Đảng Bộ cơ quan Kiểm toán Nhà nước quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị: xây dựng Đảng bộ, chi Bộ trong sạch, vững mạnh

20/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2002 - 2005 của Đảng bộ cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đánh dấu bước ngoặt mười năm xây dựng và phát triển của KTNN; đồng thời cũng đánh dấu sự trưởng thành, tiến bộ của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ. Kiểm toán Nhà nước được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. Phần thưởng cao quý đó không chỉ ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ mà còn khẳng định sự đoàn kết, thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ cơ quan KTNN đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khó khăn và đầy thử thách. Nhiệm vụ kiểm toán ngày càng nhiều và đòi hỏi chất lượng kiểm toán ngày càng cao, nhưng gần 50% kiểm toán viên mới được tuyển vào còn thiếu kinh nghiệm, điều kiện hoạt động và đời sống kiểm toán viên còn nhiều khó khăn. Song, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng ủy khối cơ quan Kinh tế Trung ương, sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Ban cán sự, Đảng bộ đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tập trung trí tuệ lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và nhân dân giao phó; xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.

Thực hiện phương hướng, nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ cơ quan KTNN lần thứ III (nhiệm kỳ 2002 - 2005) đề ra là: “Động viên cao độ tinh thần và ý thức trách nhiệm, sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới lề lối và tác phong làm việc; khẩn trương hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy theo Nghị định mới của Chính phủ; triển khai các giải pháp đồng bộ để hoàn thành nhiệm vụ công tác, đặc biệt là kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng năm sau cao hơn năm trước; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên nhà nước...", Đảng ủy và Ban cán sự đã tập trung nghiên cứu, thảo luận những bài học kinh nghiệm được rút ra trong hoạt động thực tiễn của KTNN; đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá và đề ra những giải pháp chủ yếu vừa mang tính chiến lược vừa mang tính bức thiết, đó là: nâng cao chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước.

Trong những năm qua, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo và chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành, chủ động đề xuất các giải pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến thực hiện kiểm toán và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm cho Chính phủ và Quốc hội. KTNN đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt tại 185 đầu mối trong cả nước thuộc các lĩnh vực: ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư - dự án, quốc phòng, an ninh và kinh tế đảng. Đồng thời, tham gia thẩm định Tổng quyết toán NSNN các năm từ 1999 đến năm 2002; đặc biệt, năm 2003, KTNN đã thực hiện kiểm toán quyết toán NSNN như một cuộc kiểm toán độc lập và năm 2004, lần đầu tiên, Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán quyết toán NSNN năm 2002 được gửi đến từng đại biểu Quốc hội để giúp Quốc hội xem xét, phê chuẩn Tổng quyết toán NSNN. Song trùng với kế hoạch kiểm toán hàng năm, KTNN đã hoàn thành một số cuộc kiểm toán đột xuất khác theo yêu cầu của Chính phủ, Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội; đặc biệt là nhiệm vụ kiểm toán 35 nhà máy đường theo chương trình sắp xếp lại ngành mía đường của Chính phủ đảm bảo chất lượng và mục tiêu đề ra. Thông qua kiểm toán, KTNN đã phát hiện, kiến nghị tăng thu, tiết kiệm chi và đưa vào quản lý qua NSNN gần 6.500 tỷ đồng. Vấn đề quan trọng hơn cả là, thông qua hoạt động kiểm toán nhà nước, KTNN đã cung cấp những thông tin kịp thời, đảm bảo độ tin cậy phục vụ quá trình quản lý, điều hành và sử dụng NSNN của Quốc hội, Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt quyết toán NSNN; giúp các Bộ, ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có thẩm quyền làm căn cứ đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ ngày một tốt hơn, đảm bảo tính trung thực, minh bạch, hiệu quả, kinh tế và tiết kiệm. Đồng thời, phát hiện những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý, điều hành ngân sách ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương; trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và quyết toán các chương trình, dự án; kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng nghiên cứu, giải quyết những vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình quản lý, điều hành, sử dụng NSNN và công quỹ quốc gia; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống gian lận, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, kịp thời phòng ngừa và răn đe các biểu hiện cố tình vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế, NSNN, tiền và tài sản của Nhà nước.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, Đảng bộ cơ quan KTNN đã không ngừng coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng các tổ chức đoàn thể quần chúng và các công tác khác. Trong nhiệm kỳ qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KTNN, đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng bảo đảm thực sự là lực lượng nòng cốt trong mọi hoạt động của KTNN. Tính đến tháng 6/2005, tổng số đảng viên của Đảng bộ là 333 đ/c, chiếm 56% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành. 100% đảng bộ, chi bộ trực thuộc và chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Đảng bộ cơ quan KTNN ba năm liền (2002 - 2004) được cấp trên công nhận danh hiệu: “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”. Thực hiện Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KTNN, các đơn vị thuộc và trực thuộc KTNN đã từng bước kiện toàn theo hướng phân cấp, tập trung, thống nhất và chuyên môn hóa, đưa tổng số tổ chức đảng thuộc Đảng bộ lên 15 tổ chức; trong đó có 2 đảng bộ bộ phận và 13 chi bộ trực thuộc. Công tác tổ chức cán bộ đảm bảo thực hiện đúng những quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành, tôn trọng nguyên tắc tập trung, dân chủ, có sự tham gia phối hợp của các cấp uỷ Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Đội ngũ cán bộ, đảng viên mới được kết nạp vào Đảng, mới được bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm đều phát huy tốt vai trò tác dụng của mình trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước: “Vì nền tài chính quốc gia minh bạch và bền vững”. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức theo từng đối tượng và theo nhu cầu công tác. Tạp chí Kiểm toán sau khi tách riêng thành một đơn vị độc lập đã góp phần quan trọng vào việc thông tin, tuyên truyền về hoạt động của KTNN; đồng thời là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp và hướng dẫn về nghiệp vụ về tài chính, kế toán và kiểm toán; tổ chức cập nhật và đưa thông tin lên “Website KTNN” phục vụ nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng. Tiếp tục triển khai Đề án 112 của KTNN và từng bước ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán nhà nước, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước. Công tác tham mưu, phục vụ có nhiều cố gắng và chuyển biến tiến bộ; đặc biệt là các lĩnh vực: tổng hợp, hợp tác quốc tế, thi đua - tuyên truyền, tài vụ,... Các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Nữ công,... đã thực sự những tổ chức quần chúng năng động và tích cực góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung của KTNN.

