14/04/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Bảo đảm tiến độ, tăng cường kiểm soát để nâng cao chất lượng kiểm toánThời gian qua, cùng với việc đảm bảo tiến độ các cuộc kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán (KHKT) được phê duyệt, công tác kiểm toán tiếp tục được các đơn vị quan tâm chuẩn bị từ sớm, từ xa, song song với việc kiểm soát chất lượng kiểm toán, từ đó góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ kiểm toán trọng tâm
Trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, song với tinh thần quyết tâm, trách nhiệm và chủ động cao, toàn ngành KTNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, nổi bật là trong công tác kiểm toán. Bước vào năm 2022, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Tổng Kiểm toán nhà nước đã có văn bản chỉ đạo kịp thời để tổ chức kiểm toán, giúp các đoàn kiểm toán chủ động, linh hoạt trong việc bố trí nhân sự kiểm toán, vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo hoàn thành KHKT.
Đề cập đến việc thực hiện KHKT năm 2022 tại cuộc họp giao ban quý II của KTNN diễn ra ngày 12/4, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Vũ Ngọc Tuấn cho biết, tính đến hết quý I, lãnh đạo KTNN đã xét duyệt 91/233 KHKT, triển khai 85 đoàn kiểm toán, kết thúc 35 đoàn kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các đoàn kiểm toán đã bám sát KHKT, các văn bản của Ngành, đảm bảo tiến độ, chất lượng cũng như tuân thủ các mẫu biểu kiểm toán. Kết quả một số cuộc kiểm toán được lãnh đạo KTNN đánh giá cao về tính tuân thủ, chất lượng, hiệu quả đạt được.
Đáng chú ý, ngay từ sớm KTNN xác định rõ các nhiệm vụ kiểm toán trọng tâm và tập trung chuẩn bị, thực hiện một số cuộc kiểm toán có tính chất trọng điểm của Ngành. Đơn cử, để triển khai cuộc kiểm toán chuyên đề “Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ” (cuộc kiểm toán chuyên đề về các nguồn lực phòng, chống dịch) đạt chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo để tổ chức chỉ đạo thống nhất trong toàn Ngành. Đồng thời, trước khi triển khai thực hiện cuộc kiểm toán, KTNN đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan, các chuyên gia trong và ngoài ngành về đề cương kiểm toán. Đến nay, KTNN đã kết thúc kiểm toán tại các Bộ, ngành, địa phương và đã báo cáo Chủ tịch Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội về một số kết quả kiểm toán chủ yếu.
Đề cập đến cuộc kiểm toán này, ông Lê Tùng Lâm - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III (đơn vị chủ trì thực hiện cuộc kiểm toán) - cho biết, đến thời điểm hiện tại, các nội dung liên quan đến cuộc kiểm toán đang được triển khai theo đúng tiến độ đề ra. Hiện, các đơn vị kiểm toán đang phối hợp với các vụ chức năng thực hiện đánh giá, rà soát các bước cuối trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét dự thảo báo cáo kiểm toán.
Đề cập đến cuộc kiểm toán từ xa - cuộc kiểm toán thí điểm của Ngành được thực hiện trên môi trường số, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VI Trần Văn Hảo cho biết, xác định tính chất, vai trò quan trọng của cuộc kiểm toán, KTNN chuyên ngành VI đã và đang phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam - đơn vị được kiểm toán, trao đổi dữ liệu để sàng lọc, đánh giá, phục vụ cho cuộc kiểm toán. “Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tính chất mới của cuộc kiểm toán, lại diễn ra trên môi trường số, song đơn vị quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao” - ông Hảo nhấn mạnh.
Tăng cường kiểm soát toàn diện, từ sớm
Trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm toán, bên cạnh việc đảm bảo tiến độ các cuộc kiểm toán, các đơn vị kiểm toán cũng đặc biệt chú trọng đến việc kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT), qua đó nhằm phát hiện, khắc phục kịp thời những thiếu sót để nâng cao chất lượng kiểm toán.
Xác định công tác KSCLKT đóng vai trò rất quan trọng và được thực hiện song song trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VI Vũ Khánh Toàn cho biết, quan điểm này đã được quán triệt trong toàn đơn vị. Đơn cử như đối với cuộc kiểm toán chuyên đề về các nguồn lực phòng, chống dịch, ngoài việc tổ chức kiểm soát thường xuyên tại đoàn, tổ kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán, đơn vị đang phối hợp với Vụ Chế độ và KSCLKT rà soát những bước cuối cùng một cách thận trọng, trước khi tổng hợp kết quả kiểm toán.
