04/03/2020
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2020: Quyết liệt thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội(sav.gov.vn) - Ngày 3/3/2020, tại Trụ sở Chính phủ, Ba Đình, Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2020, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020, những giải pháp cấp bách thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (dịch COVID-19); dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19 và nhiều nội dung quan trọng khác.Kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, nhờ tinh thần chủ động, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị đã chỉ đạo, triển khai phòng chống dịch COVID-19 một cách căn bản, đạt kết quả đáng mừng.
Thủ tướng nhấn mạnh: Chính phủ kiên định quan điểm sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân, du khách và người nước ngoài ở Việt Nam. Ngay từ khi dịch bệnh phát sinh, Việt Nam đã bình tĩnh, tỉnh táo trong nhìn nhận vấn đề, chuẩn bị sẵn sàng mọi khả năng, tình huống ứng phó. Đến nay, cả nước có 16 người nhiễm bệnh và 100% đã được điều trị khỏi. Công tác khoanh vùng các ổ dịch được triển khai kiên quyết, kịp thời; triển khai tốt việc cách ly những người Việt Nam và người nước ngoài đi qua vùng dịch vào Việt Nam.
Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao các cấp, các ngành, các lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là ngành y tế, các chiến sĩ áo trắng đã quyết liệt thực hiện các giải pháp đề ra, đạt được kết quả khả quan bước đầu trong phòng chống dịch.
Đặc biệt, Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 gây ra đã có những biện pháp kịp thời, liên tục và quyết liệt trong thời gian qua. Các Bộ, ngành, lĩnh vực đã vào cuộc có trách nhiệm với nhiều biện pháp sáng tạo trong phòng, chống dịch. Cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của các địa phương trong hạn chế dịch bệnh. Với những biện pháp kiên quyết, đến nay, gần 10.000 người đã được tổ chức cách ly dưới sự chăm sóc của các lực lượng, địa phương và Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua đó, 18 ngày qua, chưa phát hiện mới ca dương tính với virus SARS-CoV-2 .
Tuy nhiên, những ngày qua, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến mới phức tạp, lan rộng sang nhiều nước. Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành “tuyệt đối không được chủ quan, tiếp tục thực hiện quyết liệt nhiệm vụ phòng chống dịch đã đề ra”.
Về tình hình kinh tế-xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tháng 2/2020 tuy bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhất là dịch COVID-19, song kinh tế-xã hội vẫn giữ được sự ổn định. Xuất khẩu tiếp tục tăng; nhập siêu trong tầm kiểm soát; nông nghiệp duy trì được sự phát triển, dịch bệnh dần được kiểm soát; số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao so với cùng kỳ; an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực…
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nhìn về tổng quát, do tác động của dịch COVID-19, nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn, bộc lộ những hạn chế, bất cập, nhất là ngành hàng không, du lịch, vận tải... Tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành giảm so với cùng kỳ; nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ thiếu nguyên liệu do sự đứt gãy chuỗi cung ứng; giải ngân vốn đầu tư công còn thấp… “Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Chính phủ thấu hiểu điều này, các ngành, các cấp phải thấu hiểu điều này để có biện pháp chỉ đạo sát hơn. Đây là những vấn đề mà các thành viên Chính phủ cần tập trung thảo luận để có những giải pháp tháo gỡ” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ và nhấn mạnh.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, song nhìn về tổng thể, kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 tiếp tục duy trì được sự ổn định và phát triển.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững; giá cả nhiều nhóm hàng về cơ bản là ổn định, CPI tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước. Xuất khẩu tháng 2 tiếp tục duy trì được tăng trưởng, ước đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ; xuất khẩu của khu vực FDI tăng 0,9% và trong nước tăng 6%; nhập siêu trong tầm kiểm soát. Nông nghiệp vẫn được duy trì ổn định, nhiều lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng; dịch bệnh dần được kiểm soát (đàn gia cầm tăng 13,8%, đàn bò tăng 2,4%; diện tích rừng trồng tăng 1,3%; khai thác gỗ tăng 3,6%; sản lượng thủy sản tăng 2,7%). Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, chỉ số IIP tháng 2/2020 ước tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước; IIP 2 tháng 2020 ước tăng 6,2%. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao so với cùng kỳ với trên 17.400 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 364.000 tỷ đồng (tăng 9,1% về số doanh nghiệp và tăng 47,1% về số vốn đăng ký); có gần 12.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 17,1%); số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường giảm…
Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, nước ta phải đối mặt, ứng phó với nhiều khó khăn, thách thức. Dịch COVID- 19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động mạnh đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; nhiều chỉ tiêu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực nông nghiệp phải ứng phó với những khó khăn về thị trường, diễn biến phức tạp, cực đoan của thời tiết. Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn;…
Đề xuất nhiều giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, bảo đảm an sinh xã hội
Từ phân tích, nhận định, đánh giá bối cảnh tình hình, các thành viên Chính phủ đã đề xuất nhiều giải pháp tái cơ cấu ngành, lĩnh vực; đồng thời đề xuất các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID -19 nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch COVID-19, vừa thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của năm 2020.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của các thành viên Chính phủ và đại biểu tham dự, trong kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật những kết quả tích cực về kinh tế-xã hội trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020, đồng thời khẳng định: “Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh COVID -19, những kết quả đạt kinh tế-xã hội được là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước”. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong bối cảnh khó khăn, thách thức, tinh thần chỉ đạo nhất quán là cần hết sức thận trọng nhưng không bi quan, phải phân tích, đánh giá kỹ tình hình, xem xét các yếu tố tác động để có các giải pháp đối phó, ứng phó phù hợp, cụ thể, kịp thời đối với từng ngành, lĩnh vực. Phải huy động mạnh mẽ hơn nữa sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép là vừa tập trung chống dịch, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan, đồng thời nỗ lực đạt kết quả cao nhất trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.
Trên tinh thần này, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó có việc tiếp tục thực hiện nghiêm giải pháp cách ly hành khách đi từ vùng dịch hoặc qua vùng dịch vào Việt Nam. Bộ Ngoại giao, Giao thông vận tải khuyến cáo rõ cho hành khách về giải pháp cách ly tập trung áp dụng đối với người đến hoặc đi qua vùng có dịch để được biết trước khi quyết định việc mua vé đến hoặc về Việt Nam. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động thực hiện, kịp thời phối hợp đề xuất các giải pháp phù hợp trong phòng chống dịch.
Hoan nghênh Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị hữu quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19, Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu ý kiến đóng góp tại phiên họp để trình Thủ tướng ban hành. Tinh thần chung của Chỉ thị là phải giao các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện ngay, không nói chung chung; có các giải pháp thiết thực hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại do dịch COVID -19 gây ra, song không phải bao cấp, tinh thần hỗ trợ của các gói tín dụng là phải có hiệu lực ngay đối với người dân, doanh nghiệp, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng, tư tưởng xin-cho, không minh bạch.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát; xây dựng các kịch bản ứng phó linh hoạt, kịp thời với những diễn biến của tình hình, không để bị động, bất ngờ trước các diễn biến bất lợi từ bên ngoài tác động tới kinh tế Việt Nam. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo các điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo dõi chặt chẽ sự biến động của giá cả thị trường, có giải pháp phù hợp, kiểm soát tốt giá cả, đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá, trục lợi bất chính. Có phương án giảm giá xăng dầu ngay theo giá thị trường; chưa xem xét tăng giá điện và các dịch vụ công.
Bảo đảm sự ổn định của lãi suất, tỷ giá; quản lý và kiểm soát tốt thị trường ngoại tệ, thị trường vàng. Bố trí cung ứng đủ nguồn tín dụng để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, không để thiếu vốn đi liền với bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng.
