27/07/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Quốc hội thảo luận về Kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025(sav.gov.vn) - Chiều 27/7/2021, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.Cần siết chặt kỷ luật đầu tư công
Tại phiên thảo luận, các ý kiến phát biểu đặc biệt quan tâm đến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 mà Chính phủ đã trình Quốc hội. Đa số ý kiến tán thành và đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ và thống nhất cao với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, các báo cáo được chuẩn bị kỹ, đánh giá khá toàn diện về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn (ĐTCTH) giai đoạn 2016-2020 và phương hướng, dự kiến trong giai đoạn 2021-2025.
Theo các đại biểu, giai đoạn 2016-2020, kế hoạch ĐTCTH lần đầu tiên được triển khai thực hiện là bước đổi mới quan trọng trong quản lý vốn đầu tư công; tạo được khuôn khổ trung hạn để thực hiện đầu tư; khắc phục được một phần tình trạng phân tán, dàn trải, manh mún; hạn chế một bước được quyết định đầu tư nhưng không bố trí đủ nguồn; tháo gỡ được một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý vốn đầu tư, quản lý nợ đọng và vốn ứng trước có tiến bộ; tháo gỡ nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện đầu tư công, góp phần nâng cao tỉ lệ giải ngân ở cuối nhiệm kỳ ở mức cao. Nhiều dự án, công trình quan trọng đi vào hoạt động, góp phần tạo đà tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công như: Đầu tư công giai đoạn vừa qua còn triển khai chậm, dàn trải, manh mún, thiếu trọng tâm, trọng điểm; vấn đề tách công tác giải phóng mặt bằng với tái định cư ra khỏi dự án đầu tư vẫn rất vướng mắc; nhiều dự án dở dang, chuyển tiếp từ giai đoạn trước; việc thực hiện phân cấp, phân quyền còn bất cập, các dự án triển khai đều phải trải qua thủ tục rườm rà; nhiều công trình đầu tư công không hiệu quả, sử dụng ít, dẫn đến không phát huy được hiệu quả như dự kiến; tình trạng lãng phí còn diễn ra phức tạp, hiệu quả đầu tư không cao…
Chỉ ra thực tế, bên cạnh các địa phương thực hiện nghiêm túc Luật Đầu tư công, vẫn còn một số nơi chưa thực hiện đúng quy trình, chưa tuân thủ đúng trật tự ưu tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai (đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) đề nghị Chính phủ phải hết sức kỷ luật, kỷ cương trong vấn đề đầu tư công. Bởi vốn đầu tư công là tiền thuế của nhân dân, kể cả vốn đi vay thì người trả cũng sẽ là nhân dân, đó không phải là sở hữu của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Không được để tình trạng có những cá nhân khi được giao nhiệm vụ phân bổ vốn đã tự cho mình quyền ban phát cũng như phải chấm dứt câu chuyện về cơ chế xin - cho. "Cần đề cao hơn nữa tính công khai minh bạch trong quá trình thực hiện. Bên cạnh việc động viên những địa phương thực hiện tốt thì cần xử lý nghiêm các địa phương vi phạm đạo đức công vụ trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công" - đại biểu nêu ý kiến.
Đưa ra ví dụ về tiến độ thực hiện tuyến đường sắt trên cao Cái Linh - Hà Đông, đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) nhấn mạnh phải siết chặt kỷ luật ngân sách, chấn chỉnh lãng phí đầu tư công, cân đối thu chi, giảm chi thưởng xuyên, tăng vốn đầu tư phát triển…
Theo đại biểu, việc siết chặt kỷ luật ngân sách không chỉ là quản lý chặt thu chi mà cần nhấn mạnh đến thời gian, tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Nhất là đối với những dự án trọng điểm cấp bách đảm bảo chất lượng hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát. Từ đó cần đề xuất xử lý nghiêm tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu gây khó khăn với người dân và doanh nghiệp. Minh bạch hoá tối đa các dự án đầu tư công. Thực hiện phân cấp giao quyền, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu.
