23/09/2018
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Họp báo Bế mạc Đại hội ASOSAI 14: Đạt được các mục tiêu chiến lược của ASOSAI và mục tiêu phát triển bền vững(sav.gov.vn) - Chiều 22/9/2018, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Kiểm toán nhà nước Việt Nam (KTNN) đã tổ chức Họp báo Bế mạc Đại hội Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (ASOSAI 14).
Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc - Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021; Tổng Kiểm toán nhà nước Trung Quốc Hồ Trạch Quân - Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021; Tổng Kiểm toán nhà nước Malaysia Madinal Bintin Mohamad - nguyên Chủ tịch ASOSAI; Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc Choe Jeahyong - nguyên Tổng Thư ký ASOSAI đồng chủ trì Họp báo.
Đồng chủ trì họp báo SAI Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc
Buổi họp báo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hồng; Phó thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; đại diện Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành liên quan; đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí; phóng viên của gần 70 báo, đài Trung ương, quốc tế và địa phương.
Về phía KTNN có sự tham dự của các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước: Đoàn Xuân Tiên, Vũ Văn Họa, Nguyễn Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo của các đơn vị thành viên của KTNN.
Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc phát biểu tại Họp báo
Thông báo tóm tắt kết quả Đại hội ASOSAI 14, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Đoàn Xuân Tiên cho biết, Đại hội ASOSAI 14 và Hội nghị Chuyên đề lần thứ 7 chính thức diễn ra từ ngày 19 - 22/9/218 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Bên cạnh các sự kiện chính, các cuộc họp cấp kỹ thuật, chuyên môn của Ban Thư ký và các Ủy ban, Nhóm công tác, và Kỳ họp Ban Điều hành lần thứ 52, 53 cũng được tổ chức trong thời gian trước và sau các phiên chính thức của Đại hội.
Tham gia Đại hội có 250 đại biểu đến từ 41 cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI), Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI), các tổ chức quốc tế với tư cách quan sát viên. Đại hội cũng đón tiếp hơn 400 khách mời trong nước là đại diện các cơ quan Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, các Tổ chức Chính trị, xã hội, đoàn thể, địa phương, trường Đại học và Viện nghiên cứu; các Tổ chức quốc tế và Đại sứ quán một số quốc gia tại Việt Nam. Đại hội đã đạt được thành công quan trọng về chuyên môn với các kết quả đáng ghi nhận của Hội nghị chuyên đề lần thứ 7 và việc thông qua Tuyên bố Hà Nội.
Phó Tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên báo cáo tóm tắt kết quả Đại hội
Hội nghị Chuyên đề lần thứ 7 với chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” đã thu hút được sự quan tâm của gần 500 đại biểu trong nước và quốc tế đến từ 41 cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) thành viên ASOSAI, 10 tổ chức quốc tế, 6 Bộ, ngành Trung ương, 10 Trường Đại học và Viện nghiên cứu trong nước tham dự. Những nội dung trình bày và thảo luận tại Hội nghị là nguồn tư liệu tốt, cần thiết cho tất cả các SAI của ASOSAI tham khảo trong quá trình thực hiện kiểm toán môi trường, nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. "Hội nghị Chuyên đề lần thứ 7 đã đạt được mục tiêu xây dựng một diễn đàn chung để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như thông lệ tốt và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chức năng kiểm toán môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững" - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Đoàn Xuân Tiên nhấn mạnh.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam cho biết, tại Hội nghị chuyên đề 7, các diễn giả đã đưa ra các giải pháp quan trọng để phát triển kiểm toán môi trường trong tương lai như: Xác định nội dung và phạm vi kiểm toán phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững; Đẩy mạnh hợp tác giữa các SAI trong công tác quản lý môi trường và kiểm toán môi trường; Tích hợp xem xét các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường khi thực hiện kiểm toán môi trường; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán môi trường; Tăng cường kiểm soát việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; Triển khai thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; Nâng cao tính hiệu quả, trách nhiệm giải trình và minh bạch của các SAI...
Tuyên bố Hà Nội được thông qua tại Phiên họp toàn thể lần thứ hai Đại hội ASOSAI lần thứ 14. "Đây là văn kiện chính thức của Đại hội với mục đích truyền tải những thông điệp quan trọng nhất, cũng như những đề xuất giải pháp của các SAI thành viên hướng tới việc đạt được các mục tiêu chiến lược của ASOSAI và mục tiêu phát triển bền vững" - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam khẳng định.