Bước sang năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI, Luật KTNN đã được thông qua và xác định KTNN là cơ quan chuyên môn do Quốc hội lập, hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Theo đó, ngày 14/5/2005, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 về cơ cấu tổ chức của KTNN. Năm 2005 cũng là năm khởi đầu được đánh dấu bằng Đại hội Đảng bộ cơ quan KTNN lần thứ IV nhiệm kỳ 2005 - 2010 với những yêu cầu, nhiệm vụ mới hết sức nặng nề trước Đảng và nhân dân. Chính vì vậy, mục tiêu tổng quát của Đảng bộ trong nhiệm kỳ này là: “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi hoạt động của KTNN; tạo ra một bước chuyển biến nạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch kiểm toán hàng năm với số lượng, chất lượng ngày càng cao; đổi mới công tác quản lý hoạt động kiểm toán; xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn; công tác kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán; phân công, phân cấp trong quản lý tổ, đoàn kiểm toán... đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước mắt, tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai thực hiện Luật KTNN có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2006; xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, giỏi chuyên môn nghiệp vụ; phấn đấu đến năm 2010 đưa KTNN đạt trình độ khá so với các nước trong khu vực”.

Để thực hiện tốt mục tiêu tổng quát nêu trên, Đảng bộ cơ quan KTNN cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của từng đảng viên nhằm không ngừng nâng cao sức chiến đấu của toàn Đảng bộ. Tiếp tục kiện toàn bộ máy của các tổ chức đảng đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, phê bình và tự phê bình của các tổ chức đảng và đảng viên. Xây dựng khối đoàn kết nhất trí trên cơ sở mở rộng quá trình công khai hóa, dân chủ hóa trong mọi hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Phấn đấu giữ gìn và nâng cao năng lực và phẩm chất của Đảng bộ và các chi bộ trong sạch, vững mạnh.

Hai là, các cấp ủy phải kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với lãnh đạo các đơn vị cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc hoàn thành kế hoạch kiểm toán hàng năm đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thiết thực của hoạt động kiểm toán nhà nước; cung cấp kịp thời và chuẩn xác những thông tin phục vụ quá trình quản lý, điều hành và sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước của Chính phủ, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; góp phần tích cực vào quá trình thực hiện Luật NSNN và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI.

Ba là, đổi mới hoạt động và không ngừng nâng cao vai trò, tác dụng của các tổ chức quần chúng (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Nữ công,...) theo hướng: bám sát nhiệm vụ chính trị; khuyến khích tính năng động, sáng tạo; động viên ý chí quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch công tác hàng năm; chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên nhà nước.

Bốn là, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng; đặc biệt coi trọng việc đề xuất và tổ chức các phong trào thi đua ở cơ sở; phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn ngành.

