30/09/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kiểm toán nhà nước - “thanh bảo kiếm” sắc bén trong phòng, chống tham nhũngThực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao, trọng tâm là công tác kiểm toán, KTNN đã và đang góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), từ đó nâng cao vai trò, vị thế của KTNN trong hệ thống các cơ quan nội chính nói riêng, trong hệ thống chính trị nói chung. Tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cùng với các cơ quan trong khối nội chính, KTNN đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương về những thành tích nổi bật trong công tác PCTN.Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng
Thời gian qua, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao cũng như trách nhiệm PCTN theo quy định của pháp luật, KTNN luôn xác định PCTN là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm trong hoạt động của Ngành. Qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác PCTN, KTNN đã kịp thời ban hành các văn bản để triển khai thực hiện, cùng với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của đảng viên, công chức về tầm quan trọng của công tác PCTN, từ đó giúp cho công tác PCTN của KTNN đạt được những kết quả tích cực.
Mới đây, tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh đã nêu bật những kết quả đạt được của KTNN trong công tác PCTN.
Theo đó, với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Kế hoạch số 585/KH-KTNN ngày 09/6/2021 về PCTN năm 2021 của KTNN theo Chương trình công tác năm 2021 của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN, để cụ thể hóa các nhiệm vụ trong hoạt động kiểm toán của KTNN. Trong đó, chỉ đạo toàn Ngành thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của KTNN, cải cách thủ tục hành chính trong thực thi công vụ; nâng cao vai trò của KTNN trong việc đẩy mạnh PCTN thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường phối hợp giữa KTNN với các cơ quan có chức năng đấu tranh PCTN, nhất là các cơ quan tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi tham nhũng do KTNN phát hiện và kiến nghị xử lý qua hoạt động kiểm toán.
Thực hiện chủ trương chống tham nhũng từ sớm, từ xa, từ chính bên trong các cơ quan thực thi PCTN như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là để giữ “thanh bảo kiếm” luôn sắc bén và “lá chắn” luôn vững chắc, KTNN đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về yêu cầu lãnh đạo, các chế độ, tiêu chuẩn trong hoạt động của KTNN như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng về PCTN; Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị trực thuộc. Với nhiều giải pháp đồng bộ và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo KTNN, trong những năm qua, KTNN chưa để xảy ra tình trạng tham nhũng trong quản lý tài chính công, tài sản công; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng được triển khai thực hiện hiệu quả.
Công cụ đắc lực, hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng
Đối với KTNN, hoạt động kiểm toán được ví như công cụ quan trọng để qua đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, trong đó có nhiệm vụ PCTN.
Trong nhiệm kỳ 2016-2021, việc thực hiện Kế hoạch kiểm toán của KTNN đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách, phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 353.733 tỷ đồng; chuyển 20 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật, 2 vụ việc đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra xử lý; cung cấp 498 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền. KTNN góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật để PCTN trong quản lý và sử dụng tài chính công nhằm xây dựng nền tài chính công công khai, minh bạch, bền vững.
Những năm gần đây, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, các lĩnh vực trọng yếu dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí như: đầu tư xây dựng công trình, mua sắm công; quản lý đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản; các dự án BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao); hệ thống ngân hàng thương mại, thuế... Đây là những vấn đề rất khó, phức tạp và nhạy cảm nhưng KTNN đã không ngại va chạm, tiến hành kiểm toán một cách độc lập, khách quan, đúng pháp luật. Trong các dịp làm việc với KTNN, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đánh giá cao sự táo bạo, quyết liệt và tiên phong đổi mới của KTNN trong thực hiện nhiệm vụ công tác nói chung và trong lựa chọn vấn đề kiểm toán nói riêng.
Tại buổi làm việc với KTNN tháng 8 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá: KTNN đã thực hiện tốt vai trò là công cụ để thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; PCTN. Theo Chủ tịch Quốc hội, với “nghệ tinh, tâm sáng”, kiểm toán viên nỗ lực phát hiện và xử lý các sai phạm, để cái tốt phát triển. “Tinh thần kiểm toán là xây dựng để phát triển, đấu tranh chống tiêu cực đồng thời biểu dương, nhân rộng những cái tốt” - Chủ tịch Quốc hội nói.
Khẳng định vai trò của KTNN trong công tác PCTN, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, vai trò này còn thể hiện rất rõ thông qua việc kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi chính sách, góp phần bịt lỗ hổng chính sách, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa. Trong nhiệm kỳ qua, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 786 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với thực tiễn. Các kiến nghị do KTNN cung cấp ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia của Quốc hội cũng như công tác chỉ đạo điều hành, quản lý sử dụng tài chính, tài sản công của Chính phủ; thúc đẩy các cơ quan nhà nước nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực một cách toàn diện; góp phần minh bạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch hơn.
