06/02/2013
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
An sinh xã hội - nền tảng giúp người nghèo vượt khó khăn(kiemtoannn.gov.vn) - Mặc dù tình hình kinh tế- Xã hội năm 2012 còn gặp không ít khó khăn, nhưng công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội được Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm và dành tới 8.800 tỷ đồng cùng nhiều giải pháp, chính sách thiết thực hỗ trợ người nghèo. Điều không phủ nhận, các chính sách an sinh xã hội đã tập trung đầu tư vào tận vùng có thể gọi là “lõi nghèo” của cả nước và bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân nghèo tại 62 huyện nghèo trên cả nước đã từng bước khởi sắc. Ghi nhận thực tế về những kết quả đạt được về vấn đề An sinh tốt - nền tảng vượt khó của đoàn phóng viên từ huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) - là hai trong số những huyện nghèo nhất nước thuộc vùng miền núi Tây Bắc. Thực tế thoát nghèo
Chúng tôi theo chân Đoàn kiểm toán thuộc Kiểm toán nhà nước Khu vực VII tới bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải trong cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông miền núi để điều tra thực tế về các khoản hỗ trợ từ Chương trình 30a, Chính sách 167 của Chính phủ dành cho người nghèo. Tiếp Đoàn cán bộ Kiểm toán Nhà nước trong căn nhà nhỏ 3 gian tuyềnh toàng, anh Thào A Khua, dân tộc Mông thuộc bản Hua Khắt cho biết, năm nay nhà anh đã được nhà nước phát miễn phí giống ngô năng suất cao, được giao chăm sóc rừng để thêm thu nhập, nhận tiền điện hỗ trợ. Nhờ những khoản tiền này, gia đình anh không còn cảnh đói ăn như trước. Tết này nhà anh đã có đủ gạo, đủ ngô để ăn, không đói ăn như năm ngoái nữa. Nhưng khi hỏi về chính sách đào tạo nghề và đưa lao động ở huyện nghèo đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, anh Khua cười hiền: "Cán bộ đã giới thiệu nhưng mình chẳng quan tâm, bản mình chẳng có ai thích đi. Mình cũng không muốn đi vì chẳng có ai trông bố mẹ già và chăm sóc con nhỏ." Đoàn chúng tôi tới nhà chị Thào Súa Phổng, dân tộc Mông cũng nằm trong bản Hua Khắt. Tiếp chúng tôi, chị Thào Súa Phổng cho biết: "Từ khi gia đình được cấp giống ngô, tiền hỗ trợ trồng rừng… nhà mình và hầu hết các hộ nghèo trong bản đã vượt qua đói nghèo, con cái được cắp sách tới trường". Điều khác với trước đây, những ngày giáp hạt, các thành viên trong gia đình chị đã có đủ gạo ăn. Chúng tôi đã ghi lại cuộc đối thoại giữa Kiểm toán viên Nhà nước với người dân - đối tượng trực tiếp được thụ hưởng những chính sách an sinh xã hội tại bản được đánh giá là nghèo nhất, nhì của xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải: - Bản mình có nhiều nhà được hỗ trợ xóa nhà tạm không?- Mình không nhớ hết nhưng cũng được hỗ trợ khá nhiều.- Bản có họp bình xét công khai để bình bầu nhà nào thuộc diện nghèo được hỗ trợ và nhà nào không được hỗ trợ không?- Có chứ, Trưởng bản mời họp và các nhà trong bản đều đi họp đông đủ, cùng bình bầu hộ nghèo. Nhà nào còn đói, còn nghèo thì được ưu tiên trước.- Hình thức bình xét ở đây biểu quyết bằng giơ tay hay bỏ phiếu hay bằng hình thức nào khác.- Giơ tay thôi- Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo của bản mình thấy có công bằng không?- Rất công bằng. Những hộ nghèo trước đây bây giờ cũng đã không bị đói rồi.
