31/12/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023; chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023; chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tỉnh Khánh Hòa(sav.gov.vn) - Qua kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023; chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023; chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tỉnh Khánh Hòa, Kiểm toán nhà nước (KTNN) kiến nghị xử lý tài chính hơn 273,1 tỷ đồng (bao gồm tăng thu ngân sách hơn 2,1 tỷ đồng; giảm dự toán, giảm thanh toán năm sau hơn 3 tỷ đồng; thu hồi kinh phí thừa hơn 267,8 tỷ đồng); kiến nghị khác hơn 189,7 tỷ đồng. KTNN vừa hoàn thành báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023; chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023; chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tỉnh Khánh Hòa. KTNN đánh giá, năm 2023, mặc dù còn nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Khánh Hoà tiếp tục ổn định và phát triển. Các cấp, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2023. UBND tỉnh đã bám sát chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh tập trung xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch, phương án điều hành cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, về cơ bản địa phương đã chấp hành theo quy định của pháp luật, chính sách, chế độ trong quản lý điều hành thu, chi NSNN; tuân thủ các quy định của Luật NSNN 2015, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán cho thấy địa phương còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình điều hành ngân sách.
Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023
Trong công tác thu ngân sách, kết quả kiểm toán chỉ rõ, dự toán khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, cổ tức, lợi nhuận sau thuế của tỉnh Khánh Hòa chưa thể hiện sự phấn đấu tăng thu từ khâu lập dự toán theo quy định tại tiết d khoản 1 Điều 13 Thông tư số 47/2022/TT-BTC.
Tổng số thuế nợ đọng tại ngày 31/12/2023, tỷ lệ nợ có khả năng thu và tỷ lệ thu nợ có khả năng thu năm 2022 chuyển qua chưa đạt chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao; chỉ tiêu thu nợ về thuế, phí tại các Chi cục thuế trực thuộc không đạt; việc xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh còn chậm.
Ngoài ra, địa phương chưa hạch toán thu NSNN đối với khoản tạm thu 2 tỷ đồng đã đủ điều kiện nộp vào NSNN.
Đối với công tác chi đầu tư XDCB, kết quả kiểm toán cho thấy địa phương chậm xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2023 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; còn trường hợp chưa lựa chọn danh mục và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án từ đầu năm; chưa ưu tiên bố trí đủ vốn cho dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng; chưa ưu tiên bố trí vốn cho dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; bố trí vốn cho dự án khởi công mới chưa bảo đảm đủ vốn để hoàn thành theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt; bố trí vốn 31,2 tỷ đồng cho dự án chưa sát thực tế dẫn đến không thực hiện được hoặc có tỷ lệ giải ngân rất thấp, dự án ODA cấp phát và vốn vay lại Chính phủ phải xin điều chỉnh giảm vốn, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 đạt tỷ lệ giải ngân thấp; tỷ lệ giải ngân thấp hơn nhiều so với mức Thủ tướng Chính phủ giao.
Tỉnh bố trí nguồn xổ số kiến thiết 23,8 tỷ đồng để hoàn trả ứng trước tiền thuê đất đã nộp cho các nhà đầu tư tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh là chưa phù hợp.
Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn nhiều lần; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn cho dự án không sát thực tế dẫn đến phải xin kéo dài thời gian thực hiện giải ngân; còn điều chỉnh kế hoạch vốn sau ngày 15/11 năm kế hoạch.
Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của Tỉnh đạt thấp (chỉ đạt 69% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm phấn đấu trên 95%).
