23/04/2018
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015: Góc nhìn từ những chuyên gia(sav.gov.vn) - Tại Hội thảo “Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015” vừa diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, từ những góc nhìn khác nhau, các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài Ngành Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã đánh giá, làm rõ về thực trạng thi hành đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015, tập trung vào các vấn đề: Phạm vi, đối tượng kiểm toán của KTNN; Mối quan hệ phối hợp, phạm vi thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức bảo đảm hạn chế trùng lắp, chồng chéo giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra với hoạt động KTNN; Chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật KTNN của đơn vị được kiểm toán và của tổ chức, cá nhân có liên quan; Thời hạn kiểm toán và thời hạn công bố báo cáo kiểm toán…Mọi nguồn lực tài chính, tài sản công đều thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN
Phân tích về chức năng và đối tượng của KTNN, PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam cho rằng, cần thống nhất nhận thức và hiểu một cách đầy đủ, đúng mức hơn về chức năng của KTNN. Quy định về chức năng của KTNN cần gọn, rõ, đúng chức năng và mang tính bản chất của KTNN. Về đối tượng, cần có quy định bao quát các đối tượng kiểm toán là các tổ chức, cá nhân, quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó có ngân quỹ Nhà nước. “Không chỉ những tổ chức, cá nhân thu nhập, tập trung, phân bổ hay sử dụng tài chính nhà nước, tài sản công mới là đối tượng kiểm toán mà tất cả các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ với việc tập trung và huy động nguồn lực cho tài chính công, tài sản công đều là đối tượng của KTNN” – ông Đặng Văn Thanh nhấn mạnh.
PGS.TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam
Theo TS. Lê Đình Thăng – Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III, với quy định của Hiến pháp hiện hành, bất cứ nguồn lực tài chính, tài sản công nào cũng thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN. Xác định phạm vi kiểm toán của cơ quan KTNN cũng là một hình thức duy trì tính độc lập của KTNN. Theo đó không có nguồn lực tài chính, tài sản công nào được ngoại trừ, không chịu sự kiểm toán của KTNN.
TS. Lê Đình Thăng cho rằng, xu hướng quan niệm không đầy đủ và cho rằng năng lực của cơ quan Kiểm toán nhà nước chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ do Hiến pháp quy định nên Luật Kiểm toán nhà nước nên quy định gọn lại, phù hợp với thực tế hiện nay của KTNN gặp phải sai lầm là sẽ không bao quát hết nguồn lực tài chính, tài sản công cần phải được kiểm toán theo quy định của Hiến pháp. “Cần quy định thẩm quyền kiểm toán của KTNN đối với các nguồn lực tài chính, tài sản công theo hướng không ngoại trừ bất cứ nguồn nào và vì bất cứ lý do nào. Còn triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hàng năm và xây dựng phát triển KTNN lại tùy từng năm, tùy từng thời kỳ và Tổng Kiểm toán nhà nước phải chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ” – ông Lê Đình Thăng nói.
Xuất phát từ thực tiễn của địa phương, ông Trần Viết Hậu - Trưởng ban Tài chính ngân sách, HĐND tỉnh Hà Tĩnh nêu quan điểm, việc sửa đổi bổ sung Luật KTNN năm 2015 cần tập trung làm rõ quy định về chức năng, nhiệm vụ của KTNN, nhất là chức năng đánh giá và xác nhận, vì đây là hai chức năng quan trọng của KTNN, là cơ sở để phân biệt rõ chức năng của KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác. “Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải có sự tham gia của các KTNN khu vực trong việc thẩm tra, tham gia góp ý cho HĐND cấp tỉnh trong vấn đề quyết toán dự toán Ngân sách Nhà nước” – ông Trần Viết Hậu cho hay.
Ông Trần Viết Hậu - Trưởng ban Tài chính ngân sách, HĐND tỉnh Hà Tĩnh
Một số ý kiến tại Hội thảo cũng cho rằng, trong quá trình kiểm toán Ngân sách Nhà nước của KTNN, không thể không kiểm toán nguồn hình thành quan trọng nhất là thuế - kiểm toán quá trình tạo lập quỹ Ngân sách Nhà nước. Qua kiểm toán sẽ xác định được việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân cũng như quản lý thu thuế của cơ quan thuế và các cơ quan liên quan.
