06/03/2018
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 8, thẩm tra về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)Ngày 5/3/2018, tại nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 8, thẩm tra về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ủy viên Trung ương ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự và phát biểu chỉ đạo.Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thay mặt Thanh tra Chính phủ - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội: Mở rộng đối tượng của Luật ra khu vực ngoài Nhà nước; đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập; xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán…
Dự thảo Luật giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết: Nội dung về đối tượng và phương thức kê khai tài sản, thu nhập - Điều 37 và Điều 39 dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng phân biệt giữa các đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu với các đối tượng thường xuyên phải kê khai tài sản, thu nhập (kê khai bổ sung, kê khai lại). Theo đó, đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu là các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, công chức, một số chức danh trong quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, người được cử giữ chức danh quản lý vốn, tài sản Nhà nước trong các doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Bên cạnh đó, đối tượng phải kê khai bổ sung khi thu nhập phát sinh có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Đối tượng phải kê khai hàng năm là những người được hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên hoặc dưới 0,9 nhưng làm việc ở một số vị trí công tác trong lĩnh vực: Kiểm toán nhà nước, Thuế, Hải quan, Tòa án, Viện kiểm sát... Đối tượng phải kê khai lại là những người được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, được cử giữ chức vụ khác để phục vụ công tác cán bộ.
Dự thảo Luật giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên ở cả Trung ương và địa phương; thanh tra Bộ, ngành, thanh tra cấp tỉnh hoặc đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương nơi không có cơ quan thanh tra (gọi chung là cơ quan thanh tra) kiểm soát tài sản, thu nhập của các đối tượng còn lại.
Dự kiến Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập khoảng 6.000 đối tượng, các cơ quan thanh tra cấp tỉnh kiểm soát trên dưới 2.000 người, riêng các địa phương lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 10.000 đối tượng.
Nếu dự thảo Luật được thông qua và Quốc hội ra Nghị quyết kèm theo để tổ chức thi hành luật thì Ngành Thanh tra sẽ đề xuất chuyển phần lớn lực lượng để làm việc này. Phần thanh tra kinh tế-xã hội hiện nay đang chiếm một nửa công chức ngành thanh tra sẽ phải giảm đi; công tác thanh tra các vụ việc, dự án sẽ chuyển cho Kiểm toán nhà nước.
Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra Bộ, ngành chỉ thanh tra các vụ việc quan trọng mà Thủ tướng thấy cần thiết phải làm rõ. Dự kiến, hơn 1/3 công việc của Thanh tra Chính phủ sẽ dành cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập, tạo ra sự biến đổi trong tổ chức hoạt động của toàn lực lượng. Như vậy, cả nước có 85 cơ quan, 21 Bộ, ngành, 63 tỉnh và Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tài sản, thu nhập.
Cần tiếp tục được nghiên cứu sâu thêm dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), giải quyết các vấn đề vướng mắc thực tiễn đặt ra
Thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), đa số thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đều nhận thấy việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài Nhà nước là cần thiết. Việc lành mạnh hóa nhóm chủ thể này sẽ có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, gần phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong khu vực công. Cần rà soát kỹ để quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước phải hết sức chặt chẽ để bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp và chủ trương khuyến khích khởi nghiệp của Chính phủ.
Dự thảo Luật quy định về việc áp dụng bắt buộc một số chế định về phòng, ngừa tham nhũng: Thực hiện công khai, minh bạch, kiểm soát xung đột lợi ích; trách nhiệm của người đứng đầu và minh bạch; kiểm soát tài sản, thu nhập đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ.