Tuyên bố Hà Nội xác định rõ vai trò của ASOSAI trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết thách thức về môi trường toàn cầu, xác định các nhiệm vụ chiến lược của tổ chức ASOSAI như tăng cường chia sẻ kiến thức giữa các SAI thành viên, trách nhiệm của từng SAI và cả cộng đồng ASOSAI đối với quốc gia, khu vực và thế giới. Tuyên bố Hà Nội cũng xác định các phương hướng, giải pháp và hành động tăng cường hiệu quả hoạt động của ASOSAI nhằm thúc đẩy sự phát triển và mang lại giá trị và lợi ích cho tất cả thành viên của ASOSAI.
Tuyên bố Hà Nội cũng đã đề ra các hành động thiết thực để cụ thể hóa các cam kết, cụ thể: Thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ASOSAI, song song với hoạt động phát triển năng lực cho các SAI thành viên trong lĩnh vực kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững; Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết thách thức về môi trường toàn cầu, tôn trọng những nguyên tắc chung trong việc INTOSAI có thể đóng góp vào chương trình nghị sự phát triển của Liên Hợp Quốc đến năm 2030 về vấn đề phát triển bền vững; Chú trọng quản trị tốt và tăng cường chống tham nhũng thông qua một số phương pháp tiếp cận các mục tiêu phát triển bền vững; Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hài hòa với phát triển bền vững.
Đại hội đã thống nhất bầu thành viên Ban điều hành gồm 12 SAI: Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Kuwait, Nga, Nepal, Bangladesh; và 02 Ủy viên Ủy ban kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 gồm 2 SAI: Thổ Nhĩ Kỳ và Kazakhstan.
Đại hội cũng thống nhất thông qua các báo cáo về ngân sách, hoạt động nghiên cứu, phát triển năng lực và thực hiện kế hoạch chiến lược ASOSAI, công nhận SAI Palestine là thành viên mới và công nhận quy chế quan sát viên cho Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao khu vực Trung Nam Á - ECOSAI. Đặc biệt tại Đại hội lần này, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASOSAI và Tổng Kiểm toán nhà nước Trung Quốc đảm nhiệm vai trò Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021.
Chia sẻ với các cơ quan báo chí tại buổi họp báo về tầm quan trọng của Tuyên bố Hà Nội, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc và các Tổng Kiểm toán nhà nước các SAI đồng chủ trì họp báo khẳng định: Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững thể hiện thông điệp, sự cam kết, nỗ lực và đóng góp thiết thực của cộng đồng ASOSAI trong công cuộc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và giải quyết những thách thức về môi trường toàn cầu.
Trả lời các câu hỏi của các cơ quan báo chí vai trò của KTNN Việt Nam khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc khẳng định: KTNN Việt Nam sẽ tập trung các nguồn lực, hoàn thành trọng trách vừa là vai trò dẫn dắt, vừa là mẫu số chung giữa các SAI để tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực của các SAI, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, nâng tầm hoạt động của ASOSAI lên một tầm cao mới.
Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam cho biết, để nâng cao năng lực của KTNN Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán môi trường, KTNN Việt Nam sẽ tích cực hợp tác, học hỏi các SAI thành viên để hoàn thiện khung pháp lý; Nâng cao năng lực của Kiểm toán viên; Nâng cao ứng dụng công nghệ trong hoạt động kiểm toán môi trường.
Tại họp báo, SAI Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc khẳng định sẽ tích cực hợp tác với KTNN Việt Nam và các SAI trong khối để nâng cao năng lực cho các SAI thành viên trên cơ sở tôn trọng nhau, cùng có lợi; hướng tới xây dựng nền tảng chung, để chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn đảm bảo các SAI hoạt động năng động, chủ động và hiệu quả, đạt được các mục tiêu chung đã thống nhất.
Tổng Kiểm toán nhà nước các SAI đồng chủ trì họp báo đều đánh giá cao thành công tốt đẹp của Đại hội; về công tác chuẩn bị, tổ chức cũng như nội dung và kết quả Đại hội ASOSAI 14 do KTNN Việt Nam đăng cai tổ chức.
Phát biểu bế mạc họp báo, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc khẳng định, sau bốn ngày làm việc khẩn trương, nghiên túc với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội ASOSAI 14 đã hoàn thành tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình và các mục tiêu đề ra. "Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Quốc hội, sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan và sự đồng thuận cao của bạn bè quốc tế, thành công của Đại hội ASOSAI lần thứ 14 có sự đóng góp hết sức to lớn của các cơ quan thông tấn báo chí, phóng viên và nhà báo trong nước và quốc tế.
Thay mặt Ban Tổ chức Đại hội, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam trân trọng cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan thông tấn, báo chí trong tuyên truyền về kết quả Đại hội và trong suốt quá trình KTNN Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021./.