TS. Lê Đình Thăng cho hay, hiện nay, Luật KTNN năm 2015 quy định chưa rõ ràng về thẩm quyền kiểm toán thuế, mà mới ghi chung chung là kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, việc kiểm toán thuế được coi là kiểm toán việc quản lý Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, quan niệm như vậy sẽ tạo những cách hiểu khác nhau dẫn đến việc thực hiện kiểm toán nghĩa vụ thuế của các cơ quan đơn vị rất khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp không hợp tác, hay chống đối, không cung cấp thông tin và trong những trường hợp như vậy cơ quan KTNN cũng không đủ chế tài để xử lý.
Dẫn chứng thực tế hoạt động kiểm toán nghĩa vụ thu nộp ngân sách mà chủ yếu là nghĩa vụ thuế của các cơ quan, đơn vị đã thu được kết quả hết sức ấn tượng, hàng năm, thu thêm về cho ngân sách hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế thông qua công tác kiểm toán, ông Lê Đình Thăng đề xuất cần thiết phải làm rõ nội dung/thẩm quyền kiểm toán thuế của KTNN trong Luật KTNN. “Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, quy định thẩm quyền kiểm toán thuế là quy định thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát từ bên ngoài đối với quá trình hình thành và huy động nguồn thu. Việc KTNN kiểm toán ở mức độ nào tùy thuộc vào từng thời kỳ và tùy thuộc vào tình hình chấp hành nghĩa vụ của chính các doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế. Nếu việc chấp hành được nghiêm ngặt sẽ giảm bớt được quá trình kiểm toán của KTNN” – ông Lê Đình Thăng nhấn mạnh.
Từ việc ghi nhận Tuyên bố Lima về hướng dẫn các nguyên tắc kiểm toán; Kết luận của Hội nghị chuyên đề lần thứ 22 của Liên hiệp quốc và Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cũng như xuất phát từ thực tiễn của Kiểm toán nhà nước Việt Nam, PGS. TS Lê Huy Trọng – Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành V cho rằng: Bổ sung khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán thuế cần được thực hiện đồng bộ đối với Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi và các luật liên quan (đặc biệt là Luật Quản lý thuế) cũng như các quy trình, quy phạm dưới luật.
Theo đó, Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi cần bổ sung quy định cụ thể: Nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN trong kiểm toán thuế; Đơn vị được kiểm toán: các cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế; Nội dung kiểm toán thuế; Quyền hạn và trách nhiệm Kiểm toán viên trong kiểm toán thuế; Nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế, bên thứ ba trong kiểm toán thuế…
Báo cáo kiểm toán phải là cái gốc để cơ quan Thanh tra (CQTT) làm rõ thêm các sai phạm
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, việc chồng chéo trong hoạt động kiểm toán, thanh tra hay còn gọi là chồng chéo trong hoạt động giữa KTNN và CQTT là một vấn đề đã và đang xẩy ra trên thực tế, được các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và dư luận xã hội quan tâm. Mặc dù giữa KTNN và CQTT trong thời gian qua đã có sự phối hợp để khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động kiểm toán, thanh tra kể cả trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch thanh tra nhưng thực trạng chồng chéo trong hoạt động giữa KTNN và CQTT vẫn còn xảy ra.
Phân tích về cách thức hoạt động của các CQTT, TS. Lê Đình Thăng cho rằng nếu tuân thủ đúng cũng như theo đuổi đúng triết lý về thanh tra chuyên ngành thì sẽ không có sự chồng chéo giữa hoạt động kiểm toán và thanh tra. “KTNN là thể chế của kinh tế thị trường, ra đời cùng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong khi công cụ thanh tra gắn chặt với nền kinh tế kế hoạch hóa. Chúng ta một mặt mong muốn phát triển kinh tế thị trường toàn diện, đầy đủ nhưng mặt khác lại mong muốn giữ nguyên các công cụ của nền kinh tế kế hoạch và điều đó sẽ tạo nên xung đột là điều không tránh khỏi. Do vậy về lâu dài cần phải nghiên cứu tổ chức lại bộ máy các cơ quan nhà nước để đảm bảo phát triển công cụ của kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ XII và các nghị quyết Trung ương về phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam” – ông Lê Đình Thăng nói.