Tiếp tục thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tiến độ triển khai xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là các công trình về giao thông, năng lượng. Quyết liệt hơn nữa trong giải ngân vốn ODA và các nguồn vốn khác. Thực hiện hiệu quả các giải pháp thu hút các nguồn vốn đầu tư.
Bộ Tài chính cùng các Bộ, ngành hữu quan rà soát, khẩn trương đề xuất miễn, giảm, giãn, hoãn các khoản thuế, phí đối với doanh nghiệp, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh hiện nay, nhất là đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn của dịch COVID – 19. Đồng thời thực hiện tốt các giải pháp tăng thu, giảm chi, chống thất thu, nợ động thuế, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách Nhà nước; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiết kiệm chi thường xuyên; bảo đảm nguồn để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết Trung ương gắn liền với tổ chức sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương trình phương án tổng thể thúc đẩy xuất khẩu nông sản, giảm chi phí cho sản xuất nông nghiệp; sớm có giải pháp tăng cường chuỗi liên kết nhằm đẩy mạnh chế biến sâu sản phẩm nông sản; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn… Quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các khuyến nghị của EC đưa ra để gỡ "thẻ vàng".
Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các công trình nguồn điện, lưới điện truyền tải dự kiến hoàn thành năm 2020 để góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Nỗ lực thực hiện các dự án liên quan đến dầu khí, điện, than, năng lượng, viễn thông, hóa chất…
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp kích cầu, thúc đẩy phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ. Có các biện pháp hỗ trợ, bảo đảm tốt nguồn cung ứng lao động đối với doanh nghiệp.
Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có hướng dẫn, kiểm soát, tiêu độc, khử trùng các cơ sở giáo dục trước khi học sinh đi học trở lại.
Không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.
Ngành ngoại giao thực hiện tốt công tác bảo hộ, hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhất là ở các quốc gia, vùng có dịch.
Các Bộ, ngành chức năng tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác thông tin, truyền thông, góp phần tạo niềm tin và đồng thuận xã hội. Đi liền với đó là xử lý nghiêm các hành vi phao tin, đồn nhảm gây hoang mang xã hội./.
Như Ý
(sav.gov.vn) - Ngày 3/3/2020, tại Trụ sở Chính phủ, Ba Đình, Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2020, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020, những giải pháp cấp bách thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (dịch COVID-19); dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Quang cảnh phiên họp
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, nhờ tinh thần chủ động, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị đã chỉ đạo, triển khai phòng chống dịch COVID-19 một cách căn bản, đạt kết quả đáng mừng.
Thủ tướng nhấn mạnh: Chính phủ kiên định quan điểm sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân, du khách và người nước ngoài ở Việt Nam. Ngay từ khi dịch bệnh phát sinh, Việt Nam đã bình tĩnh, tỉnh táo trong nhìn nhận vấn đề, chuẩn bị sẵn sàng mọi khả năng, tình huống ứng phó. Đến nay, cả nước có 16 người nhiễm bệnh và 100% đã được điều trị khỏi. Công tác khoanh vùng các ổ dịch được triển khai kiên quyết, kịp thời; triển khai tốt việc cách ly những người Việt Nam và người nước ngoài đi qua vùng dịch vào Việt Nam.
Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao các cấp, các ngành, các lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là ngành y tế, các chiến sĩ áo trắng đã quyết liệt thực hiện các giải pháp đề ra, đạt được kết quả khả quan bước đầu trong phòng chống dịch.
Đặc biệt, Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 gây ra đã có những biện pháp kịp thời, liên tục và quyết liệt trong thời gian qua. Các Bộ, ngành, lĩnh vực đã vào cuộc có trách nhiệm với nhiều biện pháp sáng tạo trong phòng, chống dịch. Cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của các địa phương trong hạn chế dịch bệnh. Với những biện pháp kiên quyết, đến nay, gần 10.000 người đã được tổ chức cách ly dưới sự chăm sóc của các lực lượng, địa phương và Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua đó, 18 ngày qua, chưa phát hiện mới ca dương tính với virus SARS-CoV-2 .
