04/11/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Phát hiện nhiều bất cập, sai sót trong hoạt động sự nghiệp và quản lý tài sản đất đaiĐánh giá về hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ) Việt Nam và Liên đoàn lao động (LĐLĐ) các tỉnh, thành phố, kết quả kiểm toán của KTNN chỉ rõ, công tác quản lý các đơn vị sự nghiệp còn lỏng lẻo, thiếu hành lang pháp lý, các đơn vị hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt, KTNN đã phát hiện nhiều bất cập trong công tác quản lý tài sản đất đai, trụ sở làm việc; nhất là nguy cơ mất kiểm soát về quản lý đất đai.
Đơn vị sự nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, chủ yếu dựa vào ngân sách
Theo Báo cáo kiểm toán, TLĐLĐ Việt Nam có 12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó có 9/12 đơn vị được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ NSNN và tài chính công đoàn. Qua kiểm toán tổng hợp cho thấy, có 4/12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc tại TLĐLĐ Việt Nam có hoạt động kinh tế nộp về TLĐLĐ Việt Nam với tổng số nộp trong năm là hơn 13,9 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà khách TLĐLĐ có nộp về cho TLĐLĐ Việt Nam 10 tỷ đồng trả nợ vay song Nhà khách chưa cung cấp được hồ sơ chứng minh đây là số vay phải trả.
Tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố, kết quả kiểm toán chỉ ra, hầu hết các đơn vị chưa xây dựng phương án tự chủ, dự toán hằng năm, dẫn đến một số LĐLĐ tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ chưa phù hợp. Các đơn vị hoạt động chưa hiệu quả, chưa chủ động tổ chức các hoạt động cho công đoàn viên, chủ yếu hoạt động kinh doanh, nguồn kinh phí hoạt động cho bộ máy và quản lý hành chính chủ yếu do các LĐLĐ tỉnh, thành phố cấp hỗ trợ. Các LĐLĐ tỉnh cũng chưa rà soát, đánh giá hoạt động, hiệu quả để sắp xếp các đơn vị này.
Đối với các trường nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, tính đến ngày 31/12/2019, hệ thống tổ chức công đoàn có 32 đơn vị. Theo báo cáo đánh giá phân loại để sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và kết quả kiểm toán chi tiết cho thấy, một số trường trung cấp và các trung tâm hoạt động kém hiệu quả, chủ yếu là đào tạo các lớp sơ cấp, chưa đủ điều kiện dạy và học về cơ sở vật chất, giáo viên cơ hữu theo quy định. Một số ngành nghề đào tạo khó khăn trong công tác tuyển sinh, có trường chưa triển khai hoạt động do chưa được cấp phép dạy nghề. Đáng nói, một số trường nghề, trung tâm dạy nghề gần như không hoạt động, nguồn thu chủ yếu là từ hỗ trợ NSNN và nguồn tài chính công đoàn của LĐLĐ tỉnh, thành phố; nguồn cho thuê cơ sở vật chất. Một số trường nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu việc làm chưa xây dựng phương án tự chủ, dự toán hằng năm để giao theo hướng tự chủ, giảm dần sự hỗ trợ từ nguồn NSNN và nguồn tài chính công đoàn.
Cũng theo kết quả kiểm toán, do phân cấp quản lý còn chồng chéo, chưa rõ ràng trách nhiệm quản lý, có trường được ủy quyền cho LĐLĐ tỉnh quản lý, có đơn vị chuyển về đơn vị trực thuộc LĐLĐ tỉnh. Nguồn NSNN báo cáo trực tiếp TLĐLĐ Việt Nam, trong khi nguồn thu sự nghiệp do LĐLĐ tỉnh phê duyệt, thẩm định nhưng không có chức năng thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh, dẫn đến công tác phê duyệt quyết toán, báo cáo tài chính chưa có cấp nào phê duyệt tổng thể, khó kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trường nghề.
Tại các DN, qua kiểm toán chi tiết tại LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành và kiểm toán tổng hợp tại TLĐLĐ Việt Nam cho thấy, hoạt động của các DN chưa hiệu quả, lỗ lũy kế qua nhiều năm. Đặc biệt, tại Công ty TNHH MTV Du lịch công đoàn (do TLĐLĐ Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ) hoạt động chưa hiệu quả; các khoản công nợ còn nợ đọng nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm; quản lý các khoản đầu tư chưa hiệu quả (kết quả kinh doanh lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2019 là 70,8 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 49,7 tỷ đồng; đơn vị không bảo toàn được vốn theo quy định của Chính phủ).