TS. Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III
Theo Trưởng ban Tài chính ngân sách, HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Viết Hậu, quá trình sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 cần đối soát với Luật NSNN năm 2015, Luật Thanh tra năm 2010 để đảm bảo phân công, phối hợp chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị, tránh chồng chéo, trùng lặp. Trong đó cần làm rõ phạm vi của các cuộc kiểm toán với thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng như hiện nay, một số đơn vị xin được kiểm toán một phần để coi như hợp thức tránh bị các cơ quan chuyên ngành vào thanh tra, kiểm tra chuyên sâu. “Cần coi báo cáo kiểm toán là cái gốc, trên cơ sở đó, CQTT xem xét có cần thanh tra, làm sâu, rõ thêm các sai phạm không thì mới tiến hành thanh tra” – ông Trần Viết Hậu nêu quan điểm.
Chỉ rõ một số nguyên nhân dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động KTNN và CQTT, TS. Trần Đăng Vinh – Thanh tra viên chính, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính và Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ đề xuất ba giải pháp khắc phục, trong đó nhấn mạnh: Việc sửa đổi Luật KTNN, Luật Thanh tra cần phân định rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ của KTNN và CQTT. Theo đó, những chức năng, nhiệm vụ của KTNN giống với chức năng, nhiệm vụ của CQTT thì cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Những chức năng, nhiệm vụ của CQTT mà giống với các chức năng, nhiệm vụ của KTNN cần điều chỉnh giảm để cơ quan KTNN thực hiện. “Khi cần đánh giá hiệu quả và nhận xét việc việc quản lý, sử dụng NSNN, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có ý kiến đề nghị KTNN tiến hành kiểm toán. Trong trường hợp liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, chấn chỉnh công tác quản lý, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước chỉ đạo cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý, giải quyết kịp thời”- ông Trần Đăng Vinh nói.
TS. Trần Đăng Vinh – Thanh tra viên chính, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính và Tổng hợp (Thanh tra Chính phủ)
Cùng quan điểm, Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Phú Cường cho rằng, để khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động KTNN và CQTT, cần phân định rõ phạm vi hoạt động giữa KTNN và CQTT theo hướng: Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công là hoạt động thường niên KTNN thực hiện kiểm toán theo quy định của Hiến pháp và Luật KTNN năm 2015. Các CQTT chỉ thực hiện thanh tra các đối tượng này khi có những vụ việc mà Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thấy cần thiết phải làm rõ hoặc các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Về vấn đề này, GS. TS Đặng Văn Thanh cho biết, chức năng của các CQTT, KTNN trong hệ thống nhà nước pháp quyền của Việt Nam phân biệt rất rõ. KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính cao nhất của Nhà nước với chức năng đánh giá, xác nhận độ tin cậy, tính hợp lý của các thông tin kinh tế, tài chính do cơ quan hành pháp trình ra, giúp Quốc hội có đầy đủ thông tin, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Còn CQTT là cơ quan phát hiện ra sai sót và có quyền xử lý sai sót. Vì vậy, theo ông Đặng Văn Thanh, việc chồng chéo giữa hoạt động của các CQTT và KTNN chủ yếu do quá trình triển khai, tổ chức thực hiện. “Cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các quy định của Luật KTNN, Luật NSNN, Luật Thanh tra… Đồng thời, thống nhất các quy định bảo đảm sự kết hợp, phân công rõ ràng để thực hiện đúng thẩm quyền của mỗi cơ quan, hạn chế sự chồng lấn, trùng lặp dẫn tới khó khăn cho cơ quan kiểm tra, thanh tra cũng như đối tượng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán” – ông Đặng Văn Thanh đề xuất ý kiến.
