10/08/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước(sav.gov.vn) - Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN), Ban Chấp hành Đảng bộ KTNN đã ban hành Nghị quyết số 90-NQ/ĐU ngày 19/2/2021 về “Lãnh đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động của Ngành (trong đó việc tăng cường ứng dụng CNTT là cơ bản) giai đoạn 2020 - 2025”.Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, các hoạt động ứng dụng CNTT của KTNN được triển khai thực hiện bám sát Chiến lược phát triển và kiến trúc tổng thể CNTT của KTNN giai đoạn 2019-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của KTNN; Nghị quyết số 90-NQ/ĐU và Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 về phát triển CNTT và công nghệ cao thuộc Kế hoạch thực hiện hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, hoạt động ứng dụng CNTT và công nghệ cao trong hoạt động của KTNN đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trong hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hiện nay KTNN đã xây dựng được hệ thống mạng, 02 Trung tâm dữ liệu (TTDL) gồm TTDL chính với khoảng hơn 500 thiết bị vật lý, với các thiết bị, giải pháp hiện đại, đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật cho các ứng dụng và dịch vụ mạng của KTNN. TTDL chính và dự phòng được nâng cấp, bổ sung hạ tầng phù hợp với lộ trình triển khai các cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng; hạ tầng CNTT được từng bước chuyển đổi, hiện đại hóa trên nền điện toán đám mây. Năm 2022, đã xây dựng hoàn thành và đưa Trung tâm điều hành, giám sát tập trung vào hoạt động đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát toàn bộ hệ thống CNTT của Ngành.
KTNN cũng đã trang bị các phần mềm thương mại cho máy tính cá nhân để đảm bảo tính ổn định, an toàn cho các máy tính của cán bộ, công chức, viên chức.
Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 17 phòng họp trực tuyến được khai thác hiệu quả, đã góp phần tiết kiệm chi phí trong tổ chức các cuộc họp, hội nghị, đào tạo trong Ngành.
Hạ tầng dữ liệu của KTNN đã ngày càng hoàn thiện. KTNN đã triển khai tích hợp, kết nối liên thông dữ liệu giữa các phần mềm nội bộ của KTNN để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất; triển khai hệ thống xác thực quản lý người dùng tập trung, người dùng chỉ cần một tài khoản duy nhất để đăng nhập vào hệ thống. KTNN đã ban hành 21 danh mục dùng chung cho toàn bộ hệ thống để thống nhất về bộ danh mục trong các phần mềm nội bộ của KTNN, đặc biệt là quản lý hơn 84.000 danh mục đơn vị được kiểm toán để làm cơ sở liên kết dữ liệu trên toàn bộ hệ thống phục vụ việc tổng hợp, tìm kiếm, khai thác thông tin phục vụ hoạt động kiểm toán.
Năm 2022, KTNN đã triển khai chính thức Cổng trao đổi thông tin nhằm tăng cường trao đổi dữ liệu số giữa KTNN với các đơn vị được kiểm toán; tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị được kiểm toán gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí theo quy định. Đây là kênh trao đổi thông tin hai chiều giữa KTNN với đơn vị được kiểm toán; giúp các đơn vị được kiểm toán kịp thời nắm bắt kế hoạch kiểm toán, kết quả kiểm toán và theo dõi tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị mình; đồng thời cũng là kênh thông tin để KTNN tiếp nhận các khiếu nại kiểm toán và thông tin, dữ liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp phục vụ hoạt động kiểm toán.
