28/09/2012
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Cần có chính sách kiên quyết hơn để kiềm chế lạm phátTiếp theo đà tăng của tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 đã tăng tới 2,2% - một mức tăng khá “sốc”. Và qua thực tế, có cơ sở để khẳng định, quán tính lạm phát của Việt Nam rất lớn nên nếu trong các tháng còn lại của năm, những chuyển biến tích cực từ vĩ mô không thực sự rõ rệt thì không những mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay không đạt được mà mối lo lạm phát năm kế tiếp sẽ hiện hữu rõ hơn. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh về vấn đề này. - Thưa ông, CPI tháng 9 tăng, tiếp theo đà tăng của tháng 8, dường như không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia? Nhưng tăng tới 2,2% có phải là quá bất ngờ không?- Vâng, đúng là như vậy. CPI tháng 9 tăng tiếp theo đà tăng 0,63% của tháng 8, thì rất nhiều người dự đoán rằng mức tăng chỉ vào khoảng hơn 1%, nhưng mức tăng thực tế tới 2,2% chỉ trong vòng 1 tháng rõ ràng khá là bất ngờ. Tôi cho rằng đây là điều cần phải quan tâm nếu chúng ta đánh giá lại thị trường từ đầu năm đến nay thì đây là chỉ số giá tăng theo tháng là cao nhất. Chỉ số này chỉ thấp hơn kể từ tháng 5.2011, còn nếu tính theo tháng 9 những năm gần đây, thì đây cũng là mức tăng cao nhất, vì tháng 9 gần đây nhất là tháng 9.2010 cũng chỉ tăng trên 1%. Tôi cũng đồng tình với ý bình luận rằng đây là mức tăng khá sốc.- CPI tháng 9 tăng nhưng chưa phản ánh hết được tác động của các đợt tăng giá xăng dầu vừa qua và có lẽ tiếp theo sự tăng giá của nhóm giao thông, được cho là có đóng góp lớn vào tăng chỉ số giá trong rổ hàng hóa. Vậy, theo ông, giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới như thế nào? - Tôi cho rằng việc chúng ta tăng giá xăng dầu dồn dập trong thời gian vừa qua có sự tác động của giá xăng dầu trên thị trường thế giới và chúng ta buộc phải tăng. Nhưng rõ ràng là việc chúng ta điều chỉnh giá xăng dầu, cộng với tăng giá điện trước đó, đặc biệt trong tháng 9 vừa qua, mặc dù giá xăng dầu tăng vào cuối tháng 8 với mức tăng khá cao, thì biểu hiện của nó vào tháng 9 này thì giao thông là nhóm đứng thứ 3. Tuy nhiên việc điều chỉnh giá xăng dầu như thế nào vì đây là mặt hàng đầu vào thiết yếu cho cả sản xuất và tiêu dùng, do đó chúng ta phải tính toán tác động không chỉ cho tháng có điều chỉnh mà cho cả các tháng tiếp theo và đó cũng là lý do tại sao chúng ta phải rất thận trong không chỉ đối với các nhóm hàng như điện, nước, xăng dầu… hay vận tải công cộng.