Thực tế, thời gian qua, hàng loạt các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương, vùng miền trong cả nước, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi cao, hải đảo và những khu vực tập trung đông người nghèo. Đặc biệt, các Chương trình 30a, Chính sách 167… đã tập trung đầu tư vào khu vực “lõi nghèo” của cả nước. Những nỗ lực này đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói của cả nước từ trên 20% (năm 2005) xuống còn 10% năm 2012 theo chuẩn mới. Bộ mặt các xã nghèo đã có sự thay đổi đáng kể: hệ thống hạ tầng cơ sở đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân; hệ thống trường học, trạm y tế xã được xây dựng khang trang góp phần đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; cơ bản xóa được tình trạng nhà ở tạm bợ, dột nát; chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo từng bước được nâng cao một cách thiết thực. Ông Giàng A Tông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nêu thực tế từ địa phương: "Việc Xóa đói giảm nghèo đối với Mù Cang Chải được Đảng Nhà nước và tỉnh rất quan tâm. Quan điểm của Lãnh đạo huyện là quyết tâm thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Mù Cang Chải trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng những nguồn lực từ bên ngoài. Được Chương trình 30a của Đảng, Nhà nước hỗ trợ, chúng tôi cũng có chương trình, kế hoạch của từng nhiệm kỳ, trên cơ sở đó cũng giao cho các ban ngành chức năng có kế hoạch chi tiết. Ví dụ trong 1 năm là phải giảm nghèo bao nhiêu phần trăm và giao cho mỗi xã là phải thoát nghèo bao nhiêu hộ. Gắn với đó là tăng vụ, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đào tạo nghề, dạy nghề và bồi dưỡng cán bộ, để làm sao tạo thành thể thống nhất giữa người dân với cán bộ trong thực hiện Chương trình này." Theo ông Hoàng Quang Hàm - Q.Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực VII, muốn chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững đạt kết quả như mong đợi, đòi hỏi phải có sự cố gắng lớn từ địa phương, cụ thể là cấp huyện, cấp xã. "Cán bộ huyện, xã phải thực sự gần dân, tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để cùng giám sát, phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi." - ông Hàm nhấn mạnh. Một mục tiêu lớn hơn trong tương lai gần của "công cuộc" xóa đói giảm nghèo đối với 62 huyện nghèo trên cả nước là phải giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 – 6 lần so với hiện nay; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập; chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.An sinh xã hội - mấu chốt thoát nghèoNăm 2012 nền kinh tế của nước ta vẫn tiếp tục chịu áp lực của lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô. Trước thực trạng đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách như: chính sách phòng ngừa, chính sách giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Đặc biệt là chính sách điều chỉnh chuẩn nghèo mới và Nghị quyết số 80 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2020 với các mục tiêu và lộ trình thực hiện chính sách cụ thể. Điểm nổi bật là Chương trình của Chính phủ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đã đạt gần 496 nghìn hộ có nhu cầu về nhà ở. Qua 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thay đổi diện mạo nông thôn, cơ sở hạ tầng, nhiều cây trồng và vật nuôi được quy hoạch đầu tư phát triển có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, tạo sự chuyển biến tích cực đối với đời sống dân sinh, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ở các huyện nghèo. Người dân đã chủ động hơn trong phát triển sản xuất thông qua các chương trình giao đất, giao rừng, hỗ trợ cây, con giống ... tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần cho người dân;Kết quả thực hiện chương trình 30a của 12 tỉnh như sau: Số hộ thoát nghèo năm 2009 là 30.850 hộ; năm 2010 là 11.441 hộ; năm 2011 là 29.748 hộ. Với một số mục tiêu đạt được như sau: Tổng giá trị sản lượng có hạt đạt 405.718tấn tăng 10% so với đề án được phê duyệt; Giá trị sản xuất trên 01ha canh tác/năm đạt 303rđ đạt 100% đề án phê duyệt; Thu nhập bình quân/người/năm đạt 06trđ đạt được 55% đề án được duyệt; Diện tích rừng được giao khoán 274.769ha; Diện tích rừng trồng rừng sản xuất 12.154 ha; Diện tích nương được khai hoang 2330 ha; Diện tích nương được phục hóa 2.129 ha; Diện tích ruộng bậc thang được tạo mới 1.378 ha; Số hộ được hỗ trợ tiền mua giống, phân bón, chuyển đổi cây trồng 197.487 hộ; Số hộ được vay vốn hỗ trợ chăn nuôi lãi suất 0% là 71.895 hộ; Số hộ được hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi 9.189 hộ; Số hộ được hỗ trợ gạo hộ nghèo giáp biên giới 27.075 hộ; Số hộ được ưu đãi hoạt động khuyến nông 5.205 hộ; Số hộ nghèo được hỗ trợ tập huấn 12.802 hộ; Số trường học đạt chuẩn quốc gia 152 trường đạt 68%; Số Trạm y tế đạt 10 chuẩn quốc gia về y tế 109trạm đạt 65% đề án phê duyệt; Số lao động xuất khẩu 2.595người. Ngoài ra, với số lao động nông thôn là 531.355 lao động, trong đó đã được đào tạo nghề là 18.062 lao động;Bên cạnh nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn viện trợ, nguồn huy động của các tổ chức doanh nghiệp; Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam đã vận động thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo với chương trình an sinh xã hội, kết quả thu được 15.372.486trđ, trong đó quỹ vì người nghèo 3.317.207trđ, chương trình an sinh xã hội 12.055.261trđ; xây dựng được 471.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho người nghèo và các công trình dân sinh. Đến giữa năm 2012, Chính sách 167 đã hỗ trợ cho 314.867 hộ nghèo có nhà ở kiên cố, cải thiện điều kiện về nhà ở, tạo lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, qua đó đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là đối với các vùng xâu, vùng xa. Chương trình 30a còn lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện được một hoặc nhiều chương trình, đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, giúp người nghèo được hưởng lợi từ các chương trình, xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững;