Nhằm đảm bảo chất lượng hiệu quả cao nhất của công tác KSCLKT, Vụ Chế độ và KSCLKT cho biết, tương tự công tác kiểm toán, các kế hoạch kiểm soát cho từng cuộc kiểm toán được chuẩn bị từ rất sớm, kỹ lưỡng, nhờ đó, quá trình kiểm soát gặp nhiều thuận lợi. Hiện, Vụ đang triển khai nhiệm vụ kiểm soát theo kế hoạch đối với các đoàn kiểm toán (giám sát hoạt động kiểm toán 85 cuộc, kiểm soát trực tiếp 3 cuộc, kiểm soát đột xuất 2 cuộc). Đặc biệt, để đảm bảo sự chính xác cao trong báo cáo kiểm toán, Vụ trưởng Lê Đức Luận đề xuất cần tăng cường kiểm soát hồ sơ trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, đồng thời khẳng định Vụ “sẵn sàng phối hợp với các đơn vị kiểm toán thực hiện nhiệm vụ này ngay từ các cuộc kiểm toán đang tiến hành, mục tiêu chung là nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán”.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị kiểm toán khẩn trương phát hành báo cáo kiểm toán các cuộc kiểm toán đã kết thúc, nhất là cuộc kiểm toán chuyên đề về các nguồn lực phòng, chống dịch phải được tổng hợp để báo cáo Quốc hội trước ngày 30/5/2022.
Đối với các cuộc kiểm toán đang triển khai, Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu các đơn vị kiểm toán phải đặc biệt chú trọng đến các đánh giá, kiến nghị kiểm toán; phải đảm bảo có bằng chứng kèm theo, bởi “đây chính là cơ sở để các đơn vị được kiểm toán “tâm phục khẩu phục” chấp hành thực hiện kiến nghị kiểm toán”. Đi liền với việc đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm toán của đoàn kiểm toán, các đơn vị kiểm toán cũng cần quan tâm đến công tác KSCLKT, tăng cường kiểm soát đột xuất, kiểm soát chéo trong từng tổ, đoàn kiểm toán và coi đây là giải pháp rất quan trọng giúp nâng cao chất lượng kiểm toán, nhất là trong bối cảnh KTNN ngày càng được Đảng, Quốc hội tin tưởng giao nhiều trọng trách, cũng như phải đối diện với nhiều rủi ro, thách thức như hiện nay.
Nhấn mạnh các đơn vị kiểm toán cần đồng thời chuẩn bị cho công tác triển khai các cuộc kiểm toán đợt 02/2022 theo phương án được duyệt, Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu các đơn vị cần đặc biệt chú trọng nâng cao hơn chất lượng khảo sát lập KHKT; xác định rõ phạm vi, nội dung, thời gian kiểm toán để bố trí nhân sự cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, tránh rủi ro kiểm toán; tiếp tục đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN./.
Nguyễn Lộc
(Báo Kiểm toán số 15/2022)
Thời gian qua, cùng với việc đảm bảo tiến độ các cuộc kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán (KHKT) được phê duyệt, công tác kiểm toán tiếp tục được các đơn vị quan tâm chuẩn bị từ sớm, từ xa, song song với việc kiểm soát chất lượng kiểm toán, từ đó góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.
Quang cảnh cuộc họp giao ban quý II/2020
Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ kiểm toán trọng tâm
Trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, song với tinh thần quyết tâm, trách nhiệm và chủ động cao, toàn ngành KTNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, nổi bật là trong công tác kiểm toán. Bước vào năm 2022, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Tổng Kiểm toán nhà nước đã có văn bản chỉ đạo kịp thời để tổ chức kiểm toán, giúp các đoàn kiểm toán chủ động, linh hoạt trong việc bố trí nhân sự kiểm toán, vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo hoàn thành KHKT.
Đề cập đến việc thực hiện KHKT năm 2022 tại cuộc họp giao ban quý II của KTNN diễn ra ngày 12/4, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Vũ Ngọc Tuấn cho biết, tính đến hết quý I, lãnh đạo KTNN đã xét duyệt 91/233 KHKT, triển khai 85 đoàn kiểm toán, kết thúc 35 đoàn kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các đoàn kiểm toán đã bám sát KHKT, các văn bản của Ngành, đảm bảo tiến độ, chất lượng cũng như tuân thủ các mẫu biểu kiểm toán. Kết quả một số cuộc kiểm toán được lãnh đạo KTNN đánh giá cao về tính tuân thủ, chất lượng, hiệu quả đạt được.
Đáng chú ý, ngay từ sớm KTNN xác định rõ các nhiệm vụ kiểm toán trọng tâm và tập trung chuẩn bị, thực hiện một số cuộc kiểm toán có tính chất trọng điểm của Ngành. Đơn cử, để triển khai cuộc kiểm toán chuyên đề “Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ” (cuộc kiểm toán chuyên đề về các nguồn lực phòng, chống dịch) đạt chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo để tổ chức chỉ đạo thống nhất trong toàn Ngành. Đồng thời, trước khi triển khai thực hiện cuộc kiểm toán, KTNN đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan, các chuyên gia trong và ngoài ngành về đề cương kiểm toán. Đến nay, KTNN đã kết thúc kiểm toán tại các Bộ, ngành, địa phương và đã báo cáo Chủ tịch Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội về một số kết quả kiểm toán chủ yếu.