Quy định cụ thể về nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN
Liên quan đến quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực KTNN, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, quy định hiện hành còn chung chung, thiếu chi tiết và là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của KTNN. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN là hết sức cần thiết.
Từ thực tế địa phương, ông Trần Viết Hậu - Trưởng ban Tài chính ngân sách, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá, quy định về xử lý vi phạm pháp luật về KTNN hiện nay còn chung chung, thiếu chi tiết căn cứ nên kết luận của KTNN không đưa ra mức độ xử lý cụ thể, tính ràng buộc, trách nhiệm pháp lý chưa cao. Vì vậy, cần cụ thể hóa, chi tiết hóa thành từng hành vi vi phạm ngay trong Luật để có chế tài xử lý phù hợp, nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu lực thực hiện.
Ths. Đặng Thanh Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp)
Đồng quan điểm, Ths. Đặng Thanh Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, KTNN cần nghiên cứu, đề xuất Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật KTNN. Luật Xử lý vi phạm hành chính cần bổ sung một số quy định liên quan như: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực KTNN; Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh của KTNN; Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN. Đối với Luật KTNN, cần bổ sung thẩm quyền xử lý các vi phạm của KTNN, Tổng Kiểm toán nhà nước và các chức danh thuộc KTNN. Trên cơ sở đó đề xuất Chính phủ xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN. “Công việc này cần xúc tiến khẩn trương để sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm toán, đáp ứng yêu cầu cảu thực tiễn đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này” – ông Đặng Thanh Sơn nói.
Theo GS. TS. Đặng Văn Thanh cần có thêm những quy định về chế tài để xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng tài chính nhà nước, tài sản nhà nước và vi phạm trong hoạt động kiểm toán.
Cho ý kiến về nội dung này, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình đề nghị, trong quá trình rà soát, sửa đổi bổ sung Luật KTNN năm 2015, cần quy định chế tài cụ thể để xử lý nghiêm minh các chủ thể không thực hiện trách nhiệm phối hợp và chấp hành báo cáo kết quả kiểm toán; quy định bổ sung thẩm quyền xử phạt hành chính của cán bộ, công chức và cơ quan KTNN đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật kiểm toán nhằm xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật…/.
M. Thúy
(sav.gov.vn) - Tại Hội thảo “Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015” vừa diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, từ những góc nhìn khác nhau, các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài Ngành Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã đánh giá, làm rõ về thực trạng thi hành đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015, tập trung vào các vấn đề: Phạm vi, đối tượng kiểm toán của KTNN; Mối quan hệ phối hợp, phạm vi thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức bảo đảm hạn chế trùng lắp, chồng chéo giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra với hoạt động KTNN; Chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật KTNN của đơn vị được kiểm toán và của tổ chức, cá nhân có liên quan; Thời hạn kiểm toán và thời hạn công bố báo cáo kiểm toán…
Hội thảo "Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015" diễn ra tại Nghệ An
Mọi nguồn lực tài chính, tài sản công đều thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN
Phân tích về chức năng và đối tượng của KTNN, PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam cho rằng, cần thống nhất nhận thức và hiểu một cách đầy đủ, đúng mức hơn về chức năng của KTNN. Quy định về chức năng của KTNN cần gọn, rõ, đúng chức năng và mang tính bản chất của KTNN. Về đối tượng, cần có quy định bao quát các đối tượng kiểm toán là các tổ chức, cá nhân, quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó có ngân quỹ Nhà nước. “Không chỉ những tổ chức, cá nhân thu nhập, tập trung, phân bổ hay sử dụng tài chính nhà nước, tài sản công mới là đối tượng kiểm toán mà tất cả các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ với việc tập trung và huy động nguồn lực cho tài chính công, tài sản công đều là đối tượng của KTNN” – ông Đặng Văn Thanh nhấn mạnh.
Theo TS. Lê Đình Thăng – Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III, với quy định của Hiến pháp hiện hành, bất cứ nguồn lực tài chính, tài sản công nào cũng thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN. Xác định phạm vi kiểm toán của cơ quan KTNN cũng là một hình thức duy trì tính độc lập của KTNN. Theo đó không có nguồn lực tài chính, tài sản công nào được ngoại trừ, không chịu sự kiểm toán của KTNN.
