Nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở “Xây dựng được một hệ thống chỉ số đánh giá nợ công trong hoạt động kiểm toán của KTNN”

21/12/2018
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

(sav.gov.vn) -  Ngày 20/12/2018, tại Trụ sở Kiểm toán nhà nước (KTNN), Hội đồng khoa học của Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tổ chức nghiệm thu đề tài cứu khoa học (NCKH) cấp cơ sở năm 2017 " Xây dựng được một hệ thống chỉ số đánh giá nợ công trong hoạt động kiểm toán của KTNN” do Ts. Lê Hoài Nam và ThS. Vũ Thị Thùy Dương, Vụ Tổng hợp đồng chủ nhiệm đề tài. PGS, TS. Nguyễn Đình Hòa, Quyền Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Toàn cảnh buổi nghiệm thu

Theo Ban Chủ nhiệm đề tài, nợ công và giám sát nợ công đang là chủ đề quản lý mang tính thời sự trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đã và đang đối mặt với hàng loạt cuộc khủng hoảng nợ mà nguyên nhân sâu xa là việc mất kiểm soát của chính phủ đối với nợ công. KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính công do Quốc hội thành lập, có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ pháp luật và kiểm toán tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của việc quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực công. Mặc dù vậy, tính hiệu quả và hiệu lực của công tác kiểm toán đối với quản lý nợ công còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là chưa đưa ra được các đánh giá mang tính vĩ mô, cũng như đưa ra các cảnh báo thích hợp với công chúng, Quốc hội, Chính phủ về các rủi ro liên quan đến nợ công. Những hạn chế của công tác kiểm toán nợ công hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan, như: nguồn nhân lực kiểm toán viên, cách thức tổ chức, tiếp cận, từ phía các cơ quan quản lý và Chính phủ…, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là KTNN chưa xây dựng được một hệ thống chỉ số đánh giá nợ công được thừa nhận rộng rãi làm cơ sở cho các đánh giá, nhận định trong quá trình kiểm toán. Vì vậy, nhu cầu thực tiễn hiện nay đòi hỏi KTNN phải nghiên cứu để ban hành một hệ thống chỉ số đánh giá nợ công nhằm làm cơ sở cho việc tổ chức kiểm toán nợ công trong các năm tiếp theo.

Đề tài tập trung nghiên cứu để giải quyết ba mục tiêu chính:

Phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về chỉ số đánh giá nợ công và việc quản lý, giám sát nợ công ở Việt Nam, trong đó tập trung phân tích hạn chế của các chỉ số đánh giá nợ công đang được sử dụng ở Việt Nam (theo Luật quản lý nợ công và các văn bản hiện hành); tổng hợp, đánh giá các chỉ số đang được các tổ chức quốc tế sử dụng (WB) hoặc khuyến khích sử dụng (INTOSAI).

 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ công, thực trạng hoạt động kiểm toán của KTNN đối với việc quản lý nợ công ở Việt Nam, qua đó làm rõ sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá nợ công trong hoạt động kiểm toán của KTNN.

Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá nợ công vào hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và xác định lộ trình để KTNN vận dụng hệ thống chỉ số này vào thực tiễn hoạt động kiểm toán.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được xây dựng thành 02 chương: Tổng quan về chỉ số đánh giá nợ công sử dụng trong hoạt động kiểm toán của KTNN;  Phân tích phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá nợ công trong hoạt động kiểm toán của KTNN (Phương hướng xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá nợ công trong hoạt động kiểm toán của KTNN; Hệ thống chỉ số đánh giá nợ công; Một số giải pháp nhằm vận dụng hệ thống chỉ số đánh giá nợ công với hoạt động kiểm toán của KTNN; Kiến nghị và đề xuất).

Nhận xét về đề tài, các thành viên của Hội đồng nghiệm thu cho rằng, nợ công là vấn đề nhạy cảm và có vai trò to lớn đối với đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia. Kiểm toán nợ công là một nội dung rất quan trọng cần được kiểm toán thường xuyên. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này việc xây dựng được một hệ thống chỉ số đánh giá nợ công để làm căn cứ thực hiện kiểm toán và đưa ra các ý kiến đánh giá nợ công là việc rất cần thiết. Vì vậy việc tổ chức nghiên cứu Đề tại có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Đề tài đã khái quát được tổng quan về chỉ số đánh giá nợ công VN và hệ thống các chỉ số đánh giá nợ công của VN và quốc tế; Đánh giá twhcj trạng của kiểm toán nợ công của KTNN; Đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá nợ công găn với đề xuất lộ trình áp dụng.

Để hoàn thiện đề tài, các ý kiến cho rằng, Ban chủ nhiệm đề tài nên: Lồng ghép, kết cấu nội dung thực trạng kiểm toán nợ công do KTNN thực hiện phù hợp hơn, đánh giá nguyên chính của thực trạng KTNN mới đưa ra đánh gái chỉ số nợ công so với GDP, để làm cơ sở đề xuất các giải pháp, lộ trình áp dụng tại Chương 2 của Đề tài; Nghiên cứu giảm dung lượng Chương 1 cho cân đối, phù hợp với Chương 2; Hệ thống đánh giá nợ công trong hoạt động kiểm toán cần xác định phạm vi xaayd ựng hệ thống chỉ số đánh giá phù hợp với quy mô nghiên cứu của đề tài cấp cơ sở và đảm bảo ứng dụng trong hoạt động kiểm toán; Cần nghiên cứu lại mục tiêu “làm rõ các vấn đề lý luận về chỉ số đánh giá nợ công và việc quản lý, giám sát nợ công ở Việt Nam” của Đề tài chưa phù hợp; Phần thực trạng về nợ công ở VN cần trình bày trọng tâm, cô đọng hơn…

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu PGS, TS. Nguyễn Đình Hòa đánh giá cao những cố gắng của Ban Chủ nhiệm đề tài trong việc xây dựng Đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tế. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu yêu cầu Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp thu các góp ý của các thành viên hội đồng để hoàn thiện đề tài.

Về các khuyến nghị để hoàn thiện đề tài, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu yêu cầu: Hoàn thiện phần mở đầu, cô đọng mục tiêu, phạm vi nghiên cứu. Trên cơ sở đó xây dựng kết cấu đề tài logic hơn; Hoàn thiện một số khái niệm liên quan đến “quản lý nợ công” cho nhất quán…Các khuyến cáo hoàn thiện đề tài bao gồm: Bổ sung so sánh các chỉ số đánh giá nợ công của INTOSAI và của KTNN để các cơ quan liên quan có thể tham khảo để xây dựng các chỉ số đánh giá; Bổ sung đánh giá các mặt tích cực, nhược điểm của các chỉ số đánh giá.

Đề tài được đánh giá xếp loại xuất sắc./.
 
Ngọc Bích

Xem thêm »