Hoàng Hồng Lạc
Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Phó Tổng KTNN
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ KTNN lần thứ mười lăm (khoá V)
Đảng bộ cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) là Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương. Từ khi được thành lập ngày 21/01/1995 là Đảng bộ cơ quan KTNN cấp cơ sở, đến tháng 9/2006 được tổ chức theo mô hình tập trung thống nhất toàn ngành và được nâng cấp thành Đảng bộ cấp trên cơ sở, tính đến tháng 5/2014 Đảng bộ KTNN có 32 tổ chức đảng trực thuộc với 1.191 đảng viên, chiếm tỷ lệ gần 58% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
20 năm xây dựng và phát triển của ngành KTNN gắn liền với sự phát triển song hành của Đảng bộ, trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng bộ KTNN luôn giữ vững mục tiêu: lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành là trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Với mục tiêu đó, Đảng uỷ đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự đảng và lãnh đạo KTNN cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của TW thành các chương trình, kế hoạch, xác định trọng tâm, trọng điểm mục tiêu công tác trong từng năm, đảm bảo sự lãnh đạo xuyên suốt của Đảng uỷ đối với mọi hoạt động của KTNN, của Đảng bộ luôn đúng hướng và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, rất căn bản, thể hiện trên các mặt sau đây:
(1) Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
Từ khi thành lập đến nay, Đảng uỷ luôn coi trọng và làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, luôn quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng truyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước cho cán bộ, đảng viên; gắn việc quán triệt nghị quyết với cụ thể hoá bằng nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch công tác của Đảng ủy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện ở các cấp.
Đặc biệt 5 năm gần đây, Đảng ủy đã tập trung đổi mới phương pháp tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị bằng hình thức trực tuyến để mở rộng đối tượng tham gia học tập; gắn việc quán triệt nghị quyết, chỉ thị với việc tổ chức thảo luận dân chủ xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết, chỉ thị nên đã tạo sự đồng thuận, làm chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng chính trị, giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ đối với cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, Đảng ủy đã triển khai thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI) nghiêm túc, có chất lượng, việc tổ chức học tập triển khai Nghị quyết TW 4 được gắn liền với việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: qua kiểm điểm thực hiện Nghị quyết TW 4, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng đảng hiện nay, nâng cao ý thức đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình được phát huy cao hơn, đoàn kết nội bộ được tăng cường; việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW được Đảng bộ quan tâm lãnh đạo sâu sát bằng các kế hoạch cụ thể, các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đều được Đảng uỷ chi đạo đưa vào sinh hoạt thường kỳ của các chi bộ đảng, thực hiện lồng ghép việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng với nhiều hình thức, mang nhiều ý nghĩa thiết thực, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị để đánh giá chất lượng việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã đạt nhiều kết quả quan trọng, thể hiện trong việc nâng cao ý thức kỷ luật, trách nhiệm công chức công vụ, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, đổi mới lề lối làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
Đảng uỷ thường xuyên chỉ đạo các cấp uỷ đảng trực thuộc dành thời gian thích hợp tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ để triển khai các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định mới gắn với việc cập nhật kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công chức, công vụ cho cán bộ, đảng viên; chỉ đạo nắm chắc diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng, nhất là những vấn đề phát sinh trong quá trình công tác và giải quyết kịp thời những vướng mắc ngay từ cơ sở; đẩy mạnh và phát động các phong trào thi đua, biểu dương các điển hình tiên tiến, các gương mặt tiêu biểu, các cuộc kiểm toán chất lượng vàng, tạo nên khí thế thi đua sổi nổi, động viên tinh thần, giúp cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu ngành, yêu nghề, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(2) Công tác xây dựng tổ chức đảng
Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của KTNN, Đảng uỷ luôn quan tâm, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Việc kiện toàn phát triển hệ thống tổ chức đảng được gắn liền với việc kiện toàn phát triển tổ chức bộ máy của KTNN. Trong 20 năm qua, với 5 kỳ đại hội, Đảng bộ KTNN liên tục phát triển cả về lượng và chất, từ một Đảng bộ cơ sở được thành lập năm 1995 gồm 5 chi bộ trực thuộc với 56 đảng viên, đến nay đã có 32 tổ chức đảng trực thuộc với 1.191 đảng viên.
Đảng uỷ đã thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của cấp uỷ các cấp, đảm bảo Bí th¬ư cấp ủy là lãnh đạo các đơn vị; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho các đồng chí cấp uỷ các cấp. Đến nay, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp uỷ đảng, các ban tham m¬ưu đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo đối với từng giai đoạn phát triển của Đảng bộ.