TS. Lê Đình Thăng cho rằng, xu hướng quan niệm không đầy đủ và cho rằng
năng lực của cơ quan Kiểm toán nhà nước chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ do Hiến pháp quy định nên Luật Kiểm toán nhà nước nên quy định gọn lại, phù hợp với thực tế hiện nay của KTNN gặp phải sai lầm là sẽ không bao quát hết nguồn lực tài chính, tài sản công cần phải được kiểm toán theo quy định của Hiến pháp. “Cần quy định thẩm quyền kiểm toán của KTNN đối với các nguồn lực tài chính, tài sản công theo hướng không ngoại trừ bất cứ nguồn nào và vì bất cứ lý do nào. Còn triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hàng năm và xây dựng phát triển KTNN lại tùy từng năm, tùy từng thời kỳ và Tổng Kiểm toán nhà nước phải chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ” – ông Lê Đình Thăng nói.
Xuất phát từ thực tiễn của địa phương, ông Trần Viết Hậu - Trưởng ban Tài chính ngân sách, HĐND tỉnh Hà Tĩnh nêu quan điểm, việc sửa đổi bổ sung Luật KTNN năm 2015 cần tập trung làm rõ quy định về chức năng, nhiệm vụ của KTNN, nhất là chức năng đánh giá và xác nhận, vì đây là hai chức năng quan trọng của KTNN, là cơ sở để phân biệt rõ chức năng của KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác. “Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải có sự tham gia của các KTNN khu vực trong việc thẩm tra, tham gia góp ý cho HĐND cấp tỉnh trong vấn đề quyết toán dự toán Ngân sách Nhà nước” – ông Trần Viết Hậu cho hay.
Một số ý kiến tại Hội thảo cũng cho rằng, trong quá trình kiểm toán Ngân sách Nhà nước của KTNN, không thể không kiểm toán nguồn hình thành quan trọng nhất là thuế - kiểm toán quá trình tạo lập quỹ Ngân sách Nhà nước. Qua kiểm toán sẽ xác định được việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân cũng như quản lý thu thuế của cơ quan thuế và các cơ quan liên quan.
TS. Lê Đình Thăng cho hay, hiện nay, Luật KTNN năm 2015 quy định chưa rõ ràng về thẩm quyền kiểm toán thuế, mà mới ghi chung chung là kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, việc kiểm toán thuế được coi là kiểm toán việc quản lý Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, quan niệm như vậy sẽ tạo những cách hiểu khác nhau dẫn đến việc thực hiện kiểm toán nghĩa vụ thuế của các cơ quan đơn vị rất khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp không hợp tác, hay chống đối, không cung cấp thông tin và trong những trường hợp như vậy cơ quan KTNN cũng không đủ chế tài để xử lý.
Dẫn chứng thực tế hoạt động kiểm toán nghĩa vụ thu nộp ngân sách mà chủ yếu là nghĩa vụ thuế của các cơ quan, đơn vị đã thu được kết quả hết sức ấn tượng, hàng năm, thu thêm về cho ngân sách hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế thông qua công tác kiểm toán, ông Lê Đình Thăng đề xuất cần thiết phải làm rõ nội dung/thẩm quyền kiểm toán thuế của KTNN trong Luật KTNN. “Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, quy định thẩm quyền kiểm toán thuế là quy định thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát từ bên ngoài đối với quá trình hình thành và huy động nguồn thu. Việc KTNN kiểm toán ở mức độ nào tùy thuộc vào từng thời kỳ và tùy thuộc vào tình hình chấp hành nghĩa vụ của chính các doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế. Nếu việc chấp hành được nghiêm ngặt sẽ giảm bớt được quá trình kiểm toán của KTNN” – ông Lê Đình Thăng nhấn mạnh.