Ông Công Văn Hưu, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, là một trong 62 huyện nghèo nhất nước, cho biết: Phải nói rằng chương trình an sinh xã hội, đây là một chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước của chúng ta. Đối với huyện Bảo Lạc trong năm 2012 được NHCPTM Đầu tư và phát triển Việt Nam đầu tư hỗ trợ tài trợ cho xây dựng 98 phòng ở ký túc bán trú cho học sinh, chủ yếu là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa đến học tập. Tôi cho rằng đây là việc làm mang tính hết sức nhân văn tình cảm sâu sắc và chia sẻ những khó khăn đối với bà con đồng bào dân tộc. Đối với vùng sâu, vùng xa như Bảo Lạc ngoài việc lo tết chung thì chúng tôi có cái riêng, thứ nhất hiện nay chúng tôi đang tích cực cho rà soát kiểm tra lại toàn bộ các hộ mà không có cái ăn trong dịp tết để cứu tết cho bà con. Làm sao không để một người dân nào, một hộ dân nào không có cái ăn trong dịp tết. Ngoài ra, lãnh đạp huyện cũng đang chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với các công ty thương mại cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho bà con nhân dân phục vụ tết như là dầu, mối, để làm sao bà con có tết cổ truyền an toàn, ấm cũng và tiết kiệm. Được đánh giá là chính sách an sinh có nhiều điểm nhất, chương trình đặc thù có ý nghĩa nhân văn cao cả, đi vào cuộc sống nhanh nhất, hiệu quả nhất đó là chương trình tín dụng học sinh, sinh viên. Sau 5 năm triển khai và thực hiện, nhiều cấp chính quyền địa phương đánh giá hiệu quả của chương trình này bằng câu nói rất giản dị, mà nhiều ý nghĩa: con em hộ nghèo vẫn tiếp tục được đến trường. Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, nhận xét: giá chương trình an sinh này có nhiều cái nhất, đặc biệt thể hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững nhất: "Chương trình 157- chương trình cho vay đối với HSSV đã đi được năm năm và hiện nay tổng kết lại thì mới thấy trong 18 chương trình cho vay của Chính phủ, của Đảng thì chương trình này có ý nghĩa sâu sắc nhất, hoạt động sôi nổi nhất, hay nhất đi vào cuộc sống nhanh nhất.". Trong các giải pháp giảm nghèo bền vững thì ngâm đi ngẫm lại dưới góc nhìn của NHCS thì chương trình này sẽ tác động bền vững nhất, giảm nghèo bền vững nhất. Nhiều người nói là đời họ chấp nhận khổ nhưng đời con họ được đi học là thấy thoải mái, nghĩ ra nhân văn rất cao, tạo được sự quan tâm của xã hội nhất. "Chương trình này mới 5 năm thôi mà đã đưa lên doanh số hoạt động rất lớn 35 ngàn tỷ với 28 triệu lượt sinh viên được vay vốn và đặc biệt phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thì sẽ đi vào cuộc sống nhanh nhất thì thông qua chương trình cho vay HSSV một lần nữa khẳng tính nhân văn cao đẹp" - ông Lý nói. Tết năm nay nhà chị Thào Súa Phổng không còn lo đói!Thầm lặng công việc của Kiểm toán viên Nhà nướcNăm 2012 là năm đầu tiên KTNN tiến hành kiểm toán việc thực hiện Chương trình 30a, Chính sách 167 niên độ 2009, 2010 và 2011 trên 20 tỉnh và các bộ, ngành liên quan. Đây là cuộc kiểm toán có quy mô lớn và phức tạp, chuyển mạnh sang loại hình kiểm toán hoạt động và chưa có tiền lệ, nên được Lãnh đạo KTNN quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên, liên tục. KTNN đã thành lập Ban chỉ đạo kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167 để tập trung tinh thần, trí tuệ của toàn ngành vào cuộc kiểm toán nhằm đạt được kết quả cao nhất. Lãnh đạo KTNN và Ban chỉ đạo đã thường xuyên theo dõi tiến độ kiểm toán và kết quả kiểm toán sơ bộ, tập trung chỉ đạo đảm bảo mục tiêu, nội dung cuộc kiểm toán; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.Kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167 thực hiện trên địa bàn rộng, địa hình khó khăn, phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, trọng tâm ở những huyện nghèo nên công tác kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. KTNN Khu vực VII là đơn vị đi đầu KTNN trong việc triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động Chương trình 30a, Chính sách 167. Theo bước chân những kiểm toán viên của KTNN Khu vực VII đi đến những bản, làng xa xôi của Mù Cang Chải, mới thấu hiểu hết nỗi vất vả của những người làm kiểm toán tại vùng sâu, vùng xa.Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo KTNN Khu vực VII, Đoàn kiểm toán và các kiểm toán viên của Khu vực VII đã làm việc trên tinh thần tập trung vào các nội dung kiểm toán với phương pháp khoa học, phỏng vấn từng hộ dân được thụ hưởng chính sách. Do đặc thù địa hình núi đá hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn, các KTV của KTNN Khu vực VII phải “cắm” tại bản đến vài ngày, có khi cả tuần. Trung bình một đợt kiểm toán kéo dài 3 tháng, 90 ngày ròng rã, gần như cả đoàn kiểm toán phải ở lại tại bản, tại xã và tại huyện vùng sâu, vùng xa, gần như không về thăm nhà. Từ trung tâm huyện xuống trung tâm xã, thời gian dành cho việc di chuyển cũng mất cả ngày đường; từ trung tâm xã xuống các thôn, bản cũng mất tới nửa ngày đường, giao thông khó khăn, vất vả là thế, cũng không làm nản lòng người "chiến sĩ" kiểm toán. "Ba cùng" với người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, tận mắt chứng kiến cuộc sống còn nhiều khó khăn, còn nghèo, thậm chí là rất nghèo của dân bản, cán bộ, kiểm toán viên nhà nước hiểu rằng khó khăn của họ chẳng thấm vào đâu với khó khăn, vất vả của những người dân ở Mù Cang Chải, Trạm Tấu... xa xôi, hẻo lánh, quanh năm còn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nước sinh hoạt, chưa có nhà ở, cuộc sống còn vô vàn thiếu thốn. Thực tế kiểm toán tại vùng sâu, vùng xa đã giúp nhiều kiểm toán viên của KTNN cảm nhận sâu sắc về giá trị nhân văn của nghề nghiệp, cảm nhận thực tiễn về điều kiện công tác, cảm thông với đời sống rất khó khăn của đồng bào và xác định rõ hơn tinh thần trách nhiệm được giao, có ý thức hơn trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong