15 năm kiểm toán độc lập ở Việt Nam thành công và triển vọng

01/04/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

 Kiểm toán là thuật ngữ nghề nghiệp và là hoạt động nghiệp vụ đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới và được chấp nhận ở Việt Nam từ những năm đầu đổi mới (1990). Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, Nhà nước lãnh đạo và quản lý nền kinh tế không phải bằng biện pháp hành chính, mà bằng luật pháp, bằng biện pháp kinh tế, bằng đòn bảy và công cụ kinh tế. Kinh tế thị trường cũng đòi hỏi các hoạt động kinh tế - tài chính phải diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai.

Kiểm toán là thuật ngữ nghề nghiệp và là hoạt động nghiệp vụ đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới và được chấp nhận ở Việt Nam từ những năm đầu đổi mới (1990). Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, Nhà nước lãnh đạo và quản lý nền kinh tế không phải bằng biện pháp hành chính, mà bằng luật pháp, bằng biện pháp kinh tế, bằng đòn bảy và công cụ kinh tế. Kinh tế thị trường cũng đòi hỏi các hoạt động kinh tế - tài chính phải diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai. Thông tin kinh tế - tài chính do hạch toán kế toán xử lý, tổng hợp và cung cấp, phục vụ các quyết định kinh tế phải đảm bảo yêu cầu đầy đủ, trung thực, có độ tin cậy cao. Muốn vậy, vấn đề đầu tiên là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế -tài chính của doanh nghiệp, của Nhà nước phải dựa trên các qui định của luật pháp, trước hết là luật pháp về kế toán, thống kê, về thông tin kinh tế; phải tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán; phải dựa vào năng lực và sự tuân thủ luật pháp của các nhà tài chính -kế toán. Hoàn toàn không nghi ngờ phẩm chất, đạo đức, tính trung thực, năng lực nghiệp vụ của các nhà quản lý tài chính, các nhà kinh tế, các nhà kế toán. Nhưng nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nhân và thương nhân rất cần độ tin cậy cao của thông tin kinh tế tài chính nhận được để sử dụng, để xem xét, cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư, quyết định kinh doanh hoặc quyết định những vấn đề kinh tế, tài chính - ngân sách của địa phương, của đất nước.Những người sử dụng thông tin kinh tế, tài chính, đặc biệt là các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh, người cho vay, cho thuê, cho mượn, các nhà quản lý, các nhà lập pháp chỉ có thể yên lòng, mạnh dạn đưa ra quyết định kinh tế -tài chính khi các thông tin do các nhà kế toán cung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan, trung thực bởi một tổ chức hoặc các chuyên gia hành nghề độc lập. Đó chính là hoạt động kiểm toán và do các kiểm toán viên thực hiện. Có 3 loại kiểm tóan: Kiểm toán độc lập (KTĐL) tiến hành kiểm toán các hoạt động kinh tế; kiểm toán nhà nước (KTNN) kiểm toán các hoạt động tài chính nhà nước; kiểm toán nội bộ (KTNB) kiểm toán trong từng đơn vị, cơ quan.

Kiểm toán độc lập ở Việt nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Tháng 5 năm 1991 hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời sau thời gian dài thai nghén và khi đó chỉ có 2 công ty được Bộ Tài chính thành lập với 15 người và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề hầu như chưa có.

Những thành công

Trải qua 15 năm hoạt động, phát triển, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt được một số thành công khá cơ bản và đáng khích lệ.

