Kiểm toán ngân sách địa phương năm 2021 của tỉnh Phú Thọ - Kiến nghị xử lý tài chính gần 270 tỷ đồng

26/11/2022
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

(sav.gov.vn) – Mới đây Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã công khai kết quả kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2021 của tỉnh Phú Thọ.

Cuộc kiểm toán nhằm xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính NSĐP

Báo cáo kiểm toán của KTNN nêu rõ, năm 2021, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cố gắng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành dự toán Ngân sách nhà nước (NSNN). Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh, công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh cùng với sự nỗ lực của các ngành, các câp chính quyền địa phương, việc quản lý sử dụng nguồn lực NSNN được quản lý linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo việc thực hiện toàn diện nhiệm vụ chính trị của địa phương, dự toán ngân sách năm 2021. Các đơn vị đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, tuân thủ quy định của Luật NSNN cho thời kỳ ổn định ngân sách mới, Luật Phòng chống, tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
 
Qua quá trình kiểm toán, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 269.408,3 triệu đồng, bao gồm: Tăng thu NSNN 2.261,1 triệu đồng; thu hồi, giảm chi NSNN 262.372,4 triệu đồng; giảm lỗ phát sinh 4.072,6 triệu đồng; giảm lỗ chuyến kỳ sau 702,2 triệu đồng; kiến nghị khác 3.965,5 triệu đồng.
 
KTNN cũng kiến nghị UBND tỉnh Phú Thọ chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Cụ thể:

Chấn chỉnh rút kinh nghiệm trong việc lập dự toán dự phòng ngân sách chưa đảm bảo tỷ lệ theo quy định khoản 1 Điều 10 của Luật NSNN số 83/2015/QH13; thực hiện trích số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm thực hiện nhiệm vụ đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định.
 
Chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với tồn tại trong việc tổ chức thu tiền sử dụng đất; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đon vị có liên quan thực hiện thu tiền sử dụng đất theo đúng quy định tại Điều 13 của TTLT 14/2015/TTLT- BTNMT-BTP và Điều 12 của TTLT số 88/2016/TTLT-BTC-BTNMT.
 
Kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc phê duyệt mở rộng chiều rộng mặt đường của Dự án cải tạo, sửa chữa tuyến đường Châu Phong thuộc Dự án cải tạo, sửa chữa một số tuyến đuờng nội thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, đường Nguyễn Tất Thành và đường Châu Phong chưa phù hợp với quy hoạch được duyệt; công tác xác định hình thức “chào hàng cạnh tranh” nhưng chưa được bố trí đủ vốn thực hiện gói thầu theo quy định của Sở Xây dựng.
 
Bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, Quỹ Bảo vệ môi trường đảm bảo đủ mức vốn điều lệ quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
 
KTNN cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tổng hợp xác định số nợ xây dựng cơ bản (XDCB), tham mưu cho UBND tỉnh cân đối bố trí vốn để thanh toán dứt điểm theo quy định của pháp luật về đầu tư công; đôn đốc các đơn vị đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư; tham mưu UBND tỉnh cân đối bố trí vốn đầu tư thu hồi vốn ứng trước nguồn NSĐP từ năm 2020 trở về trước, số tiền 212.974 triệu đồng.
 
Chỉ đạo Sở Tài chính kiểm tra, rà soát nội dung, thời gian thu vào tài khoản tạm giữ trên 39.596,7 triệu đồng để xử lý theo quy định; thực hiện kiến nghị của KTNN đã kiến nghị tại báo cáo kiểm toán năm 2020 nhưng đến thời điểm kiểm toán chưa thực hiện đối với khoản thu tiền sử dụng đối với các quỹ đất dôi dư cũa Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đất ven đường dẫn lên các nút giao là 34.816 triệu đồng.
 
