28/09/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2021(sav.gov.vn) - Ngày 28/9/2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh dự Hội nghị.Tại Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ tình hình rà soát những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời kiến nghị giải pháp thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư công, bao gồm dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài… trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn cùng kỳ năm 2020
Báo cáo về tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm 2021 đến nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ giao một lần cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương từ cuối năm 2020 với tổng số vốn là 461.300 tỷ đồng (chiếm 96,6% kế hoạch đã được Quốc hội quyết định), còn lại 16.000 tỷ đồng (chiếm 3,4%) vốn của các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) phải hoàn thiện thủ tục. Đến hết ngày 15/9/2021, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao chi tiết cho các dự án là 404.976,159 tỷ đồng, đạt 87,8% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao từ đầu năm; số vốn còn lại chưa giao chi tiết là 56.323,841 tỷ đồng, bằng 12,2% kế hoạch.
Thực hiện các Quyết định số 1535/QĐ-TTg và số 59/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, một số Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2021 cho các nhiệm vụ, dự án khởi công mới trong năm 2021 với tổng số vốn là: 1.232,369 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tổng số dự án triển khai trong năm 2021 khoảng 2.511 dự án (vốn trong nước khoảng 2.114 dự án, vốn nước ngoài: khoảng 397 dự án), trong đó: 2.021 dự án chuyển tiếp và 490 dự án khởi công mới; mức vốn bố trí trung bình cho một dự án sử dụng vốn trong nước là 50,8 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 118,6 tỷ đồng, trung bình mỗi Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương bố trí cho 4,3 dự án khởi công mới. Đối với vốn ngân sách Trung ương (NSTW), hiện nay còn 34 Bộ, cơ quan Trung ương và 37 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; vốn ngân sách địa phương (NSĐP) còn 14 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, nguyên nhân là do nguồn thu giảm, một số dự án dự kiến bố trí từ nguồn thu xổ số kiến thiết nhưng chưa đủ thủ tục đầu tư và cũng không thể điều chỉnh nguồn thu này cho dự án khác.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự kiến giải ngân đến 30/9/2021 là 218.550,92 tỷ đồng, đạt 47,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 51,71%, vốn nước ngoài đạt 12,69%, đều thấp hơn cùng kỳ năm 2020. Đến nay có 04 Bộ, 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 60%; 46/50 Bộ, cơ quan Trung ương và 52/63 địa phương giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn NSTW đã được giao từ đầu năm 2021. Tính đến ngày 27/9/2021, có 15 Bộ, cơ quan Trung ương và 23 địa phương trả lại kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2021 với tổng số vốn là 21.771,492 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 3.917,057 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 17.854,435 tỷ đồng. Có 06 địa phương có văn bản đề nghị bổ sung kế hoạch đầu tư vốn NSTW với tổng số vốn là 1.643,888 tỷ đồng, trong đó vốn NSTW trong nước là 1.595 tỷ đồng của 05 địa phương gồm: Tuyên Quang: 600 tỷ đồng; Yên Bái 300 tỷ đồng, Thái Bình 400 tỷ đồng, Bình Thuận 100 tỷ đồng, Bình Phước 195 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 48,8 tỷ đồng là Kiên Giang.
Dịch bệnh Covid-19 là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Lý giải về nguyên nhân tiến độ giải ngân vốn đầu tư chậm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn NSNN là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài, vận chuyển nguyên vật liệu khó khăn, giá vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh. Các dự án ODA cũng chịu tác động nặng nề của dịch bệnh do hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài, từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát...
Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng; đấu thầu; thay đổi chính sách và quy định, năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; việc tránh thanh toán vốn nhiều lần chờ thanh một lần của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu; tính chất đặc thù của chi đầu tư, niên độ ngân sách nhà nước là 1 năm, giao kế hoạch vốn đầu năm, quyết toán cuối năm, nên kế hoạch thực hiện, thi công xây dựng các công trình, dự án cũng phụ thuộc vào kế hoạch vốn…cũng là nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công.