Đối với chi thường xuyên, Tỉnh Khánh Hòa giao dự toán từ nguồn thu sử dụng đất 30 tỷ đồng để bố trí trong lĩnh vực chi thường xuyên không đúng theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 78/2022/TT-BTC; UBND tỉnh ban hành Công văn số 785/STC-HCSN ngày 18/02/2013 không đúng thẩm quyền; giao dự toán hỗ trợ kinh phí nhân viên cấp dưỡng, bảo mẫu, cán bộ quản lý phục vụ công tác bán trú cho học sinh tiểu học là con em đồng bào dân tộc thiểu số hơn 6,4 tỷ đồng cho các huyện không có trong định mức chi do HĐND tỉnh ban hành; giao dự toán ngoài định mức kinh phí hoạt động Đảng hơn 3,5 tỷ đồng theo Quyết định 99/QĐ-TW cho cấp huyện không đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị quyết số 27/2022/NQ-HĐND; giao thừa dự toán tiền lương và định mức hoạt động đơn vị sự nghiệp phân bổ theo biên chế cho thành phố Nha Trang hơn 2,8 tỷ đồng.
Mặt khác, địa phương chưa nộp trả NSTW nguồn kinh phí hết nhiệm vụ chi hơn 265,8 tỷ đồng nguồn chính sách an sinh xã hội theo điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định số 127/QĐ-TTg.
Trích lập thiếu nguồn CCTL 135,9 tỷ đồng từ nguồn tăng thu năm 2023 theo điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư số 76/2023/TT-BTC.
Còn số dư tạm ứng, ứng trước ngân sách quá hạn chưa thu hồi.
Trong công tác kế toán, quyết toán ngân sách, kết quả kiểm toán chỉ rõ trong kết dư ngân sách tỉnh còn hạch toán khoản kinh phí hết nhiệm vụ chi hơn 59,7 tỷ đồng hoàn trả NSTW đã hoàn trả trong năm 2024.
Một số đơn vị chưa thực hiện hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách đối với các khoản viện trợ không hoàn lại theo quy định.
Chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023
Kết quả kiểm toán cho thấy, UBND tỉnh Khánh Hòa chưa ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Sở Tài nguyên và Môi trường chưa tham mưu cho UBND Tỉnh cũng như chưa hoàn thành một số trách nhiệm được UBND Tỉnh giao trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Sở Tài chính chưa sử dụng toàn bộ số thu từ phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoảng sản giai đoạn 2021-2023 để hỗ trợ nhiệm vụ bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định với số tiền hơn 53,1 tỷ đồng; chưa bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương từ nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
UBND tỉnh Khánh Hòa chưa thực hiện phân loại, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư công cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2021- 2023 đối với nguồn vốn ngân sách trung ương; còn điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công sau thời điểm ngày 15/11 chưa phù hợp quy định (UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND huyện Vạn Ninh).
Nhiều dự án liên quan đến môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu còn chưa được triển khai, chậm triển khai hoặc phải dừng trển khai.
Chưa kịp thời thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện một số gói thầu xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định (thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh); một số xã phường chưa nộp trả ngân sách cấp trên (thành phố Nha Trang, thị xã Ninh Hoà) kinh phí thừa hết nhiệm vụ chi hơn 2 tỷ đồng.
Nghị quyết số 28/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh Khánh Hòa có quy định nội dung chi của sự nghiệp kinh tế khác tại cấp xã bao gồm hoạt động thu gom và xử lý rác thải là không phù hợp với quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Luật NSNN năm 2015.
Chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tại tỉnh Khánh Hoà
Kết quả kiểm toán chỉ rõ, công tác lập dự toán thu còn chưa có căn cứ, chưa thuyết minh cơ sở tính toán và xây dựng phương án sử dụng; không phân bổ hết dự toán cho các đơn vị trực thuộc ngay từ đầu năm mà giữ lại phân bổ hết trong năm; kinh phí quỹ lương quyết toán còn thừa chưa nộp trả NSNN 221 triệu đồng; phương án tự chủ giai giai đoạn 2022 - 2024 do các đơn vị lập được Sở Tài chính thẩm định và Sở Y tế phê duyệt đều xác định chưa đúng nguồn thu và các khoản chi; Sở Y tế tỉnh ban hành các quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2022 - 2024 cho các đơn vị sự nghiệp y tế trực không đúng thẩm quyền (thẩm quyền thuộc về UBND tỉnh).
