07/04/2009
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009
Ngày 15/12/2009, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009, công bố và trao tặng danh hiệu thi đua cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác năm 2008. Đồng chí Nguyễn Đức Kiên - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị.
Đến dự Hội nghị có đại diện một số cơ quan thuộc Quốc hội; đại diện Ban Tổ chức Trung ương; Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính... Năm 2008 nhiệm vụ kiểm toán của KTNN tăng hơn 10% so với năm 2007, bao gồm 135 cuộc (đầu mối) kiểm toán. Tính đến 31/12/2008 đã phát hành 89/135 báo cáo kiểm toán (dự kiến phát hành báo cáo kiểm toán còn lại trước 30/1/2009). Bên cạnh đó, KTNN cũng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất, bổ sung theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Theo số liệu tổng hợp nhanh từ 89/135 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN đã xử lý về tài chính tổng số tiền 9.426,8 tỷ đồng. Trong đó tăng thu cho NSNN 3.392,4 tỷ đồng, giảm chi NSNN 1.476,4 tỷ đồng, kiến nghị xử lý các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN 2.638,2 tỷ đồng, kiến nghị các khoản phải nộp và giảm chi khác không thuộc NSNN 1.807,7 tỷ đồng... Về tài sản, xử lý, thu hồi 772,9ha diện tích đất giao sai đối tượng, vượt định mức, sử dụng không đúng quy định; xử lý các tài sản và phương tiện gồm 156 xe ôtô, 159 xe máy, 01 tàu công tác...
Việc triển khai các loại hình kiểm toán năm qua đã có thêm những bước tiến bộ mới. Đối với kiểm toán báo cáo tài chính, các báo cáo kiểm toán về cơ bản đã xác nhận các chỉ tiêu trên báo cáo quyết toán ngân sách để giúp HĐND các cấp, Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách; xác nhận các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước để đánh giá các nội dung dư luận quan tâm và làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp nhà nước. Đối với kiểm toán tuân thủ, đã tập trung trọng điểm kiểm toán để đánh giá tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị được kiểm toán. Hầu hết các kết luận, kiến nghị kiểm toán đã chú trọng xem xét trách nhiệm người đứng đầu, địa chỉ cụ thể các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm. Đã chuyển 01 hồ sơ cho cơ quan điều tra, chuyển Thanh tra các bộ, ngành 5 vụ việc; sao gửi hồ sơ, tài liệu 14 vụ việc cho các cơ quan công an, thanh tra, kiểm tra... Đồng thời, KTNN đã có nhiều đề xuất với Quốc hội, Chính phủ hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế quản lý, nhất là về thuế, phí và lệ phí; giúp các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị được kiểm toán phát huy những mặt tích cực, khắc phục các khâu yếu trong chấp hành chính sách pháp luật, hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ, nhất là quản lý đất đai, tài nguyên. Kiểm toán hoạt động, năm 2008 cũng có những tiến bộ mới, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư và các chương trình mục tiêu quốc gia. Kết quả kiểm toán chương trình 135 giai đoạn II, và chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2007 trên địa bàn 09 tỉnh được các nhà tài trợ nước ngoài đánh giá cao và tiếp tục đề nghị thực hiện kiểm toán giai đoạn tiếp theo của chương trình trong năm 2009.
Năm 2008 cũng tiếp tục có nhiều đổi mới trong các hoạt động như: công khai kế hoạch và kết quả kiểm toán; kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; cung cấp kết quả kiểm toán; phối hợp các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp thông tin và trong công tác kiểm toán. Trong năm qua, hoạt động của KTNN cũng tiếp tục đạt được những kết quả khả quan trong các lĩnh vực tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; hợp tác quốc tế... Trong công tác tổ chức, năm 2008 KTNN đã được bổ nhiệm thêm 03 Phó Tổng KTNN, đảm bảo đủ cơ cấu lãnh đạo cấp cao, phụ trách các lĩnh vực công tác. Tổng KTNN đã ký bổ nhiệm 63 cán bộ lãnh đạo cấp vụ và cấp phòng; điều động nội bộ 18 cán bộ, công chức. Năm 2008, đã tiếp nhận 103 cán bộ, tuyển dụng 161 cán bộ cho KTNN trung ương và các khu vực. Đến nay, 04 KTNN khu vực mới thành lập đã hoạt động cơ bản ổn định, có đội ngũ cán bộ chủ chốt và chuyên môn gần đủ số lượng biên chế được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã chú trọng tăng cường lớp cập nhật kiến thức theo chuyên ngành cho cán bộ mới tuyển dụng, tập trung nhiều hơn cho tập huấn, hướng dẫn và triển khai các văn bản thi hành Luật KTNN, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, văn hoá nghề nghiệp. Không chỉ chú trọng đào tạo trong nước, KTNN đã cử hơn 100 cán bộ tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn, học tập, khảo sát, hội thảo chuyên sâu về kiểm toán tại 17 nước, 07 Kiểm toán viên theo học để thi Chứng chỉ ACCA, 02 kiểm toán viên học tập 10 tháng tại Canada theo chương trình CCAF, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Về hợp tác quốc tế, đã ký kết thoả thuận hợp tác song phương với 05 cơ quan KTNN các nước (gần bằng 1/2 tổng số thoả thuận hợp tác đã ký từ khi thành lập đến nay), năm đầu tiên đăng cai tổ chức liên tiếp 02 sự kiện lớn của ASOSAI. Đã hoàn thành Đề án đăng cai Đại hội ASOSAI năm 2012, được Chủ tịch Quốc hội phê duyệt và hiện đang đẩy mạnh vận động đăng cai dưới nhiều hình thức khác nhau.