Tuy nhiên, những ngày qua, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến mới phức tạp, lan rộng sang nhiều nước. Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành “tuyệt đối không được chủ quan, tiếp tục thực hiện quyết liệt nhiệm vụ phòng chống dịch đã đề ra”.
Về tình hình kinh tế-xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tháng 2/2020 tuy bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhất là dịch COVID-19, song kinh tế-xã hội vẫn giữ được sự ổn định. Xuất khẩu tiếp tục tăng; nhập siêu trong tầm kiểm soát; nông nghiệp duy trì được sự phát triển, dịch bệnh dần được kiểm soát; số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao so với cùng kỳ; an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực…
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nhìn về tổng quát, do tác động của dịch COVID-19, nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn, bộc lộ những hạn chế, bất cập, nhất là ngành hàng không, du lịch, vận tải... Tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành giảm so với cùng kỳ; nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ thiếu nguyên liệu do sự đứt gãy chuỗi cung ứng; giải ngân vốn đầu tư công còn thấp… “Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Chính phủ thấu hiểu điều này, các ngành, các cấp phải thấu hiểu điều này để có biện pháp chỉ đạo sát hơn. Đây là những vấn đề mà các thành viên Chính phủ cần tập trung thảo luận để có những giải pháp tháo gỡ” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ và nhấn mạnh.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, song nhìn về tổng thể, kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 tiếp tục duy trì được sự ổn định và phát triển.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững; giá cả nhiều nhóm hàng về cơ bản là ổn định, CPI tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước. Xuất khẩu tháng 2 tiếp tục duy trì được tăng trưởng, ước đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ; xuất khẩu của khu vực FDI tăng 0,9% và trong nước tăng 6%; nhập siêu trong tầm kiểm soát. Nông nghiệp vẫn được duy trì ổn định, nhiều lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng; dịch bệnh dần được kiểm soát (đàn gia cầm tăng 13,8%, đàn bò tăng 2,4%; diện tích rừng trồng tăng 1,3%; khai thác gỗ tăng 3,6%; sản lượng thủy sản tăng 2,7%). Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, chỉ số IIP tháng 2/2020 ước tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước; IIP 2 tháng 2020 ước tăng 6,2%. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao so với cùng kỳ với trên 17.400 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 364.000 tỷ đồng (tăng 9,1% về số doanh nghiệp và tăng 47,1% về số vốn đăng ký); có gần 12.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 17,1%); số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường giảm…
Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, nước ta phải đối mặt, ứng phó với nhiều khó khăn, thách thức. Dịch COVID- 19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động mạnh đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; nhiều chỉ tiêu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực nông nghiệp phải ứng phó với những khó khăn về thị trường, diễn biến phức tạp, cực đoan của thời tiết. Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn;…
Đề xuất nhiều giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, bảo đảm an sinh xã hội
Từ phân tích, nhận định, đánh giá bối cảnh tình hình, các thành viên Chính phủ đã đề xuất nhiều giải pháp tái cơ cấu ngành, lĩnh vực; đồng thời đề xuất các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID -19 nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch COVID-19, vừa thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của năm 2020.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của các thành viên Chính phủ và đại biểu tham dự, trong kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật những kết quả tích cực về kinh tế-xã hội trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020, đồng thời khẳng định: “Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh COVID -19, những kết quả đạt kinh tế-xã hội được là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước”. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong bối cảnh khó khăn, thách thức, tinh thần chỉ đạo nhất quán là cần hết sức thận trọng nhưng không bi quan, phải phân tích, đánh giá kỹ tình hình, xem xét các yếu tố tác động để có các giải pháp đối phó, ứng phó phù hợp, cụ thể, kịp thời đối với từng ngành, lĩnh vực. Phải huy động mạnh mẽ hơn nữa sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép là vừa tập trung chống dịch, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan, đồng thời nỗ lực đạt kết quả cao nhất trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.