Từ việc ghi nhận Tuyên bố Lima về hướng dẫn các nguyên tắc kiểm toán; Kết luận của Hội nghị chuyên đề lần thứ 22 của Liên hiệp quốc và Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cũng như xuất phát từ thực tiễn của Kiểm toán nhà nước Việt Nam, PGS. TS Lê Huy Trọng – Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành V cho rằng: Bổ sung khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán thuế cần được thực hiện đồng bộ đối với Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi và các luật liên quan (đặc biệt là Luật Quản lý thuế) cũng như các quy trình, quy phạm dưới luật.
Theo đó, Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi cần bổ sung quy định cụ thể: Nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN trong kiểm toán thuế; Đơn vị được kiểm toán: các cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế; Nội dung kiểm toán thuế; Quyền hạn và trách nhiệm Kiểm toán viên trong kiểm toán thuế; Nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế, bên thứ ba trong kiểm toán thuế…
Báo cáo kiểm toán phải là cái gốc để cơ quan Thanh tra (CQTT) làm rõ thêm các sai phạm
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, việc chồng chéo trong hoạt động kiểm toán, thanh tra hay còn gọi là chồng chéo trong hoạt động giữa KTNN và CQTT là một vấn đề đã và đang xẩy ra trên thực tế, được các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và dư luận xã hội quan tâm. Mặc dù giữa KTNN và CQTT trong thời gian qua đã có sự phối hợp để khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động kiểm toán, thanh tra kể cả trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch thanh tra nhưng thực trạng chồng chéo trong hoạt động giữa KTNN và CQTT vẫn còn xảy ra.
Phân tích về cách thức hoạt động của các CQTT, TS. Lê Đình Thăng cho rằng nếu tuân thủ đúng cũng như theo đuổi đúng triết lý về thanh tra chuyên ngành thì sẽ không có sự chồng chéo giữa hoạt động kiểm toán và thanh tra. “KTNN là thể chế của kinh tế thị trường, ra đời cùng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong khi công cụ thanh tra gắn chặt với nền kinh tế kế hoạch hóa. Chúng ta một mặt mong muốn phát triển kinh tế thị trường toàn diện, đầy đủ nhưng mặt khác lại mong muốn giữ nguyên các công cụ của nền kinh tế kế hoạch và điều đó sẽ tạo nên xung đột là điều không tránh khỏi. Do vậy về lâu dài cần phải nghiên cứu tổ chức lại bộ máy các cơ quan nhà nước để đảm bảo phát triển công cụ của kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ XII và các nghị quyết Trung ương về phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam” – ông Lê Đình Thăng nói.
Theo Trưởng ban Tài chính ngân sách, HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Viết Hậu, quá trình sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 cần đối soát với Luật NSNN năm 2015, Luật Thanh tra năm 2010 để đảm bảo phân công, phối hợp chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị, tránh chồng chéo, trùng lặp. Trong đó cần làm rõ phạm vi của các cuộc kiểm toán với thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng như hiện nay, một số đơn vị xin được kiểm toán một phần để coi như hợp thức tránh bị các cơ quan chuyên ngành vào thanh tra, kiểm tra chuyên sâu. “Cần coi báo cáo kiểm toán là cái gốc, trên cơ sở đó, CQTT xem xét có cần thanh tra, làm sâu, rõ thêm các sai phạm không thì mới tiến hành thanh tra” – ông Trần Viết Hậu nêu quan điểm.
Chỉ rõ một số nguyên nhân dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động KTNN và CQTT, TS. Trần Đăng Vinh – Thanh tra viên chính, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính và Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ đề xuất ba giải pháp khắc phục, trong đó nhấn mạnh: Việc sửa đổi Luật KTNN, Luật Thanh tra cần phân định rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ của KTNN và CQTT. Theo đó, những chức năng, nhiệm vụ của KTNN giống với chức năng, nhiệm vụ của CQTT thì cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Những chức năng, nhiệm vụ của CQTT mà giống với các chức năng, nhiệm vụ của KTNN cần điều chỉnh giảm để cơ quan KTNN thực hiện. “Khi cần đánh giá hiệu quả và nhận xét việc việc quản lý, sử dụng NSNN, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có ý kiến đề nghị KTNN tiến hành kiểm toán. Trong trường hợp liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, chấn chỉnh công tác quản lý, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước chỉ đạo cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý, giải quyết kịp thời”- ông Trần Đăng Vinh nói.
