03/11/2017
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội(kiemtoannn.gov.vn) - Trong 03 ngày, từ 31/10 - 02/11/2017, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm quốc gia 2018-2020. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điểu khiển nội dung các phiên thảo luận. Trong thời gian thảo luận, đã có 94 đại biểu Quốc hội phát biểu, 27 đại biểu tham gia tranh luận. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và 6 thành viên khác của Chính phủ là các Bộ trưởng: Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế đã giải trình những vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm. Sự quyết liệt của Chính phủ đã tạo niềm tin và sự phấn khởi cho người dân và doanh nghiệp Thảo luận tại Hội trường, các ý kiến đại biểu cơ bản thống nhất với đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, đồng thời bày tỏ sự vui mừng với những kết quả nổi bật đã đạt được. Đại biểu Đặng Thuần Phong (tỉnh Bến Tre) đánh giá, trong năm 2017, sự nỗ lực quyết tâm, chủ động, nhanh nhạy, sát thực tiễn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ đã mang lại hiệu quả cao. Chính phủ đã kiên trì bám sát các mục tiêu và chủ động sáng tạo trong vận dụng các giải pháp, điều hành chính sách linh hoạt, phát triển đồng bộ thị trường, kiềm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại hối, thu hút nhiều nguồn lực, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ra đời và phát triển, tăng trưởng đồng đều cả 3 khu vực, 13 chỉ tiêu ước tính sẽ đạt và vượt, GDP 2017 dự kiến đạt 6,7%. “Bên cạnh đó, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giữ gìn an ninh, quốc phòng, mở rộng đối ngoại cũng có nhiều tiến bộ, chuyển biến rất tích cực, biết bao công sức, mồ hôi, trí tuệ và bản lĩnh vượt khó để được kết quả trên” - đại biểu bày tỏ. Đại biểu Phan Ngọc Thọ (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng sự quyết liệt của Chính phủ đã tạo niềm tin và sự phấn khởi để người dân và doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đại biểu tham gia một số nội dung về cơ cấu lại nền kinh tế; phát triển nông nghiệp bền vững; có lộ trình cụ thể, khả thi xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ kéo dài; đảm bảo chất lượng tăng trưởng gắn với giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho người lao động; phát huy vai trò Chính phủ kiến tạo, phục vụ trong cung cấp dịch vụ công với phương châm thân thiện, đúng hẹn; xây dựng cơ chế để người dân, doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính; có chiến lược quốc gia để thúc đẩy phát triển kinh tế số... Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù tăng trưởng kinh tế đạt 6,7%, song cần đánh giá thêm về hiệu quả, tính bền vững và chất lượng tăng trưởng. Tăng trưởng vẫn dựa nhiều vào vốn và phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năng suất lao động chưa được cải thiện rõ nét, sự tăng trưởng chưa bền vững còn thể hiện ở vấn đề ô nhiễm môi trường, việc xử lý chất thải, rác thải, còn nhiều khó khăn, thách thức trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô còn nhiều vấn đề đặt ra, chỉ số giá tiêu dùng, lĩnh vực xuất nhập khẩu, lao động việc làm, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, vấn đề giải quyết nợ xấu có khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn là vấn đề cần phải tập trung giải quyết. Nợ công vẫn đang tăng nhanh là nguy cơ tạo ra sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu đạt được kết quả bước đầu, song chưa chuyển biến rõ ràng. Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước thực hiện còn chậm. Việc cổ phần hóa, thoái vốn khó đạt kế hoạch đề ra, còn tồn tại, hạn chế. Việc xử lý khắc phục 12 dự án thua lỗ còn khó khăn, có thể phát sinh thêm các dự án thua lỗ mới… Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thay mặt Chính phủ giải trình trước Quốc hội Giải trình trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, kết quả tăng trưởng đạt được không phải chỉ phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực, mà nó tăng trưởng đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm của nền kinh tế cả 3 khu vực và có đóng góp của các sản phẩm, đặc biệt là ngành khai khoáng giảm mạnh như vậy mà nước ta vẫn đạt được tăng trưởng. “Lần đầu tiên nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng không phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành khai khoáng. Điều đó nói lên chúng ta vừa tăng trưởng tích cực, nhưng đồng thời chất lượng tái cơ cấu nền kinh tế chúng ta đã đạt được những kết quả ban đầu rất quan trọng" – Phó Thủ tướng khẳng định. Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận, tuy tăng trưởng kinh tế đạt cao, song chất lượng tăng trưởng còn thấp, thể hiện ở hiệu quả đầu tư chưa cao, đặc biệt là hệ số ICOR. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, dịch vụ vẫn còn ít, công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm. Đặc biệt, hiện nay chỉ có ngành xây dựng là phát triển công nghiệp hỗ trợ được nhiều nhất như: vật liệu xây dựng, gạch ngói, sắt thép. Việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với việc lựa chọn mô hình tăng trưởng phù hợp còn chậm và lúng túng, ở khá nhiều ngành, lĩnh vực và địa phương… Đối với việc xử lý khắc phục 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công thương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, để giải quyết tồn đọng của 12 dự án thua lỗ cần đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhà nước và nguồn lực của nhà nước, đồng thời cần thực hiện một cách đồng bộ, đánh giá lại toàn bộ một cách hệ thống những vấn đề tồn tại, vướng mắc, những nguyên nhân và hướng giải quyết. “Trên thực tế, Bộ Chính trị đã nghe và cũng đã thống nhất với kiến nghị của Chính phủ: trong năm 2017 hoàn tất tất cả những việc chuẩn bị, trong đó có giải pháp cơ chế chính sách và những bước để triển khai tiến hành. Năm 2018 chúng ta sẽ tập trung giải quyết về cơ bản những dự án tồn đọng này. Đến năm 2020 sẽ giải quyết triệt để toàn bộ, đồng bộ tất cả các khía cạnh và lĩnh vực” – Bộ trưởng nói. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình tại Hội trường Bộ trưởng Tuấn Anh cũng thông tin thêm, hiện nay, trong số 12 dự án thua lỗ, có 4 dự án trong lĩnh vực phân bón đã khôi phục lại hoạt động sản xuất, đang từng bước tiếp cận thị trường và có hoạt động thương mại có hiệu quả để từ đó hướng đến giải pháp bán vốn cũng như thu hồi vốn của nhà nước. 03 dự án khác trong lĩnh vực về xăng sinh học cũng đang có khởi động và đang tiếp tục tổ chức lại, sẽ hoạt động thương mại tham gia thị trường trong năm 2018. Các dự án như gang thép Thái Nguyên, thép Việt Trung cũng đang có những bước triển khai cụ thể trong việc rút vốn nhà nước, tiếp tục các giải pháp về mặt công nghệ cũng như giải quyết những tồn tại với các nhà thầu nước ngoài và tổng thầu của nước ngoài... Qua kiểm toán, thanh tra phát hiện nhiều dự án, nhiều khoản chi sai Thảo luận về việc thực hiện dự toán NSNN năm 2017, nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện dự toán NSNN 2017 là tích cực, có nhiều chuyển biến, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, đảm bảo cân đối NSNN. Về thu NSNN có ý kiến đại biểu cho rằng tăng thu NSNN 2,5% so với dự toán chủ yếu là tăng thu của ngân sách địa phương. Trong khi thu ngân sách Trung ương ước khó đạt dự toán. Một số khoản thu không đạt dự toán như thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu từ hoạt động sản xuất nhập khẩu. Đặc biệt thu từ 3 khu vực kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể đều không đạt dự toán. Thu từ nội tại nền kinh tế chưa bền vững và thiếu tính ổn định. Việc quản lý thuế, xử lý nợ đọng thuế tuy đã được triển khai quyết liệt nhưng số thuế nợ đọng còn lớn, tình trạng gian lận trốn thuế còn phức tạp. Về chi NSNN nhiều ý kiến đánh giá chi NSNN năm 2017 đã bám sát nghị quyết Quốc hội, cơ bản đảm bảo nhiệm vụ chi của NSNN. Song, có ý kiến cho rằng việc phân bổ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn rất chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao, còn nhiều lãng phí; Kỷ luật tài chính còn lỏng lẻo; Việc thực hiện cơ chế khoán kinh phí ở một số lĩnh vực chưa tích cực; Việc thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi, ưu tiên vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế… Về bội chi và nợ công, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng nợ công giữ được mức trong giới hạn cho phép, bội chi ngân sách đạt 3,42% GDP. Tuy nhiên, nợ công tăng nhanh, an toàn nợ công chưa cao, cần tiếp tục tăng cường kiểm soát nợ công, nhất là các khoản vay ODA của