KTNN cũng đã triển khai thực hiện kết nối, trao đổi dữ liệu với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Quy chế trao đổi thông tin, dữ liệu giữa hai cơ quan. Từ năm 2018 đến nay, KTNN đã tổ chức thực hiện số hóa hồ sơ kiểm toán với trên 870 cuộc, hơn 10,6 triệu trang tài liệu các loại, tạo lập cơ sở dữ liệu về hồ sơ kiểm toán điện tử để phục vụ quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ kiểm toán, từng bước hình thành dữ liệu lớn của KTNN. Bên cạnh đó, đã thực hiện số hóa văn bản hành chính của các đơn vị trực thuộc KTNN…
KTNN tổ chức tạo lập cơ sở dữ liệu về đấu thầu, cơ sở dữ liệu Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán từ năm 2018 đến năm 2021 nhằm hỗ trợ đơn vị thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên tin tra cứu thông tin về tài chính, hoạt động mua sắm của đơn vị được kiểm toán trong hoạt động kiểm toán.
Hiện nay, KTNN đã đưa vào hoạt động 38 phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán; 12 phần mềm phục vụ quản lý điều hành và 09 phần mềm hỗ trợ quản trị, vận hành phần mềm. Từ năm 2020, KTNN cũng đã triển khai ứng dụng hỗ trợ điều hành trên thiết bị di động (App mobile), giúp cán bộ, công chức xử lý, tra cứu văn bản, tra cứu các thông tin về hoạt động kiểm toán, cán bộ, văn bản quy phạm pháp luật, lịch họp… nhanh chóng, kịp thời; ứng dụng hệ thống họp không giấy trong hoạt động quản lý điều hành, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngành và giảm chi phí hành chính.
Trong những năm gần đây, hoạt động đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng luôn được quan tâm và triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống CNTT của KTNN.
Hoạt kiểm toán CNTT do KTNN chuyên ngành VII chủ trì hoạt động kiểm toán CNTT. KTNN chuyên ngành VII đã triển khai các cuộc kiểm toán chuyên đề CNTT trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đảm bảo mỗi năm ít nhất 01 cuộc kiểm toán. Trong năm 2023, thực hiện Quyết định phê duyệt Phương án tổ chức kiểm toán năm 2023 của các đơn vị trực thuộc KTNN, KTNN chuyên ngành VII đã triển khai kiểm toán chuyên đề về việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm CNTT, các hoạt động thuê dịch vụ CNTT tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; kiểm toán chuyên đề việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm CNTT, các hoạt động thuê dịch vụ CNTT giai đoạn 2020-2022 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; một số các KTNN chuyên ngành và khu vực đã triển khai kiểm toán CNTT lồng ghép vào một số cuộc kiểm toán do KTNN chuyên ngành II, III; KTNN khu vực XI thực hiện.
Công tác xây dựng cơ chế, chính sách được rất quan tâm, KTNN đã tiến hành xây dựng Chiến lược, kế hoạch về ứng dụng CNTT; các chiến lược, kế hoạch về CNTT là cơ sở để KTNN triển khai các hoạt động CNTT hàng năm và trung hạn; kiến trúc cơ sở dữ liệu KTNN; hệ thống văn bản quản lý về ứng dụng CNTT; các Quy chế trao đổi thông tin, dữ liệu với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt nam; xây dựng Quy định về trách nhiệm cung cấp dữ liệu điện tử của các đơn vị được kiểm toán; xây dựng hướng dẫn kiểm toán CNTT…
KTNN luôn tập trung phát triển, đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đang xây dựng đề án tổ chức lại Trung tâm Tin học thành Cục Chuyển đổi số và dữ liệu kiểm toán; liên tục xây dựng triển khai các chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng và đội ngũ CNTT nói riêng.
Mặc dù thông qua việc thực hiện Nghị quyết, ứng dụng CNTT của Ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, Đảng ủy KTNN cũng nhìn nhận việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của KTNN vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như:
Chưa khai thác, phát huy được tối đa tính năng, lợi ích, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong công việc; các đơn vị chưa thật sự đánh giá đúng tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như hoạt động kiểm toán…
Mặc dù đã xây dựng được nhiều ứng dụng CNTT áp dụng vào hoạt động của Ngành, tuy nhiên các phần mềm hiện nay mới chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ công tác quản lý điều hành nội bộ. Đối với hoạt động kiểm toán mới ứng dụng CNTT vào một số khâu, chưa đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ kiểm toán, đặc biệt xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hai khâu cốt lõi của Ngành là lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
Việc cung cấp dữ liệu điện tử, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu điện tử của các đơn vị được kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn; dữ liệu điện tử thu thập thông qua cuộc kiểm toán chưa được lưu trữ tập trung mà lưu trữ tại máy tính cá nhân của Kiểm toán viên.