Hoạt động của Ban Thường vụ, Đảng uỷ KTNN ngày càng nề nếp, khoa học và hiệu quả hơn; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của BCH Đảng bộ ngày càng đ¬ược nâng lên. Đảng uỷ th¬ường xuyên quan tâm đổi mới ph¬¬ương pháp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, luôn nắm vững và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, quan tâm đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, ban hành một số nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo đơn vị; mọi chủ tr¬¬ương, biện pháp, quyết định vấn đề lớn quan trọng của Đảng bộ, ngành đều đư¬ợc thảo luận công khai, dân chủ, tập trung trí tuệ và quyết định theo đa số; th¬ường xuyên thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình theo quy định; chấp hành nghiêm túc quy chế hoạt động và ch-ương trình công tác của Đảng uỷ đề ra; coi trọng và tập trung chỉ đạo các cấp uỷ đảng thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng. Tập trung triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10-CT/TW về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” của Ban Bí thư¬ TW Đảng và các hướng dẫn của Ban Tổ chức TW. Đặc biệt, Đảng uỷ đã ban hành Hướng dẫn số 23- HD/ĐU ngày 17/3/2008 “Về hướng dẫn thành lập chi bộ đảng sinh hoạt tạm thời đối với đoàn kiểm toán” phù hợp với đặc thù hoạt động kiểm toán, là sự vận dụng sáng tạo nghị quyết, chỉ thị của TW, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động kiểm toán và công tác quản lý cán bộ, đảng viên. Năm 2014, Đảng ủy đã ban hành Chỉ thị số 53-CT/ĐU “Về nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ tạm thời đối với đoàn kiểm toán”, qua đó đã nâng cao được vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với hoạt động của các đoàn kiểm toán, duy trì chế độ sinh hoạt đảng đối với đảng viên; công tác quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên, kiểm toán viên trong thời gian đi kiểm toán được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và hiệu quả hơn, đã hạn chế được những tiêu cực xảy ra trong quá trình kiểm toán.
Hàng năm có từ 98% - 100% đảng bộ, chi bộ trực thuộc đạt tiêu chuẩn “Tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh”, không có tổ chức đảng yếu kém; Đảng bộ KTNN 5 năm liền tục đạt danh hiệu Đảng bộ “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu” và được tặng Cờ thi đua của Đảng uỷ Khối các cơ quan TW; nhiều tổ chức đảng được Đảng uỷ Khối các cơ quan TW, Đảng uỷ KTNN tặng Bằng khen, Giấy khen có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng, hầu hết đảng viên của Đảng bộ có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, ý chí phấn đấu rèn luyện tốt, gương mẫu trong sinh hoạt và công tác, có 54 đảng viên được Đảng ủy Khối tặng huy hiệu 30 năm tuổi đảng, 04 đảng viên được tặng huy hiệu 40 năm tuổi đảng.
Đảng bộ coi công tác bảo vệ chính trị nội bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng bảo vệ Đảng, bí mật Nhà nước cũng như của ngành. Hàng năm, Đảng uỷ đều tiến hành soát xét hồ sơ cán bộ về tiêu chuẩn lịch sử chính trị theo quy định. Công tác tuyển dụng, cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, thẩm tra hồ sơ kết nạp đảng viên đều được xem xét thận trọng, theo đúng quy định, hướng dẫn của Đảng và Nhà nước để kịp thời ngăn chặn những phần tử cơ hội chính trị; thực hiện nghiêm túc việc bảo mật trong Đảng và trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo Luật định.
Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng 20 năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hàng năm, Đảng ủy KTNN và các cấp ủy đảng trực thuộc đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy; nội dung tập trung vào các chủ trương, định hướng kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên và nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ. Ban Thường vụ đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, tiến hành kiểm tra, giám sát từ 40 -74% các đảng ủy, chi ủy trực thuộc; hàng năm Đảng ủy phối hợp với Ban cán sự đảng tổ chức làm việc trực tiếp với các đơn vị trực thuộc để đánh giá tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các đơn vị gắn với việc giám sát của cấp uỷ Đảng.
Đặc biệt từ 5 năm gần đây, Đảng ủy đã chỉ đạo quyết liệt, cương quyết đấu tranh với những sai phạm, xử lý nghiêm minh, kịp thời những tập thể, cá nhân vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây phiền hà cho đơn vị được kiểm toán, những trường hợp mất đoàn kết nội bộ, kết quả có 03 tổ chức đảng bị xử lý kỷ luật, trong đó khiển trách 02 tổ chức đảng, cảnh cáo 01 tổ chức đảng; có 33 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó khai trừ 05 đảng viên, cảnh cáo 03 đảng viên, khiển trách 25 đảng viên.
