11/07/2018
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển: KTNN thực sự xứng đáng là thanh bảo kiếm của Quốc hội trong việc quản lý tài sản công và tài chính công(sav.gov.vn) - Thời gian qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã thực hiện rất nhiều cuộc kiểm toán và tạo được dấu ấn với nhiều điểm sáng trong hoạt động nghiệp vụ, phát hiện, chấn chỉnh, uốn nắn những sai phạm xảy ra trong quản lý tài sản công, quản lý tài chính công, định giá doanh nghiệp Nhà nước trước cổ phần hóa… đã kiến nghị thu về cho ngân sách Nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng. Những thành quả đó đã khẳng định vai trò quan trọng của KTNN đối với Đảng, Quốc hội và nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã có những đánh giá sâu sắc về vai trò và hoạt động của KTNN trong kiểm toán tài chính công, tài sản công. Cổng thông tin KTNN xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về vai trò của KTNN trong việc giúp Quốc hội, Chính phủ trong việc quản lý hoạt động chi tiêu NSNN, đặc biệt là tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN, phòng chống tham nhũng, lãng phí?
Như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói: Quốc hội có 2 thanh bảo kiếm, đó là công khai minh bạch và KTNN. Tôi cho rằng, thời gian qua, những kết quả đạt được của KTNN là rất cơ bản, thực sự xứng đáng là thanh bảo kiếm của Quốc hội trong việc quản lý tài sản công và tài chính công.
Có thể khẳng định hoạt động của KTNN đã giúp Quốc hội kiểm soát được công việc quản lý thu, chi NSNN, quản lý tài chính công, tài sản công, từ đó đưa ra được những vấn đề liên quan đến xây dựng hệ thống pháp luật, quyết định về chi tiêu NSNN đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, KTNN còn là công cụ quan trọng để giúp Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí. Tôi đánh giá rất cao kết quả đạt được của KTNN trong những năm vừa qua.
Một điểm rất mới trong hoạt động của KTNN thời gian gần đây đó là: Theo quy định của Luật KTNN năm 2015, báo cáo của KTNN phải được trình bày trước Quốc hội cùng Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội. Báo cáo của KTNN không những đã chỉ ra những sai phạm trong quản lý tài sản công, quản lý tài chính công mà còn chỉ ra những vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách trong thực hiện việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công.
Trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi được hiến định trong Hiến pháp 2013, KTNN đã tổ chức nhiều cuộc kiểm toán đi sâu vào những vấn đề quan trọng, được cử tri cả nước, đại biểu Quốc hội quan tâm trong quản lý thu, chi NSNN, từ đó phát hiện ra những sai phạm như: Nhiều khoản thu, chi chưa được tính toán đầy đủ hoặc có dấu hiệu của trốn lậu thuế; nhiều khoản chi tiêu không có dự toán; chi tiêu vượt dự toán, sai so với dự toán, dẫn đến thất thoát lãng phí trong NSNN và đã kiến nghị thu hồi cho NSNN.
Hiện nay, KTNN đang tập trung đẩy mạnh và thực hiện rất tốt loại hình kiểm toán hoạt động. Qua đó, KTNN không chỉ đánh giá kết quả tài chính, không chỉ xác định việc chi tiêu đó có đảm bảo cơ sở pháp lý, tuân thủ quy định của pháp luật hay không mà còn đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng tài chính công, tài sản công như thế nào? Kết quả kiểm toán phát hiện số lượng tiền thu, chi, sử dụng tài sản công không đúng mỗi năm đều tăng lên. Trong kiểm toán quyết toán NSNN năm 2016, KTNN đã chỉ ra được trên 60.000 lao động được bố trí ko hiệu quả so với hoạt động của cả bộ máy, khoảng gần 200 văn bản quy phạm pháp luật cần phải được chỉnh sửa ở các lĩnh vực khác nhau. Tôi cho rằng đó là kết quả hết sức tích cực.
Tôi cũng ấn tượng và đánh giá cao việc thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã đề xuất được những vấn đề cần phải sửa trong cơ chế chính sách của Nhà nước, để tăng cường, đưa công tác quản lý tài sản công và tài chính công lên một tầm cao mới. Điều đó giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan ban hành chính sách thấy được các điểm yếu, điểm thiếu của mình để chỉnh sửa trong quá tình xây dựng pháp luật, cũng như trong xây dựng các Nghị định, Thông tư phù hợp với thực tế.
Trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, kết quả kiểm toán cũng đem lại hiệu quả hết sức tích cực. KTNN chính là công cụ để giúp Nhà nước phòng chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí. Qua kết quả kiểm toán, những vi phạm nghiêm trọng có liên quan đến Luật Hình sự, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Phòng tham nhũng… đã được chuyển sang cơ quan điều tra. Trong những năm vừa qua, các vụ việc mà KTNN đề xuất với cơ quan điều tra tăng lên rất nhiều, điều đó góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, có tính răn đe để việc giữ gìn kỷ cương tài chính đó trở thành nề nếp. Mọi người khi sử dụng tài chính, tài sản công phải hiểu rằng phải tuân thủ pháp luật và không thể tùy tiện vi phạm pháp luật.
Với vai trò là Trưởng Đoàn cuộc giám sát chuyên đề Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2011-2016, ông đánh giá thế nào về việc sử dụng kết quả kiểm toán trong cuộc giám sát; qua đó nhìn nhận vai trò KTNN trong việc giúp Quốc hội chỉ ra lỗ hổng của pháp luật, cơ chế chính sách cần sửa đổi bổ sung và có kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với quá trình tái cơ cấu, cổ phần DNNN?
Có thể nói rằng hoạt động giám sát của Quốc hội là hoạt động thường xuyên. Lần này QH đã chọn ra 1 nội dung được cử tri, nhân dân cũng như đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm - đó là sử dụng và quản lý tài sản vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2011 đến năm 2016 - giai đoạn chúng ta có rất nhiều chuyển đổi. Nhưng qua 5 năm qua có rất nhiều sai phạm nổi lên mà Đoàn Giám sát phải dựa vào kết quả kiểm toán của KTNN, cũng như của công tác thanh tra của Chính phủ để chỉ ra những sai phạm, đó là:
Thứ nhất, DNNN luôn phải tuân thủ pháp luật, nhưng qua công tác kiểm toán, thanh tra đã chỉ ra rằng số lượng các doanh nghiệp vi phạm, không tuân thủ pháp luật là khá phổ biến, từ Luật đất đai, Luật đầu tư công đến Luật Quản lý tài sản công.
Thứ hai là vi phạm nguyên tắc về thị trường, phần lớn DNNN tuân thủ cơ chế một cách chưa đầy đủ, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Thứ ba là vi phạm về kết quả tài chính, các doanh nghiệp phải báo cáo tài chính một cách trung thực, nhưng đều thực hiện không đúng, dẫn đến đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp không chính xác, lúc lỗ giả, lúc lãi giả.
Cuối cùng là vi phạm về quản trị doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có cơ chế quản trị, song hầu như những đơn vị được kiểm toán đều có những vi phạm, chỉ khác nhau ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Việc giám sát của Quốc hội tập trung chủ yếu xem xét việc tuân thủ pháp luật trong xây dựng các cơ chế chính sách, thực hiện chính sách như thế nào và chỉ ra được nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về tổ chức và cá nhân nào ? Nếu không có số liệu của các KTNN và Thanh tra Chính phủ thì Đoàn giám sát của Quốc hội khó có thể tiến hành đánh giá được, vì hoạt động giám sát phải dựa vào báo cáo của các cơ quan chức năng, báo cáo của các đơn vị được giám sát, của các cơ quan Nhà nước, KTNN và Thanh tra Chính phủ để có được cái nhìn toàn diện.
Chúng tôi đã phát hành báo cáo giám sát Chuyên đề Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2011-2016. Báo cáo đó rất thành công và trong sự thành công đó có sự đóng góp rất lớn của kết quả kiểm toán giai đoạn 2011 - 2016 trong lĩnh vực quản lý tài chính doanh nghiệp.
Có một số người cho rằng việc định giá tạo thất thoát rất lớn những tài sản có giá trị của Nhà nước, nếu các đơn vị chức năng như KTNN không can thiệp kịp thời thì lượng thất thoát đó sẽ ở một cái mức độ lớn không tưởng tượng nổi. Vậy, ông đánh giá như thế nào về vai trò của KTNN trong việc xác định những sai phạm trong định giá doanh nghiệp Nhà nước trước Cổ phần hóa, góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn đà thất thoát đó?
