KTNN hướng dẫn tổng kết công tác thi đua và bình xét thi đua khen thưởng năm 2014.

08/12/2014
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

(kiemtoannn.gov.vn) - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hoàng Hồng Lạc vừa ký và ban hành văn bản số 1383/KTNN-VP gửi Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về việc: Hướng dẫn tổng kết công tác thi đua và bình xét thi đua khen thưởng năm 2014.


Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hoàng Hồng Lạc yêu cầu, các đơn vị tập trung triển khai thực hiện tốt những nội dung: Tổng kết, đánh giá phong trào thi đua; Bình xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, nhằm thực hiện tổng kết, đánh giá công tác thi đua và bình xét khen thưởng năm 2014 đạt chất lượng, hiệu quả, đúng quy định; Hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN (Ban Thi đua - Khen thưởng Văn phòng KTNN) trước ngày 05/01/2015 để tổng hợp. 

TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO THI ĐUA 
Theo công văn trên, tổng kết công tác thi đua và bình xét thi đua khen thưởng năm 2014 của các đơn vị trực thuộc KTNN dựa trên: 

Đánh giá hoạt động Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị cùng với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc tổ chức triển khai phát động phong trào thi đua, đăng ký, sơ kết, tổng kết, hướng dẫn bình xét thi đua và các hoạt động thi đua. Nâng cao trách nhiệm, vai trò của các cấp Ủy đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay trong phong trào thi đua của đơn vị để từ đó làm rõ tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng đối với việc thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm.

Việc triển khai phổ biến và cụ thể hoá các nội dung thi đua của đơn vị theo các nội dung thi đua tại văn bản số 76/BC-KTNN ngày 24/1/20144 của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 04/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 954/CT-KTNN ngày 21/5/2014 của Tổng KTNN nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành; Công văn số 997/KTNN-VP ngày 22/8/2014 của KTNN về việc hưởng ứng phong trào thi đua “Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội NDVN; 25 năm ngày Quốc phòng toàn dân”.

Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà đơn vị đã đăng ký thi đua, cần tập trung làm rõ những nội dung nào đã hoàn thành, nội dung nào chưa hoàn thành, so sánh với năm 2013 và kế hoạch được giao.

Những ưu điểm, nhược điểm trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua năm 2014. Cần chỉ ra những việc đã làm được, chưa làm được, những đổi mới và nêu rõ nguyên nhân đặc biệt là nguyên nhân chủ quan về các hạn chế trong thực hiện phong trào thi đua năm 2014 của đơn vị.

Năm 2014 đơn vị có bao nhiêu sáng kiến ở cấp cơ sở được công nhận; có bao nhiêu nhân tố mới, điển hình mới của đơn vị cần được quan tâm, biểu dương khen thưởng.

BÌNH XÉT DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Hiện nay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 (gọi tắt là Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013) và các văn bản hướng dẫn đã có hiệu lực thi hành trong đó có một số thay đổi về nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện bình xét thi đua khen thưởng. Do đó để công tác bình xét khen thưởng đạt chất lượng, phù hợp với các quy định hiện hành, trong quá trình bình xét các đơn vị chú ý thực hiện một số nội dung sau đây:

Nguyên tắc bình xét khen thưởng

Trong quá trình bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải căn cứ vào kết quả phong trào thi đua, đăng ký thi đua, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của thành tích trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chuẩn được quy định tại Luật thi đua, khen thưởng; các văn bản hướng dẫn, kết quả đánh giá, phân loại cán bộ công chức, viên chức và người lao động của đơn vị để xét tặng và đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho phù hợp. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn thì được khen thưởng mức cao hơn. Quan tâm khen thưởng những tập thể, cá nhân làm việc nơi vùng sâu, vùng xa, điều kiện làm việc khó khăn.

Thực hiện công khai dân chủ trong xét duyệt khen thưởng từ cơ sở. Tránh tình trạng chạy theo thành tích, khen thưởng tràn lan, khen thưởng luân phiên, chỉ tập trung khen cán bộ lãnh đạo, quản lý, khen nhiều hình thức cho một tập thể trong cùng một thời điểm.

Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp làm nhiệm vụ và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.

Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.

Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.

Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.

Thời gian đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước.