(3) Lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ
Trong 20 năm qua, hệ thống tổ chức của KTNN được xây dựng và hoàn thiện theo mô hình quản lý tập trung, thống nhất; địa vị pháp lý của KTNN từng bước được nâng cao; chức năng, nhiệm vụ được mở rộng và phát triển từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao, theo đó công tác tổ chức cán bộ được KTNN hết sức coi trọng, không ngừng lớn mạnh cả về lượng và chất, luôn được củng cố và phát triển theo Luật KTNN và Chiến lược của ngành, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
Đảng uỷ đã phối hợp với Ban cán sự đảng ban hành 03 nghị quyết quan trọng về công tác cán bộ: năm 2005 ban hành Nghị quyết “Nâng cao năng lực quản lý, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh công tác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và hiệu quả các mặt công tác khác”; năm 2008 ban hành Nghị quyết “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kiểm toán viên trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay”; năm 2011 ban hành Nghị quyết số 34- NQ/BCS “về luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức KTNN”. Việc thực hiện 03 nghị quyết trên đã tạo được sự chuyển biến tích cực, đưa công tác tổ chức cán bộ đi vào nề nếp, từ việc củng cố, hoàn thiện và phát triển tổ chức bộ máy đến công tác đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ đều thực hiện công khai, dân chủ, đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Những năm qua, KTNN đã chú trọng thực hiện đồng bộ từ khâu lựa chọn tuyển dụng, đặc biệt là thu hút các sinh viên xuất sắc, thủ khoa từ các trường đại học trong và ngoài nước, đồng thời thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện, thử thách qua điều động, luân chuyển và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển với tổ chức bộ máy trong giai đoạn đầu chỉ có 05 đơn vị trực thuộc với biên chế 60 người, đến nay KTNN đã có 31 đơn vị trực thuộc với hơn 2.000 người, trong đó kiểm toán viên là 1.410 người, 100% đội ngũ kiểm toán viên đều có trình độ từ đại học trở lên, 97% công chức, viên chức có trình độ đại học và trên đại học, có 06 giáo sư, phó giáo sư, 23 tiến sỹ và 424 thạc sỹ.
(4) Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành
Với khuôn khổ pháp lý dần hoàn thiện, năng lực được tăng cường, nhất là sau khi có Luật KTNN và Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, hoạt động KTNN ngày càng được mở rộng, quy mô hoạt động kiểm toán đều tăng dần qua từng năm, đa dạng về loại hình và phương thức kiểm toán, tiến bộ về chất lượng kiểm toán và hiệu quả kiểm toán. Năm 2006 kiểm toán khoảng 90 đầu mối, đến năm 2014 kiểm toán trên 180 đầu mối. Ngoài việc kiểm toán theo kế hoạch hàng năm, KTNN còn thực hiện nhiều cuộc kiểm toán lớn theo yêu cầu của Uỷ ban Thư¬ờng vụ Quốc hội và Chính phủ giao. Kết quả kiểm toán 20 năm qua, KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 147.580 tỷ đồng (trong đó các khoản tăng thu NSNN 29.148 tỷ đồng, giảm chi NSNN 22.365 tỷ đồng).