Ngọc Bích
(sav.gov.vn) - Chiều 22/9/2018, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Kiểm toán nhà nước Việt Nam (KTNN) đã tổ chức Họp báo Bế mạc Đại hội Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (ASOSAI 14).
Toàn cảnh buổi Họp báo
Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc - Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021; Tổng Kiểm toán nhà nước Trung Quốc Hồ Trạch Quân - Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021; Tổng Kiểm toán nhà nước Malaysia Madinal Bintin Mohamad - nguyên Chủ tịch ASOSAI; Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc Choe Jeahyong - nguyên Tổng Thư ký ASOSAI đồng chủ trì Họp báo.
Đồng chủ trì họp báo SAI Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc
Buổi họp báo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hồng; Phó thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; đại diện Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành liên quan; đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí; phóng viên của gần 70 báo, đài Trung ương, quốc tế và địa phương.
Về phía KTNN có sự tham dự của các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước: Đoàn Xuân Tiên, Vũ Văn Họa, Nguyễn Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo của các đơn vị thành viên của KTNN.
Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc phát biểu tại Họp báo
Thông báo tóm tắt kết quả Đại hội ASOSAI 14, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Đoàn Xuân Tiên cho biết, Đại hội ASOSAI 14 và Hội nghị Chuyên đề lần thứ 7 chính thức diễn ra từ ngày 19 - 22/9/218 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Bên cạnh các sự kiện chính, các cuộc họp cấp kỹ thuật, chuyên môn của Ban Thư ký và các Ủy ban, Nhóm công tác, và Kỳ họp Ban Điều hành lần thứ 52, 53 cũng được tổ chức trong thời gian trước và sau các phiên chính thức của Đại hội.
Tham gia Đại hội có 250 đại biểu đến từ 41 cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI), Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI), các tổ chức quốc tế với tư cách quan sát viên. Đại hội cũng đón tiếp hơn 400 khách mời trong nước là đại diện các cơ quan Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, các Tổ chức Chính trị, xã hội, đoàn thể, địa phương, trường Đại học và Viện nghiên cứu; các Tổ chức quốc tế và Đại sứ quán một số quốc gia tại Việt Nam. Đại hội đã đạt được thành công quan trọng về chuyên môn với các kết quả đáng ghi nhận của Hội nghị chuyên đề lần thứ 7 và việc thông qua Tuyên bố Hà Nội.
Phó Tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên báo cáo tóm tắt kết quả Đại hội
Hội nghị Chuyên đề lần thứ 7 với chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” đã thu hút được sự quan tâm của gần 500 đại biểu trong nước và quốc tế đến từ 41 cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) thành viên ASOSAI, 10 tổ chức quốc tế, 6 Bộ, ngành Trung ương, 10 Trường Đại học và Viện nghiên cứu trong nước tham dự. Những nội dung trình bày và thảo luận tại Hội nghị là nguồn tư liệu tốt, cần thiết cho tất cả các SAI của ASOSAI tham khảo trong quá trình thực hiện kiểm toán môi trường, nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. "Hội nghị Chuyên đề lần thứ 7 đã đạt được mục tiêu xây dựng một diễn đàn chung để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như thông lệ tốt và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chức năng kiểm toán môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững" - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Đoàn Xuân Tiên nhấn mạnh.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam cho biết, tại Hội nghị chuyên đề 7, các diễn giả đã đưa ra các giải pháp quan trọng để phát triển kiểm toán môi trường trong tương lai như: Xác định nội dung và phạm vi kiểm toán phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững; Đẩy mạnh hợp tác giữa các SAI trong công tác quản lý môi trường và kiểm toán môi trường; Tích hợp xem xét các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường khi thực hiện kiểm toán môi trường; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán môi trường; Tăng cường kiểm soát việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; Triển khai thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; Nâng cao tính hiệu quả, trách nhiệm giải trình và minh bạch của các SAI...
Tuyên bố Hà Nội được thông qua tại Phiên họp toàn thể lần thứ hai Đại hội ASOSAI lần thứ 14. "Đây là văn kiện chính thức của Đại hội với mục đích truyền tải những thông điệp quan trọng nhất, cũng như những đề xuất giải pháp của các SAI thành viên hướng tới việc đạt được các mục tiêu chiến lược của ASOSAI và mục tiêu phát triển bền vững" - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam khẳng định.