khi thực thi công vụ. Những cuộc kiểm toán Chương trình 30A, Chính sách 167 ở Yên Bái nói riêng, ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa nói chung như là một minh chứng về thực tiễn, có giá trị giáo dục bằng trực quan, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, đạo đức của người kiểm toán viên, người đảng viên, góp phần rèn luyện phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước. Những cán bộ của KTNN Khu vực VII luôn khắc phục khó khăn, nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm của người Đảng viên, người kiểm toán viên trong công tác, âm thầm và lặng lẽ ngày đêm đem trí tuệ, bản lĩnh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Họ chính là những viên gạch vững chắc xây dựng KTNN trở thành cơ quan kiểm tra tài chính có uy tín và trách nhiệm, đáp ứng lòng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân, khẳng định được 8 chữ vàng của ngành “Công minh - Chính trực - Nghệ tinh - Tâm sáng".Đòi hỏi địa phương có trách nhiệm cao trong công cuộc xóa đói, giảm nghèoVề giảm nghèo bền vững, năm 2012 Chính phủ đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và thôn, bản đặc biệt khó khăn với số tiền trên 4.500 tỷ đồng. Về trợ giúp xã hội, tính đến tháng 12 năm 2012, các địa phương đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng cho hơn 2,6 triệu đối tượng với ước tổng kinh phí 8.735 tỷ đồng, tăng 1,76 lần so với năm 2011. Với quyết tâm chỉ đạo và điều hành sát sao, kịp thời của Chính phủ, có thể nói nước ta đã cơ bản đạt được mục tiêu về an sinh xã hội góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội tạo niềm tin của nhân đân vào Đảng và Nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt qua mốc của một nước nghèo (1.000 đô la/người/năm) và trở thành nước có thu nhập trung bình. Quan trọng hơn, các chính sách đúng đắn và kịp thời cùng nỗ lực kiên trì xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã kích thích, khơi dậy ý chí, năng lực vươn lên thoát nghèo của nhân dân, giúp một bộ phận không nhỏ người nghèo thoát ra khỏi tình trạng nghèo cùng cực. Trong nhiều năm qua, bảo đảm an sinh xã hội của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ là thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế và là một điểm sáng trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, được dư luận quốc tế và nhân dân ghi nhận.Có thể nói, Chương trình 30a triển khai đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao; triển khai thực hiện từ các Bộ, ngành Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương nhận thức rõ hơn về giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững; qua đó cân đối lại nguồn lực đầu tư của nhà nước từ các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn huyện nghèo để tổ chức lồng ghép, phối hợp hiệu quả hơn; Việc chỉ đạo đồng bộ đã tạo ra sự đồng thuận và xuyên suốt từ cấp trung ương đến cấp cơ sở để triển khai thực hiện Chương trình;Trong điều kiện lạm phát, suy thoái, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Quốc hội, Chính phủ vẫn ưu tiên dành nguồn lực tập trung đầu tư các huyện nghèo. Thủ tướng Chính phủ đã bàn hành Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 07 huyện nghèo để thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của Nghị quyết 30a. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta luôn chăm lo đến đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc. Trên 40 nhà tài trợ đã có nhiều cố gắng để thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tích cực hỗ trợ kinh phí theo cam kết và giải ngân theo tiến độĐể tiếp tục bảo đảm chính sách an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tạo động lực phát triển bền vững năm 2013 và những năm tiếp theo, Nhà nước cần tiếp tục tăng đầu tư hợp lý cho phát triển xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; đồng thời đổi mới cơ chế phân bổ dựa trên cơ sở kết quả đầu ra để bảo đảm công bằng xã hội vì mục tiêu phát triển con người, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, ưu đãi người có công, giảm nghèo và trợ giúp xã hội. An sinh xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, là nền tảng của sự công bằng và ổn định xã hội. Qua kết quả kiểm toán tại 12 tỉnh trên phạm vi cả nước, KTNN đã có những kiến nghị cụ thể về cơ chế, chính sách còn bất cập liên quan đến: Chính sách giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng; Chính sách hỗ trợ (một lần) cho hộ nghèo mua con giống, cây giống, trồng cỏ, làm chuồng trại để chuyển đổi cơ cấu sản xuất; Cơ chế tài chính để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ... Vẫn còn tình trạng sử dụng kinh phí không đúng nội dung, mục đích hoặc chưa thực hiện đầy đủ nội dung theo Chương trình 30a; Chính sách 167, chưa đánh giá được việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tính theo giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, một số tỉnh thực hiện chưa đảm bảo mục tiêu đề ra nên tính kinh tế trong việc thực hiện còn chưa cao... Vì vậy, để Chương trình 30a, Chính sách 167 đạt được hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi trách nhiệm rất cao từ địa phương. Tường Vy + Phạm Hạnh
(kiemtoannn.gov.vn) - Mặc dù tình hình kinh tế- Xã hội năm 2012 còn gặp không ít khó khăn, nhưng công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội được Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm và dành tới 8.800 tỷ đồng cùng nhiều giải pháp, chính sách thiết thực hỗ trợ người nghèo. Điều không phủ nhận, các chính sách an sinh xã hội đã tập trung đầu tư vào tận vùng có thể gọi là “lõi nghèo” của cả nước và bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân nghèo tại 62 huyện nghèo trên cả nước đã từng bước khởi sắc. Ghi nhận thực tế về những kết quả đạt được về vấn đề An sinh tốt - nền tảng vượt khó của đoàn phóng viên từ huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) - là hai trong số những huyện nghèo nhất nước thuộc vùng miền núi Tây Bắc.