- Thưa ông, với diễn biến CPI âm liên tiếp trong hai tháng 6 và 7, đã có những lo ngại về sự giảm phát của nền kinh tế, vậy trong tháng 8 và tháng 9 này, CPI tăng, thì ngoài những nguyên nhân đã nêu, liệu có thể coi là thị trường đang có dấu hiệu ấm lên?- Có lẽ rất khó để chúng ta bình luận về việc chỉ số giá tiêu dùng đã đảo chiều từ mức tăng thấp của tháng 3.2012, thậm chí là -0,26% và -0,29% của tháng 6, tháng 7 vừa qua. Hầu hết các diễn biến đấy đều được giải thích do sức mua bị hạn chế, mặc dù vẫn tăng so với các năm trước, nhưng tăng rất thấp. Theo tôi được biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng dịch vụ, nếu loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng bằng 1/2 so với các năm trước. Điều đó phản ánh sức mua, tổng cầu tiêu dùng đã bị hạn chế. Tuy nhiên CPI đảo chiều tăng mạnh trong tháng 9 này rõ ràng chưa phản ánh sức mua được cải thiện, mà nguyên nhân chủ yếu do chi phí đẩy khi chúng ta điều chỉnh hàng loạt giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất cũng như hàng hóa tiêu dùng… Ngoài ra chúng ta cũng quan tâm đến một số chính sách kinh tế vĩ mô. Ví dụ chính sách tài khóa chi tiêu ngân sách hay chính sách tiền tệ, trong chừng mực nhất định để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế như chúng ta mong muốn là đạt mục tiêu tăng từ 5,5-6%, 6 tháng đầu năm mới tăng 4,38% thì việc chúng ta hướng chính sách tới chỗ nới lỏng hơn để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong chừng mực có tác động đến diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát nhưng hiện nay tác động chưa lớn.- Theo báo cáo, trong tháng 9, chỉ số hàng tồn kho, đặc biệt là đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn ở mức cao. Vậy điều này có liên quan đến những điều ông vừa phân tích không?- Có hai mặt của vấn đề, hết quý I, chỉ số tồn kho lên tới 34,9% so với năm trước, hết quý II lên tới trên 20%, vài ngày tới sẽ có con số về tồn kho của 9 tháng năm 2012, mặc dù đã giảm so với trước, nhưng vẫn ở mức cao. Đây đang là một trong những nút thắt lớn của nền kinh tế, đặc biệt nó ảnh hưởng đến sức khỏe của doanh nghiệp, một mặt cũng thể hiện sức mua của thị trường trong nước chưa được cải thiện, trong khi xuất khẩu khó khăn do diễn biến của thị trường thế giới. Nên tồn kho là vấn đề chúng ta cần xử lý. Trong đó, doanh nghiệp rất băn khoăn, khi giá đầu vào không những không giảm mà có xu hướng tiếp tục tăng, mà giải quyết hàng tồn kho thì phải giảm giá bán, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn và kéo theo đó, chúng ta xử lý hàng tồn kho thế nào cho đến hết năm để đạt cả hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát.- Việc thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cũng có một phần khiến cho việc sản xuất, tiêu dùng có chuyển biến tích cực lên. Vậy ông có cho rằng, các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ như giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, miễn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa… sẽ phát huy tác dụng nhiều hơn trong các tháng tới?- Cái vướng nhất của doanh nghiệp là đầu ra, hàng tồn kho do sức mua mặc dù tăng nhưng được cải thiện rất chậm. Vì vậy nếu so với các năm trước thì đây là nội dung cần tập trung vào. Trong Nghị quyết 13 của Chính phủ, một loạt biện pháp giãn như giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản thu từ đất đai cũng có sự giãn, hoãn nhất định… Kèm theo đó là đang trao đổi về nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân. Một loạt biện pháp này giống như chúng ta đã thực hiện trong năm 2009, nhưng quy mô khá hạn chế so với gói kích thích kinh tế của năm 2009. Vì thế khẳng định đầu tiên là chắc chắn sẽ có tác động tới doanh nghiệp, sức mua của xã hội, nhưng không lớn. Vì thế từ giờ đến hết năm 2012, để đạt cả hai mục tiêu và tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô, thì cùng với các biện pháp của Nghị quyết 13 của Chính phủ, cần bổ sung các biện pháp khác.- Cùng với đà tăng CPI của tháng 9 và theo diễn biến có tính quy luật hàng năm là giá cả hàng hóa dịch vụ tăng vào các tháng cuối năm, sức mua tăng, liệu có gây sức ép lên mục tiêu kiềm chế lạm phát của năm 2012 không?