02/02/2012
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
"Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán nhà nước"(Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, trả lời phỏng vấn Tạp chí Kiểm toán) Thưa đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, được biết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII vừa qua đã diễn ra thành công tốt đẹp, đồng chí có thể vui lòng cho biết ý kiến đánh giá khái quát về kết quả kỳ họp? Qua đó, xin đồng chí cho biết những mục tiêu, định hướng lớn về kinh tế - xã hội, đặc biệt là những nhiệm vụ trọng tâm về tài chính, ngân sách của quốc gia trong năm 2012 và giai đoạn tiếp theo?
Với công tác chuẩn bị chu đáo, tinh thần tiếp tục đổi mới, làm việc tích cực, khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Với việc thực hiện một số cải tiến cách thức tiến hành, kỳ họp đã rút ngắn thời gian trình bày các báo cáo tại hội trường nhằm tăng thời gian cho các nội dung quan trọng khác; sắp xếp hợp lý thời gian giữa thảo luận tổ và thảo luận tại Hội trường để bảo đảm tổng hợp đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý. Về chất vấn, Quốc hội dành toàn bộ thời gian cho việc trả lời câu hỏi chất vấn trực tiếp; chất vấn từng nhóm vấn đề, có đối thoại, tranh luận về từng vấn đề; hỏi và trả lời chất vấn ngắn gọn, trực tiếp. Hoạt động giám sát tiếp tục được cải tiến, các báo cáo giám sát được chuẩn bị chu đáo, đáng giá đúng tình hình, kết quả thực tế, trong đó Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề. Hoàn thành kế hoạch công tác lập pháp đã đề ra.Tại kỳ họp, một số Nghị quyết quan trọng cũng đã được xem xét thông qua, như: Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2012; Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết về việc thực hiện, chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề, Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012... Như vậy, Quốc hội đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước giai đoạn 2011-2015, đặc biệt là về kinh tế - xã hội. Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới quy mô tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, nâng cao đời sống và tinh thần vật chất của nhân dân; tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong 2-3 năm đầu tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; 2-3 năm tiếp theo hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh bền vững. Trên cơ sở đó, Nghị quyết đã nêu 9 nhóm định hướng nhiệm vụ, giải pháp, trong đó yêu cầu tập trung khắc phục nhanh yếu kém do các nguyên nhân chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành đã được đề cập trong báo cáo của Chính phủ; có đề án cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh với tầm nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể. Về cơ cấu lại nền kinh tế, sẽ tiến hành trên các lĩnh vực quan trọng là cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị sức mua của đồng tiền.Về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết với tổng số thu cân đối NSNN là 740.500 tỷ đồng; tổng số chi cân đối NSNN là 903.100 tỷ đồng. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt; cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ưu tiên cho con người, bảo đảm an sinh xã hội; điều chỉnh cơ cấu chi đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế; phối hợp đồng bộ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; điều hành chặt chẽ thu, chi ngân sách; bảo đảm tỷ lệ chi cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, y tế; giữ vững an ninh tài chính quốc gia. Về phân bổ ngân sách trung ương năm 2012, tổng số thu cân đối của ngân sách Trung ương (NSTW) là 493.675 tỷ đồng, tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 269.225 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối NSTW là 633.875 tỷ đồng, trong đó có 151.633 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho ngân sách địa phương. Đáng chú ý, dự toán chi NSTW năm 2012 dành 43.300 tỷ đồng cho thực hiện cải cách tiền lương; chi cho phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính là 277.132 tỷ đồng, chi cho đầu tư phát triển 526.132 tỷ đồng…
Xin đồng chí vui lòng cho biết Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội đặt ra những yêu cầu, kỳ vọng gì đối với Kiểm toán Nhà nước, để hoạt động kiểm toán thiết thực tham gia, đóng góp vào việc thực hiện những mục tiêu, định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và chỉ tiêu về NSNN đã đề ra?