Quản lý và sử dụng đất đai chưa hiệu quả
Liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản, theo Báo cáo, Công đoàn các cấp TLĐLĐ Việt Nam đang quản lý và sử dụng 505 cơ sở nhà đất, trong đó có 329 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chiếm 65%); 176 cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận, chiếm 35%; tổng diện tích đất quản lý và sử dụng là 2.148.786m2. Qua kiểm toán chi tiết cho thấy, các đơn vị thuộc Tổng Liên đoàn chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời việc rà soát, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc Nhà nước theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP. Đến thời điểm 31/12/2019 mới có 114/505 cơ sở nhà đất đã thực hiện rà soát, kê khai, sắp xếp lại nhà đất (tương đương 22,5%), trong đó mới có 99 cơ sở nhà đất đã được Bộ Tài chính phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà đất.
Đặc biệt, một số đơn vị thuộc TLĐLĐ Việt Nam sử dụng tài sản đất chưa đúng quy định, liên kết, hợp tác góp vốn kinh doanh có nguy cơ mất kiểm soát về quản lý diện tích đất được giao. Điển hình là LĐLĐ tỉnh Bình Phước được UBND tỉnh giao 32.503,2m2 đất để thực hiện đề án xây dựng nhà trẻ tại các khu công nghiệp và thống nhất chủ trương xã hội hóa xây dựng nhà trẻ mẫu giáo phục vụ công nhân lao động. Tuy nhiên, LĐLĐ tỉnh chưa lập đề án liên kết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; ký hợp đồng tham gia góp vốn liên doanh, liên kết để thực hiện đề án trong thời gian 50 năm tại Khu công nghiệp Đồng Xoài I và Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú vượt thời gian hoạt động của khu công nghiệp và quyết định giao đất của UBND tỉnh, dẫn đến nguy cơ mất kiểm soát về quản lý diện tích đất được giao. Đồng thời, LĐLĐ tỉnh Bình Phước xây dựng kế hoạch liên doanh, liên kết trên cơ sở phương án thành lập mới và giải thể trường mầm non công lập nằm trên phần diện tích đất được giao là chưa đúng phê duyệt của UBND tỉnh. Việc giải thể trường mầm non công lập để thành lập trường tư thục sẽ không đảm bảo đời sống cho người lao động do mức thu học phí cao. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh Bình Phước góp vốn bằng quyền sử dụng đất (20% tổng giá trị dự án tại Khu công nghiệp Đồng Xoài I) chưa đúng quy định của Luật Đất đai…
Một số sai sót khác cũng được KTNN chỉ ra, đó là ký hợp đồng cho thuê đất, tài sản trên đất nhưng giá cho thuê chưa thực hiện đấu thầu, chưa tham khảo giá cho thuê trên thị trường để có căn cứ đưa ra đơn giá cho thuê phù hợp. Các đơn vị sự nghiệp, kinh tế trực thuộc LĐLĐ một số tỉnh, thành phố, công đoàn T.Ư ký hợp đồng cho thuê, liên doanh liên kết chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, chưa xây dựng phương án sử dụng tài sản nhà đất liên kết, hợp tác kinh doanh, cho thuê... LĐLĐ TP. Hà Nội ký hợp đồng liên doanh liên kết có một số điều khoản chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của khu đất và trách nhiệm trong việc liên doanh khai thác khu đất theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; LĐLĐ tỉnh Đồng Nai có tới 4 cơ sở trong tình trạng không sử dụng.
Cũng theo đánh giá của KTNN, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố quản lý nhà văn hóa, khách sạn, nhà hàng hầu hết nằm trên vị trí đắc địa, các khu du lịch, nghỉ mát song sử dụng không hiệu quả, chưa chứng minh được việc phục vụ cho người lao động, hoạt động thua lỗ…/.