Tuyên bố Hà Nội xác định rõ vai trò của ASOSAI trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết thách thức về môi trường toàn cầu, xác định các nhiệm vụ chiến lược của tổ chức ASOSAI như tăng cường chia sẻ kiến thức giữa các SAI thành viên, trách nhiệm của từng SAI và cả cộng đồng ASOSAI đối với quốc gia, khu vực và thế giới. Tuyên bố Hà Nội cũng xác định các phương hướng, giải pháp và hành động tăng cường hiệu quả hoạt động của ASOSAI nhằm thúc đẩy sự phát triển và mang lại giá trị và lợi ích cho tất cả thành viên của ASOSAI.
Tuyên bố Hà Nội cũng đã đề ra các hành động thiết thực để cụ thể hóa các cam kết, cụ thể: Thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ASOSAI, song song với hoạt động phát triển năng lực cho các SAI thành viên trong lĩnh vực kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững; Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết thách thức về môi trường toàn cầu, tôn trọng những nguyên tắc chung trong việc INTOSAI có thể đóng góp vào chương trình nghị sự phát triển của Liên Hợp Quốc đến năm 2030 về vấn đề phát triển bền vững; Chú trọng quản trị tốt và tăng cường chống tham nhũng thông qua một số phương pháp tiếp cận các mục tiêu phát triển bền vững; Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hài hòa với phát triển bền vững.
Đại hội đã thống nhất bầu thành viên Ban điều hành gồm 12 SAI: Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Kuwait, Nga, Nepal, Bangladesh; và 02 Ủy viên Ủy ban kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 gồm 2 SAI: Thổ Nhĩ Kỳ và Kazakhstan.
Đại hội cũng thống nhất thông qua các báo cáo về ngân sách, hoạt động nghiên cứu, phát triển năng lực và thực hiện kế hoạch chiến lược ASOSAI, công nhận SAI Palestine là thành viên mới và công nhận quy chế quan sát viên cho Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao khu vực Trung Nam Á - ECOSAI. Đặc biệt tại Đại hội lần này, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASOSAI và Tổng Kiểm toán nhà nước Trung Quốc đảm nhiệm vai trò Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021.
Chia sẻ với các cơ quan báo chí tại buổi họp báo về tầm quan trọng của Tuyên bố Hà Nội, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc và các Tổng Kiểm toán nhà nước các SAI đồng chủ trì họp báo khẳng định: Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững thể hiện thông điệp, sự cam kết, nỗ lực và đóng góp thiết thực của cộng đồng ASOSAI trong công cuộc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và giải quyết những thách thức về môi trường toàn cầu.
Trả lời các câu hỏi của các cơ quan báo chí vai trò của KTNN Việt Nam khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc khẳng định: KTNN Việt Nam sẽ tập trung các nguồn lực, hoàn thành trọng trách vừa là vai trò dẫn dắt, vừa là mẫu số chung giữa các SAI để tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực của các SAI, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, nâng tầm hoạt động của ASOSAI lên một tầm cao mới.
Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam cho biết, để nâng cao năng lực của KTNN Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán môi trường, KTNN Việt Nam sẽ tích cực hợp tác, học hỏi các SAI thành viên để hoàn thiện khung pháp lý; Nâng cao năng lực của Kiểm toán viên; Nâng cao ứng dụng công nghệ trong hoạt động kiểm toán môi trường.
Tại họp báo, SAI Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc khẳng định sẽ tích cực hợp tác với KTNN Việt Nam và các SAI trong khối để nâng cao năng lực cho các SAI thành viên trên cơ sở tôn trọng nhau, cùng có lợi; hướng tới xây dựng nền tảng chung, để chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn đảm bảo các SAI hoạt động năng động, chủ động và hiệu quả, đạt được các mục tiêu chung đã thống nhất.
Tổng Kiểm toán nhà nước các SAI đồng chủ trì họp báo đều đánh giá cao thành công tốt đẹp của Đại hội; về công tác chuẩn bị, tổ chức cũng như nội dung và kết quả Đại hội ASOSAI 14 do KTNN Việt Nam đăng cai tổ chức.
Phát biểu bế mạc họp báo, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc khẳng định, sau bốn ngày làm việc khẩn trương, nghiên túc với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội ASOSAI 14 đã hoàn thành tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình và các mục tiêu đề ra. "Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Quốc hội, sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan và sự đồng thuận cao của bạn bè quốc tế, thành công của Đại hội ASOSAI lần thứ 14 có sự đóng góp hết sức to lớn của các cơ quan thông tấn báo chí, phóng viên và nhà báo trong nước và quốc tế.
Thay mặt Ban Tổ chức Đại hội, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam trân trọng cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan thông tấn, báo chí trong tuyên truyền về kết quả Đại hội và trong suốt quá trình KTNN Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021./.
Ngọc Bích