Nâng cao địa vị pháp lý và hiệu lực hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

27/02/2014
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

(kiemtoannn.gov.vn) - Ngày 9/10/2013, Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn đã ký Quyết định số 1145/QĐ-KTNN, ban hành "Kế hoạch chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước giai đoạn 2013-2017". Kế hoạch Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước giai đoạn 2013-2017 được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các hoạt động trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020; đồng thời cụ thể hóa một số hoạt động ưu  tiên thực hiện trong giai đoạn 2013-2017

"Kế hoạch chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước giai đoạn 2013-2017" gồm 8 chiến lược cụ thể: Chiến lược 1 - Nâng cao địa vị pháp lý và hiệu lực hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam; Chiến lược 2: Phát triển hệ thống tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ về số lượng, cơ cấu, chất lượng, tính chuyên nghiệp hóa; Chiến lược 3: Tăng cường năng lực của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong việc áp dụng thực hiện chuẩn mực quốc tế (ISSAIs); Chiến lược 4: Tăng cường năng lực của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng Kế hoạch kiểm toán; Chiến lược 5: Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán; Chiến lược 6: Tăng cường giá trị và lợi ích trong việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản công; Chiến lược 7: Phát triển hoạt động kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu; Chiến lược 8: Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động  của Kiểm toán Nhà nước.

 
Để thực hiện được tầm nhìn: Là cơ quan kiểm toán tài chính công có trách nhiệm, uy tín, chuyên nghiệp và hiện đại, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Với sứ mệnh: Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm toán, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản công; Với giá trị cốt lõi: Minh bạch - Chất lượng - Hiệu quả - Không ngừng gia tăng giá trị Công minh - Chính trực - Nghệ tinh - Tâm sáng, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước cam kết phấn đấu trở thành "Cơ quan kiểm toán tài chính công có uy tín và có trách nhiệm, góp phần mang lại sự phát triển bền vững và sự phồn thịnh của đất nước".

Nâng cao địa vị pháp lý và hiệu lực hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

Bổ sung nội dung địa vị pháp lý của KTNN, Tổng KTNN vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó quy định về vị trí pháp lý, tính độc lập, chức năng của cơ quan KTNN; thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo đã được trình Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong năm 2012.  Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Trên cơ sở quy định tại Điều 118 của Hiến pháp, sửa đổi lại Điều 13 của Luật KTNN về địa vị pháp lý của KTNN cho phù hợp với quy định của Hiến pháp. Đây là những quy định nền tảng cho tổ chức và hoạt động của KTNN, phù hợp với vị trí, vai trò là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
 
         


Việc bổ sung thiết chế độc lập là Kiểm toán Nhà nước nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; phù hợp nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Với vị thế là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, KTNN đóng vai trò quan trọng đảm bảo tính minh bạch trong quản trị quốc gia, góp phần đảm bảo tính dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Vai trò quan trọng của KTNN: Tăng cường giám sát của Quốc hội và giám sát của nhân dân đối với hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Góp phần đảm bảo minh bạch các quan hệ kinh tế, tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
 
Thực hiện Nghị quyết số 64/2013/NQ-QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội và Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH ngày 02/01/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, KTNN đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam tới toàn thể cán bộ, công chức và người lao động của KTNN, trong đó, chú trọng vào những quy định về Kiểm toán Nhà nước, nhằm nâng cao nhận thức về Hiến pháp và ý thức chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong tổ chức và hoạt động của KTNN. Thông qua tuyên truyền Hiến pháp khơi dậy niềm tự hào và lòng yêu ngành, yêu nghề của đội ngũ cán bộ, công chức, Kiểm toán viên nhà nước, tạo khí thế và sức mạnh mới giúp KTNN hoàn thành tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lần đầu tiên được hiến định ở Việt Nam. 100% công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành nắm được các quy định về KTNN trong Hiến pháp.
 
Sửa đổi, bổ sung Luật KTNN phù hợp với quy định của Hiến pháp và thực tiễn
          
Xây dựng Dự án Luật KTNN (sửa đổi) cho phù hợp với quy định của Hiến pháp và thực tiễn hoạt động Kiểm toán Nhà nước. Việc triển khai thi hành Hiến pháp đặt ra yêu cầu sửa đổi toàn diện  Luật Kiểm toán nhà nước; trong đó tập trung vào các nội dung: Địa vị pháp lý của KTNN; Đối tượng và phạm vi kiểm toán, bảo đảm bao quát hết các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công, bao gồm: NSNN, tiền và tài sản nhà nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản và những đối tượng khác thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN; Nhiệm vụ kiểm toán thuế; Nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; Thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về KTNN; Hoạt động KTNN...
 