Đề cập đến cuộc kiểm toán này, ông Lê Tùng Lâm - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III (đơn vị chủ trì thực hiện cuộc kiểm toán) - cho biết, đến thời điểm hiện tại, các nội dung liên quan đến cuộc kiểm toán đang được triển khai theo đúng tiến độ đề ra. Hiện, các đơn vị kiểm toán đang phối hợp với các vụ chức năng thực hiện đánh giá, rà soát các bước cuối trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét dự thảo báo cáo kiểm toán.
Đề cập đến cuộc kiểm toán từ xa - cuộc kiểm toán thí điểm của Ngành được thực hiện trên môi trường số, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VI Trần Văn Hảo cho biết, xác định tính chất, vai trò quan trọng của cuộc kiểm toán, KTNN chuyên ngành VI đã và đang phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam - đơn vị được kiểm toán, trao đổi dữ liệu để sàng lọc, đánh giá, phục vụ cho cuộc kiểm toán. “Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tính chất mới của cuộc kiểm toán, lại diễn ra trên môi trường số, song đơn vị quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao” - ông Hảo nhấn mạnh.
Tăng cường kiểm soát toàn diện, từ sớm
Trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm toán, bên cạnh việc đảm bảo tiến độ các cuộc kiểm toán, các đơn vị kiểm toán cũng đặc biệt chú trọng đến việc kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT), qua đó nhằm phát hiện, khắc phục kịp thời những thiếu sót để nâng cao chất lượng kiểm toán.
Xác định công tác KSCLKT đóng vai trò rất quan trọng và được thực hiện song song trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VI Vũ Khánh Toàn cho biết, quan điểm này đã được quán triệt trong toàn đơn vị. Đơn cử như đối với cuộc kiểm toán chuyên đề về các nguồn lực phòng, chống dịch, ngoài việc tổ chức kiểm soát thường xuyên tại đoàn, tổ kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán, đơn vị đang phối hợp với Vụ Chế độ và KSCLKT rà soát những bước cuối cùng một cách thận trọng, trước khi tổng hợp kết quả kiểm toán.
Nhằm đảm bảo chất lượng hiệu quả cao nhất của công tác KSCLKT, Vụ Chế độ và KSCLKT cho biết, tương tự công tác kiểm toán, các kế hoạch kiểm soát cho từng cuộc kiểm toán được chuẩn bị từ rất sớm, kỹ lưỡng, nhờ đó, quá trình kiểm soát gặp nhiều thuận lợi. Hiện, Vụ đang triển khai nhiệm vụ kiểm soát theo kế hoạch đối với các đoàn kiểm toán (giám sát hoạt động kiểm toán 85 cuộc, kiểm soát trực tiếp 3 cuộc, kiểm soát đột xuất 2 cuộc). Đặc biệt, để đảm bảo sự chính xác cao trong báo cáo kiểm toán, Vụ trưởng Lê Đức Luận đề xuất cần tăng cường kiểm soát hồ sơ trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, đồng thời khẳng định Vụ “sẵn sàng phối hợp với các đơn vị kiểm toán thực hiện nhiệm vụ này ngay từ các cuộc kiểm toán đang tiến hành, mục tiêu chung là nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán”.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị kiểm toán khẩn trương phát hành báo cáo kiểm toán các cuộc kiểm toán đã kết thúc, nhất là cuộc kiểm toán chuyên đề về các nguồn lực phòng, chống dịch phải được tổng hợp để báo cáo Quốc hội trước ngày 30/5/2022.
Đối với các cuộc kiểm toán đang triển khai, Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu các đơn vị kiểm toán phải đặc biệt chú trọng đến các đánh giá, kiến nghị kiểm toán; phải đảm bảo có bằng chứng kèm theo, bởi “đây chính là cơ sở để các đơn vị được kiểm toán “tâm phục khẩu phục” chấp hành thực hiện kiến nghị kiểm toán”. Đi liền với việc đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm toán của đoàn kiểm toán, các đơn vị kiểm toán cũng cần quan tâm đến công tác KSCLKT, tăng cường kiểm soát đột xuất, kiểm soát chéo trong từng tổ, đoàn kiểm toán và coi đây là giải pháp rất quan trọng giúp nâng cao chất lượng kiểm toán, nhất là trong bối cảnh KTNN ngày càng được Đảng, Quốc hội tin tưởng giao nhiều trọng trách, cũng như phải đối diện với nhiều rủi ro, thách thức như hiện nay.
Nhấn mạnh các đơn vị kiểm toán cần đồng thời chuẩn bị cho công tác triển khai các cuộc kiểm toán đợt 02/2022 theo phương án được duyệt, Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu các đơn vị cần đặc biệt chú trọng nâng cao hơn chất lượng khảo sát lập KHKT; xác định rõ phạm vi, nội dung, thời gian kiểm toán để bố trí nhân sự cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, tránh rủi ro kiểm toán; tiếp tục đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN./.
Nguyễn Lộc
(Báo Kiểm toán số 15/2022)