Không khen thưởng những tập thể, cá nhân (kể cả những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác) vi phạm một trong các quy định sau: Không đăng ký thi đua năm 2014; Không phát động và tổ chức các phong trào thi đua; Không tổ chức sơ kết, tổng kết công tác theo quy định; Vi phạm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan, địa phương; Cơ quan, đơn vị có đơn thư khiếu kiện, có dấu hiệu mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực mà các cơ quan chức năng đang kiểm tra, thanh tra chưa kết luận; Đơn vị thuộc Đảng bộ, Chi bộ yếu, kém.

Việc bình xét khen thưởng năm 2014 là thực hiện bình xét khen thưởng thường xuyên. Tuy nhiên các đơn vị có thể căn cứ vào thành tích đạt được của tập thể, cá nhân trong đơn vị để đề nghị khen thưởng đột xuất hoặc khen thưởng quá trình cống hiến, cụ thể: Khen thưởng đột xuất - khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích đột xuất trong công tác; Khen thưởng quá trình cống hiến - khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng (giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội), có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Thực hiện việc xét, đề nghị khen thưởng đối với người có quá trình cống hiến khi cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, đã đến tuổi nghỉ chế độ hoặc đã nghỉ chế độ mà chưa được khen thưởng (kể cả các trường hợp đã hy sinh, từ trần).

Những trường hợp đề nghị khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến được bình xét theo tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến. Hồ sơ đề nghị khen thưởng phải thể hiện rõ hình thức đề nghị khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến.

Chấp hành quy định về kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng khi xét đề nghị danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp ngành” và “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” phải được các thành viên của Hội đồng bỏ phiếu kín và có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu).

Điều kiện, tiêu chuẩn, tỷ lệ và thẩm quyền quyết định công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của KTNN

Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, cụ thể: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao; Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua; Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).

Trường hợp được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái).

Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: Là “Lao động tiên tiến”; Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.

Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận. 

Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và các thành viên khác (nếu cần thiết).

Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành” được xét tặng cho các nhân đạt được những tiêu chuẩn sau: Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở"; Thành tích, sáng kiến cải tiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu... của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng rộng rãi đối với ngành và được Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở công nhận, đề nghị.

Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của KTNN”: Tiêu chuẩn danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của KTNN” được thực hiện theo Khoản 1, 2, 3 Điều 11 Quy chế thi đua, khen thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-KTNN ngày 07/6/ 2012 của Tổng KTNN.

Giấy khen: Tiêu chuẩn để tặng Giấy khen được thực hiện theo Điều 75 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. 

Giấy khen để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có thành tích được bình xét trong phong trào thi đua; Lập được thành tích đột xuất; Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân; Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Giấy khen để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua; Lập được thành tích đột xuất; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bằng khen: Tiêu chuẩn để tặng Bằng khen được thực hiện theo Khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

Bằng khen của Tổng KTNN để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Tổng KTNN phát động hàng năm; Lập được nhiều thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc ngành KTNN; 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.

Bằng khen của Tổng KTNN để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua; Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc ngành KTNN; 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.

Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Tổng KTNN cho tập thể đơn vị có Đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được đánh giá đạt “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng” chỉ xét đối với những cuộc kiểm toán các đơn vị đã đăng ký từ đầu năm. Đối tượng và tiêu chuẩn xét tặng được thực hiện theo Quy định tạm thời về tiêu chí và thang điểm đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định số 1943/QĐ-KTNN ngày 06/12/2011 của Tổng KTNN.

Đề nghị "Cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong năm" các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 952/KTNN-VP ngày 28/6/2012 của KTNN về việc hướng dẫn bình xét "Cá nhân tiêu biểu xuất sắc" của KTNN.

Tỷ lệ quy định xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đối với khen thưởng thường xuyên

Tỷ lệ danh hiệu thi đua

Cá nhân: Để phù hợp với hướng dẫn về danh hiệu ‘ Chiến sỹ thi đua cơ sở” tại Điều 5 Thông tư số 07/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ: “Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” do bộ, ban, ngành quy định, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến".

Năm 2014 tỷ lệ bình xét các danh hiệu thi đua đối với cá nhân được thực hiện như sau: Tối đa 80% tính trên tổng số cá nhân đủ điều kiện bình xét thi đua trong năm đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" (bao gồm cả số bình xét danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" và "Chiến sĩ thi đua cấp ngành"); Tối đa 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" (bao gồm cả số đạt "Chiến sĩ thi đua cơ sở" để xét đạt "Chiến sĩ thi đua cấp ngành"); Tối đa 5% tính trên tổng số cá nhân đủ điều kiện bình xét thi đua trong năm đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp ngành".