Đối với Kiểm toán CNTT và ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động kiểm toán, mặc dù bước đầu đã đạt được những kết quả, tuy nhiên, Kiểm toán CNTT và ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động kiểm toán đang đặt ra khó khăn, thách thức.
Nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT tại Trung tâm tin học (TTTH) của KTNNN cũng như tại các đơn vị còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong hoạt động của Ngành. Công tác đào tạo CNTT của Ngành cũng còn hạn chế, đặc biệt là việc đào tạo kiểm toán viên trong khai thác, xử lý dữ liệu điện tử từ các hệ thống thông tin của các đơn vị được kiểm toán.
Việc cung cấp dữ liệu điện tử, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu điện tử của các đơn vị được kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn do thiếu chế tài quy định cung cấp dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán...
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm hoàn thành các mục tiêu ứng dụng CNTT đã đề ra, Đảng ủy KTNN đã đề ra các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện trong thời gian tới:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tới toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường ứng dụng CNTT của công chức, viên chức và người lao động KTNN; tăng cường áp dụng CNTT, công nghệ cao vào công tác kiểm toán, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động kiểm toán của KTNN.
Tăng cường sự phối hợp của các đơn vị trong quá trình xây dựng các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán.
Thành lập các nhóm công tác gồm cán bộ TTTH và cán bộ nghiệp vụ của đơn vị để triển khai công tác đôn đốc, thu thập, chuẩn hóa dữ liệu điện tử phuc vụ hoạt động kiểm toán để từng bước làm giàu kho dữ liệu của KTNN. Trước mắt năm 2023, thành lập tổ công tác để đôn đốc, thu thập các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán.
Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT tại các đơn vị; tiếp tục duy trì, thực hiện tốt công tác đánh giá, xếp hạng ứng dụng CNTT tại các đơn vị trực thuộc.
Ưu tiên việc xây dựng, hoàn thiện hạ tầng dữ liệu phục vụ hoạt động kiểm toán. Thực hiện mở rộng việc kết nối, trao đổi dữ liệu số với các Bộ, ngành, đơn vị được kiểm toán; tiếp tục thực hiện số hóa, tích hợp, tạo lập dữ liệu. Năm 2023 đưa vào sử dụng hiệu quả CSDL về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, dự toán ngân sách và Hệ thống thông tin đấu thầu, mua sắm công. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hoạt động kiểm toán.
Tiếp tục nghiên cứu đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách, các văn bản dưới luật để đảm bảo môi trường pháp lý cho việc truy cập, khai thác dữ liệu trên các CSDL quốc gia và dữ liệu điện tử các bộ, ngành, địa phương.
Tiếp tục xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành và hoạt động kiểm toán của KTNN theo hướng tập trung, đồng bộ, tích hợp, chia sẻ, liên thông. Kịp thời nâng cấp, mở rộng các phần mềm hiện có để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, cũng như hoạt động quản lý, điều hành.
Tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, trong đó lấy việc bảo vệ dữ liệu làm trọng tâm, triển khai các chính sách và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, an ninh mạng cho cán bộ, công chức của KTNN.
Tăng cường đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức; tập trung đào tạo kỹ năng làm chủ công nghệ, năng lực xử lý, phân tích dữ liệu thông qua việc áp dụng các phần mềm, công nghệ số trong tác nghiệp kiểm toán…/.