nước ngoài có khả năng vượt kế hoạch trung hạn và vượt dự toán NSNN năm 2017. Đại biểu Hoàng Quang Hàm (tỉnh Phú Thọ) chỉ ra thực trạng nợ công sát trần (62,2%), thu ngân sách có thể không đạt kế hoạch trung hạn nhưng kỷ luật tài khoá chưa nghiêm. Nợ công dự báo đến 2020 vào khoảng 4,2 triệu tỷ đồng, trả lãi vay hàng năm chiếm 7-8% tổng chi ngân sách. Bình quân một năm trả lãi hơn 100.000 tỷ, ngân sách Trung ương nhiều năm không có thặng dư trả nợ, nguồn trả nợ từ vay mới, nợ chồng lên nợ. Dự báo đến năm 2020 không khắc phục được nợ, nguồn vay lên tới 252.000 tỷ đồng. Theo ông Hoàng Quang Hàm, qua kiểm toán, thanh tra còn nhiều dự án, nhiều khoản chi sai, suất toán thu hồi vốn ODA là vốn vay, ký vay cứ ký, nhưng không bố trí đủ dự toán dẫn đến chưa đủ, chưa sử dụng để đầu tư, nhưng vẫn phải trả phí cam kết. Công trình kéo dài, chậm đưa vào sử dụng, kế hoạch trung hạn bố trí 300.000 tỷ đồng vốn ODA mới chỉ đáp ứng được 70-80% cam kết đã ký, các dự án BOT trả chậm bằng ngân sách đã và sẽ đến thời hạn trả nợ. Ông Hoàng Quang Hàm đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh tiết kiệm chi, kiểm soát chặt chẽ việc ký kết và sử dụng vốn vay ODA; cân nhắc cắt giảm 13.000 tỷ đồng trái phiếu chưa phân bổ. Cùng chung lo lắng, đại biểu Lê Minh Chuẩn (tỉnh Quảng Ninh) bày tỏ lo ngại ngân sách Trung ương 2017 có khả năng hụt thu. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài tiếp tục tăng so với năm trước, trong khi thu ngân sách năm 2017 mới đạt 69,5% dự toán. "Thu không đủ chi đã làm hạn chế đầu tư phát triển, nhiều doanh nghiệp phải chịu 12-15 loại thuế, phí giảm sự đóng góp vào NSNN. Số liệu của WTO vào tháng 4/2017 cho thấy, tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP của Việt Nam đứng thứ 3, sau Nhật Bản và các nước trong khu vực", đại biểu nhấn mạnh. Theo đại biểu, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam chỉ ở mức trung bình của khu vực, nhưng tỷ lệ thu cao hơn đang khiến mỗi người dân phải gánh chịu khoản thuế và phí trên GDP gấp 1,4 đến 3 lần so với các nước khác. Tỷ lệ huy động thuế, phí đối với doanh nghiệp ở Việt Nam lên tới 39,4% lợi nhuận, tức là làm 10 đồng nộp thuế gần 4 đồng. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình trước Quốc hội Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định tỷ lệ huy động ngân sách của Việt Nam không phải quá cao như một số đại biểu nói. Ông cho biết, năm 2018, tỷ lệ thu ngân sách trên GDP của Việt Nam là 23,9% GDP, trong đó tỷ lệ thuế, phí 19,7% GDP. Dẫn báo cáo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay tỷ trọng này tại các nước EU là 44,3%; các nước phát triển trong khu vực là 25,5%; Ấn Độ 21,3%; Malaysia 23,4%... Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, phạm vi thu ngân sách Việt Nam gồm cả thu từ dầu thô, sử dụng đất, nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước, còn các nước thì không tính khoản thu đó vào thuế, phí; có nước còn tính bảo hiểm xã hội vào thu ngân sách, Việt Nam không tính khoản này. Ông Đinh Tiến Dũng còn cho rằng, vừa qua Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp miễn giảm, giãn thuế nhanh, mạnh hơn so với lộ trình dự kiến... Dự kiến năm 2018, tỷ lệ huy động từ thuế, phí là 19,7% giảm hơn mức 20,1% năm 2017. Kiến nghị Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 Thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, nhiều ý kiến đại biểu cơ bản thống nhất với mục tiêu tổng quát các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 như báo cáo của Chính phủ. Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát làm rõ các yếu tố chất lượng tăng trưởng, tập trung bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục rà soát và cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện hạn chế kinh doanh không cần thiết, có giải pháp để tăng hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục chú trọng đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, dân số, quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ; Giữ trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; Tiếp tục đẩy mạnh, quan tâm đến củng cố chính quyền cấp cơ sở, chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc ít người… Một số đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường, chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, gắn với thị trường, tập trung kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp tạo điều kiện hạ lãi suất vốn vay, tăng cường đào tạo nghề cho nông dân, chú ý tới các địa phương đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn; Tăng cường thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng. Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, năm 2016 xuất khẩu dầu thô cả nước đạt 2,4 tỷ đô la. Xuất khẩu quả, rau, hoa đạt 2,45 tỷ đô la, lớn hơn xuất khẩu dầu lửa của cả nước. Dự báo đến năm 2022 giá trị xuất khẩu của quả, rau, hoa từ 9 đến 10 tỷ đô la tức là hơn giá trị xuất khẩu dầu lửa lúc cao nhất của đất nước. Từ đó đại biểu kiến nghị Chính phủ xem xét để đưa nhóm hàng quả, rau, hoa trở thành nhóm hàng sản phẩm chủ lực của đất nước. “Chúng tôi xin kiến nghị, đối với đồng bằng, đặc biệt là miền núi cần coi lựa chọn các loại quả, rau, hoa phù hợp với mỗi địa phương, trở thành một sản phẩm xuất khẩu chủ lực, góp phần giảm nghèo ở vùng nông thôn. Như vậy, cùng với việc đưa vào chương trình sản phẩm quốc gia, phát triển các hợp tác xã nông thôn để trồng quả, rau, hoa xuất khẩu là một hướng chúng tôi cho là khả thi, góp phần giảm nghèo tương đối hiệu quả, với đặc điểm thị trường thế giới tiêu thụ còn rất lớn” – đại biểu nói. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình trước Quốc hội Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, hiện nay, nước ta đang tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng với cơ chế thị trường. Trong chương trình tái cơ cấu chung của nước ta đang tập trung vào 3 trục sản phẩm: quốc gia, cấp tỉnh và “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Bộ trưởng cho biết, đối với trục sản phẩm OCOP, nước ta có gần 19.000 xã, trải dài 15 vĩ độ, tiểu khí hậu tốt, nông hóa thổ nhưỡng các vùng tốt, lựa chọn những sản phẩm mang tính địa phương, tổ chức ngành hàng cũng theo quy trình đưa nông nghiệp công nghệ cao nhưng quy mô mang tính chất đặc sản. “Vừa qua chúng tôi rất mừng, chưa bao giờ được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, các thành phần kinh tế đến nông nghiệp như giai đoạn này: Tổng Bí thư đi làm việc với nước ngoài đều đề xuất về nông sản, Chủ tịch nước mùng 6 Tết đi tịch điền, Chủ tịch Quốc hội lên Lạng Sơn thúc đẩy vùng trồng ớt xuất khẩu của hợp tác xã, Thủ tướng ở bất kỳ diễn đàn nào cũng đề xuất đến nông nghiệp công nghệ cao, tái cơ cấu nông nghiệp đến nông thôn” – ông Nguyễn Xuân Cường nói. Về dự toán NSNN và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính NSNN 3 năm quốc gia 2018 - 2020, đa số các đại biểu thống nhất với dự toán thu chi và bội chi NSNN năm 2018. Các đại biểu nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm về tài chính, NSNN năm 2018 và 3 năm 2018-2020 là phải tăng cường kỷ luật tài chính, ngân sách ở tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị; xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách; tiếp tục cơ cấu lại NSNN và nợ công theo hướng an toàn, bền vững; tăng cường quản lý, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực NSNN gắn với huy động tối đa các nguồn lực nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ rà soát lại chính sách thu cho hợp lý, đảm bảo bình đẳng, tính trung lập của chính sách thuế; cần cơ cấu lại các khoản thu NSNN; đảm bảo ổn định thuế suất; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thu NSNN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu. Đồng thời cần cơ cấu lại các khoản chi NSNN, đảm bảo chi thường xuyên, tập trung nguồn để bố trí tăng chi đầu tư, phát triển hợp lý, tăng chi trả nợ trực tiếp của NSNN; Có các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi, tăng cường quản lý nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, đảm bảo an toàn nợ công… Cơ bản nhất trí với ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng, cần phải xem xét để có những điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thu, siết chặt các ưu đãi về thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế, điều chỉnh thuế suất phù hợp…/. M. Thúy
(kiemtoannn.gov.vn) - Trong 03 ngày, từ 31/10 - 02/11/2017, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm quốc gia 2018-2020. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điểu khiển nội dung các phiên thảo luận.
