Kiểm toán Nhà nước thực hiện kế hoạch kiểm toán năm 2011: Tiêu chuẩn hóa, chính quy hóa và chuyên nghiệp hóa để nâng cao chất lượng kiểm toán

09/03/2011
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Một trong những nhiệm vụ kiểm toán trọng điểm năm 2010 là kiểm toán các gói kích thích kinh tế; công tác quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm; công tác phát hành, quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ; chương trình xóa đói, giảm nghèo; các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA... nhằm cung cấp thông tin sát thực phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý và giám sát của Đảng, QH, Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Kiểm toán năm 2010 đối với niên độ 2009: Đề nghị rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung trên 40 văn bản không phù hợp

Mục tiêu kiểm toán chủ yếu năm 2010 của Kiểm toán Nhà nước là đánh giá hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày 6.11.2008 của QH về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009 và Nghị quyết số 30/2008/NQ – CP ngày 11.12.2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Một trong những nhiệm vụ kiểm toán trọng điểm năm 2010 là kiểm toán các gói kích thích kinh tế; công tác quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm; công tác phát hành, quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ; chương trình xóa đói, giảm nghèo; các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA... nhằm cung cấp thông tin sát thực phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý và giám sát của Đảng, QH, Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Với tinh thần đó, ngày 30.12.2009, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1577/QĐ – KTNN về Kế hoạch kiểm toán năm 2010 với 136 đầu mối, trong đó 48 đầu mối thuộc lĩnh vực Ngân sách Nhà nước (32 tỉnh, thành, thành phố trực thuộc TƯ; 15 bộ, ngành và kiểm toán Báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2009 tại Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư); 38 đầu mối thuộc lĩnh vực đầu tư và chương trình, dự án quốc gia...

Đến ngày 20.10.2010 toàn bộ các cuộc kiểm toán thuộc kế hoạch năm 2010 đã kết thúc tại các đơn vị được kiểm toán theo đúng thời gian đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định, sớm hơn so với năm 2009 là 5 ngày.

Kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị: xử lý về tài chính 17.059 tỷ đồng; đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung trên 40 văn bản không phù hợp với quy định chung của nhà nước và ban hành một số chính sách, chế độ mới phù hợp với quy định của pháp luật.

Kết quả kiểm toán năm 2010 đối với niên độ ngân sách 2009, Kiểm toán Nhà nước đang tổng hợp báo cáo QH, Chính phủ và sau khi trình QH sẽ tổ chức công bố công khai theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, trong năm Kiểm toán Nhà nước còn cử cán bộ tham gia các đoàn giám sát của UBTVQH và một số Ủy ban của QH; tham gia với Ủy ban kiểm tra Trung ương xem xét Báo cáo tình hình tài chính của 21 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; gửi Thủ tướng Chính phủ tóm tắt những phát hiện kiểm toán quan trọng của một số cuộc kiểm toán, gửi UBTVQH và Thủ tướng Chính phủ tóm tắt kết quả 4 cuộc kiểm toán chuyên đề để phục vụ công tác giám sát và đánh giá và đánh giá kết quả thực hiện gói kích cầu; gửi Thanh tra Chính phủ, cơ quan cảnh sát điều tra một số báo cáo kiểm toán để phục vụ công tác để phục vụ công tác điều tra, thanh kiểm tra.

Kiểm toán năm 2011: Đánh giá hiệu lực của việc triển khai thực hiện Nghị quyết của QH...

Mục tiêu kiểm toán tổng quát năm 2011 của Kiểm toán Nhà nước là đánh giá tính hiệu lực của việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36/2009/QH 12 ngày 6.11.2009 của QH về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010, trong đó yêu cầu “Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 và Nghị quyết số 03/2009/NQ – CP ngày 15.01.2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010 với 8 nhóm giải pháp chủ yếu.

Định hướng xây dựng lập kế hoạch kiểm toán năm 2011 tập trung vào 4 nội dung. Thứ nhất là, quy mô kiểm toán năm 2011 của toàn ngành cơ bản ổn định và tăng khoảng 10% so với năm 2010, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, tăng cường công tác quản lý đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên.

Thứ hai là bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ: kiểm toán hàng năm theo luật định; kiểm toán trong quá trình đầu tư đối với một số dự án chuyển tiếp từ năm 2010 sang; chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán Ngân sách nhà nước và phương án phân bổ NSTƯ năm 2012; bố trí nhân lực, thời gian để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do QH, UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu và các cơ quan hữu quan đề nghị.

Thứ ba là, tập trung lực lượng kiểm toán viên để kiểm toán theo thứ tự ưu tiên: ngân sách nhà nước; các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước và vốn ODA; việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các tổ chức tài chính– ngân hàng.