Mặt khác, năm 2021 là năm chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ và kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự gắn với đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, HĐND, UBND các cấp; năm đầu tiên của một chu kỳ kế hoạch mới, với ưu tiên đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới. Đối với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư những tháng đầu năm và chỉ triển khai thực hiện sau khi được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cấp, các ngành phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công. Mỗi Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương sẽ là người trực tiếp đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất đối với từng dự án do Bộ, địa phương thực hiện. Việc phân bổ, giao kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công có tác động lớn đến kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, nên phải nhanh, hiệu quả và phải đảm bảo đúng pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương năm 2021 của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đến ngày 30/9/2021 có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn NSTW được giao từ đầu năm để điều chuyển cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ theo quy định tại Nghị quyết số 63/NQ-CP. “Cuối tháng 9/2021, nếu Bộ, ngành, địa phương nào giải ngân thấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiên quyết rà soát để điều chuyển vốn đầu tư” – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Được biết, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình và Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2021 còn lại cho những nhiệm vụ, chương trình, dự án mới.
Giải ngân vốn đầu tư công là một trong các giải pháp để khôi phục kinh tế - xã hội
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần nhận diện đúng, xử lý kịp thời các điểm nghẽn trực tiếp và gián tiếp, khách quan và chủ quan, tồn tại cố hữu ảnh hưởng đến đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công… là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp thiết để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần kích thích tổng cầu, tạo thêm việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động trong điều kiện Việt Nam vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. “Giải pháp quan trọng nhất trong thời gian tới cần tập trung vào việc kiểm soát dịch bệnh để sớm phục hồi và triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh bình thường, trong đó có đầu tư công; thực hiện điều chỉnh ngay các vướng mắc về quy định pháp lý, giảm thủ tục hành chính quản lý và sử dụng vốn đầu tư công để đẩy mạnh hơn việc giải ngân vốn đầu tư công” – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2021, trong đó đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt để thúc đẩy tăng tăng trưởng kinh tế.
Bộ Kế hoạch và đầu tư đề cập đến 05 nhóm giải pháp quan trọng để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả và đúng pháp luật:
Thứ nhất, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công quy định tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ, các Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, Bộ Y tế khẩn trương ban hành Hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới, hướng dẫn đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, người nhiễm Covid-19 nhưng đã khỏi bệnh và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Thứ ba, xây dựng, sửa đổi các quy định đang còn chồng chéo, cản trở đến hoạt động đầu tư công. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng..) trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung một số điểm của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP, Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, Nghị định số 10/2021/NĐ-CP bảo đảm thống nhất, tháo gỡ kịp thời khó khăn trong thực hiện dự án đầu tư công. Về sửa đổi Nghị định số 56/2020/NĐ-CP: Bộ Tư pháp có ý kiến thẩm định; các Bộ: Tư pháp, Tài chính khẩn trương có ý kiến về các nội dung liên quan đến ký kết điều ước và thỏa thuận quốc tế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Kế hoạch và Đầu tư: khẩn trương tiếp thu ý kiến, hoàn thiện trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ...
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi. Bộ Tài chính ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để rút ngắn thời gian, không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của các Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư các bộ, ngành và địa phương; kịp thời hướng dẫn để thống nhất cách hiểu, cách triển khai đối với những vấn đề vướng mắc; phổ biến cách làm hay, kinh nghiệm tốt của các cơ quan, đơn vị có tiến độ giải ngân cao. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung các dự án lớn, các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các Lãnh đạo Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các giải pháp thật sự hiệu quả để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, vì Giải ngân vốn đầu tư công là một trong các giải pháp để khôi phục kinh tế-xã hội từ nay đến cuối năm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Những vẫn đề còn tồn tại phải được thực hiện một cách ráo riết, đồng bộ, đúng tiến độ, chống lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công. “Chúng ta phải tìm những giải pháp khắc phục khả thi, đảm bảo mục tiêu đúng tiến độ và nâng cao chất lượng sử dụng vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy giải ngân. Đây là nguồn lực rất lớn đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả, tạo ra tiền đề cho năm 2022” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh./.
Ngọc Bích
(sav.gov.vn) - Ngày 28/9/2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh dự Hội nghị.