Tiến tới Đại hội Đảng bộ cơ quan KTNN lần thứ IV (nhiệm kỳ 2005 - 2010), toàn thể cán bộ, đảng viên hãy phát huy những thành tựu đã đạt được và những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn trong những năm qua, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ do Đại hội lần thứ IV đề ra; góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn cách mạng mới./.

 Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ cơ quan KTNN đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khó khăn và đầy thử thách. Nhiệm vụ kiểm toán ngày càng nhiều và đòi hỏi chất lượng kiểm toán ngày càng cao, nhưng gần 50% kiểm toán viên mới được tuyển vào còn thiếu kinh nghiệm, điều kiện hoạt động và đời sống kiểm toán viên còn nhiều khó khăn. Song, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng ủy khối cơ quan Kinh tế Trung ương, sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Ban cán sự, Đảng bộ đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tập trung trí tuệ lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và nhân dân giao phó; xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.

Thực hiện phương hướng, nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ cơ quan KTNN lần thứ III (nhiệm kỳ 2002 - 2005) đề ra là: “Động viên cao độ tinh thần và ý thức trách nhiệm, sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới lề lối và tác phong làm việc; khẩn trương hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy theo Nghị định mới của Chính phủ; triển khai các giải pháp đồng bộ để hoàn thành nhiệm vụ công tác, đặc biệt là kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng năm sau cao hơn năm trước; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên nhà nước...", Đảng ủy và Ban cán sự đã tập trung nghiên cứu, thảo luận những bài học kinh nghiệm được rút ra trong hoạt động thực tiễn của KTNN; đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá và đề ra những giải pháp chủ yếu vừa mang tính chiến lược vừa mang tính bức thiết, đó là: nâng cao chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước.

Trong những năm qua, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo và chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành, chủ động đề xuất các giải pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến thực hiện kiểm toán và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm cho Chính phủ và Quốc hội. KTNN đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt tại 185 đầu mối trong cả nước thuộc các lĩnh vực: ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư - dự án, quốc phòng, an ninh và kinh tế đảng. Đồng thời, tham gia thẩm định Tổng quyết toán NSNN các năm từ 1999 đến năm 2002; đặc biệt, năm 2003, KTNN đã thực hiện kiểm toán quyết toán NSNN như một cuộc kiểm toán độc lập và năm 2004, lần đầu tiên, Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán quyết toán NSNN năm 2002 được gửi đến từng đại biểu Quốc hội để giúp Quốc hội xem xét, phê chuẩn Tổng quyết toán NSNN. Song trùng với kế hoạch kiểm toán hàng năm, KTNN đã hoàn thành một số cuộc kiểm toán đột xuất khác theo yêu cầu của Chính phủ, Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội; đặc biệt là nhiệm vụ kiểm toán 35 nhà máy đường theo chương trình sắp xếp lại ngành mía đường của Chính phủ đảm bảo chất lượng và mục tiêu đề ra. Thông qua kiểm toán, KTNN đã phát hiện, kiến nghị tăng thu, tiết kiệm chi và đưa vào quản lý qua NSNN gần 6.500 tỷ đồng. Vấn đề quan trọng hơn cả là, thông qua hoạt động kiểm toán nhà nước, KTNN đã cung cấp những thông tin kịp thời, đảm bảo độ tin cậy phục vụ quá trình quản lý, điều hành và sử dụng NSNN của Quốc hội, Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt quyết toán NSNN; giúp các Bộ, ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có thẩm quyền làm căn cứ đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ ngày một tốt hơn, đảm bảo tính trung thực, minh bạch, hiệu quả, kinh tế và tiết kiệm. Đồng thời, phát hiện những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý, điều hành ngân sách ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương; trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và quyết toán các chương trình, dự án; kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng nghiên cứu, giải quyết những vấn đề bất cập nảy sinh trong quá trình quản lý, điều hành, sử dụng NSNN và công quỹ quốc gia; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống gian lận, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, kịp thời phòng ngừa và răn đe các biểu hiện cố tình vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế, NSNN, tiền và tài sản của Nhà nước.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, Đảng bộ cơ quan KTNN đã không ngừng coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng các tổ chức đoàn thể quần chúng và các công tác khác. Trong nhiệm kỳ qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KTNN, đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng bảo đảm thực sự là lực lượng nòng cốt trong mọi hoạt động của KTNN. Tính đến tháng 6/2005, tổng số đảng viên của Đảng bộ là 333 đ/c, chiếm 56% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành. 100% đảng bộ, chi bộ trực thuộc và chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Đảng bộ cơ quan KTNN ba năm liền (2002 - 2004) được cấp trên công nhận danh hiệu: “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”. Thực hiện Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KTNN, các đơn vị thuộc và trực thuộc KTNN đã từng bước kiện toàn theo hướng phân cấp, tập trung, thống nhất và chuyên môn hóa, đưa tổng số tổ chức đảng thuộc Đảng bộ lên 15 tổ chức; trong đó có 2 đảng bộ bộ phận và 13 chi bộ trực thuộc. Công tác tổ chức cán bộ đảm bảo thực hiện đúng những quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành, tôn trọng nguyên tắc tập trung, dân chủ, có sự tham gia phối hợp của các cấp uỷ Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Đội ngũ cán bộ, đảng viên mới được kết nạp vào Đảng, mới được bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm đều phát huy tốt vai trò tác dụng của mình trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước: “Vì nền tài chính quốc gia minh bạch và bền vững”. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức theo từng đối tượng và theo nhu cầu công tác. Tạp chí Kiểm toán sau khi tách riêng thành một đơn vị độc lập đã góp phần quan trọng vào việc thông tin, tuyên truyền về hoạt động của KTNN; đồng thời là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp và hướng dẫn về nghiệp vụ về tài chính, kế toán và kiểm toán; tổ chức cập nhật và đưa thông tin lên “Website KTNN” phục vụ nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng. Tiếp tục triển khai Đề án 112 của KTNN và từng bước ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán nhà nước, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước. Công tác tham mưu, phục vụ có nhiều cố gắng và chuyển biến tiến bộ; đặc biệt là các lĩnh vực: tổng hợp, hợp tác quốc tế, thi đua - tuyên truyền, tài vụ,... Các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Nữ công,... đã thực sự những tổ chức quần chúng năng động và tích cực góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung của KTNN.