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh: còn để xảy ra tình trạng công nợ tồn lâu, chưa có biện pháp xử lý dứt điểm; chưa làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm đối với các khoản viện phí mà cơ quan BHXH từ chối thanh toán; áp dụng thu giá khám chữa bệnh BHYT theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT chưa kịp thời; chậm rà soát, điều chỉnh để niêm yết kịp thời giá thu bệnh nhân khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu quy định; xây dựng cơ cấu giá dịch vụ giường theo yêu cầu có thêm yếu tố chi phí thuế TNDN 2% trong giá dịch vụ.
Tại thời điểm kiểm toán, các bệnh viện chưa thực hiện kê khai và nộp thuế TNDN đối với khoản thu khám chữa bệnh thuộc BHYT và không thuộc BHYT thanh toán theo khung giá quy định của Nhà nước; một số bệnh viện chưa kê khai đầy đủ thuế GTGT và thuế TNDN và chưa nộp tiền thuê đất đối với diện tích đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tổng số tiền 182 triệu đồng; chưa thực hiện các thủ tục chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ giao đất không thu tiền sang thuê đất trả tiền hàng năm.
Chưa làm thủ tục trình và được cấp có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với 10 máy thở VFS-410 và 04 máy tạo oxy được tài trợ; ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị chậm; một số bệnh viện chưa chuyển số dư quỹ dự phòng ổn định thu nhập đã trích lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ vào quỹ bổ sung thu nhập; chênh lệch thu lớn hơn chi năm 2023 còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định không bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp mà theo dõi riêng.
Tại phụ lục 2 khung giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế còn có sự bất hợp lý về giá tối đa và giá tối thiểu đối với một số dịch vụ; tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 13/2023/TT-BYT quy định chi phí trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì có chi phí dự phòng rủi ro, tuy nhiên Bộ Y tế không có hướng dẫn cụ thể căn cứ xác định và việc quản lý và sử dụng chi phí này; tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 4 Thông tư số 128/2011/TT-BTC ngày 12/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế GTGT và thuế TNDN đối với cơ sở y tế công lập chưa phù hợp Luật thuế TNDN và Luật Giá.
Kiến nghị kiểm toán
Đối với UBND tỉnh Khánh Hòa:
Qua kết quả kiểm toán, KTNN kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa:
(1) Chỉ đạo các đơn vị thực hiện xử lý tài chính hơn 273,1 tỷ đồng (tăng thu NSNN hơn 2,1 tỷ đồng; giảm dự toán, giảm thanh toán năm sau hơn 3 tỷ đồng; thu hồi kinh phí thừa hơn 267,8 tỷ đồng); kiến nghị khác hơn 189,7 tỷ đồng.
(2) Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể cá nhân có liên quan trọng công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công
Xem xét, xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân có liên quan trọng việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt tỷ lệ thấp và xếp loại yếu (Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông) theo tiêu chí đánh giá đã ban hành.
(3) KTNN đề nghị UBND tỉnh Khánh Hoà và các đơn vị trực thuộc được kiểm toán chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với hạn chế, tồn tại đã được nêu trong BCKT, đồng thời kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công:
- UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh quyết định đối với nội dung chi cho cho đội ngũ nhân viên cấp dưỡng, bảo mẫu, cán bộ quản lý phục vụ bán trú cho học sinh tiểu học là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo các chế độ, chính sách đảm bảo đúng quy định của Luật NSNN.
- UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh xem xét quyết định đối với việc chi kinh phí hoạt động Đảng theo Quyết định 99/QĐ-TW cho cấp huyện (chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng) số tiền hơn 3,5 tỷ đồng không đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị quyết số 27/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh Khánh Hòa.
- Chỉ đạo các chủ khoản viện trợ trực thuộc tỉnh rà soát và thực hiện ghi thu, ghi chi các khoản viện trợ không hoàn lại đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP.