Cho ý kiến về vấn việc dự thảo Luật giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập, phần đa thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đều tán thành và cho rằng, Thanh tra Chính phủ là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; có chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm trong xác minh tài sản, thu nhập. Quy định giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập vừa bảo đảm được tính độc lập trong kiểm soát tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai; vừa tạo điều kiện tập trung nguồn lực cho việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ của cán bộ thực hiện; tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ, bảo đảm bí mật về thông tin, tài liệu có liên quan đến kiểm soát tài sản, thu nhập. Chính phủ cần làm rõ: Khi giao thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập cho Thanh tra Chính phủ phải bảo đảm việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cơ quan này không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ đối với các chức danh của cơ quan Nhà nước khác... Cần có bước đột phát trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập và nên giao cho cơ quan chuyên trách thực hiện công việc này theo trình tự tố tụng minh bạch.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) là dự án Luật rất quan trọng, có tính chất phức tạp, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội, nên một số nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu sâu thêm, có giải trình thuyết phục để giải quyết một cách hợp lý nhất các vấn đề vướng mắc mà thực tiễn đặt ra. Đặc biệt, đối với các nội dung mới được quy định trong dự thảo Luật như: Quy định về thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập; xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm chưa được giải trình hợp lý…cần sớm lấy đầy đủ ý kiến của các cơ quan liên quan, nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo dự thảo Luật, trường hợp xác minh nếu kết luận tài sản, thu nhập thực tế lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai, hoặc việc giải trình về tài sản, thu nhập tăng thêm không hợp lý, cơ quan thuế sẽ xem xét thực hiện việc thu thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 45%. Việc truy thu thuế này không loại trừ trách nhiệm nếu các cơ quan có thẩm quyền chứng minh tài sản đó có được do vi phạm pháp luật, phạm tội mà có. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý thông qua thu thuế thu nhập cá nhân như dự thảo Luật là cần thiết và việc thu thuế không hợp pháp hóa quyền sở hữu về tài sản của người kê khai.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà nêu ý kiến: Nên trừng trị việc kê khai không trung thực thì mới ngăn chặn được thất thu tài sản, ngăn chặn được hành vi tham nhũng. Hành vi kê khai không trung thực là rất nguy hiểm, bởi đây là hành vi che giấu để thăng quan, tiến chức, lừa dân, làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước, suy thoái đạo đức, đảo lộn công lý, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, tiềm lực của đất nước. Về lâu dài, nên cân nhắc bổ sung vào Bộ luật Hình sự tội kê khai không trung thực. Đó là giải pháp không những ngăn chặn được hành vi tham nhũng mà còn khắc phục được tình trạng đang bức xúc là không thu hồi được tài sản tham nhũng.
Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nêu rõ, đây là dự án luật khó, phức tạp và những hạn chế, bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Luật hiện hành đã được nhận diện. Phó Chủ tịch QH lưu ý, cần kết hợp quy định của Luật hiện hành với thực tế để bảo đảm những đối tượng đưa vào dự thảo có thể kiểm soát được, phòng ngừa tham nhũng sớm, đặc biệt là các đối tượng gồm: Cán bộ công chức; đối tượng có nguy cơ tham nhũng cao và những người được bầu, bổ nhiệm vào chức vụ trong bộ máy chính trị./.
Nguyễn Dũng
Ngày 5/3/2018, tại nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 8, thẩm tra về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ủy viên Trung ương ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự và phát biểu chỉ đạo.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga phát biểu tại cuộc họp
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thay mặt Thanh tra Chính phủ - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội: Mở rộng đối tượng của Luật ra khu vực ngoài Nhà nước; đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập; xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán…
Dự thảo Luật giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết: Nội dung về đối tượng và phương thức kê khai tài sản, thu nhập - Điều 37 và Điều 39 dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng phân biệt giữa các đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu với các đối tượng thường xuyên phải kê khai tài sản, thu nhập (kê khai bổ sung, kê khai lại). Theo đó, đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu là các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, công chức, một số chức danh trong quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, người được cử giữ chức danh quản lý vốn, tài sản Nhà nước trong các doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Bên cạnh đó, đối tượng phải kê khai bổ sung khi thu nhập phát sinh có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Đối tượng phải kê khai hàng năm là những người được hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên hoặc dưới 0,9 nhưng làm việc ở một số vị trí công tác trong lĩnh vực: Kiểm toán nhà nước, Thuế, Hải quan, Tòa án, Viện kiểm sát... Đối tượng phải kê khai lại là những người được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, được cử giữ chức vụ khác để phục vụ công tác cán bộ.
Dự thảo Luật giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên ở cả Trung ương và địa phương; thanh tra Bộ, ngành, thanh tra cấp tỉnh hoặc đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương nơi không có cơ quan thanh tra (gọi chung là cơ quan thanh tra) kiểm soát tài sản, thu nhập của các đối tượng còn lại.
Dự kiến Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập khoảng 6.000 đối tượng, các cơ quan thanh tra cấp tỉnh kiểm soát trên dưới 2.000 người, riêng các địa phương lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 10.000 đối tượng.
Nếu dự thảo Luật được thông qua và Quốc hội ra Nghị quyết kèm theo để tổ chức thi hành luật thì Ngành Thanh tra sẽ đề xuất chuyển phần lớn lực lượng để làm việc này. Phần thanh tra kinh tế-xã hội hiện nay đang chiếm một nửa công chức ngành thanh tra sẽ phải giảm đi; công tác thanh tra các vụ việc, dự án sẽ chuyển cho Kiểm toán nhà nước.
Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra Bộ, ngành chỉ thanh tra các vụ việc quan trọng mà Thủ tướng thấy cần thiết phải làm rõ. Dự kiến, hơn 1/3 công việc của Thanh tra Chính phủ sẽ dành cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập, tạo ra sự biến đổi trong tổ chức hoạt động của toàn lực lượng. Như vậy, cả nước có 85 cơ quan, 21 Bộ, ngành, 63 tỉnh và Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tài sản, thu nhập.
Cần tiếp tục được nghiên cứu sâu thêm dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), giải quyết các vấn đề vướng mắc thực tiễn đặt ra
Thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), đa số thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đều nhận thấy việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài Nhà nước là cần thiết. Việc lành mạnh hóa nhóm chủ thể này sẽ có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, gần phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong khu vực công. Cần rà soát kỹ để quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước phải hết sức chặt chẽ để bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp và chủ trương khuyến khích khởi nghiệp của Chính phủ.
Dự thảo Luật quy định về việc áp dụng bắt buộc một số chế định về phòng, ngừa tham nhũng: Thực hiện công khai, minh bạch, kiểm soát xung đột lợi ích; trách nhiệm của người đứng đầu và minh bạch; kiểm soát tài sản, thu nhập đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ.
Cho ý kiến về vấn việc dự thảo Luật giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập, phần đa thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đều tán thành và cho rằng, Thanh tra Chính phủ là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; có chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm trong xác minh tài sản, thu nhập. Quy định giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập vừa bảo đảm được tính độc lập trong kiểm soát tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai; vừa tạo điều kiện tập trung nguồn lực cho việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ của cán bộ thực hiện; tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ, bảo đảm bí mật về thông tin, tài liệu có liên quan đến kiểm soát tài sản, thu nhập. Chính phủ cần làm rõ: Khi giao thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập cho Thanh tra Chính phủ phải bảo đảm việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cơ quan này không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ đối với các chức danh của cơ quan Nhà nước khác... Cần có bước đột phát trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập và nên giao cho cơ quan chuyên trách thực hiện công việc này theo trình tự tố tụng minh bạch.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) là dự án Luật rất quan trọng, có tính chất phức tạp, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội, nên một số nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu sâu thêm, có giải trình thuyết phục để giải quyết một cách hợp lý nhất các vấn đề vướng mắc mà thực tiễn đặt ra. Đặc biệt, đối với các nội dung mới được quy định trong dự thảo Luật như: Quy định về thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập; xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm chưa được giải trình hợp lý…cần sớm lấy đầy đủ ý kiến của các cơ quan liên quan, nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo dự thảo Luật, trường hợp xác minh nếu kết luận tài sản, thu nhập thực tế lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai, hoặc việc giải trình về tài sản, thu nhập tăng thêm không hợp lý, cơ quan thuế sẽ xem xét thực hiện việc thu thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 45%. Việc truy thu thuế này không loại trừ trách nhiệm nếu các cơ quan có thẩm quyền chứng minh tài sản đó có được do vi phạm pháp luật, phạm tội mà có. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý thông qua thu thuế thu nhập cá nhân như dự thảo Luật là cần thiết và việc thu thuế không hợp pháp hóa quyền sở hữu về tài sản của người kê khai.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà nêu ý kiến: Nên trừng trị việc kê khai không trung thực thì mới ngăn chặn được thất thu tài sản, ngăn chặn được hành vi tham nhũng. Hành vi kê khai không trung thực là rất nguy hiểm, bởi đây là hành vi che giấu để thăng quan, tiến chức, lừa dân, làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước, suy thoái đạo đức, đảo lộn công lý, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, tiềm lực của đất nước. Về lâu dài, nên cân nhắc bổ sung vào Bộ luật Hình sự tội kê khai không trung thực. Đó là giải pháp không những ngăn chặn được hành vi tham nhũng mà còn khắc phục được tình trạng đang bức xúc là không thu hồi được tài sản tham nhũng.
Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nêu rõ, đây là dự án luật khó, phức tạp và những hạn chế, bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Luật hiện hành đã được nhận diện. Phó Chủ tịch QH lưu ý, cần kết hợp quy định của Luật hiện hành với thực tế để bảo đảm những đối tượng đưa vào dự thảo có thể kiểm soát được, phòng ngừa tham nhũng sớm, đặc biệt là các đối tượng gồm: Cán bộ công chức; đối tượng có nguy cơ tham nhũng cao và những người được bầu, bổ nhiệm vào chức vụ trong bộ máy chính trị./.
Nguyễn Dũng