Đối với các đơn vị cấp Vụ, Văn phòng Đảng, đoàn thể, trường hợp có số lượng cán bộ, công chức, người lao động đủ điều kiện bình xét danh hiệu thi đua dưới 20 người, được bình xét 01 cá nhân đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp ngành".

Tập thể: Tỷ lệ bình xét danh hiệu thi đua đối với tập thể được tính trên tổng số tập thể đủ điều kiện bình xét thi đua trong năm.

Danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc": Tối đa 50% tập thể cấp Vụ lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến" được xét tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc"; Tối đa 40% tập thể cấp phòng và tương đương lựa chọn trong số các tập thể cấp phòng và tương đương đạt danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến" trong mỗi đơn vị trực thuộc được xét tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc".

Danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến": Các tập thể cấp Vụ, cấp phòng và tương đương nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Quy chế thi đua, khen thưởng ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-KTNN ngày 7/6/2012 của Tổng Kiểm toán Nhà nước được xét tặng danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến".

Danh hiệu Cờ thi đua của KTNN: Tỷ lệ tặng Cờ thi đua của KTNN của KTNN được thực hiện theo Khoản 1 mục 10.1 Quy chế thi đua, khen thưởng ban hành kèm theo ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-KTNN ngày 07/6/ 2012 của Tổng KTNN.

Mỗi năm xét tặng 06 “Cờ thi đua của Kiểm toán Nhà nước” cho 06 tập thể đơn vị cấp vụ tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác và đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

Tỷ lệ quy định đối với hình thức khen thưởng 

Giấy khen: Tối đa 50% cá nhân đạt danh hiệu “chiến sỹ thi đua cơ sở” hàng năm được xét tặng Giấy khen; Tối đa 50% tập thể cấp phòng và tương đương đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được xét tặng Giấy khen; Không tặng Giấy khen đối với tập thể cấp vụ.

Bằng khen: Tối đa 50% cá nhân 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt 2 lần liên tục danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; Tối đa 50% tập thể 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt 2 lần 2 lần liên tục danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc".

Thẩm quyền quyết định

Thẩm quyền quyết định khen thưởng thực hiện theo quy định tại Quy chế Thi đua - Khen thưởng của KTNN ban hành kèm theo quyết định số 879/QĐ-KTNN ngày 07/6/2012 của Tổng Kiểm toán Nhà nước và Quyết định số 1164/QĐ-KTNN ngày 15/10/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Thi đua - Khen thưởng của KTNN. 

Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị KTNN khu vực quyết định khen thưởng theo thẩm quyền có trách nhiệm tổng hợp kết quả quyết định khen thưởng báo cáo Tổng KTNN, các quyết định khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị đều phải gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng KTNN. 

Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước

Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp ngành, trong đó có 6 năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc; Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương có trách nhiệm giúp người đứng đầu xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được phong tặng sau năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp ngành lần thứ hai; Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp ngành lần thứ hai.

Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho các tập thể sau: Các tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tổng số tập thể được tặng “Cờ thi đua của KTNN”; Số lượng tập thể đề nghị xét tặng “Cờ thi đua Chính phủ” không quá 20% tổng số tập thể được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

“Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp nhà nước; Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, trong thời gian đó có 04 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

“Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương; Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.

Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 10 năm trở lên;

Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: 

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương từ 05 năm trở lên.

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.

“Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc; Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 04 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

“Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong bộ, ngành, địa phương hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương; Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

“Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ - Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 6 năm đến dưới 10 năm; Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên;

Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm; Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.

“Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 03 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

“Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có công trình khoa học, nghệ thuật, có sáng kiến được Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao, thiết thực; Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

“Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu đài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ - Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 05 năm; Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm.

Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm; Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.

“Huân chương Lao động” hạng ba để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và 02 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

 “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên; Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương; Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 05 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được 05 lần tặng giấy khen trở lên.

“Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên; Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

Hồ sơ đề nghị khen thưởng

Hồ sơ đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của KTNN thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của KTNN.

Các loại mẫu biểu tổng hợp kết quả bình xét thi đua khen thưởng của các đơn vị thực hiện theo mẫu quy định thống nhất chung trong toàn ngành (gửi kèm theo). Riêng Mẫu biểu số 1 và Mẫu biểu số 6: các đơn vị tham mưu trong bộ máy điều hành và các đơn vị KTNN chuyên ngành sử dụng Mẫu biểu 1a, 6a; các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị KTNN khu vực và sử dụng Mẫu biểu số 1b, 6b./.

Xem thêm »