Kiểm toán viên Nhà nước phỏng vấn chị Thào Súa Phổng, dân tộc Mông bản Hua Khắt, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
Thực tế thoát nghèo
Chúng tôi theo chân Đoàn kiểm toán thuộc Kiểm toán nhà nước Khu vực VII tới bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải trong cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông miền núi để điều tra thực tế về các khoản hỗ trợ từ Chương trình 30a, Chính sách 167 của Chính phủ dành cho người nghèo. Tiếp Đoàn cán bộ Kiểm toán Nhà nước trong căn nhà nhỏ 3 gian tuyềnh toàng, anh Thào A Khua, dân tộc Mông thuộc bản Hua Khắt cho biết, năm nay nhà anh đã được nhà nước phát miễn phí giống ngô năng suất cao, được giao chăm sóc rừng để thêm thu nhập, nhận tiền điện hỗ trợ. Nhờ những khoản tiền này, gia đình anh không còn cảnh đói ăn như trước. Tết này nhà anh đã có đủ gạo, đủ ngô để ăn, không đói ăn như năm ngoái nữa. Nhưng khi hỏi về chính sách đào tạo nghề và đưa lao động ở huyện nghèo đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, anh Khua cười hiền: "Cán bộ đã giới thiệu nhưng mình chẳng quan tâm, bản mình chẳng có ai thích đi. Mình cũng không muốn đi vì chẳng có ai trông bố mẹ già và chăm sóc con nhỏ."
Đoàn chúng tôi tới nhà chị Thào Súa Phổng, dân tộc Mông cũng nằm trong bản Hua Khắt. Tiếp chúng tôi, chị Thào Súa Phổng cho biết: "Từ khi gia đình được cấp giống ngô, tiền hỗ trợ trồng rừng… nhà mình và hầu hết các hộ nghèo trong bản đã vượt qua đói nghèo, con cái được cắp sách tới trường". Điều khác với trước đây, những ngày giáp hạt, các thành viên trong gia đình chị đã có đủ gạo ăn. Chúng tôi đã ghi lại cuộc đối thoại giữa Kiểm toán viên Nhà nước với người dân - đối tượng trực tiếp được thụ hưởng những chính sách an sinh xã hội tại bản được đánh giá là nghèo nhất, nhì của xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải:
- Bản mình có nhiều nhà được hỗ trợ xóa nhà tạm không?
- Mình không nhớ hết nhưng cũng được hỗ trợ khá nhiều.
- Bản có họp bình xét công khai để bình bầu nhà nào thuộc diện nghèo được hỗ trợ và nhà nào không được hỗ trợ không?
- Có chứ, Trưởng bản mời họp và các nhà trong bản đều đi họp đông đủ, cùng bình bầu hộ nghèo. Nhà nào còn đói, còn nghèo thì được ưu tiên trước.
- Hình thức bình xét ở đây biểu quyết bằng giơ tay hay bỏ phiếu hay bằng hình thức nào khác.
- Giơ tay thôi
- Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo của bản mình thấy có công bằng không?
- Rất công bằng. Những hộ nghèo trước đây bây giờ cũng đã không bị đói rồi.
Thực tế, thời gian qua, hàng loạt các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương, vùng miền trong cả nước, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi cao, hải đảo và những khu vực tập trung đông người nghèo. Đặc biệt, các Chương trình 30a, Chính sách 167… đã tập trung đầu tư vào khu vực “lõi nghèo” của cả nước. Những nỗ lực này đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói của cả nước từ trên 20% (năm 2005) xuống còn 10% năm 2012 theo chuẩn mới. Bộ mặt các xã nghèo đã có sự thay đổi đáng kể: hệ thống hạ tầng cơ sở đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân; hệ thống trường học, trạm y tế xã được xây dựng khang trang góp phần đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; cơ bản xóa được tình trạng nhà ở tạm bợ, dột nát; chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo từng bước được nâng cao một cách thiết thực.
Ông Giàng A Tông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nêu thực tế từ địa phương: "Việc Xóa đói giảm nghèo đối với Mù Cang Chải được Đảng Nhà nước và tỉnh rất quan tâm. Quan điểm của Lãnh đạo huyện là quyết tâm thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Mù Cang Chải trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng những nguồn lực từ bên ngoài. Được Chương trình 30a của Đảng, Nhà nước hỗ trợ, chúng tôi cũng có chương trình, kế hoạch của từng nhiệm kỳ, trên cơ sở đó cũng giao cho các ban ngành chức năng có kế hoạch chi tiết. Ví dụ trong 1 năm là phải giảm nghèo bao nhiêu phần trăm và giao cho mỗi xã là phải thoát nghèo bao nhiêu hộ. Gắn với đó là tăng vụ, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đào tạo nghề, dạy nghề và bồi dưỡng cán bộ, để làm sao tạo thành thể thống nhất giữa người dân với cán bộ trong thực hiện Chương trình này."
