạo những mâu thuẫn lớn nếu không giải quyết được, dự án Luật chưa thể trả lời được những việc đang khó khăn, bức xúc diễn ra thường ngày như thế này thì cần phải nghiên cứu kỹ hơn, có quy định chặt chẽ hơn, nhất là tại các điều 38, 39, 40 về các căn cứ để thu hồi đất, phát triển các dự án kinh tế.Theo daibieunhandan.vn
Dồn quá nhiều trách nhiệm quản lý đất đai cho Thủ tướng là không phù hợp với Hiến pháp
Cho ý kiến bước đầu về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ trình QH tại Kỳ họp thứ Tư sắp tới, các Ủy viên UBTVQH cho rằng, dự luật đã đưa ra được nhiều quy định mới so với luật hiện hành. Song, từ thực tiễn thi hành pháp luật về đất đai thời gian qua cho thấy, còn khá nhiều nội dung cần phải giải quyết thấu đáo ngay trong luật sửa đổi lần này thì mới có thể tháo gỡ được những điểm vướng hiện nay xung quanh chủ đề đất đai. Liên quan tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý đất đai, việc dự thảo Luật dồn quá nhiều trách nhiệm cho Thủ tướng là không phù hợp với quy định của Hiến pháp hiện hành.
Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Nên cho tích tụ ruộng đất và mở rộng mức hạn điền
Dự án Luật Đất đai sửa đổi là dự án Luật rất quan trọng. Có nhiều vấn đề bức xúc, vướng mắc thực tiễn đang đặt ra mà chúng ta chưa giải quyết được. Chính vì vậy, nhân dân và cử tri rất kỳ vọng vào việc QH sửa đổi Luật Đất đai lần này.
Về hạn điền tức là nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, thực tế hiện nay, sản xuất nông nghiệp của chúng ta vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, rải rác, bởi vì hạn điền hiện nay rất hạn chế, ta chưa cho chủ trương tích tụ đất đai để có ở mức độ quy mô sản xuất hàng hóa lớn. Vừa qua, chúng ta cũng đã áp dụng ở nhiều địa phương mô hìnhcánh đồng mẫu lớn, cơ chế hơi khác nhưng theo hướng để sản xuất lớn, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, áp dụng tự động hóa... đã cho thấy hiệu quả rất lớn trên cả 3 phương diện: năng suất, chất lượng và hiệu quả. Bởi vậy, tôi đồng ý chủ trương nên cho tích tụ ruộng đất và mở rộng mức hạn điền. Tất nhiên, bảo đảm quyền lợi cho người nông dân như thế nào cũng là một câu chuyện phải bàn và giải quyết trong lần sửa đổi này. Huyện Thạch Thất, Hà Nội có một mô hình: thành lập các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh hàng hóa lớn và hiệu quả rất cao nhưng vẫn bảo đảm quyền sử dụng cho người góp đất; hợp tác xã là người quản lý, có một diện tích rất lớn để sản xuất. Hoặc ở đây có một ý nói là cho thuê đất trở lại, tức là người hiện nay đã có quyền sử dụng đất nhưng không có khả năng sản xuất thì có thể cho thuê trở lại, người được thuê đất đó không hạn chế hạn điền và Nhà nước cũng không nên thu tiền thuế đối với đất đó. Tôi cho như vậy rất hợp lý.
Về giải quyết tranh chấp đất đai thì đúng là vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng, bây giờ nên sửa đổi cả quy định trong Luật Tố tụng hành chính và Luật Khiếu nại thì tôi cho rằng, cũng phải cân nhắc cẩn trọng. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay đã thành lập được một tòa án chuyên biệt để giải quyết về vấn đề đất đai hay chưa? Các nước thì đúng là có tòa án chuyên trách giải quyết những khiếu kiện về đất đai, nhưng trong điều kiện hiện nay, chúng ta đã có tòa án hành chính để giải quyết những tranh chấp khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến tranh chấp đất đai... Vấn đề bây giờ là, phải tìm ra tại sao việc giải quyết tranh chấp về đất đai chưa được thì không chỉ ở cơ chế, trình tự, thủ tục mà còn một loạt vấn đề khác về giá đất, thu hồi đất... Tất cả những vấn đề này đã dẫn đến tình trạng khiếu kiện, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai gia tăng, chứ không phải chỉ do cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý: Cần làm rõ vai trò của cơ quan quản lý giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý đất đai
Tôi đánh giá rất cao việc chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Đất đai. Việc sửa đổi Luật Đất đai đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiều lần nhưng vì nhiều lý do nên chưa thực hiện được. Lần này, QH và Chính phủ cương quyết đưa vào chương trình.