Một, Nhân thức về kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói riểng, nhân thức và vai trò, vị thế của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường Việt nam. Từ loại hình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam, ngày nay Kiểm toán độc lập đã được xã hội thừa nhận như một nhu cầu tất yếu, góp phần duy trì và phát triển nghề nghiệp kiểm toán, kế toán Việt Nam.Hoạt động kiểm toán độc lập đã tham gia tích cực vào việc kiểm tra, đánh giá, xác nhân tình trạng tài chính của doanh nghiệp

Hai, Họat động kiểm tóan độc lập đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư thông thóang, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, đặc biệt đầu tư từ nước ngoài. Sự xuất hiện và họat động của KTĐL đã giúp các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện tiếp cận và hiểu biết cần thiết về luật pháp kinh tế, tài chính, về nguyên tắc và các quy định kế toán, kiểm toán Việt nam . họat động của KTĐL đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư của Việt nam cũng như quyết tâm gia nhập thị trường Việt nam của các nhà đầu tư. Chắc chắn, thiếu sự hiểu biết hoặc với hiểu biết chưa đầy đủ về môi trường pháp lý và môi trường kinh tế, các nhà đầu tư sẽ ngần ngại và đương nhiên cơ hội đầu tư sẽ bị bỏ qua hoặc họat động đầu tư sẽ diễn ra chậm hơn. Hơn nữa, bằng nghiệp vụ chuyên môn, bằng các hoạt động khách quan và độc lập, kiểm toán sẽ đánh giá, xác nhận một cách trung thực, có căn cứ về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế, hạn chế các hoạt động thanh tra, kiểm tra mang nặng tính hành chính. Hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng sẽ đảm bảo sự trung thực, khách quan, tin cậy của các thông tin kinh tế -tài chính khi truyền tải cho các đối tượng sử dung thông tin hoặc công khai báo cáo tài chính, đặc biệt là trong sắp xếp, đổi mới cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, trong họat động đầu tư trên thị trường chứng khoán... Có thể nói, thời gian vừa qua KTĐL Việt Nam đã làm được nhiều việc khẳng định vai trò vị thể trong cơ chế kinh tế mới

Ba, Kiểm tóan độc lập phát triển nhanh, mạnh cả về lượng và chất. Đến nay cả nước có g ần 100 công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán, trong đó có 3 công ty Nhà nước, 4 công ty có 100% vốn nước ngoài (là những công ty kiểm tóan lớn của thế giớil), 16 công ty hợp danh, 14 công ty cổ phần, còn lại là các công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhà nước đã công nhân 87 công ty đủ điều kiện hành nghề.

Bốn, Đ ã hình thành đội ngũ kiểm tóan viên hành nghề với chát lượng ngày càng nâng cao. Từ năm 1994 đến nay, Bộ Tài chính tổ chức 11 kỳ thi tuyển kiểm toán viên quốc giaB, đã công nhận và cấp chứng chỉ kiểm toán viên (KTV) cho 1.234 người. Hiện trong số này có 120 người đạt trình độ quốc tế, có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế, chiếm 10% kiểm tóan viên cả nước. Theo thống kê, đến năm 2006 có 868 người đang làm việc tại các công ty kiểm toán, cung cấp 20 loại hình nghiệp vụ chuyên môn.

Năm, Với tư cách là họat động dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, Kiểm tóan độc lập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài chính, tiền tệ mở cửa và hội nhập. Kế tóan, kiểm tóan đã và đang là lĩnh vực dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế thị trường, trong tiến trình mở cửa và hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tổng doanh thu của các công ty kiểm tóan họat động ở Việt nam hàng năm đã tăng đáng kể, riêng năm 2005 dã đạt xấp xỉ 550 tỷ đồng, tạo hàng nghìn chỗ làm việc cho các sinh viên mới tốt nghiệp. Thị trường dịch vụ kế tóan và kiểm tóan đã hình thành, sẵn sang gia nhập thị trường khu vực và thế giới.