Toàn cảnh phiên thảo luận
Trong thời gian thảo luận, đã có 94 đại biểu Quốc hội phát biểu, 27 đại biểu tham gia tranh luận. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và 6 thành viên khác của Chính phủ là các Bộ trưởng: Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế đã giải trình những vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Sự quyết liệt của Chính phủ đã tạo niềm tin và sự phấn khởi cho người dân và doanh nghiệp
Thảo luận tại Hội trường, các ý kiến đại biểu cơ bản thống nhất với đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, đồng thời bày tỏ sự vui mừng với những kết quả nổi bật đã đạt được.
Đại biểu Đặng Thuần Phong (tỉnh Bến Tre) đánh giá, trong năm 2017, sự nỗ lực quyết tâm, chủ động, nhanh nhạy, sát thực tiễn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ đã mang lại hiệu quả cao. Chính phủ đã kiên trì bám sát các mục tiêu và chủ động sáng tạo trong vận dụng các giải pháp, điều hành chính sách linh hoạt, phát triển đồng bộ thị trường, kiềm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại hối, thu hút nhiều nguồn lực, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ra đời và phát triển, tăng trưởng đồng đều cả 3 khu vực, 13 chỉ tiêu ước tính sẽ đạt và vượt, GDP 2017 dự kiến đạt 6,7%. “Bên cạnh đó, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giữ gìn an ninh, quốc phòng, mở rộng đối ngoại cũng có nhiều tiến bộ, chuyển biến rất tích cực, biết bao công sức, mồ hôi, trí tuệ và bản lĩnh vượt khó để được kết quả trên” - đại biểu bày tỏ.
Đại biểu Phan Ngọc Thọ (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng sự quyết liệt của Chính phủ đã tạo niềm tin và sự phấn khởi để người dân và doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đại biểu tham gia một số nội dung về cơ cấu lại nền kinh tế; phát triển nông nghiệp bền vững; có lộ trình cụ thể, khả thi xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ kéo dài; đảm bảo chất lượng tăng trưởng gắn với giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho người lao động; phát huy vai trò Chính phủ kiến tạo, phục vụ trong cung cấp dịch vụ công với phương châm thân thiện, đúng hẹn; xây dựng cơ chế để người dân, doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính; có chiến lược quốc gia để thúc đẩy phát triển kinh tế số...
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù tăng trưởng kinh tế đạt 6,7%, song cần đánh giá thêm về hiệu quả, tính bền vững và chất lượng tăng trưởng. Tăng trưởng vẫn dựa nhiều vào vốn và phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năng suất lao động chưa được cải thiện rõ nét, sự tăng trưởng chưa bền vững còn thể hiện ở vấn đề ô nhiễm môi trường, việc xử lý chất thải, rác thải, còn nhiều khó khăn, thách thức trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế.
Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô còn nhiều vấn đề đặt ra, chỉ số giá tiêu dùng, lĩnh vực xuất nhập khẩu, lao động việc làm, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, vấn đề giải quyết nợ xấu có khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn là vấn đề cần phải tập trung giải quyết. Nợ công vẫn đang tăng nhanh là nguy cơ tạo ra sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu đạt được kết quả bước đầu, song chưa chuyển biến rõ ràng. Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước thực hiện còn chậm. Việc cổ phần hóa, thoái vốn khó đạt kế hoạch đề ra, còn tồn tại, hạn chế. Việc xử lý khắc phục 12 dự án thua lỗ còn khó khăn, có thể phát sinh thêm các dự án thua lỗ mới…
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thay mặt Chính phủ giải trình trước Quốc hội
Giải trình trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, kết quả tăng trưởng đạt được không phải chỉ phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực, mà nó tăng trưởng đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm của nền kinh tế cả 3 khu vực và có đóng góp của các sản phẩm, đặc biệt là ngành khai khoáng giảm mạnh như vậy mà nước ta vẫn đạt được tăng trưởng. “Lần đầu tiên nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng không phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành khai khoáng. Điều đó nói lên chúng ta vừa tăng trưởng tích cực, nhưng đồng thời chất lượng tái cơ cấu nền kinh tế chúng ta đã đạt được những kết quả ban đầu rất quan trọng" – Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận, tuy tăng trưởng kinh tế đạt cao, song chất lượng tăng trưởng còn thấp, thể hiện ở hiệu quả đầu tư chưa cao, đặc biệt là hệ số ICOR. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, dịch vụ vẫn còn ít, công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm. Đặc biệt, hiện nay chỉ có ngành xây dựng là phát triển công nghiệp hỗ trợ được nhiều nhất như: vật liệu xây dựng, gạch ngói, sắt thép. Việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với việc lựa chọn mô hình tăng trưởng phù hợp còn chậm và lúng túng, ở khá nhiều ngành, lĩnh vực và địa phương…