Theo ông Hoàng Quang Hàm - Q.Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực VII, muốn chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững đạt kết quả như mong đợi, đòi hỏi phải có sự cố gắng lớn từ địa phương, cụ thể là cấp huyện, cấp xã. "Cán bộ huyện, xã phải thực sự gần dân, tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để cùng giám sát, phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi." - ông Hàm nhấn mạnh.
Một mục tiêu lớn hơn trong tương lai gần của "công cuộc" xóa đói giảm nghèo đối với 62 huyện nghèo trên cả nước là phải giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 – 6 lần so với hiện nay; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập; chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
An sinh xã hội - mấu chốt thoát nghèo
Năm 2012 nền kinh tế của nước ta vẫn tiếp tục chịu áp lực của lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô. Trước thực trạng đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách như: chính sách phòng ngừa, chính sách giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Đặc biệt là chính sách điều chỉnh chuẩn nghèo mới và Nghị quyết số 80 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2020 với các mục tiêu và lộ trình thực hiện chính sách cụ thể. Điểm nổi bật là Chương trình của Chính phủ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đã đạt gần 496 nghìn hộ có nhu cầu về nhà ở.
Qua 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thay đổi diện mạo nông thôn, cơ sở hạ tầng, nhiều cây trồng và vật nuôi được quy hoạch đầu tư phát triển có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, tạo sự chuyển biến tích cực đối với đời sống dân sinh, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ở các huyện nghèo. Người dân đã chủ động hơn trong phát triển sản xuất thông qua các chương trình giao đất, giao rừng, hỗ trợ cây, con giống ... tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần cho người dân;
Kết quả thực hiện chương trình 30a của 12 tỉnh như sau: Số hộ thoát nghèo năm 2009 là 30.850 hộ; năm 2010 là 11.441 hộ; năm 2011 là 29.748 hộ. Với một số mục tiêu đạt được như sau: Tổng giá trị sản lượng có hạt đạt 405.718tấn tăng 10% so với đề án được phê duyệt; Giá trị sản xuất trên 01ha canh tác/năm đạt 303rđ đạt 100% đề án phê duyệt; Thu nhập bình quân/người/năm đạt 06trđ đạt được 55% đề án được duyệt; Diện tích rừng được giao khoán 274.769ha; Diện tích rừng trồng rừng sản xuất 12.154 ha; Diện tích nương được khai hoang 2330 ha; Diện tích nương được phục hóa 2.129 ha; Diện tích ruộng bậc thang được tạo mới 1.378 ha; Số hộ được hỗ trợ tiền mua giống, phân bón, chuyển đổi cây trồng 197.487 hộ; Số hộ được vay vốn hỗ trợ chăn nuôi lãi suất 0% là 71.895 hộ; Số hộ được hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi 9.189 hộ; Số hộ được hỗ trợ gạo hộ nghèo giáp biên giới 27.075 hộ; Số hộ được ưu đãi hoạt động khuyến nông 5.205 hộ; Số hộ nghèo được hỗ trợ tập huấn 12.802 hộ; Số trường học đạt chuẩn quốc gia 152 trường đạt 68%; Số Trạm y tế đạt 10 chuẩn quốc gia về y tế 109trạm đạt 65% đề án phê duyệt; Số lao động xuất khẩu 2.595người. Ngoài ra, với số lao động nông thôn là 531.355 lao động, trong đó đã được đào tạo nghề là 18.062 lao động;
Bên cạnh nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn viện trợ, nguồn huy động của các tổ chức doanh nghiệp; Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam đã vận động thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo với chương trình an sinh xã hội, kết quả thu được 15.372.486trđ, trong đó quỹ vì người nghèo 3.317.207trđ, chương trình an sinh xã hội 12.055.261trđ; xây dựng được 471.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho người nghèo và các công trình dân sinh. Đến giữa năm 2012, Chính sách 167 đã hỗ trợ cho 314.867 hộ nghèo có nhà ở kiên cố, cải thiện điều kiện về nhà ở, tạo lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, qua đó đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là đối với các vùng xâu, vùng xa. Chương trình 30a còn lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện được một hoặc nhiều chương trình, đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, giúp người nghèo được hưởng lợi từ các chương trình, xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững;
Ông Công Văn Hưu, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, là một trong 62 huyện nghèo nhất nước, cho biết: Phải nói rằng chương trình an sinh xã hội, đây là một chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước của chúng ta. Đối với huyện Bảo Lạc trong năm 2012 được NHCPTM Đầu tư và phát triển Việt Nam đầu tư hỗ trợ tài trợ cho xây dựng 98 phòng ở ký túc bán trú cho học sinh, chủ yếu là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa đến học tập. Tôi cho rằng đây là việc làm mang tính hết sức nhân văn tình cảm sâu sắc và chia sẻ những khó khăn đối với bà con đồng bào dân tộc.