Bước sang năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI, Luật KTNN đã được thông qua và xác định KTNN là cơ quan chuyên môn do Quốc hội lập, hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Theo đó, ngày 14/5/2005, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 về cơ cấu tổ chức của KTNN. Năm 2005 cũng là năm khởi đầu được đánh dấu bằng Đại hội Đảng bộ cơ quan KTNN lần thứ IV nhiệm kỳ 2005 - 2010 với những yêu cầu, nhiệm vụ mới hết sức nặng nề trước Đảng và nhân dân. Chính vì vậy, mục tiêu tổng quát của Đảng bộ trong nhiệm kỳ này là: “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi hoạt động của KTNN; tạo ra một bước chuyển biến nạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch kiểm toán hàng năm với số lượng, chất lượng ngày càng cao; đổi mới công tác quản lý hoạt động kiểm toán; xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn; công tác kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán; phân công, phân cấp trong quản lý tổ, đoàn kiểm toán... đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước mắt, tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai thực hiện Luật KTNN có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2006; xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, giỏi chuyên môn nghiệp vụ; phấn đấu đến năm 2010 đưa KTNN đạt trình độ khá so với các nước trong khu vực”.

Để thực hiện tốt mục tiêu tổng quát nêu trên, Đảng bộ cơ quan KTNN cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của từng đảng viên nhằm không ngừng nâng cao sức chiến đấu của toàn Đảng bộ. Tiếp tục kiện toàn bộ máy của các tổ chức đảng đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, phê bình và tự phê bình của các tổ chức đảng và đảng viên. Xây dựng khối đoàn kết nhất trí trên cơ sở mở rộng quá trình công khai hóa, dân chủ hóa trong mọi hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Phấn đấu giữ gìn và nâng cao năng lực và phẩm chất của Đảng bộ và các chi bộ trong sạch, vững mạnh.

Hai là, các cấp ủy phải kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với lãnh đạo các đơn vị cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc hoàn thành kế hoạch kiểm toán hàng năm đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thiết thực của hoạt động kiểm toán nhà nước; cung cấp kịp thời và chuẩn xác những thông tin phục vụ quá trình quản lý, điều hành và sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước của Chính phủ, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; góp phần tích cực vào quá trình thực hiện Luật NSNN và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI.

Ba là, đổi mới hoạt động và không ngừng nâng cao vai trò, tác dụng của các tổ chức quần chúng (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Nữ công,...) theo hướng: bám sát nhiệm vụ chính trị; khuyến khích tính năng động, sáng tạo; động viên ý chí quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch công tác hàng năm; chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên nhà nước.

Bốn là, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng; đặc biệt coi trọng việc đề xuất và tổ chức các phong trào thi đua ở cơ sở; phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn ngành. 

Tiến tới Đại hội Đảng bộ cơ quan KTNN lần thứ IV (nhiệm kỳ 2005 - 2010), toàn thể cán bộ, đảng viên hãy phát huy những thành tựu đã đạt được và những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn trong những năm qua, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ do Đại hội lần thứ IV đề ra; góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn cách mạng mới./.

Xem thêm »