Cần bố trí vốn đối với những dự án trọng điểm quốc gia liên kết vùng
Đồng tình với giải pháp thực hiện Kế hoạch ĐTCTH giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu đều kiến nghị Kế hoạch cần quan tâm đầu tư đến lĩnh vực xây dựng các tuyến đường giao thông, các dự án liên kết, phát triển vùng, các dự án đường ven biển, ưu tiên bố trí vốn cho các địa phương miền núi phía Bắc và Tây Nguyên bởi giao thông quyết định sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) phát biểu thảo luận
Nêu rõ hạn chế liên kết vùng, phát triển vùng còn lỏng lẻo, một phần nguyên nhân là do hạ tầng giao thông đường bộ chưa thật sự thuận lợi để tạo điều kiện kết nối vùng, phát triển vùng, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đề nghị Kế hoạch ĐTCTH giai đoạn tới cần đẩy mạnh xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại để đến năm 2025 cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên với Nam Trung bộ. Để thực hiện được mục tiêu này, đại biểu đề nghị bố trí kế hoạch để hoàn thiện tuyến đường kết nối giữa Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, cần bổ sung bố trí vốn để kết nối giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, tạo điều kiện để các vùng phát huy được tiềm năng, thế mạnh, tăng cường thu hút đầu tư, tạo sự đột phá trong tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo quốc phòng an ninh, cải thiện đời sống người dân.
Phát biểu về nội dung này, đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang) đề nghị bổ sung ưu tiên đầu tư cho các công trình kè biển và các dự án chống xâm ngập mặn liên vùng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bàn về giải pháp thực hiện KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc), đề nghị cần đẩy nhanh hoàn thiện thể chế đầu tư công, khắc phục các hạn chế, bất cập như Chính phủ đã nêu, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm trong đầu tư công, đồng thời cần khắc phục tình trạng giải ngân chậm và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án quan trọng quốc gia, rà soát nợ xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo thanh toán dứt điểm và thu hồi toàn bố số vốn đã ứng trước. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách nhằm thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) cho rằng, tổng mức vốn ngân sách Nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870.000 tỷ đồng không phải nhiều. Do đó, vốn đầu tư công chỉ là vốn mồi, tạo điều kiện thu hút vốn tư, nên phải đẩy mạnh đầu tư theo hình thức PPP. Theo đại biểu, đã có bài học về dự án đầu tư PPP thành công như sân bay Vân Đồn, đường cao tốc Vân Đồn - Quảng Ninh, nên cần phát huy mạnh. "Nếu dự án không hấp dẫn thì chia nhỏ dự án để nhà nước đầu tư chỗ khó khăn, còn lại kêu gọi vốn tư xã hội" - đại biểu gợi ý.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát quản lý vốn đầu tư công
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm tại phiên họp. Đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội đều thống nhất với nhiều nội dung báo cáo của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Nhiều nội dung được đề cập cần được giải trình, tiếp thu và bổ sung trong quá trình chuẩn bị xây dựng Nghị quyết.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận phiên họp
Bên cạnh kết quả đạt được, các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ lưu ý những hạn chế, bất cập cần khắc phục trong chi đầu tư của ngân sách Trung ương không đạt so với kế hoạch và tỉ lệ giảm dần trong chi đầu tư chưa đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực còn dàn trải, chưa gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm chậm tiến độ, rất ít dự án PPP được triển khai, giải ngân đạt thấp, tình trạng thất thoát, tham nhũng lãng phí trong lĩnh vực đầu tư công còn xảy ra, gây bức xúc trong dư luận…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các ý kiến cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, tổng số vốn, nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn, giải pháp thực hiện của KHĐTC giai đoạn 2021-2025. Đồng thời đề nghị Chính phủ lưu ý phải có giải pháp đảm bảo nguồn thực hiện kế hoạch trên cơ sở giữ vững an toàn nợ công, quyết định đầu tư, triển khai dự án phải cân đối được nguồn thực tế hàng năm, tránh dàn trải, thiếu vốn, trong điều hành phải phấn đấu tăng thu, cơ cấu lại ngân sách, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương để cấp vốn cho các công trình trọng điểm, liên kết vùng ở mức lan tỏa rộng làm động lực tăng trưởng.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, tính đến thời điểm hiện nay, gần hết năm đầu của thời kỳ kế hoạch nhưng còn gần 800 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, đề nghị Chính phủ tập trung công tác chuẩn bị đầu tư và xin phép Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án này trước khi Chính phủ giao kế hoạch. "Chính phủ cần lưu ý đến đổi công tác mới quy hoạch, cần tập trung xử lý các dự án ODA tồn đọng qua nhiều nhiệm kỳ vì đội vốn kém hiệu quả kéo dài, đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý vốn trong đầu tư công, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát quản lý vốn đầu tư công" - ông Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, các ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được Ban Thư ký ghi âm, ghi chép đầy đủ, Quốc hội sẽ nghiêm túc tiếp thu, giải trình, đồng thời chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan liên quan của Chính phủ hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết để Quốc hội xem xét, thông qua./.
