18/12/2018
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường từ Trung ương đến địa phương(sav.gov.vn) - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Đoàn Xuân Tiên vừa ký và ban hành Thông Báo số 1817/TB-KTNN ngày 13/12/2018 về việc thông báo kết quả tổ chức Hội thảo “Kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và những vấn đề đặt ra”.Theo Thông báo, ngày 06/12/2018 vừa qua, Kiểm toán nhà nhà nước (KTNN) đã tổ chức buổi Hội thảo: “Kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và những vấn đề đặt ra”. Mục đích của Hội thảo nhằm phân tích, đánh giá, trao đổi quan điểm và làm rõ bức tranh, nhận diện hạn chế trong công tác quản lý, khai thác đất đai, tài nguyên và hiện trạng vấn đề môi trường ở Việt Nam, đặc biệt là những bất cập về chính sách, về việc quản lý, khai thác đất đai, tài ngyên cũng như kiểm soát ô nhiễm môi trường và vai trò của Kiểm toán nhà nước.
Thông báo nêu, Sau một buổi sáng làm việc nghiêm túc, trách nhiệm với tinh thần xây dựng và khoa học, Hội thảo đã hoàn thành chương trình đề ra với 36 bài tham luận đăng trong kỷ yếu, 07 bài tham luận được trình bày và 06 ý kiến trao đổi phát biểu tại hội trường. Tổng hợp các báo cáo tham luận và ý kiến thảo luận, Kiểm toán nhà nước kết luận:
Các bài tham luận cũng như các ý kiến phát biểu, thảo luận đã thống nhất quan điểm đất đai, tài nguyên khoáng sản là tài nguyên quốc gia, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, cải cách hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Những năm gần đây, KTNN đã đẩy mạnh công tác kiểm toán đối với các lĩnh vực này thông qua việc lựa chọn các chủ đề, đơn vị được dư luận xã hội và truyền thông quan tâm. Kết quả kiểm toán đã chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập trong việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường, qua đó kiến nghị cơ quan chức năng xử lý tài chính đối với các sai phạm; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách và kiểm điểm, chấn chỉnh hoạt động quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường tại nhiều đơn vị được kiểm toán.
Về quản lý sử dụng đất đai, Hội thảo đã phân tích và nhận diện một cách cụ thể những sai phạm, những hình thức, nguy cơ, sơ hở, lỗ hổng và rủi ro trong quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường. Hội thảo đã chỉ ra còn có tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất, không đồng bộ giữa một số quy định pháp luật. Nhiều diện tích đất mà các đơn vị được giao rất lớn song chưa được quản lý chặt chẽ, chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý; chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước.
Còn có tình trạng phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, sử dụng đất chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế nên quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần; một số địa phương điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng không phù hợp với quy hoạch chung, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch chi tiết không đúng thẩm quyền. Nhiều trường hợp giao đất không thực hiện đấu thầu hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà áp dụng ngay hình thức chỉ định thầu làm thất thoát NSNN. Các phương pháp xác định giá đất hiện nay còn nhiều bất cập, không rõ ràng, vướng mắc trong quá trình thực hiện...
Về quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản: Còn có tình trạng Luật đã ban hành nhưng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Công tác quản lý khai thác khoáng sản tại một số địa phương còn chưa chặt chẽ, Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản chưa đúng quy định; một số doanh nghiệp đã được cấp phép nhưng chưa được ký hợp đồng thuê đất; cơ quan quản lý tại địa phương chưa kịp thời kiểm tra, xử lý hoặc hiệu quả thanh, kiểm tra chưa cao dẫn đến tình trạng khai thác vượt công suất, khai thác khi giấy phép đã hết hạn... Một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản lập bảng kê khối lượng khai thác chưa đầy đủ, cùng với công tác kiểm tra giám sát của cơ quan Thuế và cơ quan Tài nguyên đối với sản lượng khai thác tại các mỏ còn chưa chặt chẽ, thường xuyên dẫn đến kê khai chưa đầy đủ nghĩa vụ gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Về môi trường: Còn có tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp ở mức đáng báo động, hầu hết các chỉ tiêu môi trường đo được đều vượt hoặc chạm ngưỡng an toàn, tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực, trong khi công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật các công trình xử lý nước thải, quan trắc tự động còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu... Một số sự cố về môi trường thời gian qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người dân và toàn xã hội.