Vui mừng và tự hào về những việc làm, về những kết quả đã đạt được, nhưng cũng còn không ít những trăn trở về họat động của kiểm toán độc lập. Trong đó, nổi cộm nhất là chất lượng họat động của kiểm tóan độc lập, số lượng và chất lượng của đội ngũ kiểm tóan viên, tình trang cạnh tranh không lành mạnh, không minh bạch trên thị trường dịch vụ tài chính kế tóan và kiểm tóan của Việt nam. So với sự phát triển của nền kinh tế, với nhu cầu hiện nay thì số lượng kiểm toán viên chưa nhiều, về chất lượng chưa đảm bảo, chưa đồng đều, chưa đáp ứng các yêu cầu của DN, các tổ chức kinh tế... Điều đáng mừng nhiều người đã quan tâm đến nghề kiểm toán bằng việc tham gia thi tuyển, tự nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn. Các thí sinh dự thi KTV quốc gia ngày một đông. Năm 2004 là 400 thì năm 2005 là 700, và năm 2006 dự kiến có khoảng 1.000 thí sinh tham gia kỳ thi tuyển KTV. Tuy nhiên, có một thực tế là không ít người được cấp chứng chỉ, chứng chỉ KTV và đăng ký hành nghề nhưng vì nhiều lý do khác nhau đã chuyển dịch nghề nghiệp. Đó là lý do quan trọng làm giảm số lượng KTV, và chất lượng KTV không được nâng lên tương xứng. Một đội ngũ đông đảo KTV có chất lượng tốt thỏa mãn yêu cầu của kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập đã không dược đáp ứng, đã thiếu lại càng thiếu hơn. Đối với nghề kiểm toán (cũng giống như nhiều ngành nghề đặc thù khác) chỉ sau một thời gian thì yêu cầu và thực trạng chất lượng chuyên môn sẽ khác đi nhiều. Thực tế, từ năm 1994 đến nay, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với một KTV ngày càng cao, càng khắt khe hơn, kể cả trong thi tuyển, trong họat động.

Tiếp tục phát triển

Trong tiến trình đổi mới kinh tế của đất nước, cần có nhiều giải pháp đẻ tiếp tục phát triển nhanh và vững chăc hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam .Theo chiến lược phát triển KTĐL giai đọan 2006-2010 đặt ra mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, được quốc tế thừa nhận, và phù hợp với tiến trình mở cửa, hội nhập vào kinh tyế khu vực và thế giới. Muốn vậy, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam và thông lệ quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, phổ cập đến từng đơn vị. Tăng cường quản lý Nhà nước về KTKT đồng thời phát triển mạnh mẽ hội nghề nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp, mở rộng quan hệ quốc tế, từng bước thừa nhận lẫn nhau chứng chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ tại chỗ và cung cấp qua biên giới vè dịch vụ kế tóan và kiểm tóan.

Chất lượng và kiểm sóat chất lượng họat động - vấn đề sống còn của họat động kiểm tóan

Một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng để phát triển thị trường dịch vụ kế tóan, kiểm tóan là chất lượng dịch vụ, vấn đề cốt lõi để củng cố lòng tin của khách hàng và mở rộng thị trường. Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, phải triển khai rất nhiều giải pháp khác nhau, cả về phía nhà nước, phía công ty dịch vụ kiểm tóan, kiểm tóan viên và phía các đối tượng được kiểm tóan, được cung cấp dịch vụ.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán : Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.

Như vậy, có thể thấy, chất lượng hoạt động kiểm toán cần được xem xét dưới ba góc độ:- Mức độ thỏa mãn của người sử dụng thông tin về tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán; Mức độ thoả mãn của đơn vị được được kiểm toán về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý.

Nội dung, quy mô và trình tự tiến hành thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được vận dụng tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, có những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán mà các công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán để phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận. Đặc biệt cần quan tâm chính sách và thủ tục sau đây:
- Luôn xem xét về tính tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên của mình. Việc theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp bao gồm kiểm tra tính độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách, đạo đức nghề nghiệp. Các công ty kiểm toán có thể yêu cầu cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp nộp bản giải trình về tính độc lập đối với khách hàng, phân công người có đủ thẩm quyền kiểm tra tính độc lập của các nhân viên. Có biện pháp kịp thời phát hiện và ngăn chặn mối quan hê lợi ich vi phạm tính độc lập khách quan trong họat động kiểm tóan. Trong quá trình đào tạo và hướng dẫn thực hiện, các công ty kiểm toán cần nhấn mạnh và đưa ra những đòi hổi cụ thể về đến tính độc lập và tư cách nghề nghiệp của KTV

