18/03/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong công tác phòng, chống lãng phí(sav.gov.vn) - Các cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra phải phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; chủ động vào cuộc ngay khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, không để kéo dài, gây lãng phí, bức xúc trong dư luận...Đó là một trong những yêu cầu tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 17/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo Chỉ thị, bên cạnh một số mặt tích cực, thực tiễn cho thấy công tác phòng, chống lãng phí trên nhiều lĩnh vực vẫn còn tồn tại, hạn chế.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương xác định phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự tham gia, đóng góp một cách có trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Công tác phòng, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có tiến độ, có chỉ tiêu cụ thể, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí và phải được tiến hành thường xuyên. Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo 5 rõ (rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ kết quả).
Gắn kết các kết quả từ công tác phòng, chống lãng phí với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030; xác định kết quả thu được từ công tác phòng, chống lãng phí là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bên cạnh các động lực tăng trưởng truyền thống khác.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính xây dựng dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2025) để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí nhưng không làm mất đi động lực phấn đấu của bộ phận cán bộ dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không vụ lợi.
Đồng thời, khẩn trương tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành để hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 3/2025.
Thủ tướng giao các bộ, cơ quan Trung ương: Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn các Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 và Pháp lệnh Chi phí tố tụng năm 2024.
Các bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương: Khẩn trương cập nhật, bổ sung đầy đủ các nội dung, thông tin báo cáo theo yêu cầu tại Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 06/11/2024, Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 08/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát theo Công văn số 2172/BKHĐT-PTHTĐT ngày 26/02/2025, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/3/2025.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, gắn liền với tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc trong giải quyết thủ tục hành chính để giảm tầng nấc trung gian, chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết qua nhiều cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai, minh bạch, đầy đủ thủ tục hành chính, số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
Cùng đó, đẩy nhanh triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông, ưu tiên rà soát tái cấu trúc quy trình tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính theo quy định; 100% hồ sơ thủ tục hành chính phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đẩy mạnh triển khai Đề án 06 ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương.
Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) vào công tác quản lý, giám sát; đồng thời, đồng bộ hóa hạ tầng số, liên thông hệ thống dữ liệu giữa các cơ quan để tránh tình trạng mỗi đơn vị vận hành một hệ thống riêng lẻ, dẫn đến phân mảnh dữ liệu, gây khó khăn trong quản lý và khai thác thông tin.
Chỉ thị nêu rõ: Phải tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ dữ liệu, xây dựng quy trình xử lý liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo các vụ việc lãng phí, tiêu cực được phát hiện, xử lý kịp thời. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ giữa các cấp chính quyền để tránh tình trạng lợi ích nhóm, bao che sai phạm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước.
Các cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra phải phối hợp chặt chẽ, chủ động vào cuộc ngay khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, không để kéo dài, gây lãng phí, bức xúc trong dư luận./.
Thanh Trang
(sav.gov.vn) - Các cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra phải phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; chủ động vào cuộc ngay khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, không để kéo dài, gây lãng phí, bức xúc trong dư luận...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương: Phải tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ dữ liệu, xây dựng quy trình xử lý liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo các vụ việc lãng phí, tiêu cực được phát hiện, xử lý kịp thời.
Đó là một trong những yêu cầu tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 17/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo Chỉ thị, bên cạnh một số mặt tích cực, thực tiễn cho thấy công tác phòng, chống lãng phí trên nhiều lĩnh vực vẫn còn tồn tại, hạn chế.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương xác định phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự tham gia, đóng góp một cách có trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Công tác phòng, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có tiến độ, có chỉ tiêu cụ thể, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí và phải được tiến hành thường xuyên. Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo 5 rõ (rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ kết quả).
Gắn kết các kết quả từ công tác phòng, chống lãng phí với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030; xác định kết quả thu được từ công tác phòng, chống lãng phí là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bên cạnh các động lực tăng trưởng truyền thống khác.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính xây dựng dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2025) để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí nhưng không làm mất đi động lực phấn đấu của bộ phận cán bộ dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không vụ lợi.
Đồng thời, khẩn trương tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành để hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 3/2025.
Thủ tướng giao các bộ, cơ quan Trung ương: Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn các Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 và Pháp lệnh Chi phí tố tụng năm 2024.
Các bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương: Khẩn trương cập nhật, bổ sung đầy đủ các nội dung, thông tin báo cáo theo yêu cầu tại Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 06/11/2024, Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 08/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát theo Công văn số 2172/BKHĐT-PTHTĐT ngày 26/02/2025, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/3/2025.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, gắn liền với tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc trong giải quyết thủ tục hành chính để giảm tầng nấc trung gian, chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết qua nhiều cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai, minh bạch, đầy đủ thủ tục hành chính, số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
Cùng đó, đẩy nhanh triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông, ưu tiên rà soát tái cấu trúc quy trình tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính theo quy định; 100% hồ sơ thủ tục hành chính phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đẩy mạnh triển khai Đề án 06 ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương.
Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) vào công tác quản lý, giám sát; đồng thời, đồng bộ hóa hạ tầng số, liên thông hệ thống dữ liệu giữa các cơ quan để tránh tình trạng mỗi đơn vị vận hành một hệ thống riêng lẻ, dẫn đến phân mảnh dữ liệu, gây khó khăn trong quản lý và khai thác thông tin.
Chỉ thị nêu rõ: Phải tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ dữ liệu, xây dựng quy trình xử lý liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo các vụ việc lãng phí, tiêu cực được phát hiện, xử lý kịp thời. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ giữa các cấp chính quyền để tránh tình trạng lợi ích nhóm, bao che sai phạm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước.
Các cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra phải phối hợp chặt chẽ, chủ động vào cuộc ngay khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, không để kéo dài, gây lãng phí, bức xúc trong dư luận./.
Thanh Trang