- Sở Tài chính đôn đốc, thu hồi số tạm ứng, ứng trước ngân sách; Kho bạc nhà nước Khánh Hòa đôn đốc, thu hồi tạm ứng theo chế độ quá hạn chưa thu hồi đảm bảo theo quy định pháp luật.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn (phần vốn tỉnh còn thiếu) và chỉ đạo các huyện, xã bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 51 Luật Đầu tư công.
- Sở Tài chính tỉnh Khánh Hoà tham mưu UBND Tỉnh định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và khoản 7 Điều 73 Luật Giá số 16/2023/QH15 ngày 19/6/2023 sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu UBND Tỉnh thực hiện phân loại, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư công cho biến đổi khí hậu đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương theo quy định tại điểm 1.4.2 Quyết định số 1085/QĐ-BKHĐT ngày 16/7/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương có liên quan đôn đốc tiến độ, rà soát, báo cáo UBND Tỉnh khả năng thực hiện đối với 04 dự án chưa triển khai thực hiện, 04 dự án dừng triển khai thực hiện, 01 dự án chậm tiến độ và 02 dự án” đang triển khai thực hiện nằm trong danh mục đầu tư thuộc kế hoạch bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh để xử lý theo quy định, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
- Sở Tài chính, Sở Y tế rà soát, điều chỉnh phương án tự chủ giai đoạn 2022-2024 và tham mưu ban hành quyết định giao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế công lập đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư số 56/2022/TT-BTC.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà phối hợp các đơn vị liên quan làm thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với 10 máy thở VFS-410 và 04 máy tạo oxy được tài trợ theo quy định.
- UBND tỉnh chỉ đạo triển khai việc cho thuê đất, chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất và thu tiền thuê đất đối với Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa theo quy định của pháp luật.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa, Trung tâm Y tế huyện Diên Khánh, Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang làm việc với cơ quan thuế để thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan; kịp thời phản ánh vướng mắc (nếu có) với cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn xử lý theo quy định của pháp luật.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang thực hiện chuyển số dư quỹ dự phòng ổn định thu nhập đã trích lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ vào quỹ bổ sung thu nhập; Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang bổ sung phần chênh lệch thu lớn hơn chi năm 2023 còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Đối với HĐND tỉnh Khánh Hòa:
KTNN kiến nghị rà soát, sửa đổi tiết d khoản 9 Phần C Điều 2 Nghị quyết số 28/2022/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND Tỉnh về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách ở địa phương năm 2023 và thời kỳ ổn định ngân sách 2023-2025 quy định nội dung chi của sự nghiệp kinh tế khác tại cấp xã bao gồm hoạt động thu gom và xử lý rác thải không phù hợp với quy định do hoạt động xử lý chất thải rắn (bao gồm cả các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn, đốt chất thải rắn và khắc phục ô nhiễm chất rắn) được sử dụng, phản ánh, hạch toán vào sự nghiệp bảo vệ môi trường (Loại 250), không được phản ánh vào sự nghiệp kinh tế.
Đối với Bộ Y tế
KTNN kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể cơ sở xác định và việc quản lý và sử dụng chi phí dự phòng rủi ro trong cơ cấu giá dịch vụ khám chữa bệnh quy định tại Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước, làm cơ sở cho các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện.
Điều chỉnh, sửa đổi giá tối đa và tối thiểu đối với cùng một dịch vụ quặn gây mê 01 mi, 02 mi, 03 mi, 04 mi và phẫu thuật tháo nẹp vít sau kết hợp xương một bên tại Phụ lục 02 khung giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu của Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp cho phù hợp.
Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường
KTNN kiến nghị ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Khoản 5 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
Đối với Bộ Tài chính
KTNN kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết bất cập về giá dịch vụ, bao gồm cả nội dung về thuế TNDN đối với hoạt động y tế công lập, để sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất trên cả nước.