Ngọc Bích
(sav.gov.vn) - Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN), Ban Chấp hành Đảng bộ KTNN đã ban hành Nghị quyết số 90-NQ/ĐU ngày 19/2/2021 về “Lãnh đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động của Ngành (trong đó việc tăng cường ứng dụng CNTT là cơ bản) giai đoạn 2020 - 2025”.
KTNN chú trọng ứng dụng CNTT trong hoạt động của Ngành
Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, các hoạt động ứng dụng CNTT của KTNN được triển khai thực hiện bám sát Chiến lược phát triển và kiến trúc tổng thể CNTT của KTNN giai đoạn 2019-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của KTNN; Nghị quyết số 90-NQ/ĐU và Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 về phát triển CNTT và công nghệ cao thuộc Kế hoạch thực hiện hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, hoạt động ứng dụng CNTT và công nghệ cao trong hoạt động của KTNN đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trong hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hiện nay KTNN đã xây dựng được hệ thống mạng, 02 Trung tâm dữ liệu (TTDL) gồm TTDL chính với khoảng hơn 500 thiết bị vật lý, với các thiết bị, giải pháp hiện đại, đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật cho các ứng dụng và dịch vụ mạng của KTNN. TTDL chính và dự phòng được nâng cấp, bổ sung hạ tầng phù hợp với lộ trình triển khai các cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng; hạ tầng CNTT được từng bước chuyển đổi, hiện đại hóa trên nền điện toán đám mây. Năm 2022, đã xây dựng hoàn thành và đưa Trung tâm điều hành, giám sát tập trung vào hoạt động đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát toàn bộ hệ thống CNTT của Ngành.
KTNN cũng đã trang bị các phần mềm thương mại cho máy tính cá nhân để đảm bảo tính ổn định, an toàn cho các máy tính của cán bộ, công chức, viên chức.
Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 17 phòng họp trực tuyến được khai thác hiệu quả, đã góp phần tiết kiệm chi phí trong tổ chức các cuộc họp, hội nghị, đào tạo trong Ngành.
Hạ tầng dữ liệu của KTNN đã ngày càng hoàn thiện. KTNN đã triển khai tích hợp, kết nối liên thông dữ liệu giữa các phần mềm nội bộ của KTNN để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất; triển khai hệ thống xác thực quản lý người dùng tập trung, người dùng chỉ cần một tài khoản duy nhất để đăng nhập vào hệ thống. KTNN đã ban hành 21 danh mục dùng chung cho toàn bộ hệ thống để thống nhất về bộ danh mục trong các phần mềm nội bộ của KTNN, đặc biệt là quản lý hơn 84.000 danh mục đơn vị được kiểm toán để làm cơ sở liên kết dữ liệu trên toàn bộ hệ thống phục vụ việc tổng hợp, tìm kiếm, khai thác thông tin phục vụ hoạt động kiểm toán.
Năm 2022, KTNN đã triển khai chính thức Cổng trao đổi thông tin nhằm tăng cường trao đổi dữ liệu số giữa KTNN với các đơn vị được kiểm toán; tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị được kiểm toán gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí theo quy định. Đây là kênh trao đổi thông tin hai chiều giữa KTNN với đơn vị được kiểm toán; giúp các đơn vị được kiểm toán kịp thời nắm bắt kế hoạch kiểm toán, kết quả kiểm toán và theo dõi tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị mình; đồng thời cũng là kênh thông tin để KTNN tiếp nhận các khiếu nại kiểm toán và thông tin, dữ liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp phục vụ hoạt động kiểm toán.
