21/02/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Phòng ngừa lãng phí, tiêu cực thông qua hoạt động kiểm toán(sav.gov.vn) - Thực hiện chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán và từ nội Ngành, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực IX sẽ tăng cường kiểm toán đánh giá nội dung chấp hành, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chia sẻ với Báo Kiểm toán, Kiểm toán trưởng Trương Đức Thành cho biết, để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đơn vị đặc biệt chú trọng đến việc phát huy vai trò nêu gương của lãnh đạo; thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp đề ra.
Một trong những yêu cầu quan trọng được KTNN đặt ra trong hoạt động kiểm toán, cũng như phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đó là thực hiện tốt vai trò nêu gương của lãnh đạo, đảng viên. Xin ông có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này tại đơn vị?
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Ban cán sự đảng, của Tổng Kiểm toán nhà nước, cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán, đơn vị đã quán triệt thực hiện tốt vai trò nêu gương của người lãnh đạo, quản lý.
Theo đó, mỗi công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị phải tự ý thức trách nhiệm nêu gương của mình trong thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo của cơ quan cấp trên, xứng đáng với sự tin tưởng của lãnh đạo KTNN. Đồng thời, người lãnh đạo, quản lý phải nêu gương trước công chức, người lao động; cũng như với Nhân dân và trong chính gia đình mình. Trong đó, cần chú trọng nêu cao tinh thần “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” theo lời dạy của Bác và theo đúng phương châm của Ngành “công minh - chính trực - nghệ tinh - tâm sáng”, vì người lãnh đạo, quản lý không gương mẫu chính là nguyên nhân sinh ra lãng phí, tiêu cực.
Bên cạnh đó, với tính chất nghề nghiệp có ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực công; mỗi ý kiến kiểm toán đều kéo theo những hệ quả pháp lý đòi hỏi các công chức lãnh đạo, quản lý chú trọng giữ gìn uy tín, danh dự của bản thân, của KTNN và cụ thể hóa trong việc đưa ra quyết định; các đánh giá, kiến nghị kiểm toán phải đúng đắn, trung thực, dựa trên bằng chứng thuyết phục, qua đó góp phần giữ vững niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Từng công chức quản lý phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp trên; trong đó chú trọng đến việc nâng cao vai trò của KTNN trong việc phòng ngừa tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong việc quản lý tài chính công, tài sản công. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu phát hiện có các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, kịp thời báo cáo lãnh đạo KTNN để kiến nghị, chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng thực hiện điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chú trọng phát hiện các bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật, những điểm nghẽn, rào cản ảnh hưởng đến động lực phát triển kinh tế để kiến nghị hoàn thiện.
Trong bối cảnh KTNN tăng cường kiểm toán đánh giá việc chấp hành, phòng ngừa lãng phí, từ góc độ đơn vị kiểm toán, ông có kiến nghị gì để nâng cao hiệu quả kiểm toán đối với vấn đề này trong thời gian tới?
Từ góc độ là đơn vị kiểm toán, theo tôi để nâng cao hiệu quả kiểm toán đánh giá việc chấp hành, phòng ngừa lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, KTNN cần tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương Đảng, các nghị quyết, yêu cầu của Quốc hội để tổ chức hoạt động kiểm toán có hiệu quả, gia tăng giá trị và đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả kiểm toán đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Thứ hai, các đơn vị tham mưu của KTNN cần sớm hoàn thiện, trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành hướng dẫn kiểm toán hành vi lãng phí để tổ chức thực hiện trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, hoàn thiện khung khổ quy định về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là hệ thống chuẩn mực, quy trình và phương pháp, hướng dẫn nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán các hành vi lãng phí nói riêng.
Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động KTNN. Tổ chức thật tốt việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để lựa chọn đúng, trúng các chủ đề kiểm toán; trong đó, đặc biệt quan tâm lựa chọn kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, những vấn đề “nóng” được dư luận xã hội và cử tri quan tâm, qua đó góp phần nâng cao việc quản lý, sử dụng nguồn lực công và ngăn ngừa thất thoát, lãng phí.
Thứ tư, rà soát, nắm bắt, cập nhật, đề xuất kịp thời đưa vào Kế hoạch kiểm toán các dự án, công trình có dấu hiệu lãng phí. Các đoàn kiểm toán cần chủ động nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật có liên quan để có thể nhận diện chính xác, đầy đủ các biểu hiện, hành vi lãng phí, từ đó vận dụng hiệu quả vào tổ chức các cuộc kiểm toán.
Thứ năm, cần đẩy mạnh loại hình kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, chú trọng nâng cao chất lượng ý kiến về dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách nhà nước, ý kiến về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia và thực hiện kiểm toán các lĩnh vực có nguy cơ cao về lãng phí nguồn lực như tài nguyên khoáng sản, đất đai, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng… Đối với các cuộc kiểm toán có phát hiện những hành vi lãng phí, các đoàn kiểm toán cần chú trọng thu thập bằng chứng đầy đủ, xác thực, đồng thời kết luận kiểm toán cần nêu rõ vấn đề này, đảm bảo chặt chẽ đi cùng với kiến nghị xử lý phù hợp.