Hà Linh
(sav.gov.vn) - Qua kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023; chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023; chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tỉnh Khánh Hòa, Kiểm toán nhà nước (KTNN) kiến nghị xử lý tài chính hơn 273,1 tỷ đồng (bao gồm tăng thu ngân sách hơn 2,1 tỷ đồng; giảm dự toán, giảm thanh toán năm sau hơn 3 tỷ đồng; thu hồi kinh phí thừa hơn 267,8 tỷ đồng); kiến nghị khác hơn 189,7 tỷ đồng.
Một góc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: nguồn Internet.
KTNN vừa hoàn thành báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023; chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023; chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tỉnh Khánh Hòa. KTNN đánh giá, năm 2023, mặc dù còn nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Khánh Hoà tiếp tục ổn định và phát triển. Các cấp, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2023. UBND tỉnh đã bám sát chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh tập trung xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch, phương án điều hành cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, về cơ bản địa phương đã chấp hành theo quy định của pháp luật, chính sách, chế độ trong quản lý điều hành thu, chi NSNN; tuân thủ các quy định của Luật NSNN 2015, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán cho thấy địa phương còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình điều hành ngân sách.
Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023
Trong công tác thu ngân sách, kết quả kiểm toán chỉ rõ, dự toán khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, cổ tức, lợi nhuận sau thuế của tỉnh Khánh Hòa chưa thể hiện sự phấn đấu tăng thu từ khâu lập dự toán theo quy định tại tiết d khoản 1 Điều 13 Thông tư số 47/2022/TT-BTC.
Tổng số thuế nợ đọng tại ngày 31/12/2023, tỷ lệ nợ có khả năng thu và tỷ lệ thu nợ có khả năng thu năm 2022 chuyển qua chưa đạt chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao; chỉ tiêu thu nợ về thuế, phí tại các Chi cục thuế trực thuộc không đạt; việc xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh còn chậm.
Ngoài ra, địa phương chưa hạch toán thu NSNN đối với khoản tạm thu 2 tỷ đồng đã đủ điều kiện nộp vào NSNN.
Đối với công tác chi đầu tư XDCB, kết quả kiểm toán cho thấy địa phương chậm xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2023 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; còn trường hợp chưa lựa chọn danh mục và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án từ đầu năm; chưa ưu tiên bố trí đủ vốn cho dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng; chưa ưu tiên bố trí vốn cho dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; bố trí vốn cho dự án khởi công mới chưa bảo đảm đủ vốn để hoàn thành theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt; bố trí vốn 31,2 tỷ đồng cho dự án chưa sát thực tế dẫn đến không thực hiện được hoặc có tỷ lệ giải ngân rất thấp, dự án ODA cấp phát và vốn vay lại Chính phủ phải xin điều chỉnh giảm vốn, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 đạt tỷ lệ giải ngân thấp; tỷ lệ giải ngân thấp hơn nhiều so với mức Thủ tướng Chính phủ giao.
Tỉnh bố trí nguồn xổ số kiến thiết 23,8 tỷ đồng để hoàn trả ứng trước tiền thuê đất đã nộp cho các nhà đầu tư tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh là chưa phù hợp.
Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn nhiều lần; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn cho dự án không sát thực tế dẫn đến phải xin kéo dài thời gian thực hiện giải ngân; còn điều chỉnh kế hoạch vốn sau ngày 15/11 năm kế hoạch.
Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của Tỉnh đạt thấp (chỉ đạt 69% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm phấn đấu trên 95%).