Thứ tư là, bám sát và quán triệt đầy đủ các nội dung trọng tâm tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành NSNN, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ trong năm 2010 và giám sát của QH, UBTVQH. Ngoài ra kế hoạch kiểm toán cần hạn chế, tránh trùng lắp với kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, thanh tra chuyên ngành của các bộ, ngành.

Tiêu chí lựa chọn đơn vị được kiểm toán

Thực hiện theo Điều 5 Quyết định số 08/2008/QĐ - KTNN ngày 19.12.2008 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về ban hành Quy định lập và ban hành kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước, trong đó tập trung vào một số tiêu chí chủ yếu như: đơn vị chưa được kiểm toán hoặc có khoảng cách thời gian dài kể từ lần kiểm toán trước; đối với các đơn vị dự toán cấp I thuộc NSTƯ, các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện kiểm toán từ 2 đến 3 năm một lần trong đó, các đơn vị có quy mô ngân sách lớn thực hiện kiểm toán hàng năm; đơn vị được kiểm toán hay nội dung kiểm toán có tỷ trọng tài chính nhất định, bảo đảm đủ mẫu kiểm toán và đánh giá được nội khả năng tiết kiệm chi, cải thiện nguồn thu; đơn vị được kiểm toán hay nội dung kiểm toán chứa đựng những nội dung có khả năng dễ xảy ra sai sót; các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của trung ương, địa phương và các vấn đề đang được QH, Chính phủ hoặc dư luận xã hội quan tâm.

Lĩnh vực Ngân sách Nhà nước, tập trung kiểm toán 31 tỉnh, thành phố, các bộ, ngành chưa được kiểm toán năm 2010 và một số tỉnh, thành phố, bộ, ngành đã được kiểm toán năm 2010 nhưng có quy mô thu, chi ngân sách lớn hoặc ít được kiểm toán trong thời gian vừa qua.

Lĩnh vực đầu tư, tập trung kiểm toán các dự án nhóm A, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình quan trọng quốc gia được đầu tư bằng vốn Ngân sách nhà nước và vốn ODA; kết hợp kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động một số chương trình, dự án quốc gia thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, giáo dục và đào tạo, y tế...

Lĩnh vực Doanh nghiệp nhà nước, tập trung kiểm toán báo cáo tài chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong chu kỳ 3 - 5 năm vừa qua chưa được kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán năm 2011

Theo Quyết định số 1935/QĐ - KTNN ngày 30.12.2010 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về Kế hoạch kiểm toán năm 2011, tổng số đầu mối kiểm toán là 151, tăng so với kế hoạch kiểm toán đầu năm 2010 là 11%, trong đó 155 đầu mối thuộc lĩnh vực Ngân sách nhà nước, 39 dự án đầu tư (trong đó có một số dự án trọng điểm quốc gia như Dự án Nhà máy lọc dầu  số 1 Dung Quất, dự án xây dựng cầu Cần Thơ, Dự án cầu Thuận Phước, dự án xây dựng nhà ga Hàng không quốc tế Đà Nẵng), 8 chương trình, dự án quốc gia. Năm 2011 cũng sẽ tiến hành 27 đầu mối thuộc lĩnh vực doanh nghiệp và các tổ chức tài chính – ngân hàng, trong đó có một số tập đoàn kinh tế lớn, như tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam... Ngoài ra Kiểm toán Nhà nước Việt Nam  còn thực hiện cuộc kiểm toán chung với Kiểm toán Nhà nước Liên bang Nga đối với Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro và Công ty TNHH Rusvietpetro.

Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch Kiểm toán năm 2011

Một là, tiếp tục kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tận tụy với công việc, có trình độ, kỹ năng chuyên nghiệp; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng; đa dạng hóa các loại hình và chuyên ngành đào tạo trong và ngoài nước; kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hóa nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành; tăng cường trách nhiệm cá nhân trong thực thi trách nhiệm.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các quy trình quản lý để bảo đảm minh bạch hóa và công khai hóa hoạt động kiểm toán, từ khâu xây dựng kế hoạch, ra quyết định kiểm toán hoặc thôi kiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán; kết luận và kiến nghị kiểm toán theo quy định của pháp luật, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong việc tổ chức và thực hiện hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.

Ba là, tiêu chuẩn hóa, chính quy hóa và chuyên nghiệp hóa để nâng cao chất lượng công tác kiểm toán; thực hiện kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường áp dụng hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán để chuyên nghiệp hóa các hoạt động; tạo dựng niềm tin cho công chúng và xã hội đối với hoạt động kiểm toán và kết quả kiểm toán./.

Theo Đại biểu nhân dân 

Xem thêm »