KTNN cũng đã triển khai thực hiện kết nối, trao đổi dữ liệu với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Quy chế trao đổi thông tin, dữ liệu giữa hai cơ quan. Từ năm 2018 đến nay, KTNN đã tổ chức thực hiện số hóa hồ sơ kiểm toán với trên 870 cuộc, hơn 10,6 triệu trang tài liệu các loại, tạo lập cơ sở dữ liệu về hồ sơ kiểm toán điện tử để phục vụ quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ kiểm toán, từng bước hình thành dữ liệu lớn của KTNN. Bên cạnh đó, đã thực hiện số hóa văn bản hành chính của các đơn vị trực thuộc KTNN…
KTNN tổ chức tạo lập cơ sở dữ liệu về đấu thầu, cơ sở dữ liệu Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán từ năm 2018 đến năm 2021 nhằm hỗ trợ đơn vị thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên tin tra cứu thông tin về tài chính, hoạt động mua sắm của đơn vị được kiểm toán trong hoạt động kiểm toán.
Hiện nay, KTNN đã đưa vào hoạt động 38 phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán; 12 phần mềm phục vụ quản lý điều hành và 09 phần mềm hỗ trợ quản trị, vận hành phần mềm. Từ năm 2020, KTNN cũng đã triển khai ứng dụng hỗ trợ điều hành trên thiết bị di động (App mobile), giúp cán bộ, công chức xử lý, tra cứu văn bản, tra cứu các thông tin về hoạt động kiểm toán, cán bộ, văn bản quy phạm pháp luật, lịch họp… nhanh chóng, kịp thời; ứng dụng hệ thống họp không giấy trong hoạt động quản lý điều hành, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngành và giảm chi phí hành chính.
Trong những năm gần đây, hoạt động đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng luôn được quan tâm và triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống CNTT của KTNN.
Hoạt kiểm toán CNTT do KTNN chuyên ngành VII chủ trì hoạt động kiểm toán CNTT. KTNN chuyên ngành VII đã triển khai các cuộc kiểm toán chuyên đề CNTT trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đảm bảo mỗi năm ít nhất 01 cuộc kiểm toán. Trong năm 2023, thực hiện Quyết định phê duyệt Phương án tổ chức kiểm toán năm 2023 của các đơn vị trực thuộc KTNN, KTNN chuyên ngành VII đã triển khai kiểm toán chuyên đề về việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm CNTT, các hoạt động thuê dịch vụ CNTT tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; kiểm toán chuyên đề việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm CNTT, các hoạt động thuê dịch vụ CNTT giai đoạn 2020-2022 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; một số các KTNN chuyên ngành và khu vực đã triển khai kiểm toán CNTT lồng ghép vào một số cuộc kiểm toán do KTNN chuyên ngành II, III; KTNN khu vực XI thực hiện.
Công tác xây dựng cơ chế, chính sách được rất quan tâm, KTNN đã tiến hành xây dựng Chiến lược, kế hoạch về ứng dụng CNTT; các chiến lược, kế hoạch về CNTT là cơ sở để KTNN triển khai các hoạt động CNTT hàng năm và trung hạn; kiến trúc cơ sở dữ liệu KTNN; hệ thống văn bản quản lý về ứng dụng CNTT; các Quy chế trao đổi thông tin, dữ liệu với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt nam; xây dựng Quy định về trách nhiệm cung cấp dữ liệu điện tử của các đơn vị được kiểm toán; xây dựng hướng dẫn kiểm toán CNTT…
KTNN luôn tập trung phát triển, đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đang xây dựng đề án tổ chức lại Trung tâm Tin học thành Cục Chuyển đổi số và dữ liệu kiểm toán; liên tục xây dựng triển khai các chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng và đội ngũ CNTT nói riêng.