![](/noidung/tintuc/PublishingImages/2021/Thang%209/thủ%20tướng%20đầu%20tư%20công_20210928160200.jpg)
Quang cảnh Hội nghị
Tại Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ tình hình rà soát những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời kiến nghị giải pháp thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư công, bao gồm dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài… trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn cùng kỳ năm 2020
Báo cáo về tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm 2021 đến nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ giao một lần cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương từ cuối năm 2020 với tổng số vốn là 461.300 tỷ đồng (chiếm 96,6% kế hoạch đã được Quốc hội quyết định), còn lại 16.000 tỷ đồng (chiếm 3,4%) vốn của các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) phải hoàn thiện thủ tục. Đến hết ngày 15/9/2021, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao chi tiết cho các dự án là 404.976,159 tỷ đồng, đạt 87,8% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao từ đầu năm; số vốn còn lại chưa giao chi tiết là 56.323,841 tỷ đồng, bằng 12,2% kế hoạch.
Thực hiện các Quyết định số 1535/QĐ-TTg và số 59/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, một số Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2021 cho các nhiệm vụ, dự án khởi công mới trong năm 2021 với tổng số vốn là: 1.232,369 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tổng số dự án triển khai trong năm 2021 khoảng 2.511 dự án (vốn trong nước khoảng 2.114 dự án, vốn nước ngoài: khoảng 397 dự án), trong đó: 2.021 dự án chuyển tiếp và 490 dự án khởi công mới; mức vốn bố trí trung bình cho một dự án sử dụng vốn trong nước là 50,8 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 118,6 tỷ đồng, trung bình mỗi Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương bố trí cho 4,3 dự án khởi công mới. Đối với vốn ngân sách Trung ương (NSTW), hiện nay còn 34 Bộ, cơ quan Trung ương và 37 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; vốn ngân sách địa phương (NSĐP) còn 14 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, nguyên nhân là do nguồn thu giảm, một số dự án dự kiến bố trí từ nguồn thu xổ số kiến thiết nhưng chưa đủ thủ tục đầu tư và cũng không thể điều chỉnh nguồn thu này cho dự án khác.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự kiến giải ngân đến 30/9/2021 là 218.550,92 tỷ đồng, đạt 47,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 51,71%, vốn nước ngoài đạt 12,69%, đều thấp hơn cùng kỳ năm 2020. Đến nay có 04 Bộ, 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 60%; 46/50 Bộ, cơ quan Trung ương và 52/63 địa phương giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn NSTW đã được giao từ đầu năm 2021. Tính đến ngày 27/9/2021, có 15 Bộ, cơ quan Trung ương và 23 địa phương trả lại kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2021 với tổng số vốn là 21.771,492 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 3.917,057 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 17.854,435 tỷ đồng. Có 06 địa phương có văn bản đề nghị bổ sung kế hoạch đầu tư vốn NSTW với tổng số vốn là 1.643,888 tỷ đồng, trong đó vốn NSTW trong nước là 1.595 tỷ đồng của 05 địa phương gồm: Tuyên Quang: 600 tỷ đồng; Yên Bái 300 tỷ đồng, Thái Bình 400 tỷ đồng, Bình Thuận 100 tỷ đồng, Bình Phước 195 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 48,8 tỷ đồng là Kiên Giang.
Dịch bệnh Covid-19 là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Lý giải về nguyên nhân tiến độ giải ngân vốn đầu tư chậm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn NSNN là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài, vận chuyển nguyên vật liệu khó khăn, giá vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh. Các dự án ODA cũng chịu tác động nặng nề của dịch bệnh do hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài, từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát...
Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng; đấu thầu; thay đổi chính sách và quy định, năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; việc tránh thanh toán vốn nhiều lần chờ thanh một lần của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu; tính chất đặc thù của chi đầu tư, niên độ ngân sách nhà nước là 1 năm, giao kế hoạch vốn đầu năm, quyết toán cuối năm, nên kế hoạch thực hiện, thi công xây dựng các công trình, dự án cũng phụ thuộc vào kế hoạch vốn…cũng là nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công.