Đối với chi thường xuyên, Tỉnh Khánh Hòa giao dự toán từ nguồn thu sử dụng đất 30 tỷ đồng để bố trí trong lĩnh vực chi thường xuyên không đúng theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 78/2022/TT-BTC; UBND tỉnh ban hành Công văn số 785/STC-HCSN ngày 18/02/2013 không đúng thẩm quyền; giao dự toán hỗ trợ kinh phí nhân viên cấp dưỡng, bảo mẫu, cán bộ quản lý phục vụ công tác bán trú cho học sinh tiểu học là con em đồng bào dân tộc thiểu số hơn 6,4 tỷ đồng cho các huyện không có trong định mức chi do HĐND tỉnh ban hành; giao dự toán ngoài định mức kinh phí hoạt động Đảng hơn 3,5 tỷ đồng theo Quyết định 99/QĐ-TW cho cấp huyện không đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị quyết số 27/2022/NQ-HĐND; giao thừa dự toán tiền lương và định mức hoạt động đơn vị sự nghiệp phân bổ theo biên chế cho thành phố Nha Trang hơn 2,8 tỷ đồng.
Mặt khác, địa phương chưa nộp trả NSTW nguồn kinh phí hết nhiệm vụ chi hơn 265,8 tỷ đồng nguồn chính sách an sinh xã hội theo điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định số 127/QĐ-TTg.
Trích lập thiếu nguồn CCTL 135,9 tỷ đồng từ nguồn tăng thu năm 2023 theo điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư số 76/2023/TT-BTC.
Còn số dư tạm ứng, ứng trước ngân sách quá hạn chưa thu hồi.
Trong công tác kế toán, quyết toán ngân sách, kết quả kiểm toán chỉ rõ trong kết dư ngân sách tỉnh còn hạch toán khoản kinh phí hết nhiệm vụ chi hơn 59,7 tỷ đồng hoàn trả NSTW đã hoàn trả trong năm 2024.
Một số đơn vị chưa thực hiện hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách đối với các khoản viện trợ không hoàn lại theo quy định.
Chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023
Kết quả kiểm toán cho thấy, UBND tỉnh Khánh Hòa chưa ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Sở Tài nguyên và Môi trường chưa tham mưu cho UBND Tỉnh cũng như chưa hoàn thành một số trách nhiệm được UBND Tỉnh giao trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Sở Tài chính chưa sử dụng toàn bộ số thu từ phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoảng sản giai đoạn 2021-2023 để hỗ trợ nhiệm vụ bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định với số tiền hơn 53,1 tỷ đồng; chưa bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương từ nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
UBND tỉnh Khánh Hòa chưa thực hiện phân loại, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư công cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2021- 2023 đối với nguồn vốn ngân sách trung ương; còn điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công sau thời điểm ngày 15/11 chưa phù hợp quy định (UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND huyện Vạn Ninh).
Nhiều dự án liên quan đến môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu còn chưa được triển khai, chậm triển khai hoặc phải dừng trển khai.
Chưa kịp thời thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện một số gói thầu xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định (thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh); một số xã phường chưa nộp trả ngân sách cấp trên (thành phố Nha Trang, thị xã Ninh Hoà) kinh phí thừa hết nhiệm vụ chi hơn 2 tỷ đồng.
Nghị quyết số 28/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh Khánh Hòa có quy định nội dung chi của sự nghiệp kinh tế khác tại cấp xã bao gồm hoạt động thu gom và xử lý rác thải là không phù hợp với quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Luật NSNN năm 2015.
Chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tại tỉnh Khánh Hoà
Kết quả kiểm toán chỉ rõ, công tác lập dự toán thu còn chưa có căn cứ, chưa thuyết minh cơ sở tính toán và xây dựng phương án sử dụng; không phân bổ hết dự toán cho các đơn vị trực thuộc ngay từ đầu năm mà giữ lại phân bổ hết trong năm; kinh phí quỹ lương quyết toán còn thừa chưa nộp trả NSNN 221 triệu đồng; phương án tự chủ giai giai đoạn 2022 - 2024 do các đơn vị lập được Sở Tài chính thẩm định và Sở Y tế phê duyệt đều xác định chưa đúng nguồn thu và các khoản chi; Sở Y tế tỉnh ban hành các quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2022 - 2024 cho các đơn vị sự nghiệp y tế trực không đúng thẩm quyền (thẩm quyền thuộc về UBND tỉnh).