Thứ sáu, tăng cường công khai kết quả kiểm toán, đặc biệt là các vụ việc thất thoát, lãng phí và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan, tạo áp lực, tạo dư luận xã hội rộng rãi đến đông đảo công chúng để cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Thứ bảy, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để không ngừng nâng cao uy tín của Ngành, đáp ứng lòng tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với KTNN. Cùng với đó là kịp thời khen thưởng, biểu dương các nhân tố điển hình, các đoàn kiểm toán có thành tích cao...
Từ yêu cầu của KTNN, xin ông có thể cho biết những giải pháp trọng tâm của đơn vị để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao năm 2025?
Năm 2025 là năm tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả, chất lượng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, với phương châm của toàn Ngành “An toàn - Uy tín”.
Để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, đơn vị sẽ thường xuyên quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; trọng tâm là Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng trong quản lý sử dụng tài chính, tài sản công; các văn bản của KTNN về thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ…
Đặc biệt, đơn vị sẽ tập trung thực hiện tốt các khâu trong công tác kiểm toán. Trong đó, đơn vị đã yêu cầu các bộ phận, đoàn kiểm toán chủ động khảo sát, thu thập thông tin ngay từ đầu năm; bám sát mục tiêu, trọng yếu và nội dung kiểm toán chủ yếu của Ngành để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ kiểm toán được giao.
Trước khi tổ chức triển khai kiểm toán, đơn vị đã tổ chức tập huấn, đào tạo nội bộ và phổ biến các yêu cầu của lãnh đạo Ngành, các quy định về hoạt động kiểm toán để thống nhất thực hiện. Trong đó, tiếp tục phát huy vai trò của 4 Tổ nghiên cứu chuyên sâu do đơn vị thành lập để tham mưu hiệu quả cho đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ giao; xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông nghiệp vụ.
Trong tổ chức kiểm toán, đơn vị không ngừng gia tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán thông qua việc nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, kiến nghị kiểm toán. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công khai, minh bạch trong hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Đồng thời, để đảm bảo hạn chế tối đa sai sót, rủi ro có thể xảy ra, đơn vị sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán theo quy định của Ngành và gắn trách nhiệm cụ thể với từng công chức, kiểm toán viên có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Xin trân trọng cảm ơn ông!./.
Theo Báo Kiểm toán số 20/2/2025
(sav.gov.vn) - Thực hiện chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán và từ nội Ngành, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực IX sẽ tăng cường kiểm toán đánh giá nội dung chấp hành, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chia sẻ với Báo Kiểm toán, Kiểm toán trưởng Trương Đức Thành cho biết, để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đơn vị đặc biệt chú trọng đến việc phát huy vai trò nêu gương của lãnh đạo; thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp đề ra.

Cần chú trọng nêu cao tinh thần “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” theo lời dạy của Bác và theo đúng phương châm của Ngành “công minh - chính trực - nghệ tinh - tâm sáng”. Ảnh: CTV
Một trong những yêu cầu quan trọng được KTNN đặt ra trong hoạt động kiểm toán, cũng như phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đó là thực hiện tốt vai trò nêu gương của lãnh đạo, đảng viên. Xin ông có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này tại đơn vị?
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Ban cán sự đảng, của Tổng Kiểm toán nhà nước, cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán, đơn vị đã quán triệt thực hiện tốt vai trò nêu gương của người lãnh đạo, quản lý.
Theo đó, mỗi công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị phải tự ý thức trách nhiệm nêu gương của mình trong thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo của cơ quan cấp trên, xứng đáng với sự tin tưởng của lãnh đạo KTNN. Đồng thời, người lãnh đạo, quản lý phải nêu gương trước công chức, người lao động; cũng như với Nhân dân và trong chính gia đình mình. Trong đó, cần chú trọng nêu cao tinh thần “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” theo lời dạy của Bác và theo đúng phương châm của Ngành “công minh - chính trực - nghệ tinh - tâm sáng”, vì người lãnh đạo, quản lý không gương mẫu chính là nguyên nhân sinh ra lãng phí, tiêu cực.
Bên cạnh đó, với tính chất nghề nghiệp có ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực công; mỗi ý kiến kiểm toán đều kéo theo những hệ quả pháp lý đòi hỏi các công chức lãnh đạo, quản lý chú trọng giữ gìn uy tín, danh dự của bản thân, của KTNN và cụ thể hóa trong việc đưa ra quyết định; các đánh giá, kiến nghị kiểm toán phải đúng đắn, trung thực, dựa trên bằng chứng thuyết phục, qua đó góp phần giữ vững niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Từng công chức quản lý phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp trên; trong đó chú trọng đến việc nâng cao vai trò của KTNN trong việc phòng ngừa tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong việc quản lý tài chính công, tài sản công. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu phát hiện có các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, kịp thời báo cáo lãnh đạo KTNN để kiến nghị, chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng thực hiện điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chú trọng phát hiện các bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật, những điểm nghẽn, rào cản ảnh hưởng đến động lực phát triển kinh tế để kiến nghị hoàn thiện.