Việc tiếp tục triển khai Luật KTNN, xây dựng và ban hành các văn bản về tổ chức và hoạt động kiểm toán nhà nước cũng đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Một trong những thành tựu quan trọng là đã hoàn thành việc soạn thảo Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn đến 2020 trình các cơ quan có thẩm quyền trong năm 2009. Bên cạnh đó, KTNN cũng đã tập trung thời gian và nhân lực để phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Tăng cường hiệu lực của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát và sự phối hợp giữa các cơ quan trên trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát” trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng. KTNN cũng đã tham gia soạn thảo trình Ban Bí thư ban hành Quyết định 198/QĐ-TW ngày 25/11/2008 về việc ban hành quy định về mối quan hệ công tác giữa Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước với các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức có liên quan. Đây là những văn bản, đề án rất quan trọng tạo tiền đề, điều kiện quyết định cho phát triển tổ chức và hoạt động KTNN trong thời gian tới.
Kế hoạch kiểm toán năm 2009 của KTNN bao gồm 140 cuộc (đầu mối) kiểm toán. Đối với lĩnh vực NSNN: kiểm toán quyết toán ngân sách 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 20 bộ, cơ quan trung ương; 05 cuộc kiểm toán chuyên đề. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu quốc gia kiểm toán 21 đầu mối, trong đó có 04 dự án chuyển tiếp từ năm 2008. Lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính- ngân hàng kiểm toán 29 đơn vị, tăng hơn so với năm 2008 là 06 đơn vị. Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, khối Đảng và các lĩnh vực khác kiểm toán 28 đơn vị. Năm 2009 cũng sẽ dành thời gian và nhân lực thích đáng cho nhiệm vụ xem xét, trình ý kiến của KTNN về dự toán NSNN và phân bổ ngân sách trung ương năm 2010; kiểm toán Quyết toán NSNN 2008.
Trong thực hiện kế hoạch trên, mục tiêu chính của công tác kiểm toán 2009 là đánh giá kết quả thực hiện 08 nhóm giải pháp của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, đảm bảo tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, chương trình, kế hoạch kiểm toán 2009 tập trung vào các trọng điểm chính là: kết quả điều hành, quản lý chính sách tài khoá; thu chi ngân sách; quản lý đất đai; kết quả điều hành, quản lý chính sách tiền tệ; việc quản lý, sử dụng vốn tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; chi tiêu, quản lý dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Đồng chí Nguyễn Đức Kiên cho biết: "Tôi cơ bản tán thành các mục tiêu chính và các nhiệm vụ công tác năm 2009 của KTNN đã đề ra. Với mục tiêu hướng tới nền tài chính quốc gia lành mạnh và bền vững, dù trong năm 2009 còn có nhiều khó khăn và những năm sắp tới có thể có những nhân tố không thuận lợi chi phối đến hoạt động kiểm toán nhưng tôi đề nghị KTNN, trực tiếp là các đồng chí lãnh đạo các cấp của KTNN quan tâm làm tốt các nhóm nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành tốt kế hoạch công tác đã đề ra".
Năm nhóm nhiệm vụ đó bao gồm: Sớm trình thông qua chiến lược phát triển của KTNN; tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ; mở rộng diện kiểm toán và tăng hiệu quả, hiệu lực kiểm toán. Chủ động và kịp thời thực hiện công khai hoá kết quả kiểm toán theo đúng quy định của Luật KTNN. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất hoạt động giám sát và các nhiệm vụ khác theo luật định; kết luận và kiến nghị của KTNN phải góp phần thiết thực nâng cao trách nhiệm, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước. Tăng cường đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Sớm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán theo hướng tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Theo chức năng của mình, KTNN tham gia tích cực để việc sử dụng các quỹ hỗ trợ và việc thực hiện chính sách thuế cởi mở của Đảng, Nhà nước đúng mục đích, đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao hơn./.