Tôi được biết, thông qua triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020, thời gian qua Kiểm toán Nhà nước đã có những bước phát triển quan trọng cả về bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ và chất lượng hoạt động chuyên môn. Thông tin kiểm toán đã phục vụ kịp thời việc kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Kiểm toán Nhà nước cũng tiếp tục cung cấp nhiều thông tin có độ tin cậy cao, giúp Quốc hội có thêm căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định dự toán ngân sách, quyết toán NSNN, quyết định các vấn đề liên quan đến NSNN và tài sản công. Những năm vừa qua Kiểm toán Nhà nước cũng đã thực hiện nhiều cuộc kiểm toán và cung cấp kết quả kiểm toán phục vụ hoạt động giám sát theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; phối hợp công tác và cung cấp thông tin cho các cơ quan kiểm tra, thanh tra, giám sát của Đảng và Nhà nước. Kết quả kiểm toán cũng giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm toán nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước để từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục yếu kém, bất cập, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Triển khai kiểm toán các dự án có nguồn vốn Chính phủ các nước, tổ chức quốc tế trợ giúp cho Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước đã góp phần tăng cường minh bạch hoá các nguồn vốn, làm tăng thêm sự tin cậy của các nhà tài trợ. Quan trọng hơn, hoạt động kiểm toán đã phát hiện những vấn đề bất cập, hạn chế hoặc không còn phù hợp với thực tế của hệ thống pháp luật nói chung và thể chế kinh tế để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Với vị thế là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội mong muốn Kiểm toán Nhà nước không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, thực sự trở thành công cụ mạnh của Nhà nước trong quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính và tài sản công. Kiểm toán Nhà nước cần chú trọng đổi mới cách thức và phương pháp, tăng cường việc kiểm toán theo chuyên đề để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; qua đó cung cấp thông tin tin cậy, trung thực, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ, yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Thông qua kiểm toán phát hiện và chỉ ra một cách khách quan những vấn đề đúng, sai, giúp đơn vị được kiểm toán thấy rõ ưu điểm để phát huy, thấy sai sót, khuyết điểm để khắc phục; đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập của các chính sách, chế độ và văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.Để làm tốt những việc trên, Kiểm toán Nhà nước cần coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên nhằm phát huy cao độ tinh thần "Độc lập - khách quan"; xứng đáng với tiêu chí: “Công minh, Chính trực, Nghệ tinh, Tâm sáng” mà ngành đề ra.Tiếp tục mở rộng quan hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan, nhất là với Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban và cơ quan của Quốc hội nhằm nâng cao hiệu quả công tác, hiệu lực của các kết luận và kiến nghị kiểm toán, đồng thời góp phần tăng cường năng lực giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Kiểm toán Nhà nước cũng cần chủ động và tích cực phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, học tập có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác với các tổ chức quốc tế và các cơ quan kiểm toán trên thế giới để tăng cường vị thế của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế. Nhân dịp chào đón xuân mới Nhâm Thìn, tôi xin gửi lời chúc toàn thể cán bộ, kiểm toán viên và người lao động ngành Kiểm toán Nhà nước, bạn đọc của Tạp chí Kiểm toán dồi dào sức khỏe, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và thành đạt. Mong các đồng chí - những người làm công tác kiểm toán và Kiểm toán Nhà nước, tiếp tục phát huy truyền thống, phát huy những thành tích đã đạt được để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng đóng góp vào sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội. Kính chúc đồng chí luôn có sức khoẻ dồi dào và hoàn thành xuất sắc mọi trọng trách trên cương vị công tác của mình.Đỗ Hồng Công(Thực hiện)Theo Tạp chí Kiểm toán số 1/2012
(Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, trả lời phỏng vấn Tạp chí Kiểm toán)
Thưa đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, được biết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII vừa qua đã diễn ra thành công tốt đẹp, đồng chí có thể vui lòng cho biết ý kiến đánh giá khái quát về kết quả kỳ họp? Qua đó, xin đồng chí cho biết những mục tiêu, định hướng lớn về kinh tế - xã hội, đặc biệt là những nhiệm vụ trọng tâm về tài chính, ngân sách của quốc gia trong năm 2012 và giai đoạn tiếp theo?
Với công tác chuẩn bị chu đáo, tinh thần tiếp tục đổi mới, làm việc tích cực, khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Với việc thực hiện một số cải tiến cách thức tiến hành, kỳ họp đã rút ngắn thời gian trình bày các báo cáo tại hội trường nhằm tăng thời gian cho các nội dung quan trọng khác; sắp xếp hợp lý thời gian giữa thảo luận tổ và thảo luận tại Hội trường để bảo đảm tổng hợp đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý. Về chất vấn, Quốc hội dành toàn bộ thời gian cho việc trả lời câu hỏi chất vấn trực tiếp; chất vấn từng nhóm vấn đề, có đối thoại, tranh luận về từng vấn đề; hỏi và trả lời chất vấn ngắn gọn, trực tiếp. Hoạt động giám sát tiếp tục được cải tiến, các báo cáo giám sát được chuẩn bị chu đáo, đáng giá đúng tình hình, kết quả thực tế, trong đó Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề. Hoàn thành kế hoạch công tác lập pháp đã đề ra.
Tại kỳ họp, một số Nghị quyết quan trọng cũng đã được xem xét thông qua, như: Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2012; Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết về việc thực hiện, chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề, Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012... Như vậy, Quốc hội đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước giai đoạn 2011-2015, đặc biệt là về kinh tế - xã hội. Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới quy mô tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, nâng cao đời sống và tinh thần vật chất của nhân dân; tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong 2-3 năm đầu tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; 2-3 năm tiếp theo hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh bền vững. Trên cơ sở đó, Nghị quyết đã nêu 9 nhóm định hướng nhiệm vụ, giải pháp, trong đó yêu cầu tập trung khắc phục nhanh yếu kém do các nguyên nhân chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành đã được đề cập trong báo cáo của Chính phủ; có đề án cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh với tầm nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể. Về cơ cấu lại nền kinh tế, sẽ tiến hành trên các lĩnh vực quan trọng là cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị sức mua của đồng tiền.