- Trước khi phân tích sức ép, thì cần xem chúng ta đặt mục tiêu nào cho năm 2012. Khẳng định đầu tiên là mặc dù diễn biến khá phức tạp, và như chúng ta thấy là khá bất ngờ của CPI tháng 9.2012, nhưng mục tiêu đặt ra từ ban đầu là kiềm chế, kiểm soát lạm phát ở mức một con số thì sẽ đạt được, mặc dù giả định xấu nhất thì lạm phát cũng chỉ lên đến 8-9%. Tuy nhiên, đúng là theo quy luật các tháng cuối năm, ngoại trừ 3 tháng cuối của năm 2008 là chỉ số giá tiêu dùng âm, còn lại luôn cao, năm nay không chỉ tăng sớm mà còn tăng cao. Đây là dấu hiệu để chúng ta có chính sách kiên quyết hơn để làm sao kiềm chế lạm phát, đặc biệt trong những tháng có tính chất mùa vụ của cuối năm 2012. Tôi đơn cử, 3 tháng cuối năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,4-0,5%, do đó chúng ta phải giữ nó ở mức dưới 1% cho mỗi tháng còn lại của năm nay thì mới đạt mục tiêu mong muốn cho cả năm về tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.- Biện pháp điều hành kinh tế cho quý IV cần theo hướng nào để vừa kích thích được sản xuất, tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà vẫn giữ được lạm phát ở mức một con số?- Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, thông thường người ta thay nhau nới lỏng và thắt chặt hai chính sách quan trọng là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Rõ ràng chính sách tài khóa chúng ta đang theo hướng giãn, hoãn một số loại thuế, tăng chi tiêu ngân sách nhà nước để nới lỏng, tăng sức mua của nền kinh tế, cải thiện tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, chúng ta nhìn thấy khá rõ ràng về nới lỏng chính sách tiền tệ khi chúng ta cố đẩy tốc độ tăng tổng tín dụng cho nền kinh tế lên, đồng thời kéo giảm lãi suất cho vay về mức trần khoảng 15% bình quân. Đây là những biện pháp chúng ta sử dụng trong bối cảnh nguy cơ về lạm phát không lớn. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, khả năng lạm phát cao quay trở lại là rất lớn. Vì thế, bước thứ nhất chúng ta phải rất thận trọng và cần điều chỉnh mức độ nới lỏng của chính sách chi tiêu ngân sách nhà nước, đặc biệt liên quan đến chi đầu tư và nới lỏng chính sách tiền tệ. Một đặc thù nữa của Việt Nam, đó là chính sách quản lý giá cả nguyên nhiên, vật liệu đầu vào, phải phối hợp quản lý thị trường và giá cả, để làm sao đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chứ không phải chúng ta buông cho thị trường giống như các nước đã có nền kinh tế thị trường phát triển.- Xin cám ơn ông!
Theo daibieunhandan.vn
Tiếp theo đà tăng của tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 đã tăng tới 2,2% - một mức tăng khá “sốc”. Và qua thực tế, có cơ sở để khẳng định, quán tính lạm phát của Việt Nam rất lớn nên nếu trong các tháng còn lại của năm, những chuyển biến tích cực từ vĩ mô không thực sự rõ rệt thì không những mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay không đạt được mà mối lo lạm phát năm kế tiếp sẽ hiện hữu rõ hơn. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh về vấn đề này.
- Thưa ông, CPI tháng 9 tăng, tiếp theo đà tăng của tháng 8, dường như không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia? Nhưng tăng tới 2,2% có phải là quá bất ngờ không?
- Vâng, đúng là như vậy. CPI tháng 9 tăng tiếp theo đà tăng 0,63% của tháng 8, thì rất nhiều người dự đoán rằng mức tăng chỉ vào khoảng hơn 1%, nhưng mức tăng thực tế tới 2,2% chỉ trong vòng 1 tháng rõ ràng khá là bất ngờ. Tôi cho rằng đây là điều cần phải quan tâm nếu chúng ta đánh giá lại thị trường từ đầu năm đến nay thì đây là chỉ số giá tăng theo tháng là cao nhất. Chỉ số này chỉ thấp hơn kể từ tháng 5.2011, còn nếu tính theo tháng 9 những năm gần đây, thì đây cũng là mức tăng cao nhất, vì tháng 9 gần đây nhất là tháng 9.2010 cũng chỉ tăng trên 1%. Tôi cũng đồng tình với ý bình luận rằng đây là mức tăng khá sốc.
- CPI tháng 9 tăng nhưng chưa phản ánh hết được tác động của các đợt tăng giá xăng dầu vừa qua và có lẽ tiếp theo sự tăng giá của nhóm giao thông, được cho là có đóng góp lớn vào tăng chỉ số giá trong rổ hàng hóa. Vậy, theo ông, giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới như thế nào?