Dự thảo Luật đã phân cấp rất rõ cho chính quyền địa phương. Nhưng nếu phân cấp cụ thể như dự thảo Luật thì lại mắc một vấn đề là tổ chức chính quyền địa phương của Hiến pháp sửa đổi sắp tới ra sao? Chúng ta phải giải quyết hài hòa vấn đề này trong Luật Đất đai sửa đổi, phù hợp với Hiến pháp hiện hành, cũng như dự kiến sửa đổi Hiến pháp sắp tới, nhất là về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý đất đai. Ở đây có vấn đề là thẩm quyền của Chính phủ và thẩm quyền của Thủ tướng, dự thảo Luật dồn quá nhiều trách nhiệm cho Thủ tướng là không phù hợp với quy định của Hiến pháp hiện hành. Quy định trong Hiến pháp hiện hành là Chính phủ thống nhất quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân, không phải quy định cho Thủ tướng, Thủ tướng chỉ là người lãnh đạo hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng có những trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn riêng trong Hiến pháp nhưng không có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, nhất là thẩm quyền liên quan đến quy hoạch đất đai. Cần phải xem xét lại các quy định này. Bên cạnh đó, cần phải làm rõ vai trò của cơ quan quản lý giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý đất đai là các bộ như thế nào cho phù hợp với Hiến pháp hiện hành và phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi) sắp tới.
Về mức độ cụ thể của dự luật này, so với luật hiện hành thì Ban soạn thảo đã cố gắng rất nhiều trong việc quy định chi tiết, cụ thể các nội dung trong luật, nhưng tôi thấy, các quy định chung chung vẫn còn quá nhiều. Tôi đọc 190 điều của dự thảo Luật thì có khoảng 40 điều giao cho Chính phủ quy định chi tiết, có khoảng 10 điều, khoản giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Như vậy, số lượng những vấn đề còn phải chờ đợi các văn bản hướng dẫn sau khi có luật này là quá nhiều. Có những vấn đề rất quan trọng nhưng vẫn được quy định dạng chung, dạng nguyên tắc. Ví dụ, Khoản 3, Điều 51 quy định về thu hồi đất nhằm mục đích kinh tế, xã hội, dự thảo Luật quy định rất chung, sau đó lại có một Khoản 3 là các trường hợp khác do Chính phủ quy định. Vấn đề này theo tôi cần phải làm rõ. Trình tự, thủ tục trong dự thảo Luật cũng có quy định nhưng cũng quy định rất chung, rồi lại giao cho Chính phủ quy định cụ thể. Những vấn đề này đã tổng kết được rồi thì cần rà soát, nghiên cứu để quy định cụ thể trong luật. Tránh tình trạng như Luật Đất đai hiện hành, số điều khoản quy định nhiều, nhưng nếu đọc Nghị định 181 thì thấy có rất nhiều vấn đề quy định trong Nghị định là không hợp lý.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển: Không quy hoạch đất cấp xã thì nguy cơ quy hoạch treo sẽ rất lớn
Tôi đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã xây dựng được một dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Có thể nói đây là một đạo luật hết sức khó khăn, đang có nhiều ý kiến khác nhau, đồng thời cũng đang có những vấn đề tạo ra bức xúc trong xã hội, nhất là trong quá trình thu hồi đất.
Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ hơn 3 nội dung trong dự án Luật này.