Về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết với tổng số thu cân đối NSNN là 740.500 tỷ đồng; tổng số chi cân đối NSNN là 903.100 tỷ đồng. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt; cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ưu tiên cho con người, bảo đảm an sinh xã hội; điều chỉnh cơ cấu chi đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế; phối hợp đồng bộ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; điều hành chặt chẽ thu, chi ngân sách; bảo đảm tỷ lệ chi cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, y tế; giữ vững an ninh tài chính quốc gia.
Về phân bổ ngân sách trung ương năm 2012, tổng số thu cân đối của ngân sách Trung ương (NSTW) là 493.675 tỷ đồng, tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 269.225 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối NSTW là 633.875 tỷ đồng, trong đó có 151.633 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho ngân sách địa phương. Đáng chú ý, dự toán chi NSTW năm 2012 dành 43.300 tỷ đồng cho thực hiện cải cách tiền lương; chi cho phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính là 277.132 tỷ đồng, chi cho đầu tư phát triển 526.132 tỷ đồng…
Xin đồng chí vui lòng cho biết Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội đặt ra những yêu cầu, kỳ vọng gì đối với Kiểm toán Nhà nước, để hoạt động kiểm toán thiết thực tham gia, đóng góp vào việc thực hiện những mục tiêu, định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và chỉ tiêu về NSNN đã đề ra?
Tôi được biết, thông qua triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020, thời gian qua Kiểm toán Nhà nước đã có những bước phát triển quan trọng cả về bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ và chất lượng hoạt động chuyên môn. Thông tin kiểm toán đã phục vụ kịp thời việc kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Kiểm toán Nhà nước cũng tiếp tục cung cấp nhiều thông tin có độ tin cậy cao, giúp Quốc hội có thêm căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định dự toán ngân sách, quyết toán NSNN, quyết định các vấn đề liên quan đến NSNN và tài sản công.
Những năm vừa qua Kiểm toán Nhà nước cũng đã thực hiện nhiều cuộc kiểm toán và cung cấp kết quả kiểm toán phục vụ hoạt động giám sát theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; phối hợp công tác và cung cấp thông tin cho các cơ quan kiểm tra, thanh tra, giám sát của Đảng và Nhà nước. Kết quả kiểm toán cũng giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm toán nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước để từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục yếu kém, bất cập, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Triển khai kiểm toán các dự án có nguồn vốn Chính phủ các nước, tổ chức quốc tế trợ giúp cho Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước đã góp phần tăng cường minh bạch hoá các nguồn vốn, làm tăng thêm sự tin cậy của các nhà tài trợ.
Quan trọng hơn, hoạt động kiểm toán đã phát hiện những vấn đề bất cập, hạn chế hoặc không còn phù hợp với thực tế của hệ thống pháp luật nói chung và thể chế kinh tế để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Với vị thế là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội mong muốn Kiểm toán Nhà nước không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, thực sự trở thành công cụ mạnh của Nhà nước trong quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính và tài sản công.
Kiểm toán Nhà nước cần chú trọng đổi mới cách thức và phương pháp, tăng cường việc kiểm toán theo chuyên đề để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; qua đó cung cấp thông tin tin cậy, trung thực, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ, yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Thông qua kiểm toán phát hiện và chỉ ra một cách khách quan những vấn đề đúng, sai, giúp đơn vị được kiểm toán thấy rõ ưu điểm để phát huy, thấy sai sót, khuyết điểm để khắc phục; đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập của các chính sách, chế độ và văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Để làm tốt những việc trên, Kiểm toán Nhà nước cần coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên nhằm phát huy cao độ tinh thần "Độc lập - khách quan"; xứng đáng với tiêu chí: “Công minh, Chính trực, Nghệ tinh, Tâm sáng” mà ngành đề ra.
Tiếp tục mở rộng quan hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan, nhất là với Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban và cơ quan của Quốc hội nhằm nâng cao hiệu quả công tác, hiệu lực của các kết luận và kiến nghị kiểm toán, đồng thời góp phần tăng cường năng lực giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
Kiểm toán Nhà nước cũng cần chủ động và tích cực phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, học tập có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác với các tổ chức quốc tế và các cơ quan kiểm toán trên thế giới để tăng cường vị thế của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhân dịp chào đón xuân mới Nhâm Thìn, tôi xin gửi lời chúc toàn thể cán bộ, kiểm toán viên và người lao động ngành Kiểm toán Nhà nước, bạn đọc của Tạp chí Kiểm toán dồi dào sức khỏe, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và thành đạt. Mong các đồng chí - những người làm công tác kiểm toán và Kiểm toán Nhà nước, tiếp tục phát huy truyền thống, phát huy những thành tích đã đạt được để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng đóng góp vào sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội. Kính chúc đồng chí luôn có sức khoẻ dồi dào và hoàn thành xuất sắc mọi trọng trách trên cương vị công tác của mình.
Đỗ Hồng Công
(Thực hiện)
Theo Tạp chí Kiểm toán số 1/2012