Hội thảo đã thảo luận và phân tích một cách sâu sắc những hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, tập trung vào cơ chế chính sách, các quy định pháp luật chưa đầy đủ, chưa toàn diện hoặc còn chồng chéo, mâu thuẫn; Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, đơn vị trong vấn đề quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường.
Kết quả hội thảo cũng cho thấy, việc quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Hội thảo đã đề xuất, kiến nghị bảy giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường trong thời gian tới, cụ thể:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường, các Luật có liên quan về vấn đề đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường, và đồng thời trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Kiểm toán nhà nước cần bao quát hết phạm vi, đối tượng được kiểm toán theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường từ Trung ương đến địa phương, khắc phục các tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực đất nước, gây bức xúc xã hội.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước để người dân cùng tham gia giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường.
KTNN cần đổi mới hoạt động kiểm toán quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường mà trọng tâm là đổi mới công tác kế hoạch kiểm toán. KTNN cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức kiểm toán chuyên đề phù hợp với đặc điểm của vấn đề và tăng cường việc áp dụng các công nghệ kiểm toán mới, vận dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp với đặc thù của kiểm toán chuyên đề theo hướng kinh tế, hiệu quả, hiệu lực, chống thất thoát lãng phí.
KTNN cần nghiên cứu để mở rộng phạm vi, nội dung kiểm toán thông qua các cuộc kiểm toán chuyên đề chuyên sâu có quy mô lớn để có góc nhìn toàn diện, đa chiều nhằm ngăn chặn kịp thời các sai phạm, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường để từ đó có các kiến nghị xác đáng giúp Chính phủ, chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường.
KTNN cần tiếp tục nghiên cứu và sớm ban hành cẩm nang, hướng dẫn kiểm toán đối với từng lĩnh vực kiểm toán đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng lực lượng kiểm toán viên nòng cốt, tinh nhuệ, có trình độ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
KTNN cần thường xuyên trao đổi, chia sẻ, cập nhật kinh nghiệm với các cơ quan kiểm toán tối cao của các nước trên thế giới cũng như các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường./.
Thanh Trang
(sav.gov.vn) - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Đoàn Xuân Tiên vừa ký và ban hành Thông Báo số 1817/TB-KTNN ngày 13/12/2018 về việc thông báo kết quả tổ chức Hội thảo “Kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và những vấn đề đặt ra”.
Theo Thông báo, ngày 06/12/2018 vừa qua, Kiểm toán nhà nhà nước (KTNN) đã tổ chức buổi Hội thảo: “Kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và những vấn đề đặt ra”. Mục đích của Hội thảo nhằm phân tích, đánh giá, trao đổi quan điểm và làm rõ bức tranh, nhận diện hạn chế trong công tác quản lý, khai thác đất đai, tài nguyên và hiện trạng vấn đề môi trường ở Việt Nam, đặc biệt là những bất cập về chính sách, về việc quản lý, khai thác đất đai, tài ngyên cũng như kiểm soát ô nhiễm môi trường và vai trò của Kiểm toán nhà nước.
Thông báo nêu, Sau một buổi sáng làm việc nghiêm túc, trách nhiệm với tinh thần xây dựng và khoa học, Hội thảo đã hoàn thành chương trình đề ra với 36 bài tham luận đăng trong kỷ yếu, 07 bài tham luận được trình bày và 06 ý kiến trao đổi phát biểu tại hội trường. Tổng hợp các báo cáo tham luận và ý kiến thảo luận, Kiểm toán nhà nước kết luận:
Các bài tham luận cũng như các ý kiến phát biểu, thảo luận đã thống nhất quan điểm đất đai, tài nguyên khoáng sản là tài nguyên quốc gia, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, cải cách hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Những năm gần đây, KTNN đã đẩy mạnh công tác kiểm toán đối với các lĩnh vực này thông qua việc lựa chọn các chủ đề, đơn vị được dư luận xã hội và truyền thông quan tâm. Kết quả kiểm toán đã chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập trong việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường, qua đó kiến nghị cơ quan chức năng xử lý tài chính đối với các sai phạm; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách và kiểm điểm, chấn chỉnh hoạt động quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường tại nhiều đơn vị được kiểm toán.