Ngày 15/12/2009, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009, công bố và trao tặng danh hiệu thi đua cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác năm 2008. Đồng chí Nguyễn Đức Kiên - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị.
Đến dự Hội nghị có đại diện một số cơ quan thuộc Quốc hội; đại diện Ban Tổ chức Trung ương; Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính...
Năm 2008 nhiệm vụ kiểm toán của KTNN tăng hơn 10% so với năm 2007, bao gồm 135 cuộc (đầu mối) kiểm toán. Tính đến 31/12/2008 đã phát hành 89/135 báo cáo kiểm toán (dự kiến phát hành báo cáo kiểm toán còn lại trước 30/1/2009). Bên cạnh đó, KTNN cũng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất, bổ sung theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Theo số liệu tổng hợp nhanh từ 89/135 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN đã xử lý về tài chính tổng số tiền 9.426,8 tỷ đồng. Trong đó tăng thu cho NSNN 3.392,4 tỷ đồng, giảm chi NSNN 1.476,4 tỷ đồng, kiến nghị xử lý các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN 2.638,2 tỷ đồng, kiến nghị các khoản phải nộp và giảm chi khác không thuộc NSNN 1.807,7 tỷ đồng... Về tài sản, xử lý, thu hồi 772,9ha diện tích đất giao sai đối tượng, vượt định mức, sử dụng không đúng quy định; xử lý các tài sản và phương tiện gồm 156 xe ôtô, 159 xe máy, 01 tàu công tác...
Việc triển khai các loại hình kiểm toán năm qua đã có thêm những bước tiến bộ mới. Đối với kiểm toán báo cáo tài chính, các báo cáo kiểm toán về cơ bản đã xác nhận các chỉ tiêu trên báo cáo quyết toán ngân sách để giúp HĐND các cấp, Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách; xác nhận các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước để đánh giá các nội dung dư luận quan tâm và làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp nhà nước. Đối với kiểm toán tuân thủ, đã tập trung trọng điểm kiểm toán để đánh giá tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị được kiểm toán. Hầu hết các kết luận, kiến nghị kiểm toán đã chú trọng xem xét trách nhiệm người đứng đầu, địa chỉ cụ thể các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm. Đã chuyển 01 hồ sơ cho cơ quan điều tra, chuyển Thanh tra các bộ, ngành 5 vụ việc; sao gửi hồ sơ, tài liệu 14 vụ việc cho các cơ quan công an, thanh tra, kiểm tra... Đồng thời, KTNN đã có nhiều đề xuất với Quốc hội, Chính phủ hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế quản lý, nhất là về thuế, phí và lệ phí; giúp các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị được kiểm toán phát huy những mặt tích cực, khắc phục các khâu yếu trong chấp hành chính sách pháp luật, hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ, nhất là quản lý đất đai, tài nguyên. Kiểm toán hoạt động, năm 2008 cũng có những tiến bộ mới, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư và các chương trình mục tiêu quốc gia. Kết quả kiểm toán chương trình 135 giai đoạn II, và chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2007 trên địa bàn 09 tỉnh được các nhà tài trợ nước ngoài đánh giá cao và tiếp tục đề nghị thực hiện kiểm toán giai đoạn tiếp theo của chương trình trong năm 2009.
Năm 2008 cũng tiếp tục có nhiều đổi mới trong các hoạt động như: công khai kế hoạch và kết quả kiểm toán; kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; cung cấp kết quả kiểm toán; phối hợp các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp thông tin và trong công tác kiểm toán. Trong năm qua, hoạt động của KTNN cũng tiếp tục đạt được những kết quả khả quan trong các lĩnh vực tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; hợp tác quốc tế... Trong công tác tổ chức, năm 2008 KTNN đã được bổ nhiệm thêm 03 Phó Tổng KTNN, đảm bảo đủ cơ cấu lãnh đạo cấp cao, phụ trách các lĩnh vực công tác. Tổng KTNN đã ký bổ nhiệm 63 cán bộ lãnh đạo cấp vụ và cấp phòng; điều động nội bộ 18 cán bộ, công chức. Năm 2008, đã tiếp nhận 103 cán bộ, tuyển dụng 161 cán bộ cho KTNN trung ương và các khu vực. Đến nay, 04 KTNN khu vực mới thành lập đã hoạt động cơ bản ổn định, có đội ngũ cán bộ chủ chốt và chuyên môn gần đủ số lượng biên chế được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã chú trọng tăng cường lớp cập nhật kiến thức theo chuyên ngành cho cán bộ mới tuyển dụng, tập trung nhiều hơn cho tập huấn, hướng dẫn và triển khai các văn bản thi hành Luật KTNN, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, văn hoá nghề nghiệp. Không chỉ chú trọng đào tạo trong nước, KTNN đã cử hơn 100 cán bộ tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn, học tập, khảo sát, hội thảo chuyên sâu về kiểm toán tại 17 nước, 07 Kiểm toán viên theo học để thi Chứng chỉ ACCA, 02 kiểm toán viên học tập 10 tháng tại Canada theo chương trình CCAF, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Về hợp tác quốc tế, đã ký kết thoả thuận hợp tác song phương với 05 cơ quan KTNN các nước (gần bằng 1/2 tổng số thoả thuận hợp tác đã ký từ khi thành lập đến nay), năm đầu tiên đăng cai tổ chức liên tiếp 02 sự kiện lớn của ASOSAI. Đã hoàn thành Đề án đăng cai Đại hội ASOSAI năm 2012, được Chủ tịch Quốc hội phê duyệt và hiện đang đẩy mạnh vận động đăng cai dưới nhiều hình thức khác nhau.