M. Thúy
(sav.gov.vn) - Chiều 27/7/2021, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
![](/noidung/tintuc/PublishingImages/2021/Thang%207/quang%20canh%20227_20210728111025.jpg)
Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi với 25 ý kiến phát biểu tại hội trường
Cần siết chặt kỷ luật đầu tư công
Tại phiên thảo luận, các ý kiến phát biểu đặc biệt quan tâm đến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 mà Chính phủ đã trình Quốc hội. Đa số ý kiến tán thành và đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ và thống nhất cao với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, các báo cáo được chuẩn bị kỹ, đánh giá khá toàn diện về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn (ĐTCTH) giai đoạn 2016-2020 và phương hướng, dự kiến trong giai đoạn 2021-2025.
Theo các đại biểu, giai đoạn 2016-2020, kế hoạch ĐTCTH lần đầu tiên được triển khai thực hiện là bước đổi mới quan trọng trong quản lý vốn đầu tư công; tạo được khuôn khổ trung hạn để thực hiện đầu tư; khắc phục được một phần tình trạng phân tán, dàn trải, manh mún; hạn chế một bước được quyết định đầu tư nhưng không bố trí đủ nguồn; tháo gỡ được một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý vốn đầu tư, quản lý nợ đọng và vốn ứng trước có tiến bộ; tháo gỡ nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện đầu tư công, góp phần nâng cao tỉ lệ giải ngân ở cuối nhiệm kỳ ở mức cao. Nhiều dự án, công trình quan trọng đi vào hoạt động, góp phần tạo đà tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công như: Đầu tư công giai đoạn vừa qua còn triển khai chậm, dàn trải, manh mún, thiếu trọng tâm, trọng điểm; vấn đề tách công tác giải phóng mặt bằng với tái định cư ra khỏi dự án đầu tư vẫn rất vướng mắc; nhiều dự án dở dang, chuyển tiếp từ giai đoạn trước; việc thực hiện phân cấp, phân quyền còn bất cập, các dự án triển khai đều phải trải qua thủ tục rườm rà; nhiều công trình đầu tư công không hiệu quả, sử dụng ít, dẫn đến không phát huy được hiệu quả như dự kiến; tình trạng lãng phí còn diễn ra phức tạp, hiệu quả đầu tư không cao…
Chỉ ra thực tế, bên cạnh các địa phương thực hiện nghiêm túc Luật Đầu tư công, vẫn còn một số nơi chưa thực hiện đúng quy trình, chưa tuân thủ đúng trật tự ưu tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai (đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) đề nghị Chính phủ phải hết sức kỷ luật, kỷ cương trong vấn đề đầu tư công. Bởi vốn đầu tư công là tiền thuế của nhân dân, kể cả vốn đi vay thì người trả cũng sẽ là nhân dân, đó không phải là sở hữu của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Không được để tình trạng có những cá nhân khi được giao nhiệm vụ phân bổ vốn đã tự cho mình quyền ban phát cũng như phải chấm dứt câu chuyện về cơ chế xin - cho. "Cần đề cao hơn nữa tính công khai minh bạch trong quá trình thực hiện. Bên cạnh việc động viên những địa phương thực hiện tốt thì cần xử lý nghiêm các địa phương vi phạm đạo đức công vụ trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công" - đại biểu nêu ý kiến.
Đưa ra ví dụ về tiến độ thực hiện tuyến đường sắt trên cao Cái Linh - Hà Đông, đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) nhấn mạnh phải siết chặt kỷ luật ngân sách, chấn chỉnh lãng phí đầu tư công, cân đối thu chi, giảm chi thưởng xuyên, tăng vốn đầu tư phát triển…
Theo đại biểu, việc siết chặt kỷ luật ngân sách không chỉ là quản lý chặt thu chi mà cần nhấn mạnh đến thời gian, tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Nhất là đối với những dự án trọng điểm cấp bách đảm bảo chất lượng hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát. Từ đó cần đề xuất xử lý nghiêm tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu gây khó khăn với người dân và doanh nghiệp. Minh bạch hoá tối đa các dự án đầu tư công. Thực hiện phân cấp giao quyền, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu.