Trên tinh thần này, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó có việc tiếp tục thực hiện nghiêm giải pháp cách ly hành khách đi từ vùng dịch hoặc qua vùng dịch vào Việt Nam. Bộ Ngoại giao, Giao thông vận tải khuyến cáo rõ cho hành khách về giải pháp cách ly tập trung áp dụng đối với người đến hoặc đi qua vùng có dịch để được biết trước khi quyết định việc mua vé đến hoặc về Việt Nam. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động thực hiện, kịp thời phối hợp đề xuất các giải pháp phù hợp trong phòng chống dịch.
Hoan nghênh Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị hữu quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19, Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu ý kiến đóng góp tại phiên họp để trình Thủ tướng ban hành. Tinh thần chung của Chỉ thị là phải giao các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện ngay, không nói chung chung; có các giải pháp thiết thực hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại do dịch COVID -19 gây ra, song không phải bao cấp, tinh thần hỗ trợ của các gói tín dụng là phải có hiệu lực ngay đối với người dân, doanh nghiệp, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng, tư tưởng xin-cho, không minh bạch.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát; xây dựng các kịch bản ứng phó linh hoạt, kịp thời với những diễn biến của tình hình, không để bị động, bất ngờ trước các diễn biến bất lợi từ bên ngoài tác động tới kinh tế Việt Nam. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo các điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo dõi chặt chẽ sự biến động của giá cả thị trường, có giải pháp phù hợp, kiểm soát tốt giá cả, đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá, trục lợi bất chính. Có phương án giảm giá xăng dầu ngay theo giá thị trường; chưa xem xét tăng giá điện và các dịch vụ công.
Bảo đảm sự ổn định của lãi suất, tỷ giá; quản lý và kiểm soát tốt thị trường ngoại tệ, thị trường vàng. Bố trí cung ứng đủ nguồn tín dụng để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, không để thiếu vốn đi liền với bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng.
Tiếp tục thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tiến độ triển khai xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là các công trình về giao thông, năng lượng. Quyết liệt hơn nữa trong giải ngân vốn ODA và các nguồn vốn khác. Thực hiện hiệu quả các giải pháp thu hút các nguồn vốn đầu tư.
Bộ Tài chính cùng các Bộ, ngành hữu quan rà soát, khẩn trương đề xuất miễn, giảm, giãn, hoãn các khoản thuế, phí đối với doanh nghiệp, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh hiện nay, nhất là đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn của dịch COVID – 19. Đồng thời thực hiện tốt các giải pháp tăng thu, giảm chi, chống thất thu, nợ động thuế, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách Nhà nước; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiết kiệm chi thường xuyên; bảo đảm nguồn để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết Trung ương gắn liền với tổ chức sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương trình phương án tổng thể thúc đẩy xuất khẩu nông sản, giảm chi phí cho sản xuất nông nghiệp; sớm có giải pháp tăng cường chuỗi liên kết nhằm đẩy mạnh chế biến sâu sản phẩm nông sản; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn… Quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các khuyến nghị của EC đưa ra để gỡ "thẻ vàng".
Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các công trình nguồn điện, lưới điện truyền tải dự kiến hoàn thành năm 2020 để góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Nỗ lực thực hiện các dự án liên quan đến dầu khí, điện, than, năng lượng, viễn thông, hóa chất…
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp kích cầu, thúc đẩy phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ. Có các biện pháp hỗ trợ, bảo đảm tốt nguồn cung ứng lao động đối với doanh nghiệp.
Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có hướng dẫn, kiểm soát, tiêu độc, khử trùng các cơ sở giáo dục trước khi học sinh đi học trở lại.
Không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.
Ngành ngoại giao thực hiện tốt công tác bảo hộ, hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhất là ở các quốc gia, vùng có dịch.
Các Bộ, ngành chức năng tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác thông tin, truyền thông, góp phần tạo niềm tin và đồng thuận xã hội. Đi liền với đó là xử lý nghiêm các hành vi phao tin, đồn nhảm gây hoang mang xã hội./.
Như Ý