Việc tiếp tục triển khai Luật KTNN, xây dựng và ban hành các văn bản về tổ chức và hoạt động kiểm toán nhà nước cũng đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Một trong những thành tựu quan trọng là đã hoàn thành việc soạn thảo Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn đến 2020 trình các cơ quan có thẩm quyền trong năm 2009. Bên cạnh đó, KTNN cũng đã tập trung thời gian và nhân lực để phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Tăng cường hiệu lực của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát và sự phối hợp giữa các cơ quan trên trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát” trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng. KTNN cũng đã tham gia soạn thảo trình Ban Bí thư ban hành Quyết định 198/QĐ-TW ngày 25/11/2008 về việc ban hành quy định về mối quan hệ công tác giữa Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước với các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức có liên quan. Đây là những văn bản, đề án rất quan trọng tạo tiền đề, điều kiện quyết định cho phát triển tổ chức và hoạt động KTNN trong thời gian tới.
Kế hoạch kiểm toán năm 2009 của KTNN bao gồm 140 cuộc (đầu mối) kiểm toán. Đối với lĩnh vực NSNN: kiểm toán quyết toán ngân sách 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 20 bộ, cơ quan trung ương; 05 cuộc kiểm toán chuyên đề. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu quốc gia kiểm toán 21 đầu mối, trong đó có 04 dự án chuyển tiếp từ năm 2008. Lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính- ngân hàng kiểm toán 29 đơn vị, tăng hơn so với năm 2008 là 06 đơn vị. Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, khối Đảng và các lĩnh vực khác kiểm toán 28 đơn vị. Năm 2009 cũng sẽ dành thời gian và nhân lực thích đáng cho nhiệm vụ xem xét, trình ý kiến của KTNN về dự toán NSNN và phân bổ ngân sách trung ương năm 2010; kiểm toán Quyết toán NSNN 2008.
Trong thực hiện kế hoạch trên, mục tiêu chính của công tác kiểm toán 2009 là đánh giá kết quả thực hiện 08 nhóm giải pháp của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, đảm bảo tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, chương trình, kế hoạch kiểm toán 2009 tập trung vào các trọng điểm chính là: kết quả điều hành, quản lý chính sách tài khoá; thu chi ngân sách; quản lý đất đai; kết quả điều hành, quản lý chính sách tiền tệ; việc quản lý, sử dụng vốn tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; chi tiêu, quản lý dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Đồng chí Nguyễn Đức Kiên cho biết: "Tôi cơ bản tán thành các mục tiêu chính và các nhiệm vụ công tác năm 2009 của KTNN đã đề ra. Với mục tiêu hướng tới nền tài chính quốc gia lành mạnh và bền vững, dù trong năm 2009 còn có nhiều khó khăn và những năm sắp tới có thể có những nhân tố không thuận lợi chi phối đến hoạt động kiểm toán nhưng tôi đề nghị KTNN, trực tiếp là các đồng chí lãnh đạo các cấp của KTNN quan tâm làm tốt các nhóm nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành tốt kế hoạch công tác đã đề ra".
Năm nhóm nhiệm vụ đó bao gồm: Sớm trình thông qua chiến lược phát triển của KTNN; tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ; mở rộng diện kiểm toán và tăng hiệu quả, hiệu lực kiểm toán. Chủ động và kịp thời thực hiện công khai hoá kết quả kiểm toán theo đúng quy định của Luật KTNN. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất hoạt động giám sát và các nhiệm vụ khác theo luật định; kết luận và kiến nghị của KTNN phải góp phần thiết thực nâng cao trách nhiệm, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước. Tăng cường đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Sớm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán theo hướng tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Theo chức năng của mình, KTNN tham gia tích cực để việc sử dụng các quỹ hỗ trợ và việc thực hiện chính sách thuế cởi mở của Đảng, Nhà nước đúng mục đích, đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao hơn./.