Đ.Khoa
(Báo Kiểm toán số 44/2021)
Đánh giá về hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ) Việt Nam và Liên đoàn lao động (LĐLĐ) các tỉnh, thành phố, kết quả kiểm toán của KTNN chỉ rõ, công tác quản lý các đơn vị sự nghiệp còn lỏng lẻo, thiếu hành lang pháp lý, các đơn vị hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt, KTNN đã phát hiện nhiều bất cập trong công tác quản lý tài sản đất đai, trụ sở làm việc; nhất là nguy cơ mất kiểm soát về quản lý đất đai.
![](/noidung/tintuc/PublishingImages/2021/quản%20ly%20tai%20chinh_20211105174818.jpg)
Hoạt động của Kiểm toán viên nhà nước tại thực địa
Đơn vị sự nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, chủ yếu dựa vào ngân sách
Theo Báo cáo kiểm toán, TLĐLĐ Việt Nam có 12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó có 9/12 đơn vị được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ NSNN và tài chính công đoàn. Qua kiểm toán tổng hợp cho thấy, có 4/12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc tại TLĐLĐ Việt Nam có hoạt động kinh tế nộp về TLĐLĐ Việt Nam với tổng số nộp trong năm là hơn 13,9 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà khách TLĐLĐ có nộp về cho TLĐLĐ Việt Nam 10 tỷ đồng trả nợ vay song Nhà khách chưa cung cấp được hồ sơ chứng minh đây là số vay phải trả.
Tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố, kết quả kiểm toán chỉ ra, hầu hết các đơn vị chưa xây dựng phương án tự chủ, dự toán hằng năm, dẫn đến một số LĐLĐ tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ chưa phù hợp. Các đơn vị hoạt động chưa hiệu quả, chưa chủ động tổ chức các hoạt động cho công đoàn viên, chủ yếu hoạt động kinh doanh, nguồn kinh phí hoạt động cho bộ máy và quản lý hành chính chủ yếu do các LĐLĐ tỉnh, thành phố cấp hỗ trợ. Các LĐLĐ tỉnh cũng chưa rà soát, đánh giá hoạt động, hiệu quả để sắp xếp các đơn vị này.
Đối với các trường nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, tính đến ngày 31/12/2019, hệ thống tổ chức công đoàn có 32 đơn vị. Theo báo cáo đánh giá phân loại để sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và kết quả kiểm toán chi tiết cho thấy, một số trường trung cấp và các trung tâm hoạt động kém hiệu quả, chủ yếu là đào tạo các lớp sơ cấp, chưa đủ điều kiện dạy và học về cơ sở vật chất, giáo viên cơ hữu theo quy định. Một số ngành nghề đào tạo khó khăn trong công tác tuyển sinh, có trường chưa triển khai hoạt động do chưa được cấp phép dạy nghề. Đáng nói, một số trường nghề, trung tâm dạy nghề gần như không hoạt động, nguồn thu chủ yếu là từ hỗ trợ NSNN và nguồn tài chính công đoàn của LĐLĐ tỉnh, thành phố; nguồn cho thuê cơ sở vật chất. Một số trường nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu việc làm chưa xây dựng phương án tự chủ, dự toán hằng năm để giao theo hướng tự chủ, giảm dần sự hỗ trợ từ nguồn NSNN và nguồn tài chính công đoàn.
Cũng theo kết quả kiểm toán, do phân cấp quản lý còn chồng chéo, chưa rõ ràng trách nhiệm quản lý, có trường được ủy quyền cho LĐLĐ tỉnh quản lý, có đơn vị chuyển về đơn vị trực thuộc LĐLĐ tỉnh. Nguồn NSNN báo cáo trực tiếp TLĐLĐ Việt Nam, trong khi nguồn thu sự nghiệp do LĐLĐ tỉnh phê duyệt, thẩm định nhưng không có chức năng thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh, dẫn đến công tác phê duyệt quyết toán, báo cáo tài chính chưa có cấp nào phê duyệt tổng thể, khó kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trường nghề.