Cần bố trí vốn đối với những dự án trọng điểm quốc gia liên kết vùng
Đồng tình với giải pháp thực hiện Kế hoạch ĐTCTH giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu đều kiến nghị Kế hoạch cần quan tâm đầu tư đến lĩnh vực xây dựng các tuyến đường giao thông, các dự án liên kết, phát triển vùng, các dự án đường ven biển, ưu tiên bố trí vốn cho các địa phương miền núi phía Bắc và Tây Nguyên bởi giao thông quyết định sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) phát biểu thảo luận
Nêu rõ hạn chế liên kết vùng, phát triển vùng còn lỏng lẻo, một phần nguyên nhân là do hạ tầng giao thông đường bộ chưa thật sự thuận lợi để tạo điều kiện kết nối vùng, phát triển vùng, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đề nghị Kế hoạch ĐTCTH giai đoạn tới cần đẩy mạnh xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại để đến năm 2025 cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên với Nam Trung bộ. Để thực hiện được mục tiêu này, đại biểu đề nghị bố trí kế hoạch để hoàn thiện tuyến đường kết nối giữa Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, cần bổ sung bố trí vốn để kết nối giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, tạo điều kiện để các vùng phát huy được tiềm năng, thế mạnh, tăng cường thu hút đầu tư, tạo sự đột phá trong tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo quốc phòng an ninh, cải thiện đời sống người dân.
Phát biểu về nội dung này, đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang) đề nghị bổ sung ưu tiên đầu tư cho các công trình kè biển và các dự án chống xâm ngập mặn liên vùng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bàn về giải pháp thực hiện KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc), đề nghị cần đẩy nhanh hoàn thiện thể chế đầu tư công, khắc phục các hạn chế, bất cập như Chính phủ đã nêu, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm trong đầu tư công, đồng thời cần khắc phục tình trạng giải ngân chậm và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án quan trọng quốc gia, rà soát nợ xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo thanh toán dứt điểm và thu hồi toàn bố số vốn đã ứng trước. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách nhằm thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) cho rằng, tổng mức vốn ngân sách Nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870.000 tỷ đồng không phải nhiều. Do đó, vốn đầu tư công chỉ là vốn mồi, tạo điều kiện thu hút vốn tư, nên phải đẩy mạnh đầu tư theo hình thức PPP. Theo đại biểu, đã có bài học về dự án đầu tư PPP thành công như sân bay Vân Đồn, đường cao tốc Vân Đồn - Quảng Ninh, nên cần phát huy mạnh. "Nếu dự án không hấp dẫn thì chia nhỏ dự án để nhà nước đầu tư chỗ khó khăn, còn lại kêu gọi vốn tư xã hội" - đại biểu gợi ý.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát quản lý vốn đầu tư công
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm tại phiên họp. Đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội đều thống nhất với nhiều nội dung báo cáo của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Nhiều nội dung được đề cập cần được giải trình, tiếp thu và bổ sung trong quá trình chuẩn bị xây dựng Nghị quyết.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận phiên họp
Bên cạnh kết quả đạt được, các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ lưu ý những hạn chế, bất cập cần khắc phục trong chi đầu tư của ngân sách Trung ương không đạt so với kế hoạch và tỉ lệ giảm dần trong chi đầu tư chưa đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực còn dàn trải, chưa gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm chậm tiến độ, rất ít dự án PPP được triển khai, giải ngân đạt thấp, tình trạng thất thoát, tham nhũng lãng phí trong lĩnh vực đầu tư công còn xảy ra, gây bức xúc trong dư luận…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các ý kiến cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, tổng số vốn, nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn, giải pháp thực hiện của KHĐTC giai đoạn 2021-2025. Đồng thời đề nghị Chính phủ lưu ý phải có giải pháp đảm bảo nguồn thực hiện kế hoạch trên cơ sở giữ vững an toàn nợ công, quyết định đầu tư, triển khai dự án phải cân đối được nguồn thực tế hàng năm, tránh dàn trải, thiếu vốn, trong điều hành phải phấn đấu tăng thu, cơ cấu lại ngân sách, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương để cấp vốn cho các công trình trọng điểm, liên kết vùng ở mức lan tỏa rộng làm động lực tăng trưởng.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, tính đến thời điểm hiện nay, gần hết năm đầu của thời kỳ kế hoạch nhưng còn gần 800 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, đề nghị Chính phủ tập trung công tác chuẩn bị đầu tư và xin phép Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án này trước khi Chính phủ giao kế hoạch. "Chính phủ cần lưu ý đến đổi công tác mới quy hoạch, cần tập trung xử lý các dự án ODA tồn đọng qua nhiều nhiệm kỳ vì đội vốn kém hiệu quả kéo dài, đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý vốn trong đầu tư công, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát quản lý vốn đầu tư công" - ông Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, các ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được Ban Thư ký ghi âm, ghi chép đầy đủ, Quốc hội sẽ nghiêm túc tiếp thu, giải trình, đồng thời chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan liên quan của Chính phủ hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết để Quốc hội xem xét, thông qua./.
M. Thúy