Mặt khác, năm 2021 là năm chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ và kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự gắn với đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, HĐND, UBND các cấp; năm đầu tiên của một chu kỳ kế hoạch mới, với ưu tiên đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới. Đối với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư những tháng đầu năm và chỉ triển khai thực hiện sau khi được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cấp, các ngành phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công. Mỗi Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương sẽ là người trực tiếp đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất đối với từng dự án do Bộ, địa phương thực hiện. Việc phân bổ, giao kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công có tác động lớn đến kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, nên phải nhanh, hiệu quả và phải đảm bảo đúng pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương năm 2021 của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đến ngày 30/9/2021 có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn NSTW được giao từ đầu năm để điều chuyển cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ theo quy định tại Nghị quyết số 63/NQ-CP. “Cuối tháng 9/2021, nếu Bộ, ngành, địa phương nào giải ngân thấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiên quyết rà soát để điều chuyển vốn đầu tư” – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Được biết, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình và Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2021 còn lại cho những nhiệm vụ, chương trình, dự án mới.
Giải ngân vốn đầu tư công là một trong các giải pháp để khôi phục kinh tế - xã hội
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần nhận diện đúng, xử lý kịp thời các điểm nghẽn trực tiếp và gián tiếp, khách quan và chủ quan, tồn tại cố hữu ảnh hưởng đến đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công… là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp thiết để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần kích thích tổng cầu, tạo thêm việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động trong điều kiện Việt Nam vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. “Giải pháp quan trọng nhất trong thời gian tới cần tập trung vào việc kiểm soát dịch bệnh để sớm phục hồi và triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh bình thường, trong đó có đầu tư công; thực hiện điều chỉnh ngay các vướng mắc về quy định pháp lý, giảm thủ tục hành chính quản lý và sử dụng vốn đầu tư công để đẩy mạnh hơn việc giải ngân vốn đầu tư công” – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2021, trong đó đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt để thúc đẩy tăng tăng trưởng kinh tế.
Bộ Kế hoạch và đầu tư đề cập đến 05 nhóm giải pháp quan trọng để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả và đúng pháp luật:
Thứ nhất, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công quy định tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ, các Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, Bộ Y tế khẩn trương ban hành Hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới, hướng dẫn đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, người nhiễm Covid-19 nhưng đã khỏi bệnh và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Thứ ba, xây dựng, sửa đổi các quy định đang còn chồng chéo, cản trở đến hoạt động đầu tư công. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng..) trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung một số điểm của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP, Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, Nghị định số 10/2021/NĐ-CP bảo đảm thống nhất, tháo gỡ kịp thời khó khăn trong thực hiện dự án đầu tư công. Về sửa đổi Nghị định số 56/2020/NĐ-CP: Bộ Tư pháp có ý kiến thẩm định; các Bộ: Tư pháp, Tài chính khẩn trương có ý kiến về các nội dung liên quan đến ký kết điều ước và thỏa thuận quốc tế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Kế hoạch và Đầu tư: khẩn trương tiếp thu ý kiến, hoàn thiện trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ...
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi. Bộ Tài chính ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để rút ngắn thời gian, không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của các Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư các bộ, ngành và địa phương; kịp thời hướng dẫn để thống nhất cách hiểu, cách triển khai đối với những vấn đề vướng mắc; phổ biến cách làm hay, kinh nghiệm tốt của các cơ quan, đơn vị có tiến độ giải ngân cao. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung các dự án lớn, các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các Lãnh đạo Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các giải pháp thật sự hiệu quả để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, vì Giải ngân vốn đầu tư công là một trong các giải pháp để khôi phục kinh tế-xã hội từ nay đến cuối năm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Những vẫn đề còn tồn tại phải được thực hiện một cách ráo riết, đồng bộ, đúng tiến độ, chống lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công. “Chúng ta phải tìm những giải pháp khắc phục khả thi, đảm bảo mục tiêu đúng tiến độ và nâng cao chất lượng sử dụng vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy giải ngân. Đây là nguồn lực rất lớn đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả, tạo ra tiền đề cho năm 2022” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh./.
Ngọc Bích