- Công ty kiểm toán phải xem xét, đánh giá kỹ năng và năng lực chuyên môn của các KTV và nhân viên chuyên nghiệp. Năng lực chuyên môn của các KTV, các nhân viên cần được xem xét không những trong quá trình thực hiện kiểm toán, mà phải được cân nhắc ngay trong quá trình tuyển dụng và đào tạo, huấn luyện. Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn cho từng cấp bậc, chức danh và tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho các nhân viên là cách thức hiệu quả để tăng động lực khuyến khích các kiểm toán viên không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn. Hơn nữa, để góp phần nâng cao năng lực và kỹ năng cho các nhân viên, các công ty kiểm toán cần tiến hành đánh kết quả công tác và định kỳ thông báo cho họ triển vọng và cơ hội thăng tiến của từng cá nhân.

- Công việc kiểm toán phải được hướng dẫn và giám sát thực hiện đầy đủ ở tất cả các cấp cán bộ, nhân viên. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, cơ cấu, thành phần trong nhóm kiểm toán luôn được xác định cụ thể, phù hợp với đối tượng kiểm toán và yêu cầu pháp lý của cuộc kiểm toán, cơ cấu bao gồm: giám đốc (partner), chủ nhiệm kiểm toán (manager), giám sát kiểm toán (supervisor), kiểm toán viên chính (senior auditor) và các trợ lý kiểm toán. Cấp độ giám sát kiểm toán sẽ tăng dần lên theo phạm vi của đối tượng và tính chất pháp lý của cuộc kiểm toán. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định trong việc soát xét công việc kiểm toán của công ty trong từng nhóm kiểm toán, việc giám sát có thể do các kiểm toán viên trong các nhóm kiểm toán khác thực hiện.

- Khi cần thiết các công ty kiểm toán có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia tư vấn. Việc tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia sẽ tăng mức độ tin cậy của ý kiến, của kết quả kiểm toán về các lĩnh vực chuyên môn sâu, phức tạp, những ngành nghề kinh doanh đặc thù. Tuy nhiên, khi tham khảo ý kiến của chuyên gia, công ty kiểm toán cần xem xét đến năng lực chuyên môn và tính độc lập, khách quan của chuyên gia tư vấn.

- Thường xuyên cân nhắc, đánh giá khả năng phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của nhà quản lý công ty khách hàng. Đ ây là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng kiểm toán. Nếu công ty kiểm toán không có những nhân viên chuyên nghiệp thực sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng thì chưa nên quyết định thực hiện kiểm toán toán đối với khách hàng đó. Nếu những nghi ngại về tính chính trực của nhà quản trị quá nghiêm trọng, công ty kiểm toán có thể từ chối kiểm toán

- Công ty kiểm toán phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty.

Những năm qua, quy mô kinh doanh của các công ty và sự toàn cầu hoá hoạt động thương mại ngày càng phát triển. Sự phát triển đó kéo theo sự phức tạp của công tác kế toán, kiểm toán và làm nảy sinh không ít vụ kiện có liên quan đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập. Điển hình là vụ kiện của các cổ đông của tập đoàn Worldcom, tập đoàn Enron đối với công ty kiểm toán Arthur Andersen về tính độc lập và trung thực của kiểm toán viên. ở Việt Nam chưa có các vụ kiện lớn về kiểm toán. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện những sai phạm của công ty kiểm toán trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán: như các công ty kiểm toán phối hợp chưa tốt với các cơ quan quản lý . Trong một số trường hợp, công ty kiểm toán chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo của mình với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Trong quá trình kiểm toán và sau khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán mặc dù đã có những thông tin sai phạm về gian lận thương mại, về hoàn thuế giá trị gia tăng, nhưng đã không thông báo với Nhà nước. Hơn nữa, có không ít kiểm toán viên đã không loại trừ những khoản mục có nghi vấn trong báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một vụ kiện về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Không vì thế mà chúng ta có thể xem nhẹ việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Quá trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán hiện nay vẫn không tránh khỏi những bất cập.