Thứ nhất là tại sao lại không quy hoạch đất cấp xã? Theo quan điểm của tôi, không nên bỏ quy hoạch cấp xã, vì tôi lo lắng rằng nếu chúng ta chỉ có quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện thì sẽ xảy ra một tình trạng thực tế có thể là sẽ có rất nhiều quy hoạch treo, bởi vì tầm của tỉnh, của huyện là ở tầm rất rộng. Tôi đồng tình là có thể có những quy hoạch cùng một khu công nghiệp nhưng sử dụng đất của vài ba xã. Nhưng rõ ràng nếu chúng ta nhất nhất chỉ có cấp huyện mà không có quy hoạch cấp xã thì tôi sợ rằng do bao quát quy hoạch tầm cấp huyện ở cấp rộng như vậy sẽ dẫn theo rất nhiều khả năng có quy hoạch treo mà quy hoạch treo cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển và gây ra việc sử dụng đất đai không hợp lý, không hiệu quả.
Thứ hai, hiện nay các cuộc thu hồi đất không đạt được kết quả như mong muốn mà như phân tích trong các cuộc hội thảo của Ủy ban Kinh tế thì điểm nút cần tháo gỡ là vấn đề giá đất như thế nào cho hợp lý. Ở đây, luật hiện hành đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc: một là phải sát với giá thị trường, hai là trong điều kiện bình thường. Nhưng lần này chúng ta lại đưa ra nguyên tắc rộng hơn là phù hợp thì không biết thế nào là phù hợp? Vậy, chúng ta sẽ đưa ra nguyên tắc nào để phù hợp? Hiện nay, cái đang tranh cãi liên quan đến vấn đề thu hồi đất đai là sự không phù hợp, tính không hợp lý. Bây giờ dự thảo Luật đưa ra nguyên tắc phù hợp thì sợ rằng không những không giải quyết được câu chuyện đặt ra hiện nay mà có thể dẫn tới những tranh cãi nhiều hơn, vì anh đưa ra giá thế này, nhưng tôi bảo không phù hợp, không hợp lý thì sao? Tất nhiên trong dự thảo luật đã có một khoản quét nói rằng việc này sẽ do Chính phủ quy định. Nhưng cái gốc quan trọng nhất để giải quyết vấn đề lại là Chính phủ quy định, chứ không phải được quy định trong Luật. Chúng ta phải khẳng định nếu vấn đề đã đi vào cuộc sống thì đưa vào Luật, tại sao lại để Chính phủ quy định. Như vậy những vấn đề quốc dân đồng bào đang quan tâm thì chưa được giải quyết ngay trong luật này.
Thứ ba, chúng ta phải có sự phân biệt cho rõ ràng, những đối tượng đã nộp tiền sử dụng đất và những đối tượng nộp tiền thuê đất lâu dài, khoảng 50 năm, thì có quyền khác hẳn so với những người nộp từng năm một và khác hẳn với những người không nộp gì. Liên quan đến quyền và nghĩa vụ, Điều 155 quy định: đối với những người nộp tiền sử dụng đất hàng năm, họ có quyền chỉ được thế chấp những tài sản trên đất gắn liền với đất. Quy định này rất dễ gây nhầm lẫn, cũng là một tài sản trên đất nhưng ở vị trí này tự nhiên làm cho giá trị tài sản lên rất nhiều lần. Ví dụ cũng là nhà ba tầng nhưng nếu ở vị trí mặt đường thuận lợi, độc địa, rõ ràng giá trị của nhà đó sẽ cao hơn rất nhiều. Cho nên nếu nói chỉ được thế chấp những tài sản gắn liền với đất, tự nhiên sẽ có cách hiểu khác đi. Dự thảo Luật phải thể hiện được rất rõ quan điểm: anh không có quyền gì về đất đai đó, chỉ được tính giá trị đối với căn nhà thôi. Hiện nay đang bắt đầu xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, đem tài sản thế chấp ngân hàng hoặc đem chuyển đổi thì giá trị thu về cao hơn rất nhiều lần những doanh nghiệp khác. Giá trị đó là của Nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp. Anh lại đem giá trị của Nhà nước thuộc sở hữu nhà nước để đem ra thế chấp, mua bán là không hợp lý.
Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo giải quyết tích cực các nội dung nêu trên. Nếu giải quyết được 3 vấn đề mấu chốt nhất này thì dự luật Đất đai sửa đổi mới đi vào cuộc sống được.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương: Mở rộng căn cứ thu hồi đất so với Luật hiện hành là vấn đề phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng
Dự án Luật Đất đai sửa đổi trình UBTVQH lần này đã có rất nhiều điểm mới. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần phải giải quyết, cần phải đề cập một cách thấu đáo hơn như: theo quy định của dự thảo Luật này, chúng ta có giải quyết được vấn đề khiếu nại, tố cáo về đất đai hay không khi mà hiện nay có tới hơn 70% các đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực này; giải quyết các vấn đề tham nhũng qua cơ chế thu hồi đất bằng con đường hành chính như hiện nay để phục vụ các dự án phát triển kinh tế. Và đặc biệt là quy định về căn cứ thu hồi đất.
Điều 50 của dự thảo Luật mở rộng căn cứ thu hồi đất so với Luật hiện hành. Đây là vấn đề cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Hiến pháp hiện hành quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Theo quy định của Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự hiện hành, quyền sử dụng đất của cá nhân và tổ chức là một loại tài sản. Về thực chất quyền sử dụng đất của cá nhân hiện nay thì đã tiệm cận với các quyền của chủ sở hữu. Theo luật hiện nay, người sử dụng đất có 9 quyền, có các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Điều 106 của Luật Đất đai. Quyền sử dụng đất với tư cách là một loại tài sản, theo Hiến pháp đã quy định tài sản hợp pháp của cá nhân và tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia thì Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường theo giá thị trường. Theo Luật Đất đai hiện hành, đất ở của cá nhân và đất của các nhà đầu tư ở các khu kinh tế, khu công nghiệp được pháp luật bảo vệ tương đối tốt. Riêng đối với đất nông nghiệp của nông dân thì theo nhiều chuyên gia pháp lý và thực tế cho thấy các căn cứ thu hồi đất hiện nay quá rộng. Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế, chúng ta cũng chưa có một cơ chế quy định về giá đất của các khu đất được thu hồi theo giá thị trường này như thế nào là giá thị trường; còn quy định có nhiều loại giá – giá do Nhà nước quy định, giá theo cơ chế thị trường, một số khu kinh tế ở những địa bàn nhất định thì được quy định là giá do chủ đầu tư cũng được thỏa thuận với nông dân, với nhân dân.
Theo Điều 40 của Luật Đất đai, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ. Nghị định 181, các văn bản hướng dẫn khác đã diễn giải nội dung các dự án đầu tư lớn thành nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có những lĩnh vực còn tiềm ẩn nhiều khả năng tranh chấp, ví dụ dự án về đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ... Bản thân trường hợp thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế bằng con đường hành chính với giá do Nhà nước ấn định hiện nay đã không có trong quy định của Hiến pháp. Hiến pháp chỉ cho phép trưng mua và trưng dụng trong điều kiện sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia. Như vậy bên cạnh những trường hợp ta quy định hiện nay chưa bảo đảm được hài hòa giữa lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của nông dân, người có quyền sử dụng đất, người có tài sản là quyền sử dụng đất và kể cả lợi ích của Nhà nước. Cho nên trong nhiều trường hợp chúng ta thấy người thiệt thòi là nông dân, hiện nay đang có quyền sử dụng đất, nên dẫn đến nhân dân có nhiều bất bình trong việc giá thu hồi đất với giá đất do Nhà nước bồi thường và giá đất của nhà đầu tư sau khi thu hồi đất lại bán với giá rất cao mà chi phí bỏ ra của nhà đầu tư lại không lớn, chi phí của người dân mới là lớn, đất của nông dân sử dụng rất lâu năm, kể cả hàng trăm năm, bồi đắp, xây dựng, khai hoang, phục hóa ra đất để trồng lúa, để sử dụng đất thì được bồi thường với giá rất thấp. Chính vì vậy, tôi thấy đây là một vấn đề rất lớn, có thể là vấn đề hiện nay đang tạo những mâu thuẫn lớn nếu không giải quyết được, dự án Luật chưa thể trả lời được những việc đang khó khăn, bức xúc diễn ra thường ngày như thế này thì cần phải nghiên cứu kỹ hơn, có quy định chặt chẽ hơn, nhất là tại các điều 38, 39, 40 về các căn cứ để thu hồi đất, phát triển các dự án kinh tế.
Theo daibieunhandan.vn