Đối với việc xử lý khắc phục 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công thương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, để giải quyết tồn đọng của 12 dự án thua lỗ cần đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhà nước và nguồn lực của nhà nước, đồng thời cần thực hiện một cách đồng bộ, đánh giá lại toàn bộ một cách hệ thống những vấn đề tồn tại, vướng mắc, những nguyên nhân và hướng giải quyết. “Trên thực tế, Bộ Chính trị đã nghe và cũng đã thống nhất với kiến nghị của Chính phủ: trong năm 2017 hoàn tất tất cả những việc chuẩn bị, trong đó có giải pháp cơ chế chính sách và những bước để triển khai tiến hành. Năm 2018 chúng ta sẽ tập trung giải quyết về cơ bản những dự án tồn đọng này. Đến năm 2020 sẽ giải quyết triệt để toàn bộ, đồng bộ tất cả các khía cạnh và lĩnh vực” – Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình tại Hội trường
Bộ trưởng Tuấn Anh cũng thông tin thêm, hiện nay, trong số 12 dự án thua lỗ, có 4 dự án trong lĩnh vực phân bón đã khôi phục lại hoạt động sản xuất, đang từng bước tiếp cận thị trường và có hoạt động thương mại có hiệu quả để từ đó hướng đến giải pháp bán vốn cũng như thu hồi vốn của nhà nước. 03 dự án khác trong lĩnh vực về xăng sinh học cũng đang có khởi động và đang tiếp tục tổ chức lại, sẽ hoạt động thương mại tham gia thị trường trong năm 2018. Các dự án như gang thép Thái Nguyên, thép Việt Trung cũng đang có những bước triển khai cụ thể trong việc rút vốn nhà nước, tiếp tục các giải pháp về mặt công nghệ cũng như giải quyết những tồn tại với các nhà thầu nước ngoài và tổng thầu của nước ngoài...
Qua kiểm toán, thanh tra phát hiện nhiều dự án, nhiều khoản chi sai
Thảo luận về việc thực hiện dự toán NSNN năm 2017, nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện dự toán NSNN 2017 là tích cực, có nhiều chuyển biến, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, đảm bảo cân đối NSNN.
Về thu NSNN có ý kiến đại biểu cho rằng tăng thu NSNN 2,5% so với dự toán chủ yếu là tăng thu của ngân sách địa phương. Trong khi thu ngân sách Trung ương ước khó đạt dự toán. Một số khoản thu không đạt dự toán như thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu từ hoạt động sản xuất nhập khẩu. Đặc biệt thu từ 3 khu vực kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể đều không đạt dự toán. Thu từ nội tại nền kinh tế chưa bền vững và thiếu tính ổn định. Việc quản lý thuế, xử lý nợ đọng thuế tuy đã được triển khai quyết liệt nhưng số thuế nợ đọng còn lớn, tình trạng gian lận trốn thuế còn phức tạp.
Về chi NSNN nhiều ý kiến đánh giá chi NSNN năm 2017 đã bám sát nghị quyết Quốc hội, cơ bản đảm bảo nhiệm vụ chi của NSNN. Song, có ý kiến cho rằng việc phân bổ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn rất chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao, còn nhiều lãng phí; Kỷ luật tài chính còn lỏng lẻo; Việc thực hiện cơ chế khoán kinh phí ở một số lĩnh vực chưa tích cực; Việc thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi, ưu tiên vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế…
Về bội chi và nợ công, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng nợ công giữ được mức trong giới hạn cho phép, bội chi ngân sách đạt 3,42% GDP. Tuy nhiên, nợ công tăng nhanh, an toàn nợ công chưa cao, cần tiếp tục tăng cường kiểm soát nợ công, nhất là các khoản vay ODA của nước ngoài có khả năng vượt kế hoạch trung hạn và vượt dự toán NSNN năm 2017.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (tỉnh Phú Thọ) chỉ ra thực trạng nợ công sát trần (62,2%), thu ngân sách có thể không đạt kế hoạch trung hạn nhưng kỷ luật tài khoá chưa nghiêm. Nợ công dự báo đến 2020 vào khoảng 4,2 triệu tỷ đồng, trả lãi vay hàng năm chiếm 7-8% tổng chi ngân sách. Bình quân một năm trả lãi hơn 100.000 tỷ, ngân sách Trung ương nhiều năm không có thặng dư trả nợ, nguồn trả nợ từ vay mới, nợ chồng lên nợ. Dự báo đến năm 2020 không khắc phục được nợ, nguồn vay lên tới 252.000 tỷ đồng.
