Hiệu quả hoạt động của Ủy ban Kiểm toán Indonesia

18/12/2015
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Ủy ban Kiểm toán Indonesia (BPK) là cơ quan kiểm toán tối cao, có chức năng tư pháp, đứng ngang hàng với các cơ quan quyền lực Nhà nước khác (Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp). Chủ tịch BPK do Tổng thống bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo đề cử của Quốc hội và tuyên thệ trước Toà án tối cao. Chủ tịch BPK có nhiệm kỳ 5 năm, giữ tối đa 2 nhiệm kỳ và nghỉ hưu ở tuổi 65. Báo cáo kiểm toán của BPK được trình lên Quốc hội.


Theo IHPS I 2015, trong số 666 đơn vị được kiểm toán thì có 117 đơn vị thuộc cấp chính quyền Trung ương, 518 đơn vị thuộc cấp chính quyền khu vực và các DN thuộc sở hữu của chính quyền cấp khu vực, 31 DNNN và các cơ quan khác. Theo loại hình kiểm toán, thì có 607 đơn vị được kiểm toán tài chính, 5 đơn vị được kiểm toán hoạt động và 54 đơn vị được kiểm toán chuyên đề.

Trong kỳ I/2015, BPK đã đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với các Báo cáo tài chính của các đơn vị cấp chính quyền Trung ương cho năm tài khóa 2014 và các ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần đối với các Báo cáo tài chính của 61 Bộ/ngành, ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với 18 Bộ/ngành và từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán đối với 7 Bộ/ngành. BPK cũng đã kiểm toán 504 Báo cáo tài chính của các đơn vị cấp chính quyền khu vực, chiếm 93,51 trong tổng số 539 đơn vị cấp chính quyền khu vực được giao kiểm toán Báo cáo tài chính, tăng so với năm tài khóa trước đó.

Báo cáo cho thấy, BPK đã đưa ra 24.169 kiến nghị đối với các đơn vị được kiểm toán, có trị giá 15,66 tỷ Rupiah. Trong đó 5.826 kiến nghị (24,11) trị giá 256,10 tỷ Rupiah đã được thực hiện; 9.068 kiến nghị (37,52) trị giá 1,61 tỷ Rupiah chưa hoặc đang được thực hiện, và 9.721 kiến nghị (38,36) trị giá 13,80 tỷ Rupiah chưa được thực hiện. Được biết, trong 5 năm 2010-2014, BPK đã đưa ra 215.991 kiến nghị kiểm toán có trị giá 77,61 nghìn tỷ Rupiah cho các đối tượng được kiểm toán. Trong số đó, 55,56 các khuyến nghị trị giá 26,30 nghìn tỷ Rupiah đã được giám sát. Trong 5 năm đó, giá trị các hoạt động giám sát như bàn giao tài sản, chuyển tiền vào tài khoản Nhà nước đã lên tới 16,05 nghìn tỷ Rupiah. Đây chỉ là một phần tài sản, NSNN mà BPK giúp tiết kiệm được thông qua công tác giám sát việc thực thi các khuyến nghị.

Là một tổ chức Nhà nước thực hiện kiểm toán công tác quản lý và trách nhiệm đối với tài chính Nhà nước, BPK giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và đảm bảo việc sử dụng tài chính Nhà nước vì sự thịnh vượng của người dân. Đối với việc thực thi pháp luật, các báo cáo của BPK trở thành tài liệu đầu vào để theo dõi các phát hiện cho thấy hành vi phạm tội hình sự.

Trong 5 năm (từ năm 2010 đến 2014), BPK đã bàn giao cho cơ quan thực thi pháp luật để xử lý 169 kết quả kiểm toán có dấu hiệu phạm tội hình sự trị giá 2,21 nghìn tỷ Rupiah. Trong những năm gần đây, BPK đã cải thiện đáng kể chất lượng của các quy trình và kết quả kiểm toán. Các báo cáo của BPK đã trở thành tài liệu cần thiết không chỉ cho Hạ viện trong việc thực hiện chức năng của mình mà còn cho xã hội để cùng giám sát việc quản lý tài chính Nhà nước. Chính phủ cũng sử dụng các báo cáo BPK để cải thiện hiệu suất của công tác quản lý và trách nhiệm giải trình đối với tài chính Nhà nước.

(Nguồn: BPK)
(Báo Kiểm toán số 51)

Xem thêm »