Để việc sửa đổi Luật KTNN đáp ứng yêu cầu tiến độ theo Nghị quyết số 64/2013/NQ-QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội và Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH ngày 02/01/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, KTNN khẩn trương phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan hoàn thiện dự án Luật KTNN để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2014) và trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2015). Cùng với việc sửa đổi Luật KTNN, KTNN tích cực nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, Luật Ngân sách nhà nước và các luật có liên quan cho phù hợp với quy định của Hiến pháp về KTNN, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa Luật Kiểm toán nhà nước với các luật có liên quan trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.
 
Cùng với việc sửa đổi Luật KTNN, KTNN tích cực nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, Luật Ngân sách nhà nước và các luật có liên quan cho phù hợp với quy định của Hiến pháp về KTNN, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa Luật Kiểm toán nhà nước với các luật có liên quan trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.

Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện Luật KTNN (sửa đổi): bảo đảm phổ biến, tuyên truyền kịp thời Luật KTNN (sửa đổi) đến tất cả công chức, viên chức, người lao động của KTNN ngay sau khi Luật được thông qua. Dự kiến trong ngành sẽ tổ chức 19 lớp, trong đó có 06 lớp tại các đơn vị tham mưu, các KTNN chuyên ngành, các đơn vị sự nghiệp; 13 lớp tại các KTNN khu vực; Ngoài ngành sẽ tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hoạt động kiểm toán, tại các buổi triển khai, kết luận, ký quy chế phối hợp...100% công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Luật KTNN (sửa đổi).

Xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KTNN (sửa đổi): Xây dựng Nghị quyết của UBTVQH về cơ cấu tổ chức của KTNN; nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch KTV Nhà nước; chế độ tiền lương theo Luật KTNN (sửa đổi).

Hoàn thiện Hệ thống chuẩn mực KTNN: Xây dựng Hệ thống chuẩn mực bảo đảm phù hợp với Luật KTNN (sửa đổi); xây dựng đầy đủ chuẩn mực kiểm toán nhà nước theo từng lĩnh vực kiểm toán. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục xây dựng văn bản QPPL, Hoàn thiện theo chỉ dẫn của ISSAIs.
  
Xây dựng và hoàn thiện các quy trình của KTNN (hoặc các sổ tay hướng dẫn, quy trình, kỹ thuật kiểm toán): Sửa đổi các quy trình kiểm toán (hoặc các sổ tay hướng dẫn, quy trình, kỹ thuật kiểm toán) bảo đảm phù hợp với Luật KTNN (sửa đổi); Khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn hoạt động kiểm toán. Bảo đảm trình tự, thủ tục, tiến độ và chất lượng. - Được Tổng KTNN ban hành năm 2015 (ngay sau khi Luật KTNN sửa đổi được thông qua).
    
Sửa đổi các quy chế, quy định của KTNN: Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN; Quy định trình tự lập, thẩm định xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của KTNN; Quy định trình tự lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán; Quy định về xây dựng tiêu chí để xác định việc bố trí nhân sự, nhân lực, thời gian, kinh phí cho các cuộc kiểm toán nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quy chế Thanh tra của KTNN.
    
Sửa đổi các quy chế, quy định bảo đảm phù hợp với Luật KTNN (sửa đổi), đồng bộ, thống nhất với các quy định liên quan; Khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn hoạt động của KTNN. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, tiến độ và chất lượng.
    
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung trong các luật liên quan đến KTNN. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ: Đề xuất được những nội dung sửa đổi trong các luật liên quan bảo đảm phù hợp, đồng bộ giữa Luật KTNN với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật NSNN,.... Bảo đảm kịp thời, chất lượng.
    
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan trong Luật NSNN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,… và các luật liên quan khác. Thời điểm gửi văn bản đề xuất đến các cơ quan chủ trì soạn thảo đối với mỗi luật cụ thể phụ thuộc vào thời điểm xây dựng các dự án luật đó trong chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội./.

Tường Vy

Xem thêm »