Đối với vùng sâu, vùng xa như Bảo Lạc ngoài việc lo tết chung thì chúng tôi có cái riêng, thứ nhất hiện nay chúng tôi đang tích cực cho rà soát kiểm tra lại toàn bộ các hộ mà không có cái ăn trong dịp tết để cứu tết cho bà con. Làm sao không để một người dân nào, một hộ dân nào không có cái ăn trong dịp tết. Ngoài ra, lãnh đạp huyện cũng đang chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với các công ty thương mại cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho bà con nhân dân phục vụ tết như là dầu, mối, để làm sao bà con có tết cổ truyền an toàn, ấm cũng và tiết kiệm.
Được đánh giá là chính sách an sinh có nhiều điểm nhất, chương trình đặc thù có ý nghĩa nhân văn cao cả, đi vào cuộc sống nhanh nhất, hiệu quả nhất đó là chương trình tín dụng học sinh, sinh viên. Sau 5 năm triển khai và thực hiện, nhiều cấp chính quyền địa phương đánh giá hiệu quả của chương trình này bằng câu nói rất giản dị, mà nhiều ý nghĩa: con em hộ nghèo vẫn tiếp tục được đến trường. Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, nhận xét: giá chương trình an sinh này có nhiều cái nhất, đặc biệt thể hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững nhất: "Chương trình 157- chương trình cho vay đối với HSSV đã đi được năm năm và hiện nay tổng kết lại thì mới thấy trong 18 chương trình cho vay của Chính phủ, của Đảng thì chương trình này có ý nghĩa sâu sắc nhất, hoạt động sôi nổi nhất, hay nhất đi vào cuộc sống nhanh nhất.".
Trong các giải pháp giảm nghèo bền vững thì ngâm đi ngẫm lại dưới góc nhìn của NHCS thì chương trình này sẽ tác động bền vững nhất, giảm nghèo bền vững nhất. Nhiều người nói là đời họ chấp nhận khổ nhưng đời con họ được đi học là thấy thoải mái, nghĩ ra nhân văn rất cao, tạo được sự quan tâm của xã hội nhất. "Chương trình này mới 5 năm thôi mà đã đưa lên doanh số hoạt động rất lớn 35 ngàn tỷ với 28 triệu lượt sinh viên được vay vốn và đặc biệt phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thì sẽ đi vào cuộc sống nhanh nhất thì thông qua chương trình cho vay HSSV một lần nữa khẳng tính nhân văn cao đẹp" - ông Lý nói.
Tết năm nay nhà chị Thào Súa Phổng không còn lo đói!
Thầm lặng công việc của Kiểm toán viên Nhà nước
Năm 2012 là năm đầu tiên KTNN tiến hành kiểm toán việc thực hiện Chương trình 30a, Chính sách 167 niên độ 2009, 2010 và 2011 trên 20 tỉnh và các bộ, ngành liên quan. Đây là cuộc kiểm toán có quy mô lớn và phức tạp, chuyển mạnh sang loại hình kiểm toán hoạt động và chưa có tiền lệ, nên được Lãnh đạo KTNN quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên, liên tục. KTNN đã thành lập Ban chỉ đạo kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167 để tập trung tinh thần, trí tuệ của toàn ngành vào cuộc kiểm toán nhằm đạt được kết quả cao nhất. Lãnh đạo KTNN và Ban chỉ đạo đã thường xuyên theo dõi tiến độ kiểm toán và kết quả kiểm toán sơ bộ, tập trung chỉ đạo đảm bảo mục tiêu, nội dung cuộc kiểm toán; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167 thực hiện trên địa bàn rộng, địa hình khó khăn, phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, trọng tâm ở những huyện nghèo nên công tác kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. KTNN Khu vực VII là đơn vị đi đầu KTNN trong việc triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động Chương trình 30a, Chính sách 167. Theo bước chân những kiểm toán viên của KTNN Khu vực VII đi đến những bản, làng xa xôi của Mù Cang Chải, mới thấu hiểu hết nỗi vất vả của những người làm kiểm toán tại vùng sâu, vùng xa.
Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo KTNN Khu vực VII, Đoàn kiểm toán và các kiểm toán viên của Khu vực VII đã làm việc trên tinh thần tập trung vào các nội dung kiểm toán với phương pháp khoa học, phỏng vấn từng hộ dân được thụ hưởng chính sách.
Do đặc thù địa hình núi đá hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn, các KTV của KTNN Khu vực VII phải “cắm” tại bản đến vài ngày, có khi cả tuần. Trung bình một đợt kiểm toán kéo dài 3 tháng, 90 ngày ròng rã, gần như cả đoàn kiểm toán phải ở lại tại bản, tại xã và tại huyện vùng sâu, vùng xa, gần như không về thăm nhà. Từ trung tâm huyện xuống trung tâm xã, thời gian dành cho việc di chuyển cũng mất cả ngày đường; từ trung tâm xã xuống các thôn, bản cũng mất tới nửa ngày đường, giao thông khó khăn, vất vả là thế, cũng không làm nản lòng người "chiến sĩ" kiểm toán. "Ba cùng" với người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, tận mắt chứng kiến cuộc sống còn nhiều khó khăn, còn nghèo, thậm chí là rất nghèo của dân bản, cán bộ, kiểm toán viên nhà nước hiểu rằng khó khăn của họ chẳng thấm vào đâu với khó khăn, vất vả của những người dân ở Mù Cang Chải, Trạm Tấu... xa xôi, hẻo lánh, quanh năm còn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nước sinh hoạt, chưa có nhà ở, cuộc sống còn vô vàn thiếu thốn.