Tại các DN, qua kiểm toán chi tiết tại LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành và kiểm toán tổng hợp tại TLĐLĐ Việt Nam cho thấy, hoạt động của các DN chưa hiệu quả, lỗ lũy kế qua nhiều năm. Đặc biệt, tại Công ty TNHH MTV Du lịch công đoàn (do TLĐLĐ Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ) hoạt động chưa hiệu quả; các khoản công nợ còn nợ đọng nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm; quản lý các khoản đầu tư chưa hiệu quả (kết quả kinh doanh lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2019 là 70,8 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 49,7 tỷ đồng; đơn vị không bảo toàn được vốn theo quy định của Chính phủ).
Quản lý và sử dụng đất đai chưa hiệu quả
Liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản, theo Báo cáo, Công đoàn các cấp TLĐLĐ Việt Nam đang quản lý và sử dụng 505 cơ sở nhà đất, trong đó có 329 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chiếm 65%); 176 cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận, chiếm 35%; tổng diện tích đất quản lý và sử dụng là 2.148.786m2. Qua kiểm toán chi tiết cho thấy, các đơn vị thuộc Tổng Liên đoàn chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời việc rà soát, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc Nhà nước theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP. Đến thời điểm 31/12/2019 mới có 114/505 cơ sở nhà đất đã thực hiện rà soát, kê khai, sắp xếp lại nhà đất (tương đương 22,5%), trong đó mới có 99 cơ sở nhà đất đã được Bộ Tài chính phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà đất.
Đặc biệt, một số đơn vị thuộc TLĐLĐ Việt Nam sử dụng tài sản đất chưa đúng quy định, liên kết, hợp tác góp vốn kinh doanh có nguy cơ mất kiểm soát về quản lý diện tích đất được giao. Điển hình là LĐLĐ tỉnh Bình Phước được UBND tỉnh giao 32.503,2m2 đất để thực hiện đề án xây dựng nhà trẻ tại các khu công nghiệp và thống nhất chủ trương xã hội hóa xây dựng nhà trẻ mẫu giáo phục vụ công nhân lao động. Tuy nhiên, LĐLĐ tỉnh chưa lập đề án liên kết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; ký hợp đồng tham gia góp vốn liên doanh, liên kết để thực hiện đề án trong thời gian 50 năm tại Khu công nghiệp Đồng Xoài I và Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú vượt thời gian hoạt động của khu công nghiệp và quyết định giao đất của UBND tỉnh, dẫn đến nguy cơ mất kiểm soát về quản lý diện tích đất được giao. Đồng thời, LĐLĐ tỉnh Bình Phước xây dựng kế hoạch liên doanh, liên kết trên cơ sở phương án thành lập mới và giải thể trường mầm non công lập nằm trên phần diện tích đất được giao là chưa đúng phê duyệt của UBND tỉnh. Việc giải thể trường mầm non công lập để thành lập trường tư thục sẽ không đảm bảo đời sống cho người lao động do mức thu học phí cao. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh Bình Phước góp vốn bằng quyền sử dụng đất (20% tổng giá trị dự án tại Khu công nghiệp Đồng Xoài I) chưa đúng quy định của Luật Đất đai…
Một số sai sót khác cũng được KTNN chỉ ra, đó là ký hợp đồng cho thuê đất, tài sản trên đất nhưng giá cho thuê chưa thực hiện đấu thầu, chưa tham khảo giá cho thuê trên thị trường để có căn cứ đưa ra đơn giá cho thuê phù hợp. Các đơn vị sự nghiệp, kinh tế trực thuộc LĐLĐ một số tỉnh, thành phố, công đoàn T.Ư ký hợp đồng cho thuê, liên doanh liên kết chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, chưa xây dựng phương án sử dụng tài sản nhà đất liên kết, hợp tác kinh doanh, cho thuê... LĐLĐ TP. Hà Nội ký hợp đồng liên doanh liên kết có một số điều khoản chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của khu đất và trách nhiệm trong việc liên doanh khai thác khu đất theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; LĐLĐ tỉnh Đồng Nai có tới 4 cơ sở trong tình trạng không sử dụng.
Cũng theo đánh giá của KTNN, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố quản lý nhà văn hóa, khách sạn, nhà hàng hầu hết nằm trên vị trí đắc địa, các khu du lịch, nghỉ mát song sử dụng không hiệu quả, chưa chứng minh được việc phục vụ cho người lao động, hoạt động thua lỗ…/.
Đ.Khoa
(Báo Kiểm toán số 44/2021)