Mặc dù thông qua việc thực hiện Nghị quyết, ứng dụng CNTT của Ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, Đảng ủy KTNN cũng nhìn nhận việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của KTNN vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như:
Chưa khai thác, phát huy được tối đa tính năng, lợi ích, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong công việc; các đơn vị chưa thật sự đánh giá đúng tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như hoạt động kiểm toán…
Mặc dù đã xây dựng được nhiều ứng dụng CNTT áp dụng vào hoạt động của Ngành, tuy nhiên các phần mềm hiện nay mới chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ công tác quản lý điều hành nội bộ. Đối với hoạt động kiểm toán mới ứng dụng CNTT vào một số khâu, chưa đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ kiểm toán, đặc biệt xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hai khâu cốt lõi của Ngành là lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
Việc cung cấp dữ liệu điện tử, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu điện tử của các đơn vị được kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn; dữ liệu điện tử thu thập thông qua cuộc kiểm toán chưa được lưu trữ tập trung mà lưu trữ tại máy tính cá nhân của Kiểm toán viên.
Đối với Kiểm toán CNTT và ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động kiểm toán, mặc dù bước đầu đã đạt được những kết quả, tuy nhiên, Kiểm toán CNTT và ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động kiểm toán đang đặt ra khó khăn, thách thức.
Nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT tại Trung tâm tin học (TTTH) của KTNNN cũng như tại các đơn vị còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong hoạt động của Ngành. Công tác đào tạo CNTT của Ngành cũng còn hạn chế, đặc biệt là việc đào tạo kiểm toán viên trong khai thác, xử lý dữ liệu điện tử từ các hệ thống thông tin của các đơn vị được kiểm toán.
Việc cung cấp dữ liệu điện tử, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu điện tử của các đơn vị được kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn do thiếu chế tài quy định cung cấp dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán...
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm hoàn thành các mục tiêu ứng dụng CNTT đã đề ra, Đảng ủy KTNN đã đề ra các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện trong thời gian tới:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tới toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường ứng dụng CNTT của công chức, viên chức và người lao động KTNN; tăng cường áp dụng CNTT, công nghệ cao vào công tác kiểm toán, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động kiểm toán của KTNN.
Tăng cường sự phối hợp của các đơn vị trong quá trình xây dựng các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán.
Thành lập các nhóm công tác gồm cán bộ TTTH và cán bộ nghiệp vụ của đơn vị để triển khai công tác đôn đốc, thu thập, chuẩn hóa dữ liệu điện tử phuc vụ hoạt động kiểm toán để từng bước làm giàu kho dữ liệu của KTNN. Trước mắt năm 2023, thành lập tổ công tác để đôn đốc, thu thập các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán.
Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT tại các đơn vị; tiếp tục duy trì, thực hiện tốt công tác đánh giá, xếp hạng ứng dụng CNTT tại các đơn vị trực thuộc.
Ưu tiên việc xây dựng, hoàn thiện hạ tầng dữ liệu phục vụ hoạt động kiểm toán. Thực hiện mở rộng việc kết nối, trao đổi dữ liệu số với các Bộ, ngành, đơn vị được kiểm toán; tiếp tục thực hiện số hóa, tích hợp, tạo lập dữ liệu. Năm 2023 đưa vào sử dụng hiệu quả CSDL về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, dự toán ngân sách và Hệ thống thông tin đấu thầu, mua sắm công. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hoạt động kiểm toán.
Tiếp tục nghiên cứu đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách, các văn bản dưới luật để đảm bảo môi trường pháp lý cho việc truy cập, khai thác dữ liệu trên các CSDL quốc gia và dữ liệu điện tử các bộ, ngành, địa phương.
Tiếp tục xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành và hoạt động kiểm toán của KTNN theo hướng tập trung, đồng bộ, tích hợp, chia sẻ, liên thông. Kịp thời nâng cấp, mở rộng các phần mềm hiện có để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, cũng như hoạt động quản lý, điều hành.
Tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, trong đó lấy việc bảo vệ dữ liệu làm trọng tâm, triển khai các chính sách và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, an ninh mạng cho cán bộ, công chức của KTNN.
Tăng cường đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức; tập trung đào tạo kỹ năng làm chủ công nghệ, năng lực xử lý, phân tích dữ liệu thông qua việc áp dụng các phần mềm, công nghệ số trong tác nghiệp kiểm toán…/.
Ngọc Bích