Trong 20 năm qua, Đảng bộ KTNN đã phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự đảng lãnh đạo sâu sát, cụ thể việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng ủy KTNN đã ban hành nhiều nghị quyết về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đặc biệt 5 năm gần đây Đảng ủy đã ban hành nhiều nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, như: Nghị quyết số 68-NQ/ĐU ngày 19/4/2012 về “Lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2012”, Kết luận số 104-BC/ĐU ngày 04/5/2013 về “Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2013”, Nghị quyết số 43-NQ/ĐU ngày 15/4/2014 về “Lãnh đạo thực hiện thắng lợi Kế hoạch Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017 và nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2014”. Đảng ủy tập trung đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tăng cường quản lý hoạt động kiểm toán ở tất cả các khâu của quy trình kiểm toán, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán, nâng cao chất lượng kiểm toán. Bên cạnh nhiệm vụ trọng điểm là kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, đã từng bước mở rộng loại hình kiểm toán hoạt động, kiểm toán theo chuyên đề để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Những kiến nghị của KTNN ngày càng đa dạng, cụ thể và có chất lượng hơn, được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương sử dụng ngày càng nhiều trong xem xét, giám sát, phê chuẩn dự toán, quyết toán NSNN và thực hiện chính sách pháp luật. Kết quả kiểm toán những năm qua đã góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn thất thoát trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
(5) Lãnh đạo thực hiện các mặt công tác khác
Bên cạnh việc tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngành. Đảng ủy cũng quan tâm lãnh đạo: Hoạt động hợp tác quốc tế theo hướng chủ động, tích cực hội nhập sâu và tham gia thực chất hơn vào các hoạt động của các tổ chức ASOSAI, INTOSAI và đặc biệt là ASEANSAI; công tác nghiên cứu khoa học, góp phần giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng liên quan đến hoạt động kiểm toán; hoạt động thông tin, báo chí, tuyên truyền thường xuyên được tăng cường, ngày càng được củng cố và phát triển; công tác tham mưu, phục vụ xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động; hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh ngày càng thiết thực, hiệu quả, đóng góp quan trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng cơ quan đơn vị và các tổ chức đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Đảng bộ KTNN 20 năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được tiếp tục quan tâm lãnh đạo:
- Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị còn có mặt hạn chế: Quy mô kiểm toán, chất lượng kiểm toán đã có bước phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng còn khoảng cách so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao; hiệu lực kiểm toán chưa cao, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán nhìn chung chưa đầy đủ và kịp thời; việc sử dụng kết quả kiểm toán phục vụ cho công tác quản lý điều hành, kiểm tra, giám sát có mặt còn hạn chế.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên đã được quan tâm, song hiệu quả tuyên truyền, giáo dục có mặt còn hạn chế; ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, tính tiên phong gương mẫu của một số đảng viên chưa thực sự nêu cao.
- Một số cấp ủy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị chưa rõ nét. Chất lượng sinh hoạt chi bộ của một số tổ chức cơ sở đảng còn thấp; tinh thần đấu tranh tự phê bình, phê bình trong sinh hoạt còn hạn chế, nhất là ở một bộ phận đảng viên trẻ.
- Công tác kiểm tra, giám sát đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; công tác tự kiểm tra của các cấp uỷ đảng trực thuộc chưa được quan tâm đúng mức; công tác giám sát trong Đảng kết quả chưa cao.
- Lãnh đạo hoạt động các tổ chức đoàn thể có mặt còn hạn chế; vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể chính trị đối với cán bộ, đảng viên và trong hoạt động kiểm toán chưa phát huy hiệu quả.
Từ thực tiễn hoạt động trong những năm qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm:
Một là, nắm vững và chủ động vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cụ thể hoá thành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng uỷ đảm bảo lãnh đạo mọi hoạt động của ngành luôn đúng hướng; các cấp uỷ Đảng thường xuyên đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo; tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ban cán sự đảng, Đảng uỷ, lãnh đạo KTNN, giữa cấp uỷ và chính quyền các cấp; coi trọng công tác xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng; lựa chọn đúng lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm và tổ chức triển khai thực hiện với phương châm: tập trung, kiên quyết, dứt điểm và hiệu quả.
Hai là, thường xuyên coi trọng và làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên; xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết; duy trì và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức phù hợp với đặc thù của ngành.
Ba là, chăm lo xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của Bí thư cấp uỷ, của thủ trưởng các đơn vị, trưởng đoàn, tổ trưởng tổ kiểm toán; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh, có đạo đức, phẩm chất tốt, tạo sự chuyển biến thực sự và đồng bộ công tác cán bộ ở tất cả các khâu tuyển dụng, tiếp nhận, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và chính sách cán bộ, coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, trọng dụng nhân tài.
Bốn là, phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể; tôn trọng và phát huy dân chủ; hết lòng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nhằm tạo điều kiện làm việc và động lực để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động yên tâm công tác, phát huy năng lực sở trường trong thực thi công vụ.
Năm là, tăng cường và nâng cao chất l¬ượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và các quy định của ngành; khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích, kiên quyết xử lý nghiêm minh tập thể, cá nhân có sai phạm.
Phát huy những kết quả đã đạt được 20 năm qua, với những thuận lợi, khó khăn của đất nước và yêu cầu phát triển của ngành, Đảng uỷ KTNN xác định phương hướng, mục tiêu tổng quát trong thời gian tới là: Tiếp tục tập trung xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đoàn kết, chủ động sáng tạo, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ; nâng cao chất lượng kiểm toán toàn diện trên cả 3 mặt: năng lực, hiệu lực và hiệu quả kiểm toán. Trước mắt, tập trung tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017; xây dựng đội ngũ công chức, kiểm toán viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu tình hình mới, tạo tiền đề vững chắc thực hiện thành công Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020; xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, thực sự là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”./.