Về quản lý sử dụng đất đai, Hội thảo đã phân tích và nhận diện một cách cụ thể những sai phạm, những hình thức, nguy cơ, sơ hở, lỗ hổng và rủi ro trong quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường. Hội thảo đã chỉ ra còn có tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất, không đồng bộ giữa một số quy định pháp luật. Nhiều diện tích đất mà các đơn vị được giao rất lớn song chưa được quản lý chặt chẽ, chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý; chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước.
Còn có tình trạng phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, sử dụng đất chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế nên quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần; một số địa phương điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng không phù hợp với quy hoạch chung, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch chi tiết không đúng thẩm quyền. Nhiều trường hợp giao đất không thực hiện đấu thầu hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà áp dụng ngay hình thức chỉ định thầu làm thất thoát NSNN. Các phương pháp xác định giá đất hiện nay còn nhiều bất cập, không rõ ràng, vướng mắc trong quá trình thực hiện...
Về quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản: Còn có tình trạng Luật đã ban hành nhưng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Công tác quản lý khai thác khoáng sản tại một số địa phương còn chưa chặt chẽ, Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản chưa đúng quy định; một số doanh nghiệp đã được cấp phép nhưng chưa được ký hợp đồng thuê đất; cơ quan quản lý tại địa phương chưa kịp thời kiểm tra, xử lý hoặc hiệu quả thanh, kiểm tra chưa cao dẫn đến tình trạng khai thác vượt công suất, khai thác khi giấy phép đã hết hạn... Một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản lập bảng kê khối lượng khai thác chưa đầy đủ, cùng với công tác kiểm tra giám sát của cơ quan Thuế và cơ quan Tài nguyên đối với sản lượng khai thác tại các mỏ còn chưa chặt chẽ, thường xuyên dẫn đến kê khai chưa đầy đủ nghĩa vụ gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Về môi trường: Còn có tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp ở mức đáng báo động, hầu hết các chỉ tiêu môi trường đo được đều vượt hoặc chạm ngưỡng an toàn, tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực, trong khi công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật các công trình xử lý nước thải, quan trắc tự động còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu... Một số sự cố về môi trường thời gian qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người dân và toàn xã hội.
Hội thảo đã thảo luận và phân tích một cách sâu sắc những hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, tập trung vào cơ chế chính sách, các quy định pháp luật chưa đầy đủ, chưa toàn diện hoặc còn chồng chéo, mâu thuẫn; Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, đơn vị trong vấn đề quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường.
Kết quả hội thảo cũng cho thấy, việc quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Hội thảo đã đề xuất, kiến nghị bảy giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường trong thời gian tới, cụ thể:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường, các Luật có liên quan về vấn đề đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường, và đồng thời trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Kiểm toán nhà nước cần bao quát hết phạm vi, đối tượng được kiểm toán theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường từ Trung ương đến địa phương, khắc phục các tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực đất nước, gây bức xúc xã hội.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước để người dân cùng tham gia giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường.
KTNN cần đổi mới hoạt động kiểm toán quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường mà trọng tâm là đổi mới công tác kế hoạch kiểm toán. KTNN cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức kiểm toán chuyên đề phù hợp với đặc điểm của vấn đề và tăng cường việc áp dụng các công nghệ kiểm toán mới, vận dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp với đặc thù của kiểm toán chuyên đề theo hướng kinh tế, hiệu quả, hiệu lực, chống thất thoát lãng phí.
KTNN cần nghiên cứu để mở rộng phạm vi, nội dung kiểm toán thông qua các cuộc kiểm toán chuyên đề chuyên sâu có quy mô lớn để có góc nhìn toàn diện, đa chiều nhằm ngăn chặn kịp thời các sai phạm, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường để từ đó có các kiến nghị xác đáng giúp Chính phủ, chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường.
KTNN cần tiếp tục nghiên cứu và sớm ban hành cẩm nang, hướng dẫn kiểm toán đối với từng lĩnh vực kiểm toán đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng lực lượng kiểm toán viên nòng cốt, tinh nhuệ, có trình độ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
KTNN cần thường xuyên trao đổi, chia sẻ, cập nhật kinh nghiệm với các cơ quan kiểm toán tối cao của các nước trên thế giới cũng như các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường./.
Thanh Trang