Theo ông Hoàng Quang Hàm, qua kiểm toán, thanh tra còn nhiều dự án, nhiều khoản chi sai, suất toán thu hồi vốn ODA là vốn vay, ký vay cứ ký, nhưng không bố trí đủ dự toán dẫn đến chưa đủ, chưa sử dụng để đầu tư, nhưng vẫn phải trả phí cam kết. Công trình kéo dài, chậm đưa vào sử dụng, kế hoạch trung hạn bố trí 300.000 tỷ đồng vốn ODA mới chỉ đáp ứng được 70-80% cam kết đã ký, các dự án BOT trả chậm bằng ngân sách đã và sẽ đến thời hạn trả nợ. Ông Hoàng Quang Hàm đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh tiết kiệm chi, kiểm soát chặt chẽ việc ký kết và sử dụng vốn vay ODA; cân nhắc cắt giảm 13.000 tỷ đồng trái phiếu chưa phân bổ.
Cùng chung lo lắng, đại biểu Lê Minh Chuẩn (tỉnh Quảng Ninh) bày tỏ lo ngại ngân sách Trung ương 2017 có khả năng hụt thu. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài tiếp tục tăng so với năm trước, trong khi thu ngân sách năm 2017 mới đạt 69,5% dự toán. "Thu không đủ chi đã làm hạn chế đầu tư phát triển, nhiều doanh nghiệp phải chịu 12-15 loại thuế, phí giảm sự đóng góp vào NSNN. Số liệu của WTO vào tháng 4/2017 cho thấy, tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP của Việt Nam đứng thứ 3, sau Nhật Bản và các nước trong khu vực", đại biểu nhấn mạnh.
Theo đại biểu, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam chỉ ở mức trung bình của khu vực, nhưng tỷ lệ thu cao hơn đang khiến mỗi người dân phải gánh chịu khoản thuế và phí trên GDP gấp 1,4 đến 3 lần so với các nước khác. Tỷ lệ huy động thuế, phí đối với doanh nghiệp ở Việt Nam lên tới 39,4% lợi nhuận, tức là làm 10 đồng nộp thuế gần 4 đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình trước Quốc hội
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định tỷ lệ huy động ngân sách của Việt Nam không phải quá cao như một số đại biểu nói. Ông cho biết, năm 2018, tỷ lệ thu ngân sách trên GDP của Việt Nam là 23,9% GDP, trong đó tỷ lệ thuế, phí 19,7% GDP. Dẫn báo cáo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay tỷ trọng này tại các nước EU là 44,3%; các nước phát triển trong khu vực là 25,5%; Ấn Độ 21,3%; Malaysia 23,4%...
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, phạm vi thu ngân sách Việt Nam gồm cả thu từ dầu thô, sử dụng đất, nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước, còn các nước thì không tính khoản thu đó vào thuế, phí; có nước còn tính bảo hiểm xã hội vào thu ngân sách, Việt Nam không tính khoản này. Ông Đinh Tiến Dũng còn cho rằng, vừa qua Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp miễn giảm, giãn thuế nhanh, mạnh hơn so với lộ trình dự kiến... Dự kiến năm 2018, tỷ lệ huy động từ thuế, phí là 19,7% giảm hơn mức 20,1% năm 2017.
Kiến nghị Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018
Thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, nhiều ý kiến đại biểu cơ bản thống nhất với mục tiêu tổng quát các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 như báo cáo của Chính phủ. Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát làm rõ các yếu tố chất lượng tăng trưởng, tập trung bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục rà soát và cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện hạn chế kinh doanh không cần thiết, có giải pháp để tăng hiệu quả đầu tư.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục chú trọng đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, dân số, quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ; Giữ trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; Tiếp tục đẩy mạnh, quan tâm đến củng cố chính quyền cấp cơ sở, chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc ít người…
Một số đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường, chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, gắn với thị trường, tập trung kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp tạo điều kiện hạ lãi suất vốn vay, tăng cường đào tạo nghề cho nông dân, chú ý tới các địa phương đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn; Tăng cường thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.
Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, năm 2016 xuất khẩu dầu thô cả nước đạt 2,4 tỷ đô la. Xuất khẩu quả, rau, hoa đạt 2,45 tỷ đô la, lớn hơn xuất khẩu dầu lửa của cả nước. Dự báo đến năm 2022 giá trị xuất khẩu của quả, rau, hoa từ 9 đến 10 tỷ đô la tức là hơn giá trị xuất khẩu dầu lửa lúc cao nhất của đất nước. Từ đó đại biểu kiến nghị Chính phủ xem xét để đưa nhóm hàng quả, rau, hoa trở thành nhóm hàng sản phẩm chủ lực của đất nước. “Chúng tôi xin kiến nghị, đối với đồng bằng, đặc biệt là miền núi cần coi lựa chọn các loại quả, rau, hoa phù hợp với mỗi địa phương, trở thành một sản phẩm xuất khẩu chủ lực, góp phần giảm nghèo ở vùng nông thôn. Như vậy, cùng với việc đưa vào chương trình sản phẩm quốc gia, phát triển các hợp tác xã nông thôn để trồng quả, rau, hoa xuất khẩu là một hướng chúng tôi cho là khả thi, góp phần giảm nghèo tương đối hiệu quả, với đặc điểm thị trường thế giới tiêu thụ còn rất lớn” – đại biểu nói.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình trước Quốc hội
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, hiện nay, nước ta đang tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng với cơ chế thị trường. Trong chương trình tái cơ cấu chung của nước ta đang tập trung vào 3 trục sản phẩm: quốc gia, cấp tỉnh và “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP).
Bộ trưởng cho biết, đối với trục sản phẩm OCOP, nước ta có gần 19.000 xã, trải dài 15 vĩ độ, tiểu khí hậu tốt, nông hóa thổ nhưỡng các vùng tốt, lựa chọn những sản phẩm mang tính địa phương, tổ chức ngành hàng cũng theo quy trình đưa nông nghiệp công nghệ cao nhưng quy mô mang tính chất đặc sản. “Vừa qua chúng tôi rất mừng, chưa bao giờ được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, các thành phần kinh tế đến nông nghiệp như giai đoạn này: Tổng Bí thư đi làm việc với nước ngoài đều đề xuất về nông sản, Chủ tịch nước mùng 6 Tết đi tịch điền, Chủ tịch Quốc hội lên Lạng Sơn thúc đẩy vùng trồng ớt xuất khẩu của hợp tác xã, Thủ tướng ở bất kỳ diễn đàn nào cũng đề xuất đến nông nghiệp công nghệ cao, tái cơ cấu nông nghiệp đến nông thôn” – ông Nguyễn Xuân Cường nói.
Về dự toán NSNN và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính NSNN 3 năm quốc gia 2018 - 2020, đa số các đại biểu thống nhất với dự toán thu chi và bội chi NSNN năm 2018. Các đại biểu nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm về tài chính, NSNN năm 2018 và 3 năm 2018-2020 là phải tăng cường kỷ luật tài chính, ngân sách ở tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị; xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách; tiếp tục cơ cấu lại NSNN và nợ công theo hướng an toàn, bền vững; tăng cường quản lý, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực NSNN gắn với huy động tối đa các nguồn lực nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ rà soát lại chính sách thu cho hợp lý, đảm bảo bình đẳng, tính trung lập của chính sách thuế; cần cơ cấu lại các khoản thu NSNN; đảm bảo ổn định thuế suất; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thu NSNN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu. Đồng thời cần cơ cấu lại các khoản chi NSNN, đảm bảo chi thường xuyên, tập trung nguồn để bố trí tăng chi đầu tư, phát triển hợp lý, tăng chi trả nợ trực tiếp của NSNN; Có các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi, tăng cường quản lý nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, đảm bảo an toàn nợ công…
Cơ bản nhất trí với ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng, cần phải xem xét để có những điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thu, siết chặt các ưu đãi về thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế, điều chỉnh thuế suất phù hợp…/.
M. Thúy