- Tôi cho rằng việc chúng ta tăng giá xăng dầu dồn dập trong thời gian vừa qua có sự tác động của giá xăng dầu trên thị trường thế giới và chúng ta buộc phải tăng. Nhưng rõ ràng là việc chúng ta điều chỉnh giá xăng dầu, cộng với tăng giá điện trước đó, đặc biệt trong tháng 9 vừa qua, mặc dù giá xăng dầu tăng vào cuối tháng 8 với mức tăng khá cao, thì biểu hiện của nó vào tháng 9 này thì giao thông là nhóm đứng thứ 3. Tuy nhiên việc điều chỉnh giá xăng dầu như thế nào vì đây là mặt hàng đầu vào thiết yếu cho cả sản xuất và tiêu dùng, do đó chúng ta phải tính toán tác động không chỉ cho tháng có điều chỉnh mà cho cả các tháng tiếp theo và đó cũng là lý do tại sao chúng ta phải rất thận trong không chỉ đối với các nhóm hàng như điện, nước, xăng dầu… hay vận tải công cộng.
- Thưa ông, với diễn biến CPI âm liên tiếp trong hai tháng 6 và 7, đã có những lo ngại về sự giảm phát của nền kinh tế, vậy trong tháng 8 và tháng 9 này, CPI tăng, thì ngoài những nguyên nhân đã nêu, liệu có thể coi là thị trường đang có dấu hiệu ấm lên?
- Có lẽ rất khó để chúng ta bình luận về việc chỉ số giá tiêu dùng đã đảo chiều từ mức tăng thấp của tháng 3.2012, thậm chí là -0,26% và -0,29% của tháng 6, tháng 7 vừa qua. Hầu hết các diễn biến đấy đều được giải thích do sức mua bị hạn chế, mặc dù vẫn tăng so với các năm trước, nhưng tăng rất thấp. Theo tôi được biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng dịch vụ, nếu loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng bằng 1/2 so với các năm trước. Điều đó phản ánh sức mua, tổng cầu tiêu dùng đã bị hạn chế. Tuy nhiên CPI đảo chiều tăng mạnh trong tháng 9 này rõ ràng chưa phản ánh sức mua được cải thiện, mà nguyên nhân chủ yếu do chi phí đẩy khi chúng ta điều chỉnh hàng loạt giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất cũng như hàng hóa tiêu dùng… Ngoài ra chúng ta cũng quan tâm đến một số chính sách kinh tế vĩ mô. Ví dụ chính sách tài khóa chi tiêu ngân sách hay chính sách tiền tệ, trong chừng mực nhất định để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế như chúng ta mong muốn là đạt mục tiêu tăng từ 5,5-6%, 6 tháng đầu năm mới tăng 4,38% thì việc chúng ta hướng chính sách tới chỗ nới lỏng hơn để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong chừng mực có tác động đến diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát nhưng hiện nay tác động chưa lớn.
- Theo báo cáo, trong tháng 9, chỉ số hàng tồn kho, đặc biệt là đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn ở mức cao. Vậy điều này có liên quan đến những điều ông vừa phân tích không?
- Có hai mặt của vấn đề, hết quý I, chỉ số tồn kho lên tới 34,9% so với năm trước, hết quý II lên tới trên 20%, vài ngày tới sẽ có con số về tồn kho của 9 tháng năm 2012, mặc dù đã giảm so với trước, nhưng vẫn ở mức cao. Đây đang là một trong những nút thắt lớn của nền kinh tế, đặc biệt nó ảnh hưởng đến sức khỏe của doanh nghiệp, một mặt cũng thể hiện sức mua của thị trường trong nước chưa được cải thiện, trong khi xuất khẩu khó khăn do diễn biến của thị trường thế giới. Nên tồn kho là vấn đề chúng ta cần xử lý. Trong đó, doanh nghiệp rất băn khoăn, khi giá đầu vào không những không giảm mà có xu hướng tiếp tục tăng, mà giải quyết hàng tồn kho thì phải giảm giá bán, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn và kéo theo đó, chúng ta xử lý hàng tồn kho thế nào cho đến hết năm để đạt cả hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
- Việc thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cũng có một phần khiến cho việc sản xuất, tiêu dùng có chuyển biến tích cực lên. Vậy ông có cho rằng, các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ như giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, miễn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa… sẽ phát huy tác dụng nhiều hơn trong các tháng tới?