Chỉ đạo các huyện Hạ Hòa, Thanh Thủy chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc chưa thực hiện trích hoặc trích thu tiền sử dụng đất; huyện Đoan Hùng, huyện Phù Ninh trích chưa đủ 10% số thu tiền sử dụng đất để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dừ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
 
Cân đối bố trí vốn để thanh toán dứt điểm nợ XDCB theo quy định của pháp luật, đồng thời chấn chỉnh việc quản lý thực hiện dự án còn để nợ XDCB tại thành phố Việt Trì; các huyện: Phù Ninh, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Lâm Thao, cẩm Khê, Tam Nông, Tân Son, Thanh Son, Yên Lập; chấn chỉnh việc quản lý thực hiện dự án còn để nợ khối lượng hoàn thành tại Ban quản lý các khu công nghiệp; Sở Xây dựng.
 
Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thu hồi kinh phí còn dư của năm 2021 về quỹ 249,8 triệu đồng, thu tiền dịch vụ môi trường rừng đảm bảo quy định khoản 2 Điều 59 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, số tiền 353,7 triệu đồng. Thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2021 về niên độ ngân sách năm 2020 nhưng chưa thực hiện là 303,2 triệu đồng.
 
Chỉ đạo Quỹ Phát triển đất bổ sung số lãi tiền gửi ngân hàng từ những năm trước vào vốn điều lệ của Quỹ theo quy định là 12 triệu đồng; chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc cho ứng vốn vượt mức theo quy định khoản 1 Điều 5 của Quyết định số 17/2012/QĐ-HĐQL.
 
Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước Phú Thọ phối hợp, đôn đốc các chủ đầu tư để thu hồi 17.558,3 triệu đồng của 48 dự án vốn thanh toán vượt so với giá trị quyết toán được duyệt của 44 dự án cấp tỉnh là 17.385,9 triệu đồng; thành phổ Việt Trì, 04 dự án là 172,4 triệu đồng. Có văn bản gửi Kho bạc nhà nước Trung ương hướng dẫn hạch toán ngân sách đối với vốn của Dự án thành phần sửa chữa, nâng cao an toàn đập tỉnh Phú Thọ, thuộc Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) 17.944,5 triệu đồng đã nộp trả ngân sách Trung ương theo kiến nghị của KTNN.
 
Chỉ đạo các huyện thực hiện nộp trả ngân sách cấp trên đối với kế hoạch vốn được ngân sách tỉnh, huyện bổ sung có mục tiêu hoặc hủy kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 nếu không được HĐND tỉnh cho phép chuyển nguồn sang năm 2022 tiếp tục thực hiện gồm: Thành phố Việt Trì 39.915,2 triệu đồng, huyện Phù Ninh 1.444,2 triệu đồng, huyện Hạ Hòa 3.611 triệu đồng, huyện Đoan Hùng 9.791 triệu đồng.
 
KTNN cũng đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ sửa đổi một số văn bản pháp luật: Văn bản số 113/2015/UBND-TH2 “về việc khấu trừ và nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 2% trên số tiền thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh” để phù họp với điểm a khoản 5 Điều 13 của Thông tư số 80/2021/TT-BTC; Sửa đổi, điều chỉnh Điều 15 của Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND cho phù họp với các quy định pháp luật hiện hành; sửa đổi khoản 1 Điều 5 của Quyết định số 17/2012/QĐ-HĐQL về mức ứng vốn cho các dự án cho phù hợp./.
 
Cuộc Kiểm toán NSĐP năm 2021 của tỉnh Phú Thọ được phê duyệt tại Quyết định 478/QĐ-KTNN ngày 12/4/2022 của KTNN, do KTNN Khu vực VII chủ trì, thực hiện trong thời hạn 55 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm toán.

Cuộc kiểm toán nhằm xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính NSĐP, báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành của đơn vị được kiểm toán; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện các cơ chế, chính sách còn bất cập; phát hiện kịp thời các sai phạm, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
 
Phạm vi kiểm toán: Năm 2021 và các thời kỳ trước, sau có liên quan của các đơn vị được kiếm toán.

Kiểm toán tổng hợp tại: Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thuế; Kho bạc nhà nước của tỉnh Phú Thọ
Kiểm toán chi tiết tại một số dự án của: Thành phố Việt Trì; Các huyện Thanh Thủy, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Phù Ninh
Kiểm toán chi tiết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại các huyện Tân Sơn, Lâm Thao, Cẩm Khê, Tam Nông, Yên Lập, Thanh Sơn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ.

Ngọc Bích
 

Xem thêm »