Công tác cổ phần hóa của chúng ta có rất nhiều quy trình. Một tài sản trước khi được đưa ra cổ phần hóa phải được định giá, thẩm định trên rất nhiều tiêu chí như vị trí, thương hiệu, những tài sản hữu hình, tài sản vô hình… Vừa qua, công tác thẩm định, đánh giá doanh nghiệp trước cổ phần hóa chưa thực sự sát và phù hợp, dẫn đến trường hợp rất nhiều doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa, mức độ định giá là rất thấp.
Việc thẩm giá, định giá thấp cũng chưa thể nói là gây ra thất thoát, nhưng rõ ràng nếu căn cứ theo thẩm định đó, khi tổ chức thực hiện lại không theo cơ chế thị trường, không tiến hành đấu giá, không đưa ra niêm yết công khai để quan hệ cung cầu giải quyết thì sẽ dẫn đến thất thoát. Ngược lại, nếu chúng ta thực hiện đúng theo cơ chế thị trường, đưa ra niêm yết, đưa ra đấu giá công khai để cho nhiều đối tượng tham gia vào thì sẽ tránh được tổn thất, thất thoát về tài chính.
Tuy nhiên, có thể thấy, định giá thấp là không lành mạnh, nên cần khắc phục. Hoặc thậm chí, nếu doanh nghiệp định giá quá cao so với giá trị thực, thị trường không chấp nhận, sẽ dẫn đến kéo dài quá trình cổ phần hóa, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Năm 2016, KTNN đã kiểm toán kết quả định giá và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi cổ phần hóa của 7 doanh nghiệp Nhà nước, qua đó đã xác định vốn nhà nước tăng thêm hơn 20.000 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy rằng, kết quả kiểm toán đã giúp các tổ chức định giá, đánh giá sát hơn tài sản trước khi đưa ra cổ phần hóa. Và chính sự đánh giá sát hơn đó sẽ khiến cho doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa đem lại hiệu quả cho Nhà nước cao hơn. Đó là cái đóng góp rất lớn của KTNN. Trong Báo cáo của Đoàn giám sát cũng đã đánh giá rất cao đóng góp to lớn này của KTNN.
Trân trọng cảm ơn ông./.
M.Thúy
(sav.gov.vn) - Thời gian qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã thực hiện rất nhiều cuộc kiểm toán và tạo được dấu ấn với nhiều điểm sáng trong hoạt động nghiệp vụ, phát hiện, chấn chỉnh, uốn nắn những sai phạm xảy ra trong quản lý tài sản công, quản lý tài chính công, định giá doanh nghiệp Nhà nước trước cổ phần hóa… đã kiến nghị thu về cho ngân sách Nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng. Những thành quả đó đã khẳng định vai trò quan trọng của KTNN đối với Đảng, Quốc hội và nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã có những đánh giá sâu sắc về vai trò và hoạt động của KTNN trong kiểm toán tài chính công, tài sản công. Cổng thông tin KTNN xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về vai trò của KTNN trong việc giúp Quốc hội, Chính phủ trong việc quản lý hoạt động chi tiêu NSNN, đặc biệt là tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN, phòng chống tham nhũng, lãng phí?
Như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói: Quốc hội có 2 thanh bảo kiếm, đó là công khai minh bạch và KTNN. Tôi cho rằng, thời gian qua, những kết quả đạt được của KTNN là rất cơ bản, thực sự xứng đáng là thanh bảo kiếm của Quốc hội trong việc quản lý tài sản công và tài chính công.
Có thể khẳng định hoạt động của KTNN đã giúp Quốc hội kiểm soát được công việc quản lý thu, chi NSNN, quản lý tài chính công, tài sản công, từ đó đưa ra được những vấn đề liên quan đến xây dựng hệ thống pháp luật, quyết định về chi tiêu NSNN đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, KTNN còn là công cụ quan trọng để giúp Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí. Tôi đánh giá rất cao kết quả đạt được của KTNN trong những năm vừa qua.
Một điểm rất mới trong hoạt động của KTNN thời gian gần đây đó là: Theo quy định của Luật KTNN năm 2015, báo cáo của KTNN phải được trình bày trước Quốc hội cùng Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội. Báo cáo của KTNN không những đã chỉ ra những sai phạm trong quản lý tài sản công, quản lý tài chính công mà còn chỉ ra những vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách trong thực hiện việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công.
Trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi được hiến định trong Hiến pháp 2013, KTNN đã tổ chức nhiều cuộc kiểm toán đi sâu vào những vấn đề quan trọng, được cử tri cả nước, đại biểu Quốc hội quan tâm trong quản lý thu, chi NSNN, từ đó phát hiện ra những sai phạm như: Nhiều khoản thu, chi chưa được tính toán đầy đủ hoặc có dấu hiệu của trốn lậu thuế; nhiều khoản chi tiêu không có dự toán; chi tiêu vượt dự toán, sai so với dự toán, dẫn đến thất thoát lãng phí trong NSNN và đã kiến nghị thu hồi cho NSNN.
Hiện nay, KTNN đang tập trung đẩy mạnh và thực hiện rất tốt loại hình kiểm toán hoạt động. Qua đó, KTNN không chỉ đánh giá kết quả tài chính, không chỉ xác định việc chi tiêu đó có đảm bảo cơ sở pháp lý, tuân thủ quy định của pháp luật hay không mà còn đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng tài chính công, tài sản công như thế nào? Kết quả kiểm toán phát hiện số lượng tiền thu, chi, sử dụng tài sản công không đúng mỗi năm đều tăng lên. Trong kiểm toán quyết toán NSNN năm 2016, KTNN đã chỉ ra được trên 60.000 lao động được bố trí ko hiệu quả so với hoạt động của cả bộ máy, khoảng gần 200 văn bản quy phạm pháp luật cần phải được chỉnh sửa ở các lĩnh vực khác nhau. Tôi cho rằng đó là kết quả hết sức tích cực.
Tôi cũng ấn tượng và đánh giá cao việc thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã đề xuất được những vấn đề cần phải sửa trong cơ chế chính sách của Nhà nước, để tăng cường, đưa công tác quản lý tài sản công và tài chính công lên một tầm cao mới. Điều đó giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan ban hành chính sách thấy được các điểm yếu, điểm thiếu của mình để chỉnh sửa trong quá tình xây dựng pháp luật, cũng như trong xây dựng các Nghị định, Thông tư phù hợp với thực tế.
Trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, kết quả kiểm toán cũng đem lại hiệu quả hết sức tích cực. KTNN chính là công cụ để giúp Nhà nước phòng chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí. Qua kết quả kiểm toán, những vi phạm nghiêm trọng có liên quan đến Luật Hình sự, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Phòng tham nhũng… đã được chuyển sang cơ quan điều tra. Trong những năm vừa qua, các vụ việc mà KTNN đề xuất với cơ quan điều tra tăng lên rất nhiều, điều đó góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, có tính răn đe để việc giữ gìn kỷ cương tài chính đó trở thành nề nếp. Mọi người khi sử dụng tài chính, tài sản công phải hiểu rằng phải tuân thủ pháp luật và không thể tùy tiện vi phạm pháp luật.
Với vai trò là Trưởng Đoàn cuộc giám sát chuyên đề Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2011-2016, ông đánh giá thế nào về việc sử dụng kết quả kiểm toán trong cuộc giám sát; qua đó nhìn nhận vai trò KTNN trong việc giúp Quốc hội chỉ ra lỗ hổng của pháp luật, cơ chế chính sách cần sửa đổi bổ sung và có kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với quá trình tái cơ cấu, cổ phần DNNN?
Có thể nói rằng hoạt động giám sát của Quốc hội là hoạt động thường xuyên. Lần này QH đã chọn ra 1 nội dung được cử tri, nhân dân cũng như đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm - đó là sử dụng và quản lý tài sản vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2011 đến năm 2016 - giai đoạn chúng ta có rất nhiều chuyển đổi. Nhưng qua 5 năm qua có rất nhiều sai phạm nổi lên mà Đoàn Giám sát phải dựa vào kết quả kiểm toán của KTNN, cũng như của công tác thanh tra của Chính phủ để chỉ ra những sai phạm, đó là:
Thứ nhất, DNNN luôn phải tuân thủ pháp luật, nhưng qua công tác kiểm toán, thanh tra đã chỉ ra rằng số lượng các doanh nghiệp vi phạm, không tuân thủ pháp luật là khá phổ biến, từ Luật đất đai, Luật đầu tư công đến Luật Quản lý tài sản công.