- Cái vướng nhất của doanh nghiệp là đầu ra, hàng tồn kho do sức mua mặc dù tăng nhưng được cải thiện rất chậm. Vì vậy nếu so với các năm trước thì đây là nội dung cần tập trung vào. Trong Nghị quyết 13 của Chính phủ, một loạt biện pháp giãn như giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản thu từ đất đai cũng có sự giãn, hoãn nhất định… Kèm theo đó là đang trao đổi về nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân. Một loạt biện pháp này giống như chúng ta đã thực hiện trong năm 2009, nhưng quy mô khá hạn chế so với gói kích thích kinh tế của năm 2009. Vì thế khẳng định đầu tiên là chắc chắn sẽ có tác động tới doanh nghiệp, sức mua của xã hội, nhưng không lớn. Vì thế từ giờ đến hết năm 2012, để đạt cả hai mục tiêu và tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô, thì cùng với các biện pháp của Nghị quyết 13 của Chính phủ, cần bổ sung các biện pháp khác.
- Cùng với đà tăng CPI của tháng 9 và theo diễn biến có tính quy luật hàng năm là giá cả hàng hóa dịch vụ tăng vào các tháng cuối năm, sức mua tăng, liệu có gây sức ép lên mục tiêu kiềm chế lạm phát của năm 2012 không?
- Trước khi phân tích sức ép, thì cần xem chúng ta đặt mục tiêu nào cho năm 2012. Khẳng định đầu tiên là mặc dù diễn biến khá phức tạp, và như chúng ta thấy là khá bất ngờ của CPI tháng 9.2012, nhưng mục tiêu đặt ra từ ban đầu là kiềm chế, kiểm soát lạm phát ở mức một con số thì sẽ đạt được, mặc dù giả định xấu nhất thì lạm phát cũng chỉ lên đến 8-9%. Tuy nhiên, đúng là theo quy luật các tháng cuối năm, ngoại trừ 3 tháng cuối của năm 2008 là chỉ số giá tiêu dùng âm, còn lại luôn cao, năm nay không chỉ tăng sớm mà còn tăng cao. Đây là dấu hiệu để chúng ta có chính sách kiên quyết hơn để làm sao kiềm chế lạm phát, đặc biệt trong những tháng có tính chất mùa vụ của cuối năm 2012. Tôi đơn cử, 3 tháng cuối năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,4-0,5%, do đó chúng ta phải giữ nó ở mức dưới 1% cho mỗi tháng còn lại của năm nay thì mới đạt mục tiêu mong muốn cho cả năm về tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.
- Biện pháp điều hành kinh tế cho quý IV cần theo hướng nào để vừa kích thích được sản xuất, tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà vẫn giữ được lạm phát ở mức một con số?
- Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, thông thường người ta thay nhau nới lỏng và thắt chặt hai chính sách quan trọng là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Rõ ràng chính sách tài khóa chúng ta đang theo hướng giãn, hoãn một số loại thuế, tăng chi tiêu ngân sách nhà nước để nới lỏng, tăng sức mua của nền kinh tế, cải thiện tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, chúng ta nhìn thấy khá rõ ràng về nới lỏng chính sách tiền tệ khi chúng ta cố đẩy tốc độ tăng tổng tín dụng cho nền kinh tế lên, đồng thời kéo giảm lãi suất cho vay về mức trần khoảng 15% bình quân. Đây là những biện pháp chúng ta sử dụng trong bối cảnh nguy cơ về lạm phát không lớn. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, khả năng lạm phát cao quay trở lại là rất lớn. Vì thế, bước thứ nhất chúng ta phải rất thận trọng và cần điều chỉnh mức độ nới lỏng của chính sách chi tiêu ngân sách nhà nước, đặc biệt liên quan đến chi đầu tư và nới lỏng chính sách tiền tệ. Một đặc thù nữa của Việt Nam, đó là chính sách quản lý giá cả nguyên nhiên, vật liệu đầu vào, phải phối hợp quản lý thị trường và giá cả, để làm sao đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chứ không phải chúng ta buông cho thị trường giống như các nước đã có nền kinh tế thị trường phát triển.
- Xin cám ơn ông!
Theo daibieunhandan.vn