Nguyễn Lộc
(Báo Kiểm toán số 39/2019)
Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao, trọng tâm là công tác kiểm toán, KTNN đã và đang góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), từ đó nâng cao vai trò, vị thế của KTNN trong hệ thống các cơ quan nội chính nói riêng, trong hệ thống chính trị nói chung. Tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cùng với các cơ quan trong khối nội chính, KTNN đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương về những thành tích nổi bật trong công tác PCTN.
![](/noidung/tintuc/PublishingImages/2021/Thang%209/sdg%201_20211007104021.jpg)
Qua hoạt động kiểm toán, KTNN góp phần quan trọng vào công tác PCTN
Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng
Thời gian qua, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao cũng như trách nhiệm PCTN theo quy định của pháp luật, KTNN luôn xác định PCTN là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm trong hoạt động của Ngành. Qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác PCTN, KTNN đã kịp thời ban hành các văn bản để triển khai thực hiện, cùng với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của đảng viên, công chức về tầm quan trọng của công tác PCTN, từ đó giúp cho công tác PCTN của KTNN đạt được những kết quả tích cực.
Mới đây, tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh đã nêu bật những kết quả đạt được của KTNN trong công tác PCTN.
Theo đó, với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Kế hoạch số 585/KH-KTNN ngày 09/6/2021 về PCTN năm 2021 của KTNN theo Chương trình công tác năm 2021 của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN, để cụ thể hóa các nhiệm vụ trong hoạt động kiểm toán của KTNN. Trong đó, chỉ đạo toàn Ngành thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của KTNN, cải cách thủ tục hành chính trong thực thi công vụ; nâng cao vai trò của KTNN trong việc đẩy mạnh PCTN thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường phối hợp giữa KTNN với các cơ quan có chức năng đấu tranh PCTN, nhất là các cơ quan tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi tham nhũng do KTNN phát hiện và kiến nghị xử lý qua hoạt động kiểm toán.
Thực hiện chủ trương chống tham nhũng từ sớm, từ xa, từ chính bên trong các cơ quan thực thi PCTN như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là để giữ “thanh bảo kiếm” luôn sắc bén và “lá chắn” luôn vững chắc, KTNN đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về yêu cầu lãnh đạo, các chế độ, tiêu chuẩn trong hoạt động của KTNN như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng về PCTN; Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị trực thuộc. Với nhiều giải pháp đồng bộ và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo KTNN, trong những năm qua, KTNN chưa để xảy ra tình trạng tham nhũng trong quản lý tài chính công, tài sản công; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng được triển khai thực hiện hiệu quả.
Công cụ đắc lực, hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng
Đối với KTNN, hoạt động kiểm toán được ví như công cụ quan trọng để qua đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, trong đó có nhiệm vụ PCTN.
Trong nhiệm kỳ 2016-2021, việc thực hiện Kế hoạch kiểm toán của KTNN đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách, phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 353.733 tỷ đồng; chuyển 20 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật, 2 vụ việc đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra xử lý; cung cấp 498 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền. KTNN góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật để PCTN trong quản lý và sử dụng tài chính công nhằm xây dựng nền tài chính công công khai, minh bạch, bền vững.
Những năm gần đây, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, các lĩnh vực trọng yếu dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí như: đầu tư xây dựng công trình, mua sắm công; quản lý đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản; các dự án BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao); hệ thống ngân hàng thương mại, thuế... Đây là những vấn đề rất khó, phức tạp và nhạy cảm nhưng KTNN đã không ngại va chạm, tiến hành kiểm toán một cách độc lập, khách quan, đúng pháp luật. Trong các dịp làm việc với KTNN, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đánh giá cao sự táo bạo, quyết liệt và tiên phong đổi mới của KTNN trong thực hiện nhiệm vụ công tác nói chung và trong lựa chọn vấn đề kiểm toán nói riêng.
Tại buổi làm việc với KTNN tháng 8 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá: KTNN đã thực hiện tốt vai trò là công cụ để thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; PCTN. Theo Chủ tịch Quốc hội, với “nghệ tinh, tâm sáng”, kiểm toán viên nỗ lực phát hiện và xử lý các sai phạm, để cái tốt phát triển. “Tinh thần kiểm toán là xây dựng để phát triển, đấu tranh chống tiêu cực đồng thời biểu dương, nhân rộng những cái tốt” - Chủ tịch Quốc hội nói.
Khẳng định vai trò của KTNN trong công tác PCTN, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, vai trò này còn thể hiện rất rõ thông qua việc kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi chính sách, góp phần bịt lỗ hổng chính sách, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa. Trong nhiệm kỳ qua, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 786 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với thực tiễn. Các kiến nghị do KTNN cung cấp ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia của Quốc hội cũng như công tác chỉ đạo điều hành, quản lý sử dụng tài chính, tài sản công của Chính phủ; thúc đẩy các cơ quan nhà nước nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực một cách toàn diện; góp phần minh bạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch hơn.
Nguyễn Lộc
(Báo Kiểm toán số 39/2019)