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh: còn để xảy ra tình trạng công nợ tồn lâu, chưa có biện pháp xử lý dứt điểm; chưa làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm đối với các khoản viện phí mà cơ quan BHXH từ chối thanh toán; áp dụng thu giá khám chữa bệnh BHYT theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT chưa kịp thời; chậm rà soát, điều chỉnh để niêm yết kịp thời giá thu bệnh nhân khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu quy định; xây dựng cơ cấu giá dịch vụ giường theo yêu cầu có thêm yếu tố chi phí thuế TNDN 2% trong giá dịch vụ.
Tại thời điểm kiểm toán, các bệnh viện chưa thực hiện kê khai và nộp thuế TNDN đối với khoản thu khám chữa bệnh thuộc BHYT và không thuộc BHYT thanh toán theo khung giá quy định của Nhà nước; một số bệnh viện chưa kê khai đầy đủ thuế GTGT và thuế TNDN và chưa nộp tiền thuê đất đối với diện tích đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tổng số tiền 182 triệu đồng; chưa thực hiện các thủ tục chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ giao đất không thu tiền sang thuê đất trả tiền hàng năm.
Chưa làm thủ tục trình và được cấp có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với 10 máy thở VFS-410 và 04 máy tạo oxy được tài trợ; ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị chậm; một số bệnh viện chưa chuyển số dư quỹ dự phòng ổn định thu nhập đã trích lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ vào quỹ bổ sung thu nhập; chênh lệch thu lớn hơn chi năm 2023 còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định không bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp mà theo dõi riêng.
Tại phụ lục 2 khung giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế còn có sự bất hợp lý về giá tối đa và giá tối thiểu đối với một số dịch vụ; tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 13/2023/TT-BYT quy định chi phí trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì có chi phí dự phòng rủi ro, tuy nhiên Bộ Y tế không có hướng dẫn cụ thể căn cứ xác định và việc quản lý và sử dụng chi phí này; tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 4 Thông tư số 128/2011/TT-BTC ngày 12/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế GTGT và thuế TNDN đối với cơ sở y tế công lập chưa phù hợp Luật thuế TNDN và Luật Giá.
Kiến nghị kiểm toán
Đối với UBND tỉnh Khánh Hòa:
Qua kết quả kiểm toán, KTNN kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa:
(1) Chỉ đạo các đơn vị thực hiện xử lý tài chính hơn 273,1 tỷ đồng (tăng thu NSNN hơn 2,1 tỷ đồng; giảm dự toán, giảm thanh toán năm sau hơn 3 tỷ đồng; thu hồi kinh phí thừa hơn 267,8 tỷ đồng); kiến nghị khác hơn 189,7 tỷ đồng.
(2) Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể cá nhân có liên quan trọng công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công
Xem xét, xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân có liên quan trọng việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt tỷ lệ thấp và xếp loại yếu (Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông) theo tiêu chí đánh giá đã ban hành.
(3) KTNN đề nghị UBND tỉnh Khánh Hoà và các đơn vị trực thuộc được kiểm toán chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với hạn chế, tồn tại đã được nêu trong BCKT, đồng thời kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công:
- UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh quyết định đối với nội dung chi cho cho đội ngũ nhân viên cấp dưỡng, bảo mẫu, cán bộ quản lý phục vụ bán trú cho học sinh tiểu học là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo các chế độ, chính sách đảm bảo đúng quy định của Luật NSNN.
- UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh xem xét quyết định đối với việc chi kinh phí hoạt động Đảng theo Quyết định 99/QĐ-TW cho cấp huyện (chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng) số tiền hơn 3,5 tỷ đồng không đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị quyết số 27/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh Khánh Hòa.
- Chỉ đạo các chủ khoản viện trợ trực thuộc tỉnh rà soát và thực hiện ghi thu, ghi chi các khoản viện trợ không hoàn lại đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP.