Thứ hai là vi phạm nguyên tắc về thị trường, phần lớn DNNN tuân thủ cơ chế một cách chưa đầy đủ, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Thứ ba là vi phạm về kết quả tài chính, các doanh nghiệp phải báo cáo tài chính một cách trung thực, nhưng đều thực hiện không đúng, dẫn đến đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp không chính xác, lúc lỗ giả, lúc lãi giả.
Cuối cùng là vi phạm về quản trị doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có cơ chế quản trị, song hầu như những đơn vị được kiểm toán đều có những vi phạm, chỉ khác nhau ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Việc giám sát của Quốc hội tập trung chủ yếu xem xét việc tuân thủ pháp luật trong xây dựng các cơ chế chính sách, thực hiện chính sách như thế nào và chỉ ra được nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về tổ chức và cá nhân nào ? Nếu không có số liệu của các KTNN và Thanh tra Chính phủ thì Đoàn giám sát của Quốc hội khó có thể tiến hành đánh giá được, vì hoạt động giám sát phải dựa vào báo cáo của các cơ quan chức năng, báo cáo của các đơn vị được giám sát, của các cơ quan Nhà nước, KTNN và Thanh tra Chính phủ để có được cái nhìn toàn diện.
Chúng tôi đã phát hành báo cáo giám sát Chuyên đề Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2011-2016. Báo cáo đó rất thành công và trong sự thành công đó có sự đóng góp rất lớn của kết quả kiểm toán giai đoạn 2011 - 2016 trong lĩnh vực quản lý tài chính doanh nghiệp.
Có một số người cho rằng việc định giá tạo thất thoát rất lớn những tài sản có giá trị của Nhà nước, nếu các đơn vị chức năng như KTNN không can thiệp kịp thời thì lượng thất thoát đó sẽ ở một cái mức độ lớn không tưởng tượng nổi. Vậy, ông đánh giá như thế nào về vai trò của KTNN trong việc xác định những sai phạm trong định giá doanh nghiệp Nhà nước trước Cổ phần hóa, góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn đà thất thoát đó?
Công tác cổ phần hóa của chúng ta có rất nhiều quy trình. Một tài sản trước khi được đưa ra cổ phần hóa phải được định giá, thẩm định trên rất nhiều tiêu chí như vị trí, thương hiệu, những tài sản hữu hình, tài sản vô hình… Vừa qua, công tác thẩm định, đánh giá doanh nghiệp trước cổ phần hóa chưa thực sự sát và phù hợp, dẫn đến trường hợp rất nhiều doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa, mức độ định giá là rất thấp.
Việc thẩm giá, định giá thấp cũng chưa thể nói là gây ra thất thoát, nhưng rõ ràng nếu căn cứ theo thẩm định đó, khi tổ chức thực hiện lại không theo cơ chế thị trường, không tiến hành đấu giá, không đưa ra niêm yết công khai để quan hệ cung cầu giải quyết thì sẽ dẫn đến thất thoát. Ngược lại, nếu chúng ta thực hiện đúng theo cơ chế thị trường, đưa ra niêm yết, đưa ra đấu giá công khai để cho nhiều đối tượng tham gia vào thì sẽ tránh được tổn thất, thất thoát về tài chính.
Tuy nhiên, có thể thấy, định giá thấp là không lành mạnh, nên cần khắc phục. Hoặc thậm chí, nếu doanh nghiệp định giá quá cao so với giá trị thực, thị trường không chấp nhận, sẽ dẫn đến kéo dài quá trình cổ phần hóa, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Năm 2016, KTNN đã kiểm toán kết quả định giá và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi cổ phần hóa của 7 doanh nghiệp Nhà nước, qua đó đã xác định vốn nhà nước tăng thêm hơn 20.000 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy rằng, kết quả kiểm toán đã giúp các tổ chức định giá, đánh giá sát hơn tài sản trước khi đưa ra cổ phần hóa. Và chính sự đánh giá sát hơn đó sẽ khiến cho doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa đem lại hiệu quả cho Nhà nước cao hơn. Đó là cái đóng góp rất lớn của KTNN. Trong Báo cáo của Đoàn giám sát cũng đã đánh giá rất cao đóng góp to lớn này của KTNN.
Trân trọng cảm ơn ông./.
M.Thúy