Thực tế kiểm toán tại vùng sâu, vùng xa đã giúp nhiều kiểm toán viên của KTNN cảm nhận sâu sắc về giá trị nhân văn của nghề nghiệp, cảm nhận thực tiễn về điều kiện công tác, cảm thông với đời sống rất khó khăn của đồng bào và xác định rõ hơn tinh thần trách nhiệm được giao, có ý thức hơn trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong khi thực thi công vụ. Những cuộc kiểm toán Chương trình 30A, Chính sách 167 ở Yên Bái nói riêng, ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa nói chung như là một minh chứng về thực tiễn, có giá trị giáo dục bằng trực quan, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, đạo đức của người kiểm toán viên, người đảng viên, góp phần rèn luyện phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước. Những cán bộ của KTNN Khu vực VII luôn khắc phục khó khăn, nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm của người Đảng viên, người kiểm toán viên trong công tác, âm thầm và lặng lẽ ngày đêm đem trí tuệ, bản lĩnh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Họ chính là những viên gạch vững chắc xây dựng KTNN trở thành cơ quan kiểm tra tài chính có uy tín và trách nhiệm, đáp ứng lòng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân, khẳng định được 8 chữ vàng của ngành “Công minh - Chính trực - Nghệ tinh - Tâm sáng".
Đòi hỏi địa phương có trách nhiệm cao trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo
Về giảm nghèo bền vững, năm 2012 Chính phủ đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và thôn, bản đặc biệt khó khăn với số tiền trên 4.500 tỷ đồng. Về trợ giúp xã hội, tính đến tháng 12 năm 2012, các địa phương đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng cho hơn 2,6 triệu đối tượng với ước tổng kinh phí 8.735 tỷ đồng, tăng 1,76 lần so với năm 2011. Với quyết tâm chỉ đạo và điều hành sát sao, kịp thời của Chính phủ, có thể nói nước ta đã cơ bản đạt được mục tiêu về an sinh xã hội góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội tạo niềm tin của nhân đân vào Đảng và Nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt qua mốc của một nước nghèo (1.000 đô la/người/năm) và trở thành nước có thu nhập trung bình. Quan trọng hơn, các chính sách đúng đắn và kịp thời cùng nỗ lực kiên trì xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã kích thích, khơi dậy ý chí, năng lực vươn lên thoát nghèo của nhân dân, giúp một bộ phận không nhỏ người nghèo thoát ra khỏi tình trạng nghèo cùng cực. Trong nhiều năm qua, bảo đảm an sinh xã hội của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ là thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế và là một điểm sáng trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, được dư luận quốc tế và nhân dân ghi nhận.
Có thể nói, Chương trình 30a triển khai đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao; triển khai thực hiện từ các Bộ, ngành Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương nhận thức rõ hơn về giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững; qua đó cân đối lại nguồn lực đầu tư của nhà nước từ các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn huyện nghèo để tổ chức lồng ghép, phối hợp hiệu quả hơn; Việc chỉ đạo đồng bộ đã tạo ra sự đồng thuận và xuyên suốt từ cấp trung ương đến cấp cơ sở để triển khai thực hiện Chương trình;
Trong điều kiện lạm phát, suy thoái, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Quốc hội, Chính phủ vẫn ưu tiên dành nguồn lực tập trung đầu tư các huyện nghèo. Thủ tướng Chính phủ đã bàn hành Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 07 huyện nghèo để thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của Nghị quyết 30a. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta luôn chăm lo đến đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc. Trên 40 nhà tài trợ đã có nhiều cố gắng để thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tích cực hỗ trợ kinh phí theo cam kết và giải ngân theo tiến độ
Để tiếp tục bảo đảm chính sách an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tạo động lực phát triển bền vững năm 2013 và những năm tiếp theo, Nhà nước cần tiếp tục tăng đầu tư hợp lý cho phát triển xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; đồng thời đổi mới cơ chế phân bổ dựa trên cơ sở kết quả đầu ra để bảo đảm công bằng xã hội vì mục tiêu phát triển con người, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, ưu đãi người có công, giảm nghèo và trợ giúp xã hội. An sinh xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, là nền tảng của sự công bằng và ổn định xã hội.
Qua kết quả kiểm toán tại 12 tỉnh trên phạm vi cả nước, KTNN đã có những kiến nghị cụ thể về cơ chế, chính sách còn bất cập liên quan đến: Chính sách giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng; Chính sách hỗ trợ (một lần) cho hộ nghèo mua con giống, cây giống, trồng cỏ, làm chuồng trại để chuyển đổi cơ cấu sản xuất; Cơ chế tài chính để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ... Vẫn còn tình trạng sử dụng kinh phí không đúng nội dung, mục đích hoặc chưa thực hiện đầy đủ nội dung theo Chương trình 30a; Chính sách 167, chưa đánh giá được việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tính theo giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, một số tỉnh thực hiện chưa đảm bảo mục tiêu đề ra nên tính kinh tế trong việc thực hiện còn chưa cao... Vì vậy, để Chương trình 30a, Chính sách 167 đạt được hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi trách nhiệm rất cao từ địa phương.
Tường Vy + Phạm Hạnh