Cùng quan điểm, Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Phú Cường cho rằng, để khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động KTNN và CQTT, cần phân định rõ phạm vi hoạt động giữa KTNN và CQTT theo hướng: Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công là hoạt động thường niên KTNN thực hiện kiểm toán theo quy định của Hiến pháp và Luật KTNN năm 2015. Các CQTT chỉ thực hiện thanh tra các đối tượng này khi có những vụ việc mà Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thấy cần thiết phải làm rõ hoặc các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Về vấn đề này, GS. TS Đặng Văn Thanh cho biết, chức năng của các CQTT, KTNN trong hệ thống nhà nước pháp quyền của Việt Nam phân biệt rất rõ. KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính cao nhất của Nhà nước với chức năng đánh giá, xác nhận độ tin cậy, tính hợp lý của các thông tin kinh tế, tài chính do cơ quan hành pháp trình ra, giúp Quốc hội có đầy đủ thông tin, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Còn CQTT là cơ quan phát hiện ra sai sót và có quyền xử lý sai sót. Vì vậy, theo ông Đặng Văn Thanh, việc chồng chéo giữa hoạt động của các CQTT và KTNN chủ yếu do quá trình triển khai, tổ chức thực hiện. “Cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các quy định của Luật KTNN, Luật NSNN, Luật Thanh tra… Đồng thời, thống nhất các quy định bảo đảm sự kết hợp, phân công rõ ràng để thực hiện đúng thẩm quyền của mỗi cơ quan, hạn chế sự chồng lấn, trùng lặp dẫn tới khó khăn cho cơ quan kiểm tra, thanh tra cũng như đối tượng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán” – ông Đặng Văn Thanh đề xuất ý kiến.
Quy định cụ thể về nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN
Liên quan đến quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực KTNN, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, quy định hiện hành còn chung chung, thiếu chi tiết và là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của KTNN. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN là hết sức cần thiết.
Từ thực tế địa phương, ông Trần Viết Hậu - Trưởng ban Tài chính ngân sách, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá, quy định về xử lý vi phạm pháp luật về KTNN hiện nay còn chung chung, thiếu chi tiết căn cứ nên kết luận của KTNN không đưa ra mức độ xử lý cụ thể, tính ràng buộc, trách nhiệm pháp lý chưa cao. Vì vậy, cần cụ thể hóa, chi tiết hóa thành từng hành vi vi phạm ngay trong Luật để có chế tài xử lý phù hợp, nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu lực thực hiện.
Đồng quan điểm, Ths. Đặng Thanh Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, KTNN cần nghiên cứu, đề xuất Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật KTNN. Luật Xử lý vi phạm hành chính cần bổ sung một số quy định liên quan như: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực KTNN; Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh của KTNN; Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN. Đối với Luật KTNN, cần bổ sung thẩm quyền xử lý các vi phạm của KTNN, Tổng Kiểm toán nhà nước và các chức danh thuộc KTNN. Trên cơ sở đó đề xuất Chính phủ xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN. “Công việc này cần xúc tiến khẩn trương để sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm toán, đáp ứng yêu cầu cảu thực tiễn đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này” – ông Đặng Thanh Sơn nói.
Theo GS. TS. Đặng Văn Thanh cần có thêm những quy định về chế tài để xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng tài chính nhà nước, tài sản nhà nước và vi phạm trong hoạt động kiểm toán.
Cho ý kiến về nội dung này, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình đề nghị, trong quá trình rà soát, sửa đổi bổ sung Luật KTNN năm 2015, cần quy định chế tài cụ thể để xử lý nghiêm minh các chủ thể không thực hiện trách nhiệm phối hợp và chấp hành báo cáo kết quả kiểm toán; quy định bổ sung thẩm quyền xử phạt hành chính của cán bộ, công chức và cơ quan KTNN đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật kiểm toán nhằm xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật…/.
M. Thúy