Trong bối cảnh KTNN tăng cường kiểm toán đánh giá việc chấp hành, phòng ngừa lãng phí, từ góc độ đơn vị kiểm toán, ông có kiến nghị gì để nâng cao hiệu quả kiểm toán đối với vấn đề này trong thời gian tới?
Từ góc độ là đơn vị kiểm toán, theo tôi để nâng cao hiệu quả kiểm toán đánh giá việc chấp hành, phòng ngừa lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, KTNN cần tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương Đảng, các nghị quyết, yêu cầu của Quốc hội để tổ chức hoạt động kiểm toán có hiệu quả, gia tăng giá trị và đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả kiểm toán đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Thứ hai, các đơn vị tham mưu của KTNN cần sớm hoàn thiện, trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành hướng dẫn kiểm toán hành vi lãng phí để tổ chức thực hiện trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, hoàn thiện khung khổ quy định về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là hệ thống chuẩn mực, quy trình và phương pháp, hướng dẫn nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán các hành vi lãng phí nói riêng.
Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động KTNN. Tổ chức thật tốt việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để lựa chọn đúng, trúng các chủ đề kiểm toán; trong đó, đặc biệt quan tâm lựa chọn kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, những vấn đề “nóng” được dư luận xã hội và cử tri quan tâm, qua đó góp phần nâng cao việc quản lý, sử dụng nguồn lực công và ngăn ngừa thất thoát, lãng phí.
Thứ tư, rà soát, nắm bắt, cập nhật, đề xuất kịp thời đưa vào Kế hoạch kiểm toán các dự án, công trình có dấu hiệu lãng phí. Các đoàn kiểm toán cần chủ động nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật có liên quan để có thể nhận diện chính xác, đầy đủ các biểu hiện, hành vi lãng phí, từ đó vận dụng hiệu quả vào tổ chức các cuộc kiểm toán.
Thứ năm, cần đẩy mạnh loại hình kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, chú trọng nâng cao chất lượng ý kiến về dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách nhà nước, ý kiến về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia và thực hiện kiểm toán các lĩnh vực có nguy cơ cao về lãng phí nguồn lực như tài nguyên khoáng sản, đất đai, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng… Đối với các cuộc kiểm toán có phát hiện những hành vi lãng phí, các đoàn kiểm toán cần chú trọng thu thập bằng chứng đầy đủ, xác thực, đồng thời kết luận kiểm toán cần nêu rõ vấn đề này, đảm bảo chặt chẽ đi cùng với kiến nghị xử lý phù hợp.
Thứ sáu, tăng cường công khai kết quả kiểm toán, đặc biệt là các vụ việc thất thoát, lãng phí và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan, tạo áp lực, tạo dư luận xã hội rộng rãi đến đông đảo công chúng để cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Thứ bảy, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để không ngừng nâng cao uy tín của Ngành, đáp ứng lòng tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với KTNN. Cùng với đó là kịp thời khen thưởng, biểu dương các nhân tố điển hình, các đoàn kiểm toán có thành tích cao...
Từ yêu cầu của KTNN, xin ông có thể cho biết những giải pháp trọng tâm của đơn vị để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao năm 2025?
Năm 2025 là năm tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả, chất lượng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, với phương châm của toàn Ngành “An toàn - Uy tín”.
Để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, đơn vị sẽ thường xuyên quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; trọng tâm là Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng trong quản lý sử dụng tài chính, tài sản công; các văn bản của KTNN về thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ…
Đặc biệt, đơn vị sẽ tập trung thực hiện tốt các khâu trong công tác kiểm toán. Trong đó, đơn vị đã yêu cầu các bộ phận, đoàn kiểm toán chủ động khảo sát, thu thập thông tin ngay từ đầu năm; bám sát mục tiêu, trọng yếu và nội dung kiểm toán chủ yếu của Ngành để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ kiểm toán được giao.
Trước khi tổ chức triển khai kiểm toán, đơn vị đã tổ chức tập huấn, đào tạo nội bộ và phổ biến các yêu cầu của lãnh đạo Ngành, các quy định về hoạt động kiểm toán để thống nhất thực hiện. Trong đó, tiếp tục phát huy vai trò của 4 Tổ nghiên cứu chuyên sâu do đơn vị thành lập để tham mưu hiệu quả cho đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ giao; xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông nghiệp vụ.
Trong tổ chức kiểm toán, đơn vị không ngừng gia tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán thông qua việc nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, kiến nghị kiểm toán. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công khai, minh bạch trong hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Đồng thời, để đảm bảo hạn chế tối đa sai sót, rủi ro có thể xảy ra, đơn vị sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán theo quy định của Ngành và gắn trách nhiệm cụ thể với từng công chức, kiểm toán viên có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Xin trân trọng cảm ơn ông!./.
Theo Báo Kiểm toán số 20/2/2025