- Sở Tài chính đôn đốc, thu hồi số tạm ứng, ứng trước ngân sách; Kho bạc nhà nước Khánh Hòa đôn đốc, thu hồi tạm ứng theo chế độ quá hạn chưa thu hồi đảm bảo theo quy định pháp luật.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn (phần vốn tỉnh còn thiếu) và chỉ đạo các huyện, xã bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 51 Luật Đầu tư công.
- Sở Tài chính tỉnh Khánh Hoà tham mưu UBND Tỉnh định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và khoản 7 Điều 73 Luật Giá số 16/2023/QH15 ngày 19/6/2023 sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu UBND Tỉnh thực hiện phân loại, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư công cho biến đổi khí hậu đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương theo quy định tại điểm 1.4.2 Quyết định số 1085/QĐ-BKHĐT ngày 16/7/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương có liên quan đôn đốc tiến độ, rà soát, báo cáo UBND Tỉnh khả năng thực hiện đối với 04 dự án chưa triển khai thực hiện, 04 dự án dừng triển khai thực hiện, 01 dự án chậm tiến độ và 02 dự án” đang triển khai thực hiện nằm trong danh mục đầu tư thuộc kế hoạch bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh để xử lý theo quy định, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
- Sở Tài chính, Sở Y tế rà soát, điều chỉnh phương án tự chủ giai đoạn 2022-2024 và tham mưu ban hành quyết định giao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế công lập đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư số 56/2022/TT-BTC.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà phối hợp các đơn vị liên quan làm thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với 10 máy thở VFS-410 và 04 máy tạo oxy được tài trợ theo quy định.
- UBND tỉnh chỉ đạo triển khai việc cho thuê đất, chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất và thu tiền thuê đất đối với Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa theo quy định của pháp luật.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa, Trung tâm Y tế huyện Diên Khánh, Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang làm việc với cơ quan thuế để thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan; kịp thời phản ánh vướng mắc (nếu có) với cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn xử lý theo quy định của pháp luật.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang thực hiện chuyển số dư quỹ dự phòng ổn định thu nhập đã trích lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ vào quỹ bổ sung thu nhập; Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang bổ sung phần chênh lệch thu lớn hơn chi năm 2023 còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Đối với HĐND tỉnh Khánh Hòa:
KTNN kiến nghị rà soát, sửa đổi tiết d khoản 9 Phần C Điều 2 Nghị quyết số 28/2022/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND Tỉnh về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách ở địa phương năm 2023 và thời kỳ ổn định ngân sách 2023-2025 quy định nội dung chi của sự nghiệp kinh tế khác tại cấp xã bao gồm hoạt động thu gom và xử lý rác thải không phù hợp với quy định do hoạt động xử lý chất thải rắn (bao gồm cả các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn, đốt chất thải rắn và khắc phục ô nhiễm chất rắn) được sử dụng, phản ánh, hạch toán vào sự nghiệp bảo vệ môi trường (Loại 250), không được phản ánh vào sự nghiệp kinh tế.
Đối với Bộ Y tế
KTNN kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể cơ sở xác định và việc quản lý và sử dụng chi phí dự phòng rủi ro trong cơ cấu giá dịch vụ khám chữa bệnh quy định tại Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước, làm cơ sở cho các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện.
Điều chỉnh, sửa đổi giá tối đa và tối thiểu đối với cùng một dịch vụ quặn gây mê 01 mi, 02 mi, 03 mi, 04 mi và phẫu thuật tháo nẹp vít sau kết hợp xương một bên tại Phụ lục 02 khung giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu của Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp cho phù hợp.
Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường
KTNN kiến nghị ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Khoản 5 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
Đối với Bộ Tài chính
KTNN kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết bất cập về giá dịch vụ, bao gồm cả nội dung về thuế TNDN đối với hoạt động y tế công lập, để sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất trên cả nước.
Hà Linh