Ở Việt nam, kinh nghiệm hành nghề, năng lực quản lí của nhiều doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế. Nhiều công ty kiểm toán đã cố gắng tăng sức cạnh tranh bằng cách hạ giá phí kiểm toán và đương nhiên, điều này sẽ làm giảm thời gian, giảm số lượng các thủ tục kiểm toán và làm giảm chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu thập, nếu sự cắt giảm giá phí là quá mức. Hơn nữa, sức ép với các công ty kiểm toán ngày càng tăng trong điều kiện hiện nay, khi mà bản thân các khách hàng thường quá chú trọng vào tiêu thức giá phí thấp để lựa chọn công ty kiểm toán.

Hiện nay, để tiếp tục tồn tại, phát triển và hoạt động kinh doanh có lãi, một số công ty đã cố gắng chiều theo khách hàng. Điều này sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi kiểm toán viên không có bản lĩnh, yếu kém về trình độ chuyên môn dẫn đến việc bỏ qua sai sót cần điều chỉnh, thậm chí có thể thay đổi ý kiến kiểm toán. Bên cạnh những nhân tố chủ quan trên, còn không ít những nhân tố khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán. Hiện nay, chưa có quy định bắt buộc mua bảo hiểm nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán. Năm 2003 đã ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, nhưng hệ thống chế tài đánh giá chất lượng kiểm toán và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện khi chưa được hoàn thiện. Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách việc đánh giá chất lượng đối với hoạt động kiểm toán độc lập. (Trong bộ máy Kiểm toán Nhà nước hiện nay đã có một bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán). Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp đã hình thành, nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Hoạt động của Hiệp hội Kế toán v à kiểm toán mới dừng lại ở việc nâng cao năng lực chuyên môn, chưa đưa ra các giải pháp kiểm soát về đạo đức nghề nghiệp đối với những người hành nghề kế toán, kiểm toán.

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động

Để nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, cần thực hiện các giải pháp sau:

Trước hết, Về phía các công ty kiểm toán cần có biện pháp thật hữu hiệu:
- Không ngừng nâng cao trình độ và năng lực h nh nghề của kiểm toán viên, thông qua các chính sách về tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, khen thưởng, xử phạt.

- Thiết kế các quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và thiết kế bộ máy tổ chức thực hiện chuyên trách nhiệm vụ này. Đồng thời, các công ty kiểm toán phải lưu trữ các thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể. Việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán để lựa chọn khách hàng, cần được tiến hành trước khi cam kết cung cấp dịch vụ và phải lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.

- Cần tăng cường trao đổi, chia sẻ giữa các công ty kiểm toán về chuyên môn và các vấn đề đào tạo, hợp tác kiểm toán.

Thứ hai, Về phía các cơ quan nhà nước:

-Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về trách nhiệm của các công ty kiểm toán đối với chất lượng hoạt động kiểm toán, các quy định về bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc, tăng cường các chế tài xử phạt hành vi vi phạm đạo đức hành nghề của kiểm toán viên.

- Chuẩn bị tốt lực lượng, cơ chế, điều kiện vật chất để tiếp nhận sự chuyển giao cho Hội kế toán và kiểm toán nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện, đánh giá và kiểm soát chất lượng hành nghề của các công ty, của các kiểm toán viên. Có thái độ xử lý những công ty, những KTV vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện đế quốc tế hoá trình độ năng lực, chứng chỉ hành nghề của KTV Việt nam, đạt tớ sự công nhận giữa các quốc gia trong khu vực Đông nam Châu Á.

Thứ ba, Về phía các cơ sở đào tạo bồi dưỡng kế toán, kiểm toán, cần nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội cho học viên tiếp cận thực tế. Trong quá trình đào tạo, nên chú trọng đến các chuyên đề về đạo đức nghề nghiệp cho các học viên.

Nền kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi của người sử dụng thông tin từ kết quả kiểm toán ngày càng cao. Tăng cường và đổi mới cách thức kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của kiểm toán độc lập là một yêu cầu không thể thiếu đối với nền kinh tế thị trường mỏ cửa và hội nhập./.

Xem thêm »